Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC MUA SẮM CỦA CÔNG TY MONDELEZ VÀ NESTLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.61 KB, 14 trang )


Học phần: Quản trị mua sắm
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có khá nhiều công ty lớn mạnh trên toàn cầu, điển hình là Công
ty Nestlé và Mondelēz. Là hai trong số những công ty thực phẩm lớn nhất hành tinh, hai công ty đã sản xuất ra
nhiều sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới mang lại doanh thu hàng tỷ dollars hàng
năm. Để có được doanh thu lớn như vậy Nestlé và Mondelēz phải có một chính sách mua sắm phù hợp với toàn
bộ tổ chức. Để hiểu chi tiết hơn về chính sách mà hai công ty thực hiện cũng như ý nghĩa của chính sách mua sắm
mang lại cho công ty thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích và từ đó đánh giá chính sách & thủ tục mua sắm hiệu
quả như thế nào.
Bài báo cáo được trình bày theo bố cục 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Phân tích chính sách và thủ tục mua sắm
Chương 3: Tổng kết

GVHD: Thầy Trần Đình Long

2


Học phần: Quản trị mua sắm
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan về Nestlé
Tên công ty: Nestlé S.A.
Lĩnh vực kinh doanh: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Khu vực địa lý: Phục vụ trên toàn thế giới (công ty toàn cầu)
Trụ sở: Vevey, Thụy Sĩ
Giám đốc điều hành: Ulf Mark Schneider
Doanh thu: 89.791 tỷ CHF (2017)


Nhà sáng lập: Henri Nestlé
Thành lập: 1866, Vevey, Thụy Sĩ
Nhân viên: 323.000 (2018)
Đối thủ cạnh tranh chính: Unilever NV, Hershey Foods, Kraft Foods, Cadbury Schweppes, Groupe Danone và
nhiều công ty khác.
1.1.1. Các sản phẩm chính
Các sản phẩm của Nestlé bao gồm thực phẩm trẻ em, thực phẩm y tế, nước đóng chai, ngũ cốc ăn sáng, cà phê
và trà, bánh keo các sản phẩm từ sữa, kem, thực phẩm đông lạnh, thức ăn cho vật nuôi và đồ ăn nhẹ. Hai mươi
chín của các thương hiệu Nestlé có doanh thu hàng năm trên CHF 1 Tỷ bao gồm Nespresso, Nescafe, Kit Kat,
Smarties, Nesquick, Maggi.
1.1.2. Khách hàng
Nestlé hướng tới khách hàng là những bà mẹ, những người nội trợ trong gia đình.
1.1.3. Nhà cung cấp
Nestlé làm việc với gần 165.000 nhà cung cấp trực tiếp và 695.000 nông dân riêng lẻ trên toàn thế giới.
Nguồn nguyên liệu chính được cung cấp cho Nestlé bao gồm 14 loại sau:
- Cà phê: từ Brazil, Cameroon, Trung Quốc,…
- Ca cao: Brazil, Cameroon, Colombia, Indonesia, Mexico, Nigeria, Venezuela.
- Sữa: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Jamaica, Mexico,…
- Dầu cọ: nguồn nguyên liệu chủ yếu đến từ Malaysia và Indonesia một phần đến từ Châu Mỹ Latinh và
Tây Phi.
Ngoài ra nguồn nguyên liệu của Nestlé như: bột giấy, đường, ngũ cốc,… được cung cấp từ nhiều quốc gia trên
thế giới.
Danh sách nhà cung cấp của Nestlé:
tlé.com/supply-chain-disclosure
1.1.4. Các chiến lược của công ty

a) Viễn cảnh
“Nestlé tuyên bố viễn cảnh là trở thành một công ty hàng đầu, đầy cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, sức khỏe
Thầykhách
Trần hàng

Đình cũng
Long như cải thiện giá trị cho cổ đông bằng cách trở thành một doanh nghiệp được yêu
vàGVHD:
giá trị cho
thích, là một chủ lao động được yêu thích và là nhà cung cấp bán những sản phẩm được yêu thích.”
a) Sứ mệnh

3


Học phần: Quản trị mua sắm
"Nestlé là ......
Là tập đoàn dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe hàng đầu thế giới. Sứ mệnh của Nestlé "Good Food, Good
Life" là mang đến cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới hàng ngày những sản phẩm thực phẩm và đồ uống
chất lượng cao phù hợp với khẩu vị tốt nhất và có lợi nhất cho sức khỏe”
a) Các chiến lược của công ty
Chiến lược của Nestlé là “Good food, Good life”, nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp cho một tương
lai khỏe mạnh hơn cho khách hành. Nestlé tạo ra sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng bằng những sản phẩm thân thuộc. Bên cạnh đó, Nestlé còn tạo ta sự khác biệt bằng cách liên tục
cải thiện hương vị, sự tiện lợi và chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm của mình.
Để tạo ra giá trị lâu dài Nestlé có các chiến lược dài hạn cụ thể như:
Tăng trưởng

Đầu tư vào các hạng mục và khu vực tăng trưởng cao. Cải thiện các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Đổi
mới sản phẩm và mô hình kinh doanh. Nắm bắt cơ hội kỹ thuật số. Quản lý danh mục đầu tư.
Nâng cao hiệu quả hoạt động
Giảm chi phí cơ cấu đối với người tiêu dùng, tập trung vào các lĩnh vực hành chính, mua sắm và sản xuất.
Nestlé thực hiện hiệu quả trong R & D và tiếp thị để giải phóng tài nguyên cung cấp nhiên liệu cho tăng trưởng
và đổi mới. Bên cạnh đó Nestlé đã điều chỉnh tổ chức để đơn giản hơn và nhanh hơn
Phân bổ nguồn lực và vốn với quy định và ưu tiên rõ ràng

Nestlé phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho những doanh nghiệp có tiềm năng cao để tạo ra lợi nhuận kinh tế
đồng thời tiếp tục vào việc giảm vốn lưu động. Nestlé có chính sách mua lại hợp lí, đặc biệt là về giá, ưu tiên các
danh mục và khu vực tăng trưởng cao
1.2. Tổng quan về Mondelēz International
Tên công ty: Mondelēz International
Lĩnh vực kinh doanh: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Khu vực địa lý: phục vụ trên toàn thế giới (công ty toàn cầu)
Trụ sở: Deerfield, Illinois
Giám đốc điều hành: Dirk Van De Put
Doanh thu: 25,896 triệu USD (2017)
Nhà sáng lập: Thomas H. McInnerney và Edward E. Rieck
Thành lập: 1923, Deerfield, Illinois
Nhân viên: 83,000 (2017)
Đối thủ cạnh tranh chính: Unilever NV, Hershey Foods, Nestlé SA, Cadbury Schweppes, Groupe Danone và
nhiều công ty khác
1.2.1. Các sản phẩm chính

Danh mục đầu tư của Mondelēz International bao gồm thức ăn trẻ em, cà phê, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc ăn
GVHD: Thầy Trần Đình Long
sáng, bánh kẹo, nước đóng chai, kem, thức ăn cho vật nuôi với một số thương hiệu tỷ đô như
Oreo, Ritz, TUC, Trisc, LU, Club Social, Barny và Peek reans (cookie và crackers),…

4


Học phần: Quản trị mua sắm
1.2.2. Khách hàng
Trên các phân khúc của Mondelēz, các sản phẩm của họ thường được bán cho các chuỗi siêu thị, nhà bán buôn,
siêu xe, cửa hàng câu lạc bộ, nhà bán hàng đại chúng, nhà phân phối, cửa hàng tiện lợi, trạm xăng, cửa hàng


thuốc, cửa hàng giá trị và các cửa hàng bán lẻ thực phẩm khác. Khách hàng tiêu biểu của Mondelēz , Family
Dollar Stores Inc, Starbucks Corporation, Pepsico Inc, Walmart Inc.
1.2.3. Nhà cung cấp
Tập đoàn Mondelēz International sử dụng đa dạng nhà cung cấp trên thế giới với gần 100 nhà cung cấp trên
khắp thế giới trong các lĩnh vực và nhu cầu khác nhau để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu của công ty. Mỗi lĩnh vực
Mondelēz có hơn 10 nhà cung cấp ở các quốc gia khác nhau:
- Nhà cung cấp trong ngành sản xuất hóa chất: Tập đoàn Agy, Tổng Công ty Albemale,…
- Nhà cung cấp trong ngành hóa chất nhựa và cao su: Tập đoàn Rebel của Mỹ, Tập đoàn Aptarg,…
- Nhà cung cấp trong ngành công nghiệp container và bao bì: Tập đoàn Axiom, Công ty Bemis,…
- Nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghiệp giấy và sản phẩm giấy: Tập đoàn giấy Clearwater, Công ty
-

giấy quốc tế,…
Nhà cung cấp trong ngành công nghiệp nguyên liệu xây dựng: Tập đoàn Calatlantic, Tập đoàn Topbuild,


Ngoài ra còn có nhiều nhà cung cấp khác trong các lĩnh vực như: máy móc và linh kiện, nông nghiệp, chế biến
thực phẩm,…
1.2.4. Các chiến lược công ty
a) Viễn cảnh
“Chúng tôi sẽ dẫn dắt tương lai của ngành ăn nhẹ trên khắp thế giới bằng cách cung cấp các món ăn phù hợp,
vào đúng thời điểm và thực hiện đúng cách hợp lý cho đời sống hàng ngày. Các sản phẩm của chúng tôi sẽ là sự
lựa chọn hoàn hảo nhất khi mà thứ bạn cần là một bữa ăn nhẹ nhàng, mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho cộng
đồng trên toàn thế giới.”
b) Sứ mệnh
“Hiện nay, ranh giới giữa các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ đang bị xóa nhòa. Số lượng người tiêu dùng các sản
phẩm đang gia tăng rõ rệt. Nhưng cũng đang tồn tại một sự mâu thuẫn văn hóa phổ biến về việc mọi người không
muốn phải lựa chọn giữa ăn vặt và ăn uống đúng cách. Sự mâu thuẫn này mang đến một cơ hội tiềm năng duy
nhất cho công ty chúng tôi trong những năm tới”
c) Các chiến lược của công ty

Công ty Mondelēz đã phát triển một kế hoạch chiến lược rõ ràng để thúc đẩy tăng trưởng và tổng lợi nhuận hấp
dẫn tập trung vào ưu tiên các chiến lược:
Chiến lược tăng trưởng: Mondelēz thúc đẩy tăng trưởng bằng cách lấy người tiêu dùng làm trung tâm để mở
rộng thị trường hơn, trên cả toàn cầu và khu vực địa phương. Ngoài ra Mondelēz đã tập trung vào các thương hiệu
GVHD:
Trần Đình
cốt
lõi và Thầy
các thương
hiệu Long
mới mang tính đột phá nhằm thu hút thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

5


Học phần: Quản trị mua sắm
Chiến lược thực thi: Công ty tập trung vào việc thúc đẩy các hoạt động vượt trội và cải thiện chi phí liên tục
trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh bao gồm khả năng dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới cũng như tăng cường
thực hiện tiếp thị và bán hàng.
Chiến lược phát triển bền vững: Mondelēz International nhận ra rằng tác động tích cực nhất mà họ có thể có
đối với khách hàng và lớn hơn là đối với hành tinh này sẽ đến nếu họ có thể tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa nhất
bằng cách tận dụng quy mô toàn cầu của mình trong việc: giảm tác động môi trường, sử dụng bao bì giấy, điều
chỉnh trong việc tìm nguồn cung ứng bền vững.

GVHD: Thầy Trần Đình Long

6


Học phần: Quản trị mua sắm

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC MUA SẮM
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Định nghĩa về chính sách mua sắm
Chính sách mua sắm là những gì tổ chức đặt ra nhằm định hướng một cách rõ ràng mục đích, kết quả đạt được
và phương thức thực hiện việc mua sắm.
2.1.2. Định nghĩa về thủ tục mua sắm
Thủ tục mua sắm là các quy định một cách chi tiết các nhiệm vụ để thực hiện chính sách mua sắm.
2.2. Mối quan hệ của chính sách mua sắm và thủ tục mua sắm
2.2.1. Đối với chiến lược của công ty
a) Nestlé
Chiến lược của Nestlé là “Good food, Good life”, hướng đến một sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng nên chính sách mua sắm của Nestlé cũng phù hợp với chiến lược trên với các yêu cầu như:
- Chính sách sơ tuyển đối tác cung cấp: Phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực của một nhà cung cấp như
an toàn và chất lượng thực phẩm, các kỹ thuật nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trách nhiệm cung ứng
-

và ổn định tài chính.
Chọn nhà cung cấp: Nestlé đề ra các tiêu chí đánh giá tối thiểu để lựa chọn các nhà cung cấp. Bộ phận

-

Mua hàng và Kinh doanh sẽ xem xét các rủi ro tiềm năng của các nhà cung cấp để đưa ra quyết định.
Đánh giá nhà cung cấp: Các nhà cung cấp có tiềm năng sẽ được đánh giá thêm để được đảm bảo về địa

điểm, chất lượng hàng hóa và dịch vụ tuân thủ quy tắc áp dụng cho nhà cung cấp của Nestlé.
Nestlé còn đưa ra các chính sách và thủ tục quản lý, phát triển nhà cung cấp như: quản lý hiệu suất nhà cung
cấp, phát triển nhà cung cấp, đối xử với các nhà cung cấp với sự tôn trọng, liêm chính và trung thực.
Kiểm soát và tuân thủ về trách nhiệm nội bộ trong các quy trình mua hàng.
b) Mondelēz
Tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm nhằm thúc đẩy mức độ cao về tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội

trong chuỗi cung ứng. Phát triển một hợp đồng cung cấp các điều khoản thương mại cốt lõi và đặc biệt là phát
triển chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường. Đây là những chính sách nằm trong
chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Nhà cung cấp chất lượng & an toàn thực phẩm: tìm kiếm các nhà cung cấp đáp ứng được về chất lượng ,tiết
kiệm chi phí phù hợp với chiến lược tăng trưởng của công ty, và đề ra các chính sách hướng dẫn như đóng gói,
lưu kho và vận chuyển.
2.2.2. Đối với cụ thể hoạt động mua sắm
a) Nestlé
Nestlé đã có các chính sách phát triển nhà cung cấp của mình thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển nông
GVHD: Thầy Trần Đình Long
thôn và kinh tế tăng trưởng trong suốt chuỗi cung ứng, làm việc chặt chẽ với nông dân, cộng đồng của họ và các

7


Học phần: Quản trị mua sắm
tổ chức chuyên gia, tìm cách để xác định nguồn gốc, nguyên nhân, những thách thức nông dân phải đối mặt, từ đó
phát triển giải pháp để cải thiện năng suất.
Nestlé làm việc trực tiếp với 716000 nhân viên trên toàn thế giới thông qua Farmer Connect để phát triển
nguồn cung ứng.
b) Mondelēz
Các hoạt động của Mondelēz nhằm tạo ra chuỗi cung ứng bền vững bằng cách hỗ trợ các cộng đồng canh tác
và cải thiện phương thức canh tác của các nhà cung cấp.
Mondelēz đang tái cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng của mình. Để hỗ trợ nhu cầu dự kiến, công ty sẽ đầu tư
vào 14 nhà máy xanh vào năm 2020, được xây dựng trên các nền tảng có lợi thế tại các địa điểm có hậu cần tối ưu
hóa.
Công ty cũng đang thúc đẩy cải tiến năng suất lớn thông qua Lean Six Sigma, các chương trình chuyển đổi và
đơn giản hóa mua sắm.
2.3. Những điểm cần lưu ý về chính sách & thủ tục mua sắm
a) Nestlé

Điều lệ mua hàng của Nestlé: Bộ phận mua hàng đem lại lợi thế cạnh tranh và giá trị bền vững cho doanh
nghiệp thông qua việc tập trung vào dịch vụ, lợi thế tổng chi phí và đổi mới.
Bộ phận mua hàng và nhân sự: Xây dựng, đào tạo, phát triển và cải tiến năng lực nhân sự thông qua việc tuyển
dụng và quản lý được điều chỉnh bởi những hướng dẫn trong Chính sách Nguồn Nhân lực Nestlé và Đường
hướng Lãnh đạo Nestlé.
Tham gia sớm của bộ phận mua hàng : Phòng ban mua hàng sẽ được tham gia vào lúc bắt đầu của bất kỳ quy
trình nào liên quan đến các cuộc thảo luận thương mại hoặc lựa chọn nhà cung cấp và tham gia ngay từ đầu mọi
quy trình phát triển sản phẩm mới nhằm đảm bảo giá trị lớn nhất có thể đạt được trong thời gian phát triển các ý
tưởng, khái niệm, phát triển sản phẩm và các giai đoạn công nghiệp hóa sản phẩm.
Nestlé sẽ sử dụng Quy trình 7 bước Chiến lược tìm nguồn cung ứng
Đấu thầu cạnh tranh: Tất cả các việc mua hàng có giá trị đáng kể sẽ trải qua một quá trình đấu thầu cạnh tranh
để đảm bảo rằng Nestlé luôn có được giá cả cạnh tranh, dịch vụ và chất lượng từ các nhà cung cấp của mình.
Việc lựa nhà cung cấp trải qua 4 bước:
- Sơ tuyển
- Lựa chọn
- Đánh giá
- Đề ra các quy tắc
Quản lý và Phát triển Nhà Cung cấp: để đo lường và tối đa hóa hiệu suất của các nhà cung cấp và đem lại lợi
thế cạnh tranh từ các nhà cung cấp.
Kiểm soát và Tuân thủ:
- Phân chia nhiệm vụ thích hợp cho các phòng ban mua hàng của Nestlé để ngăn chặn sự gian lận và hạn
chế rủi ro.
- Các quy trình mua hàng sẽ bao gồm các quy định về kiểm soát nội bộ.
GVHD:
Thầythỏa
Trầnthuận
Đình và
Long
- Các
giao dịch mua hàng phải được chấp thuận bởi những người được uỷ quyền hợp lệ

trong tổ chức Nestlé và tổ chức của nhà cung cấp.

8


Học phần: Quản trị mua sắm
- Tất cả các giao dịch mua hàng sẽ được thực hiện theo các hướng dẫn về quy trình theo các quy định phù
hợp và hiệu quả.
Đo lường hiệu suất mua hàng: Để đảm bảo rằng luôn cung cấp giá trị cho doanh nghiệp và cung cấp một dịch
vụ tốt hơn cho các bên có lợi ích liên quan.
b) Mondelēz
Chính sách và thủ tục mua sắm của Mondelēz không nêu rõ các bước cần thực hiện cụ thể như Nestlé, công ty
tập trung nhiều vào việc tìm kiếm, đánh giá nhà cung ứng có trách nhiệm xã hội và thúc đẩy mức độ cao về tiêu
chuẩn đạo đức.
Trong tìm kiếm nhà cung ứng có trách nhiệm, Mondelēz thông qua 3 giai đoạn chính:
- Lựa chọn nhà cung cấp và phân tích rủi ro
- Trách nhiệm của công ty trong hợp đồng nhà cung cấp
- Đánh giá trách nhiệm của công ty thông qua tiến độ
2.4. Phân tích vai trò của chính sách mua sắm
2.4.1. Nestlé
Trong xác định tầm quan trọng của mua sắm trong tổ chức: Đem lại lợi thế cạnh tranh và giá trị bền vững cho
doanh nghiệp. Đề ra các nguyên tắc cơ bản áp dụng đối với hoạt động mua hàng tại Nestlé
Trong xác định nguyên tắc ứng xử của nhân viên mua sắm: Giúp nhân viên dễ dàng thực hiện được công việc
của mình với các nhiệm vụ cụ thể.
Trong xác định quan hệ giữa người mua – người bán: Chính sách Nestlé giúp tổ chức đối xử công bằng với các
nhà cung cấp, hỗ trợ và phát triển những nhà cung cấp hoạt động để cải thiện chất lượng, giao hàng,…Khuyến
khích các nhà cung cấp gửi ý tưởng sáng tạo cùng chia sẻ lợi ích.
Trong xác định và xử lý các vấn đề xã hội: không nhắc đến việc xử lí các vấn đề xã hội
Trong xác định các vấn đề trong vận hành : Chính sách của Nestlé có nêu lên sự kiểm tra và tuân thủ giúp phân
chia nhiệm vụ rõ ràng, kiểm soát trong quy trình mua hàng, phê duyệt các hợp đồng giao dịch để việc vận hành

trôi chảy hơn và ít mắc lỗi.
2.4.2. Mondelēz International
a) Vai trò của chính sách mua sắm trong xác định tầm quan trọng của mua sắm trong tổ chức
Nguồn gốc và phạm vi của cơ quan mua hàng:
PO của chính sách mua sắm sẽ yêu cầu các nhà cung cấp đảm bảo rằng tất cả hàng hóa và dịch vụ sẽ phải tuân
thủ những yếu tố được quy định trong đó, quan trọng hơn nữa là các quy định liên quan đến vấn đề pháp lý.
Mục tiêu của chức năng mua sắm:
Lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu mua hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ bền
vững với nhà cung cấp, có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác (tài chính, nhân sự,…), hỗ trợ tất cả các
mục tiêu và chính sách lớn của công ty, luôn duy trì và phát triển một nguồn nhân lực có năng lực cao cho công
ty.GVHD: Thầy Trần Đình Long
b) Vai trò của chính sách mua sắm trong xác định nguyên tắc ứng xử của nhân viên mua sắm

9


Học phần: Quản trị mua sắm
Chính sách đạo đức
Công ty quy định điều khoản về chính sách đạo đức: chống độc quyền trong mua sắm giữa công ty và nhà cung
cấp, một trong hai bên được tự do tham gia các thỏa thuận tương tự với bất kỳ ai khác, trừ khi có quy định khác
về PO.
Quan hệ với nhà cung cấp
Công ty luôn nhận ra tầm quan trọng của việc này và dành ra một khoản nguồn lực nhất định để liên hệ với nhà
cung cấp trong quá trình mua hàng nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với những đối tác chất lượng
và đáng tin cậy.
c) Vai trò của chính sách mua sắm trong xác định và xử lý các vấn đề xã hội
Chính sách mua sắm Mondelēz giúp xác định tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi
cung ứng của họ. Sáng kiến này hỗ trợ một bộ tiêu chuẩn chung về CSR và thúc đẩy hiệu quả trong việc cải thiện
hiệu suất cho ngành hàng tiêu dùng.
Để giải quyết nhu cầu trách nhiệm xã hội toàn cầu Mondelēz đánh giá nhà cung cấp và kiểm toán thực hành

đạo đức của bên thứ ba.
d) Vai trò của chính sách mua sắm trong xác định các vấn đề trong vận hành
Chính sách mua sắm Mondelēz giúp đảm bảo nguồn cung ứng có giá trị, đưa ra các điều kiện & điều khoản cụ
thể đối với nhà cung cấp trong các đơn hàng (PO) để hướng dẫn cụ thể các thao tác, đồng thời đưa ra cách xử lý
nhà cung cấp nếu có sai phạm.
2.5. Phân tích những hoạt động được điều chỉnh bởi thủ tục mua sắm
2.5.1. Nestlé
Quy trình mua sắm gồm 6 bước:
- Tìm nguồn cung ứng
- Lựa chọn và quản lí nhà cung cấp
- Xác lập và phê duyệt hợp đồng
- Xác lập và phê duyệt yêu cầu mua hàng
- Xác lập và phê duyệt đơn mua hàng
- Nhận hàng
Để thực hiện quy trình mua sắm, Nestlé luôn có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng để hạn chế rủi ro và kiểm soát
tốt các hoạt động. Bộ phận mua hàng sẽ luôn đo lường hiệu quả của quá trình mua sắm để đảm bảo đem lại giá trị
cho công ty cũng như sự hài lòng cho các bên liên quan
Hợp đồng pháp lí: Các hợp đồng và giao dịch mua hàng phải được phê duyệt bởi những người được ủy quyền
hợp lệ trong tổ chức Nestlé và tổ chức các nhà cung cấp.
Quy trình vận hành: Tất cả các việc mua hàng có giá trị đáng kể sẽ trải qua một quá trình đấu thầu cạnh tranh
để đảm bảo rằng Nestlé luôn có được giá cả cạnh tranh, dịch vụ và chất lượng từ các nhà cung cấp của mình.
GVHD: Thầy Trần Đình Long
2.5.2. Mondelēz

10


Học phần: Quản trị mua sắm
Quy trình mua sắm: Quy trình mua sắm của Mondelēz:
(1) Quá trình mua sắm của công ty bắt đầu với sự thấu hiểu, dự đoán những gì doanh nghiệp cần và chuẩn

bị để đáp ứng nhu cầu.
(2) Tiếp theo, công ty phải thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng sau đó xây dựng mối quan hệ tôt với các nhà
cung cấp để họ luôn cập nhật những đổi mới trong khu vực cho công ty
(3) Nhận hàng hóa và dịch vụ và phê duyệt thanh toán.
Thị trường cho các mặt hàng công ty cần - chẳng hạn như ca cao, cà phê và đường - rất biến động, vì vậy

doanh nghiệp phải quản lý rủi ro và kiểm soát tác động của giá cả biến động.
Các biểu mẫu chứng từ sử dụng trong hoạt động mua sắm và hợp đồng pháp lý: Công ty có những yêu cầu nhất
định khi thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Khi Mondelēz International phê duyệt dự toán chi phí cho việc cung
cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, công ty sẽ bắt đầu quá trình tạo PO.
Phương thức thanh toán
Mondelēz có năm tùy chọn thanh toán cho các nhà cung cấp của công ty, bốn trong số đó là thanh toán điện tử

GVHD: Thầy Trần Đình Long

11


Học phần: Quản trị mua sắm
2.6. Đánh giá về tính hiệu quả đối với chính sách & thủ tục mua sắm của hai công ty Mondelēz
international và Nestlé

Action - Oriented

Relevant & Concise

Timely & Current

NESTLÉ
Chính sách của Nestlé cung

cấp chi tiết các hành vi hướng
tới mục tiêu cụ thể, khuyến
khích nhân viên tuân thủ theo
chính sách.
Trong chính sách quy đinh rõ
ràng, chi tiết, nêu rõ các định
hướng của công ty.
Thực hiện quy trình 7 bước
tìm nhà cung ứng chiến lược
giúp Nestlé định hướng được
cụ thể hành động của công ty.
Việc lưu trữ các dữ liệu chính
xác và nhất quán về việc mua
hàng giúp cho việc lập các
quyết định được hiệu quả và
nhanh hơn.
Chính sách này phù hợp với
hiện tại và sẽ được điều chỉnh
và thay đổi theo thời gian.
Ngoài ra thường xuyên đánh
giá hiệu suất của chính sách
mua hàng để liên tục cải tiến.

MONDELĒZ

Các định hướng hành
động chưa hướng tới mục
tiêu cụ thể, nhân viên sẽ
mất thời gian trong việc
định hướng được công

việc cần phải làm.

Các chính sách mua sắm
chưa có sự liên kết.

Chính sách phù hợp với
hiện tại, nhưng chưa đề
cập về việc sẽ thay đổi để
phù hợp trong tương lai.

Cụ thể, có các bản hợp
đồng sẵn. Trong chinh
sách và thủ tục có nhắc tới
Có một vài điều khoản chưa
Unambiguous
sự bồi thường tuy nhiên
đi vào cụ thể, còn mơ hồ
chưa cụ thể tổn thất,
nguyên do và các chi phí
bồi thường cụ thể.
Kết luận: Chính sách của hai công ty đều tốt, đều quy định khá rõ ràng những vấn đề liên quan để mua sắm.
Tuy nhiên chính sách Nestlé thiếu các điều khoản về xã hội, pháp luật và các tuân thủ thương mại. Cần xem xét
thêm vào để được đầy đủ hơn. Còn đối với Mondelēz còn nhiều thiếu sót hơn, như chưa cụ thể được các chính
sách phù hợp với các mục tiêu cụ thể trong tương lai.

GVHD: Thầy Trần Đình Long

12



Học phần: Quản trị mua sắm
CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT
Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quả thì mục tiêu cơ bản của hoạt động
mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất lượng mua hàng, và mua hàng với chi phí thấp nhất.
Nestlé và Mondelēz đều có chính sách mua hàng tốt, thống nhất về nhận định chung. Chiến lược của cả hai
công ty đề hướng đến tìm nhà cung cấp có trách nhiệm, chất lượng đồng thời phát triển và đánh giá nhà cung cấp
để đáp ứng mục tiêu và chiến lược của công ty.

GVHD: Thầy Trần Đình Long

13


Học phần: Quản trị mua sắm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
tlé.com/aboutus/strategy
tlé.com/supply-chain-disclosure
delēzinternational.com/news-releases/news-release-details/Mondelēz-international-outlines-long-termstrategy-and-provides

delēzinternational.com/about-us/our-purpose-strategy
Điều khoản và điều kiện chung, file PDF

GVHD: Thầy Trần Đình Long

14




×