Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đồ án Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Không Khí Tại Làng Gồm Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI LÀNG
GỒM BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - 09/2019


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng
nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, làng nghề là một nguồn lực quan trọng được phát triển. Phát triển
làng nghề có tác dụng tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn,
giải quyết vấn đề việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Trong đó làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề truyền thống có từ lâu
đời, nổi bật với các sản phẩm gốm sứ cao cấp đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự lớn mạnh, làng nghề còn đang phải
“oằn mình” trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động đặc biệt là ô nhiễm


môi trường không khí.
Theo cổng thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lượng bụi ở
đây vượt quá tiêu chuẩn môi trường 3 – 3,5 lần, nồng độ các khí CO 2, SO2, NO2 trong
không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần. Với hàng nghìn lò nung
gốm bằng than hoạt động không kể ngày đêm, mỗi năm Bát Tràng tiêu thụ khoảng
70.000 tấn than, phát thải ra không khí khoảng 130 tấn bụi và thải ra môi trường 6.800
tấn tro xỉ.
Bên cạnh đó là hoạt động rầm rộ của mạng lưới giao thông ở Bát Tràng, trên
các trục đường lớn bé của làng nghề mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải, xe công nông
chở nguyên vật liệu, gây ra tình trạng khói bụi ô nhiễm. Trong quá trình sản xuất gốm
sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu
men, sơn vẽ… đã gây hại trực tiếp tới môi trường không khí ở làng nghề.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề gốm Bát Tràng, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội” với mục đích giúp các cơ quan quản lý có một cái nhìn
toàn diện nhất.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁP
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng,
là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội. Xã cách trung tâm thành phố Hà Nội
10km về phía Đông Nam. Có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp xã Đa Tốn, huyện
Gia Lâm, Hà Nội; Phía tây giáp sông Hồng; Phía bắc giáp Đông Dư, Hà Nội; Phía
nam giáp Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên


Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm
5


Xã Bát Tràng hiện nay được thành lập từ năm 1964, gồm 2 thôn Bát Tràng và
Giang Cao. Nằm bên sông Hồng, sông Cầu Bây và kênh đào Bắc Hưng Hải, có tuyến
đê sông Hồng đi qua, làng nghề có vị trí thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ cho
việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như thông thương buôn bán
sản phẩm. Vị trí này cũng khá thuận lợi cho du khách trong nước và quốc tế đến tham
quan, làm việc và giao lưu thương mại.
b. Địa hình, đất đai
Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nhờ sự bồi tụ của sông Hồng. Đất tại xã
Bát Tràng thuộc loại đất phù sa cổ. Ngoài ra đất ở đây còn cung cấp một nguồn nguyên
liệu chính trong sản xuất gốm sứ đó là đất sét cao lanh.
c. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: làng nghề gốm sứ xã Bát Tràng trực thuộc huyện Gia Lâm nên sẽ
mang đặc điểm khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thể hiện tính
chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,5 0C, mùa nóng
nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4 0C. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ,
thấp nhất là 1.150 giờ cao nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình
khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng.
Khí hậu phân hóa hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và
mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa:
Xuân, Hạ, Thu, Đông. Lượng mưa trung bình hằng năm 1400-1600mm. Mưa tập trung
vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Hướng
gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt
đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa
Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô. Rét đậm trong
tháng 12 và tháng 1 thường và gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

Thủy văn: Khu vực này giáp sông Hồng ở phía Tây, giáp kênh đào Bắc Hưng
Hải ở phía Bắc, giáp sông Cầu Bây ở phía Đông. Đây là 3 con sông có vai trò quan
trọng đối với địa phương, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế đường thủy, điều hòa khí
hậu. Tuy nhiên, sông Hồng với lưu lượng 2.710m3 /s, vào mùa lũ mực nước dâng cao
khoảng 8-9m gây hiện tượng sụt lở khá mạnh tại hai xã Bát Tràng và Kim Lan.
Hai mặt giáp sông và một số hồ, đầm lớn nhỏ như Thái Bình, Tiền Phong, Đa
Tốn trong khu vực đã giúp cho việc cải tạo khí hậu một cách tích cực hơn, đồng thời
làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho khu vực.

6


d. Thổ nhưỡng – Sinh vật
Thổ nhưỡng: Đất đai khu vực có nguồn gốc phù sa, cấu tạo địa hình theo kiểu
bậc thềm sông, hàm lượng sét 48,8%; tổng cấp hạt li-môn 50,01%. Về tính chất vật lý:
dung trọng 1,1-1,3g/cm3; độ xốp 44-57%; độ trữ ẩm cực đại 39-43%. Về hàm lượng
hóa có tính chất axit nhẹ đến trung tính; thành phần dinh dưỡng ở mức độ trung bình.
Sinh vật: chủ yếu là động thực vật nuôi trồng, bao gồm cây lương thực, cây
hoa màu như ngô, khoai tây, lạc, đậu, đỗ tương… Dọc sông Hồng của xã Bát Tràng có
khu rừng trồng bạch đàn tạo cảnh quan đẹp.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế làng gốm Bát Tràng gồm: công nghiệp, thủ công nghiệp, xây
dựng (48,4%), thương mại dịch vụ (51,5%), nông nghiệp và thủy sản (0,1%). Dân số
chủ yếu làm nghề và kinh doanh thương mại gốm sứ, tỷ lệ trên 90%. Chính vì vậy,
gốm sứ là ngành nghề chính, đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế của xã Bát
Tràng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng: hàng năm đạt trên
226 tỷ đồng, tăng trên 12% so với năm trước. Các hộ, doanh nghiệp có các giải pháp
khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, tập trung đầu tư nâng cao

chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu.
- Ngành thương mại, dịch vụ: Hàng năm, thương mại dịch vụ đạt trên 186 tỷ
đồng, tăng 18,3% so với năm trước, trung bình hàng năm có 2354 đoàn, với trên
10000 lượt khách quốc tế và trên 4000 lượt khách trong nước tới thăm quan, mua hàng
gốm sứ. Các cửa hàng đặt trên trục đường chính, ki ốt chợ gốm được cải tạo, nâng cấp,
chỉnh trang, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ khách hàng.
- Nông nghiệp và thủy sản: Chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế của
xã, giá trị sản xuất hàng năm trên 400 triệu đồng. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Bát
Tràng hoạt động có hiệu quả, có nhiệm vụ quản lý CCN làng nghề tập trung.
Theo thống kê của xã Bát tràng năm 2014 dân số toàn xã khoảng 7995 nhân
khẩu với 1900 hộ dân, trong đó có khoảng 1000 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn
lại làm nghề buôn bán, dịch vụ, chỉ có 1% dân số làm nghề nông. Tốc độ phát triển
kinh tế đạt 14% /năm. Giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thủ công nghiệp chiếm 70%; dịch vụ
thương mại chiếm 27%; nông nghiệp chiếm 3%.

7


Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm gốm đa
dạng và phong phú, là một sản phẩm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn
xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Châu Á… Xã còn có
hơn 1.100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100-120 tỷ đồng hàng hóa.
Hiện nay xã có 60 đơn vị kinh tế từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn và hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh gốm sứ. Gốm sứ Bát Tràng đang
chiếm lĩnh thị trường, được khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Làng nghề
cũng vừa phát triển kinh tế vừa tạo công ăn việc làm cho cả người dân nơi đây và cả
người dân lao động từ nơi khác đến.
b. Xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế, Bát Tràng còn tập trung cho các lĩnh vực văn

hóa, y tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Có 94% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình
văn hóa; có 9/11 xóm đạt danh hiệu làng văn hóa, trong đó có 3 xóm đạt danh hiệu
làng văn hóa 3 năm liên tục (2012-2014). Thực hiện xây dựng nông thôn mới, đến nay
Bát Tràng cơ bản đạt 18/18 tiêu chí. Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân
dân được quan tâm, đẩy mạnh. Làng, xã về cơ bản phong quang, sạch đẹp, đời sống
vật chất và tinh thần cùa nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tình hình an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các tiêu chí văn hóa trong xây
dựng nông thôn mới cơ bản đạt.
Văn hoá, giáo dục
- Cùng việc duy trì và phát triển, làng nghề gốm sứ bát tràng cũng không quên
gắn liền những di sản, những sinh hoạt văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực…
được người dân làng ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần đó.
- Không chỉ riêng làng gốm sứ bát tràng mà hầu hết tất cả làng quê Việt Nam
đều có là “Không gả con gái cho người ngoài làng”. Mặc dù cho đến ngày nay, tục này
đã không còn bắt buộc phải tuân thủ nghiêm như trước.
- Trước đây, vì muốn truyền nghề và giữ gìn bí quyết gia truyền nên làng gốm
bát tràng cũng không phải ngoại lệ. Điều này được xuất phát từ chính trong công đoạn
sản xuất thủ công, bởi sẽ cần đến bàn tay người phụ nữ chuốt sản phẩm. Đây là công
việc chỉ thích hợp với vóc dáng và phù hợp với bàn tay người phụ nữ. Chính vì vậy,
người phụ nữ chỉ được phép lấy chồng cùng làng mà thôi.
- Bình vôi và tục ăn trầu: Trong những di sản, đồ gia dụng còn lưu giữ lại được
đến bây giờ phải kể đến bình vôi. Đây là một vật dụng trong việc ăn trầu đã trở thành
tục của người Việt.

8


- Bình vôi trong quan niệm xưa của người Việt còn là một vị thần cai quan
quản các công việc thường ngày trong gia đình (hay còn gọi là ông bình vôi, ông
vôi…). Vì vậy, bình vôi bao giờ cũng được mọi người cất giữ cẩn thận.

- Ăn trầu ở Việt Nam, theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương thứ Tư, cho
đến nay giới khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng thời gian và giai đoạn của tục
ăn trầu xuất hiện sớm hay muộn hơn bình vôi. Tuy ăn trầu là một tập tục và chiếc bình
vôi cũng được coi là một tập tục trong chế tác gốm sứ của người làng nói riêng và
người Việt nói chung. Bên cạnh đó, bình vôi còn là một vật dụng quan trọng mà chiếc
bình vôi còn thể hiện sức nặng và quyền uy của người phụ nữ trong ngôi nhà.
Lễ hội văn hoá của làng
Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch.
Nhằm ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống và nhắc nhở con cháu nhớ về cội
nguồn, cũng là dịp dân làng dâng lễ lên thần hoàng cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã
văn minh, làng xóm bình an.
Phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị
ra đình được thực hiện hết sức trang trọng.
Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc
bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, phẩm vật được hạ
xuống chia đều cho các họ cùng hưởng.
Phần hội có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo
lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất
trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn
uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng
mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.
Công việc chuẩn bị cho hát thờ cũng công phu không kém. Làng tổ chức 3
chầu thi và 4 chầu cầm để chọn bài và người vào hát thờ, sau đó mời các đội đàn hát ở
các làng xung quanh đến tập để kén giọng. Đội nào vượt lên nhất qua “4 chầu cầm” sẽ
được hát thờ trong lễ hội năm đó.

9


CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Khí thải: Sử dụng nhiên liệu để gia nhiệt; Sử dụng hóa chất, vật tư làm phát
sinh các chất khí, hơi và bụi gây ô nhiễm. Sản xuất gốm sứ thường gây ô nhiễm khí
CO2, CO, SO2, NOx, bụi… từ quá trình đốt nhiên liệu bằng than. Quá trình vận
chuyển nguyên liệu, sản phẩm trong làng nghề: các xe vận chuyển sử dụng xăng, dầu
Diezen, trong quá trình hoạt động, nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng
khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx,
VOC…
Tiếng ồn: Phát sinh từ các hộ sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư; từ CCN
làng nghề; từ quá trình sản xuất, công đoạn nghiền trong chuẩn bị nguyên vậtliệu với
các loại máy móc thô sơ và cũ. Hoạt động tập kết, vận chuyển, tháo rỡ nguyên liệu;
Tiếng ồn từ hoạt động sinh hoạt của các hộ dân và khách du lịch: loa đài, trẻ em chơi
đùa, hoạt động du lịch ...
2.1.1. Kết quả khảo sát và phân tích môi trường
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, tác giả đã tiến hành khảo sát đo
đạc 7 mẫu khí vào tháng 4/2018 tại làng gốm Bát Tràng với sự giúp đỡ của các cán bộ
Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vị trí lấy mẫu khí phân
bố đều, đặc trưng cho đối tượng xung quanh, khu vực sản xuất ... Vị trí lấy mẫu và kết
quả phân tích mẫu được thể hiện trong bảng 2.1 và bảng 2.2.
Bảng 2.1.. Vị trí lấy mẫu không khí tại làng gốm Bát Tràng
ST
T


hiệu

1

KK1


2

Vị trí

Tọa độ
X

Y

Tại khu vực cổng UBND xã Bát Tràng

0595382

2320326

KK2

Tại khu vực bãi nguyên vật liệu (gần Đình
làng Giang Cao)

0594925

2320348

3

KK3

Tại công ty Sáng Bình xóm 1 - Giang Cao


0595042

2320746

4

KK4

Tại CCN làng nghề tập trung

0595602

2320369

5

KK5

Thôn Bát Tràng

0595050

2320354

6

KK6

Tại ngã 3 khu vực đường vào trung tâm
trưng bày sản phẩm gốm


0594750

2320427

7

KK7

Tại ngã 3 xóm 2 làng gốm Bát Tràng

0595100

2320390

10


Bảng 2.2. Kết quả đo đạc môi trường không khí của làng nghề
QCVN
05:2013

Kết quả
TT

Chỉ tiêu

Đơn vi

1


Nhiệt dộ

2

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

KK6

KK7

°c

30,6

31,0

31,0

31,2

31,0


31,4

31,1

-

Độ âm

%

73

72

72

71

71

70

71

-

3

Tốc dộ gió


m/s

1,7

1,8

1,5

1,4

1,3

1,5

1,6

-

4

CO

ug/m3

28000

29500

54000


51000

57000

31000

27000

30000

5

SO2

ug/m3

325

335

455

435

460

340

325


350

6

NO2

ug/m3

110

150

265

275

290

205

175

200

7

voc

ug/m3


0,02

0,01

0,02

0,03

0,02

0,01

0,005

*

8

Bụi lơ lừng

ug/m3

450

350

480

320


540

430

290

300

9

Độ ồn

dB

80

78,5

88,4

85,0

78,0

82,0

77,0

75 **


11


Ghi chú:
(-) Không quy định; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh
(*) QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh
(**) QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Biểu đồ các thông số ô nhiễm:

Biểu đồ 2.1. Nồng độ khí CO đo được ở 7 vị trí tại làng gốm Bát Tràng

Biểu đồ 2.2. Nồng độ khí SO2 đo được ở 7 vị trí tại làng gốm Bát Tràng

Biểu đồ 2.3. Nồng độ khí NO2 đo được ở 7 vị trí tại làng gốm Bát Tràng

Biểu đồ 2.4. Nồng độ Bụi lơ lửng đo được ở 7 vị trí tại làng gốm Bát Tràng
Nhận xét chung:
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 nhận thấy tại làng nghề Bát Tràng
với 7 vị trí lấy mẫu phân tích thì có 3 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm (mẫu KK3, KK4 và
KK5), các vị trí khác (mẫu KK1, KK2, KK6, KK7) có các chỉ tiêu nằm trong giới hạn
cho phép. Tại các vị trí KK3, KK4, KK5 các thông số vượt QCCP cụ thể:
- CO vượt từ 1,7 - 1,9 lần
- SO2 vượt từ 1,24 - 1,31 lần
- NO2 vượt từ 1,165 - 1,19 lần
- Bụi: vượt từ 1,4 - 1,8 lần
- Chỉ tiêu CO2, VOC chưa có quy chuẩn so sánh.
- Độ ồn tại các vị trí vượt từ 0,1 - 14,1 dB

Nguyên nhân: Do các điểm lấy mẫu này đặc trưng cho nguồn ô nhiễm, thời
điểm sản xuất có ảnh hưởng môi trường; Không khí đo được tại CCN tập trung (KK4)
có chỉ số vượt ngưỡng cho phép không nhiều, lý do: không gian tại đây thoáng, có tầm
phát tán rộng; nhà xưởng sản xuất xây dựng cao, tận dụng thông gió tự nhiên đồng
12


thời công nghệ sản xuất hiện nay đã được cải tiến, sản xuất chủ yếu bằng lò nung gas
cho chất lượng môi trường khí cải thiện.
Điểm KK3 và KK5 được lấy tại các hộ trong làng, công nghệ lò nung gas tuy
nhiên điều kiện sản xuất chật hẹp, chất lượng môi trường không khí ô nhiễm mức độ
cao hơn ở CCN tập trung
2.1.2. Chất lượng môi trường theo chỉ số AQI
Từ bảng 2.2 ta tiến hành tính chỉ số AQI và vẽ được bản đồ chất lượng môi
trường không khí tại làng gốm Bát Tràng (bản đồ được đính kèm trong phụ lục)
Áp dụng quyết định số 878/QĐ-TCMT của Tổng cục môi trường về việc ban
hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng môi trường không khí (AQI)
Ta có kết quả như sau
Bảng 2.3. Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc

AQIxh

Điểm lấy mẫu

CO

SO2

NO2


Bụi lơ lửng

AQIh

KK1

94

93

55

150

150

KK2

99

93

75

117

117

KK3


180

130

133

160

180

KK4

170

125

138

107

170

KK5

190

132

145


180

190

KK6

104

98

103

144

144

KK7

90

93

88

97

97

Nhận xét
Tại điểm KK7 chất lượng không khí trung bình và Nhóm nhạy cảm nên hạn

chế thời gian ở bên ngoài
Tại điểm KK1, KK2, KK3, KK4, KK5, KK6 chất lượng môi trường không khí
kem. Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài
2.2. Nguyên nhân
Hiện nay, làng nhề Bát Tràng sử dụng công nghệ nung gốm, sứ gồm: Lò hộp,
gas và gas tiết kiệm năng lượng. Trong đó, lò hộp là hệ lò thủ công truyền thống sử
dụng than cám và củi, tường được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài là gạch đỏ. Thời
gian nung sản phẩm khoảng 28 - 30 giờ. Như vậy, hệ lò này làm phát sinh lượng khí
thải ra môi trường lớn (bụi, CO, CO2, SO2 …)

13


Bên cạnh đó là hoạt động rầm rộ của mạng lưới giao thông ở Bát Tràng, trên
các trục đường lớn bé của làng nghề mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải, xe công nông
chở nguyên vật liệu, gây ra tình trạng khói bụi ô nhiễm. Bên cạnh đó, trong quá trình
sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để
làm chất liệu men, sơn vẽ… đã gây hại trực tiếp tới môi trường không khí ở làng nghề
Qua phiếu điều tra, sau khi xử lý ta được:

Biểu đồ 2.5. Hoạt động ảnh hưởng tới môi trường không khí tại làng gốm Bát Tràng
2.3. Tác động
2.3.1. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe người dân
làng nghề Bát Tràng
a) Đối với hộ gia đình làm gốm
Hiện nay, khoảng 45% các hộ gia đình làng nghề đã sử dụng ga và 50% các hộ
gia đình đã sử dụng điện thay vì than trong quá trình sản xuất nên lượng khí thải phát
sinh đã giảm xuống đáng kể.
Mặc dù vây,nhưng trong quá trình sản xuất nhiệt độ lò điện và lò ga cũng làm
tăng khả năng phát tán bụi. Làm việc ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm cơ thể mất nước

phải bổ sung nhiều nước làm ảnh hưởng tới sức khỏe,ảnh hưởng đến năng suất làm
việc. Ngoài ra việc tiếp xúc với tiếng ồn liên tục gây cảm giác đau đầu,chóng mặtcó
thể sinh ra cảm giác ức chế thần kinh, tinh thần không ổn định. Tiếng ồn lớn còn che
lấp tiếng nói làm cho quá trình thông tin gặp khó khăn dẫn đến làm việc gián đoạn,ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất việc bảo hộ lao động còn sơ
sài người công nhân chưa chú trọng còn chủ quan trong khi công việc cần đòi hỏi tiếp
xúc với 1 số hóa chất, vì vậy làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp,bệnh ngoài
da, mắt....
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ việc lạm dụng nhiều hoá chất
dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… cũng
gây ảnh hưởng tới môi trường không khí và gây tác động trực tiếp đến sức khỏe nghệ
nhân
b) Đối với hộ không sản xuất gốm
Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề đã và đang gây ảnh
hưởng tới môi trường, làm suy giảm môi trường và gây tác động trực tiếp tới sức khỏe
cộng đồng

14


Vấn đề ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến với đối tượng nhạy
cảm đó là: người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đang mang bệnh. Mức
độ ảnh hưởng của từng người phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ của loại chất
ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Qua phiếu điều tra thu được, sau khi xử lý số người mắc các bệnh liên quan
đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí được biểu thị qua biểu đồ sau

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ người dân mắc các loại bệnh tại làng nghể Bát Tràng
2.3.2. Tác động của môi trường không khí đến kinh tế - xã hội
Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Bát Tràng đang ảnh hưởng đến

mọi khía cạnh sinh hoạt của người dân. Tình trạng sức khỏe người dân ảnh hưởng trực
tiếp gây nên tổn thất kinh tế cho dịch vụ y tế.
Khi sức khỏe người dân lao động cũng như người dân làng nghề suy giảm sẽ
dẫn đến giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám chữa bệnh, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh cũng sẽ là gánh
nặng đối với xã hội.
Hiện nay nhờ thay đổi của môi trường không khí đã giúp việc phát triển du
lịch làng nghề tại Bát Tràng đang rất phát triển trung bình một ngày tại đấy đón
khoảng 70-100 lượt khách du lich mang lại nguồn thu nhập cho người dân cũng như
địa phương
Việc chuyển đổi từ sử dụng than sang ga từ năm 2006, Ban quản lý dự án
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp
cùng Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án
“Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề này.Dự án
này đã giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất 30% và tiết kiệm thời gian
nung, mỗi năm lò nung gas đã giúp tiết kiệm được khoảng 3.000 tấn dầu quy đổi và
giảm phát thải trên 12.000 tấn khí CO2. Bên cạnh đó sản phẩm gốm từ lò nung gas chất
lượng cao hơn và doanh thu tăng 30% so với đốt bằng than đã mang lại hiệu quả kinh
tế lớn cho các hộ sản xuất.
2.3.3. Tác đông của ô nhiễm môi trường đối với cảnh quan và hệ sinh thái
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển ở một
số môi trường nhất định,quan hệ tương tác với nhau với môi trường đó. Cân bằng sinh
thái được cân bằng nhờ khả năng tự điều tiết của chính HST, nếu vượt quá giới hạn
cho phép thì khả năng tự điều chỉnh sẽ không còn tác dụng nữa , cân bằng sinh thái đó
15


tự nhiên bị phá vỡ. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến môi trường tự nhiên
thay đổi, vượt qua khả năng điều tiết của hệ sinh thái dẫn đến cân bằng sinh thái bị phá
vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính bản thân con người.

Bát Tràng là địa phương có truyền thống làm gốm lâu năm,xuất hiện từ rất lâu
đời và được lưu truyền đến ngày nay. Nếu lùi lại 1 thập kỉ chắc hẳn chúng ta sẽ nhìn
thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường không khí lên khu vực làng
nghề Bát Tràng là đáng sợ như thế nào. Vào lúc đấy bầu trời làng nghề chỉ cả ngày u
ám bới bụi và khí thải từ các lò than nung gốm, cây cối,sinh vật khó phát triển cây cối
bị bao phủ bới khí than là cây màu đen sì,sinh vật khó phát triển,con người thì bệnh tật
triền miên. Nhưng hiện nay Bát Tràng là khoác lên người một mặt mới một làng nghề
được cải thiện rõ rệt bằng việc thay thế nhiên liệu sản xuất từ than sang gas giúp môi
trường không khí thay đổi và cuộc sống con người cũng như tư nhiên quay về đúng
quỹ đạo của nó hơn. Hệ sinh thái không bị đảo lộn như trước cuộc sống người dân và
thiên nhiên hài hòa hơn.
Tuy vậy việc sản xuất cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, chính là nguyên liêu
chính trong quá trình làm gốm là đất sét. Trước đây khu vực Bát Tràng có mỏ đất sét
trắng nhưng do việc sử dụng không hợp lý nên mỏ đã bị cạn kiệt. Hiện nay, làng nghề
sử dụng đất sét và phải qua xử lý mới được đưa vào sản xuất.Việc xử lý cũng gây ra
ảnh hưởng đến môi trường không khí và khai thác đất sét tại đây tuy đã được quản lý
nhưng chưa được xử lý và quản lý hiệu quả chưa thể tạo được cân bằng hệ sinh thái
Nhận thức được ảnh hưởng, tác hại của ô nhiễm không khí trong thời gian qua
Bát Tràng đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiều cố gắng của các cấp để mang lại diện mạo
mới cho Bát Tràng.

16


2.4. Giải pháp
2.4.1. Giải pháp kỹ thuật
a. Xử lí khí thải
vấn đề ô nhiễm môi trường khí nổi cộm của làng nghề gốm sứ Bát Tràng là bụi và khí
thải sinh ra do sử dụng lò nung than trong quá trình sản xuất. Quy trình công nghệ xử
lý khí thải lò nung gốm như sau: Khí thải sau khi được thu gom sẽ được loại bỏ sơ bộ

những hạt bụi có đường kính d > 5 mm bằng cyclone đơn. Hiệu suất của cyclone đối
với những hạt bụi có d > 5 mm là 60- 80%. Khí sau khi qua cylone sẽ được lọc tinh
với thiết bị lọc bụi túi vải. Hiệu suất xử lí của túi vải cao đạt 99 - 99,8% đối với bụi có
đường kính d < 1m. Sau khi qua hệ thống lọc bụi túi vải sẽ được quạt hút ra môi
trường bên ngoài theo đường ống khói. Khí thải sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam
QCVN 19-2009/BTNMT.

1: Cửa vào khí
2: Thân hình trụ đứng
3: Phễu
4: Ống xả bụi
5: Ống thoát khí sạch
6: Van để xả bụi
b. Hạn chế ô nhiễm nhiệt độ, tiếng ồn
Bảo dưỡng hệ thống thông gió đã có: vệ sinh, thay thế các bộ phận hỏng hóc
sao cho hệ thống này hoạt động liên tục. - Lắp đặt thêm hệ thống thông gió xung
quanh xưởng hoặc tận dụng thông gió tự nhiên.
17


Cải tạo, cơi nới, mở rộng các xưởng quá thấp còn tồn tại trong làng nghề.
Để hạn chế tiếng ồn phát sinh tương đối khó do các hộ dân vừa sản xuất, vừa
sinh hoạt trong làng nghề. Trong trường hợp này, khuyến cáo người dân tắt các máy
móc khi không sử dụng; lắp các tấm cách âm ngăn cách giữa khu vực đặt máy và nơi
ở; định kỳ bảo dưỡng máy móc; hạn chế sản xuất vào giờ nghỉ ngơi chung (nghỉ trưa,
nghỉ tối)
c. Cải tạo lò nung hộp
Cải tạo hệ thống cấp không khí để vừa đảm nhận chức năng cấp không khí khi
đốt vừa đảm nhận chức năng thu gom và khử bụi khi dỡ lò nhờ hệ thống quạt và bộ
khử bụi. Lắp đặt hệ thống thu bắt, hút lọc bụi 2 cấp (Xiclon - túi vải có hiệu suất lọc

90%) hoặc thiết bị lọc bụi tĩnh điện hiệu suất lọc đến 99%. Là loại thiết bị lọc tinh, có
hiệu quả tương đối cao, dải lọc 2 - 10µm, năng suất khoảng 150 - 180m3 /h trên 1m2
diện tích bề mặt lọc. Có thể sử dụng thiết bị lọc bụi tĩnh điện với những ưu điểm như
hiệu suất lọc cao đến 99%, có thể lọc được những hạt mịn như khói, tổn thất áp lực
nhỏ, năng 70 suất lọc lớn. Tuy nhiên nhược điểm của thiết bị là yêu cầu nghiêm ngặt
về nồng độ bụi và độ ẩm, vốn đầu tư cao nên chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Cải tạo nhà xưởng sản xuất: Nhà sản xuất hiện tại là nhà một mái với chức
năng chủ yếu là che mưa, nắng. Loại nhà này có hai nhược điểm là: không đủ ánh sáng
và không khí không thường xuyên được lưu thông. Hướng cải tiến mái có cửa gió trời,
có tấm điều chỉnh, khi áp dụng loại mái này sẽ đảm bảo che mưa, che nắng, đảm bảo
sự thông thoáng và ánh sáng cho sản xuất. - Hạ nhiệt độ và giảm nồng độ bụi bằng
thiết bị tăng nồng độ ẩm trong không khí. - Ngoài ra phải thường xuyên tiến hành vệ
sinh nhà xưởng, kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị lọc bụi.
Khuyến khích sử dụng lò điện để nung vì lò nung điện kiểm soát nhiệt tốt hơn
lò nung bằng than hoặc ga
2.4.2. Giải pháp quản lý
Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên/ định kì/ đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường
đặc biệt là không khí của tổ chức và cá nhân.
Cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cấp thôn, xã; xác định trách
nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp trong quá trình thực hiện các chính sách và hoạt động
môi trường đặc biệt là môi trường không khí.
Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ người dân.
18


Khuyến khích các hộ dân còn sử dụng lò nung than chuyển sang dùng gas, các
cơ sở hoạt động in, hấp Decan thì phải có các biện pháp giảm thiểu mức độ độc hại
đến sức khỏe người dân cũng như ảnh hưởng đến môi trường không khí.

2.4.3. Giải pháp kinh tế
Phí BVMT được xem là công cụ hiệu quả trong quản lý môi trường ở các làng
nghề, địa phương. Phí BVMT có thể sẽ thay đổi được hành vi, ý thức tự giác của
người dân về BVMT để giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Vì vậy, cần đẩy
mạnh xây dựng và ban hành áp dụng hình thức thu phí BVMT tại các xóm trong làng
nghề Bát Tràng.
Đặc biệt đối với các hộ không sử dụng lò nung Gas, các hộ kinh doanh in, hấp
Decan. Nếu phát hiện xả khí qua ống khói khi chưa qua xử lý, gây mùi khó chịu hay bị
người dân phản ánh sẽ bị phạt.
2.4.4. Giải pháp chính sách/ giáo dục/ tuyên truyền
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác môi trường của xã; trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật để phục vụ có
hiệu quả cho các hoạt động của lực lượng này.
Thực hiện chiến dịch trồng nhiều cây xanh.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản
xuất tốt hơn, sạch hơn.
Tổ chức các lớp học tập huấn về môi trường, tạo điều kiện hiểu biết về môi
trường cho các chủ kinh doanh, chủ sản xuất.
Truyền thông là biện pháp quan trọng để nâng cao được ý thức và trách nhiệm,
hành động BVMT của người dân: Hiện nay công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho người dân về Môi trường vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn
công tác giáo dục nâng cao ý thức cho người dân như: tuyên truyền qua loa xã, các
phương tiện thông tin đại chúng như loa phóng thanh, áp phích, pano, tờ rơi….
Để phát triển mô hình làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ
quan quản lý ở làng nghề Bát Tràng cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các
biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường
trong khu vực làng nghề một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho
địa phương để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ sản
xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như môi trường không khí.


19


CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài đã đánh giá được hiện trạng môi trường không khí tại khu vực làng gốm
bát tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Môi trường không khí tạo ra lượng khí thải, bụi và tiếng ồn vượt QCCP, cụ
thể: CO vượt từ 1,7 - 1,9 lần, SO2 vượt từ 1,24 - 1,31 lần, NO2 vượt từ 1,165 - 1,19
lần, bụi: vượt từ 1,4 - 1,8 lần, chỉ tiêu CO2, VOC chưa có quy chuẩn so sánh., độ ồn
tại các vị trí vượt từ 0,1 - 14,1 dB
Môi trường không khí ở làng nghề chịu sức ép từ quá trình tắng trưởng kinh
tế, sức ép từ xã hội và nguồn thải từ quá trình sản xuất, hoạt động giao thông, người
dân
Môi trường không khí tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, hệ sinh thái
và quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, đề tài đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu như giải pháp về khoa học
công nghệ, quản lý làng nghề nhằm giải quyết ô nhiễm trong thời gian tới để kinh tế
phát triển ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3.2. Kiến nghị
Cần tiếp tục khuyến khích các hộ sản xuất gốm trong khu dân cư chuyển vào
CCN làng nghề.
Đề nghị tạo vốn xây dựng các công trình BVMT trên địa bàn, phục vụ mục
tiêu phát triển bền vững

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), QCVN 05:2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia 2014
3. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục.
Trang web:
1. Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ
hoạt động sản xuất gốm tại làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội,
<ttps://xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-giai-phap-bao-ve-moi-truong-nhamgiam-thieu-o-nhiem-moi-truong-tu-hoat-dong-san-xuat-gom-tai-lang-nghe-battrang-gia-lam-ha-noi-1108698.html#pf7>
2. Gốm sứ bát tràng,
< >

21


PHỤ LỤC I
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

ĐẠI HỌC TN VÀ MT HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------……………., ngày… tháng… năm 201…

PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU KHẢO SÁTĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI LÀNG GỒM BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Xin chào ông (bà), chúng tôi là nhóm sinh viên năm 03 khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng gốm Bat Tràng, huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ phía ông (bà) để có thể hoàn
thành tốt đề tài của mình. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin ông (bà) cung cấp sẽ
chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tên:........................................................Nam/Nữ:............................................
2. Sinh năm: ..........................................................................................................
3. Địa chỉ: ..............................................................................................................
4. Số điện thoại: ....................................................................................................
5. Nghề nghiệp:......................................................................................................
II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Câu 1. Gia đình ông/bà có làm nghề sản xuất gốm không?
☐A. Có

☐B. Không

Câu 2. Gia đình ông/bà một ngày sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
...................................................................................................................
Câu 3. Trong công đoạn nung gia đình ông/bà sử dụng nguyên liệu đốt nào?
☐A. Than

☐B. Gas


☐C. Điện

☐D. Khác…

Câu 4. Ống khói từ lò nung của gia đình ông bà cao bao nhiêu mét?
☐A. Dưới 5m


☐C. 10 – 15m

☐B. 5 – 10m

☐D. 15 – 20m

Câu 5. Gia đình ông/bà có xử lý khí thải từ lò nung trước khi thải ra ngoài môi
trường?
☐A. Có

☐B. Không

Câu 6. Theo ông/bà nguyên nhân nào ảnh hưởng tới môi trường không khí tại
làng nghề?
☐A. Hoạt động sản xuất

☐C. Hoạt động người dân

☐B. Hoạt động giao thông

☐D. Khác…

Câu 7. Theo ông/bà đâu là nguyên nhân tác động lên môi trường không khí làng
nghề nhiều nhất?
☐A. Hoạt động sản xuất

☐C. Hoạt động người dân

☐B. Hoạt động giao thông


☐D. Khác…

Câu 8. Trong các vấn đề liên quan đến không khí sau đây, vấn đê nào ảnh hưởng
tới ông/bà nhiều nhất?
☐A. Khói

☐C. Mùi

☐B. Tiếng ồn

☐D. Bụi

Câu 9. Môi trường không khí tại làng nghề ảnh hưởng tới ông/bà như thế nào?
☐A. Không ảnh hưởng

☐C. Rất ảnh hưởng

☐B. Có ảnh hưởng
Câu 10. Ông/bà thấy không khí tại làng nghề có mùi như thế nào?
☐A. Bình thường

☐C. Khó chịu

☐B. Khét

☐D. Khác…

Câu 11. Ông/bà thấy môi trường không khí tại làng nghề như thế nào?
☐A. Không ô nhiễm


☐C. Rất ô nhiễm

☐B. Ô nhiễm
Câu 12. Ông/bà thấy môi trường không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân không?


☐A. Có

☐B. Không

Câu 13. Ông/bà có thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến?
☐A. Đường hô hấp

☐C. Các vấn đề về mắt

☐B. Các vấn đề về da

☐D. Khác…

Câu 14. Chính quyền địa phương có tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí?
☐A. Có

☐B. Không

Câu 15. Ông/bà nhận thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường không khí?
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
Câu 16. Ông/bà có đề xuất biện pháp gì để cải thiện chất lượng môi trường không
khí tại làng nghề.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC II.1
BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN CÁ NHÂN
STT

Họ và tên

Sinh năm

Địa chỉ

Số điện thoại

Nghề nghiệp

1

Vũ Mạnh Cường

1965

Xóm 1 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội


097645376

Nghệ nhân

2

Trần Anh Tuấn

1969

Xóm 5 bát tràng Gia Lâm Hà Nội

0248741557

Nghệ nhân

3

Nguyễn Thị Lan

1980

Xóm 3 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

01655646405

Nghệ nhân

4


Nguyễn Đức Tuấn

1979

Xóm3 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

01655645405

Kinh doanh gốm sứ

5

Phạm Thị Ánh

1991

Xóm 3 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0343792820

Nghệ nhân

6

Lê Thị Nga

1985

Xóm 5 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội


0983733086

Bán hàng

7

Nguyễn Thị Nga

1984

Xóm 5 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0982304944

Kinh doanh gốm sứ

8

Nguyễn Thị Lan

1986

Xóm 3 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0964768370

Kinh doanh gốm sứ

9


Nguyễn Ngọc Linh

1989

Xóm 2 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0836131998

Kinh doanh gốm sứ

10

Trần Văn Dũng

1973

Xóm 2 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

02438743268

Nghệ nhân

11

Nguyễn Ngọc Khuyến

1975

Xóm 3 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội


02438740894

Nghệ nhân

12

Vũ Thanh Hải

1991

Xóm 5 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0964362380

Kinh doanh gốm sứ

13

Vũ Thị Hoa

1990

Xóm 2 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0438745155

Kinh doanh gốm sứ

14


Phạm quang hưng

1985

Xóm 5 bát tràng, gia lâm, hà nội

0915045212

Kinh doanh

15

Nguyễn Văn Thắng

1988

Xóm 2 Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

0982700525

Nghệ Nhân

16

Nguyễn thị vân

1990

Xóm 2 bát tràng gia lâm hà nội


0438744320

Kinh doanh gốm sứ

17

Trần lâm

1964

Xóm 3 bát tràng, gia lâm, hà nọi

0365165198

Nghệ nhân

18

Nguyễn Hồng Thúy

1991

Xóm 3 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

0984087583

Kinh doanh

19


Nguyễn Văn Cường

1977

Xon 5 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

0934449112

Nghệ nhân


×