Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CÁC DỤNG cụ GIA CÔNG cơ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.4 KB, 19 trang )

CÁC DỤNG CỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ
1 CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG ĐỤC LỖ
Khi sử dụng đục lỗ, giữ đục bằng một lực cố định nhưng hơi lỏng tay để
làm giảm lực đánh vào tay trong trường hợp đục chệch. Luôn dùng loại
búa có trọng lượng tương ứng với từng loại đục lỗ.
LƯU Ý: Luôn đeo kính bảo hộ khi sử dụng đục lổ hoặc mũi đột.
Sử dụng đục lỗ có kích cỡ thích hợp với công việc, và dùng loại búa cho
từng loại đục lỗ. Đục lỗ càng to, búa càng phải nặng.
BẢO QUẢN ĐỤC LỖ
Đầu đục lỗ sẽ bị dẹt ra hoặc tạo thành hình nấm sau một thời gian sử
dụng (tương tự như đục nguội) và cần được mài để tránh gây tổn thương.
Xem Hình 44.
Mũi của đục khởi động, đục đinh, đục đồng cũng có thể có hình đầu nấm,
hoặc bị mòn và trở nên tròn đầu hoặc không bằng phẳng; điều này có thể
gây nguy hiểm. Tâ’t cả đầu đục có hình nâ’m phải được mài sao cho
phẳng và vuông góc với đường trục của đục lỗ.
Cũng như đục nguội, khi mài đục lỗ cần phải lưu ý không được làm nóng
phần mũi quá mức cho phép; thường xuyên nhúng vào nước hoặc cha’t
làm nguội để giữ cho nguội.


ĐỤC “KHỚI ĐỘNG”
Đục lỗ “khởi động” có phần thon hình côn dài từ đĩnh đến thân đục. Loại
đục lỗ này được dùng để đục ri-vê và đinh bằng đầu.
ĐỤC ĐINH
Đục đinh (Hình 45) được dùng để đục đinh đầu bằng sau khi dùng đục
“khởi động”.


LƯU Ý: Không bắt đầu công việc bằng đục đinh vì nó có phần thân mảnh
có thể làm gãy hoặc cong nếu bị đục mạnh.


ĐỤC NŨNG TÂM
Đục núng tâm (Hình 45) được dùng để định vị lỗ sắp được đục và để loại
bỏ mảnh rìa sau khi khoanể
Thông thường đục núng tâm được dùng để đánh dâu những bộ phận ăn
khớp với nhau.
Hình 46 – Góc đỉnh đúng đối với đục núng tâm

Đĩnh đục núng tâm phải được mài chính xác và đồng tâm với phần thân
đục. Góc của đĩnh là 60° như trong hình 46. Không dùng đục núng tâm để
đục lên những kim loại cứng vì có thể sẽ làm cùn phần đỉnh.
ĐỤC ĐIỀU CHỈNH
Đục điều chỉnh (Hình 45) rất hữu dụng trong việc điều chỉnh các bộ phận
có các lỗ thẳng hàng với nhau.
LƯU Ý: Không được sử dụng đục điều chỉnh thay cho đục núng tâm.


ĐỤC ĐỒNG
Đục đồng được dùng như đục đinh khi công việc đòi hỏi phải thao tác kĩ.
Đục đồng được dùng thay cho đục thép để bảo vệ các bộ phận dễ hỏng và
bề mặt máy.

2 BẢO QUẢN ĐỤC
ĐỉỀU QUAN TRỌNG: Khi mài đục, không bao giờ chĩa thẳng đục vào bánh
xe mài dù là trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Thường xuyên nhúng
đục vào nước hoặc chất làm nguội để giữ cho đục nguội. Nếu không, nhiệt
do sự ma sát với bánh xe mài sẽ làm giảm độ đàn hồi và làm cho lưỡi đục
trở nên mềm, không dùng được.


Hình 43 – Kết quả của việc mài đúng và hậu quả của việc mài sai


Đầu đục sẽ bị dẹt ra hoặc tạo thành hình nâ’m sau một thời gian sử dụng
(Hình 44). Khi dẹt, đầu đục sẽ bén và có thể gây thương tích vào tay
người sử dụng khi đục trượt. Ngoài ra, những mảnh kim loại nhỏ từ đầu
đục có thể văng ra và gây thương tích. Để đảm bảo an toàn, giữ cho phần
đầu đục được mài thấp xuống như trong Hình 44.
3

GIŨA

Giũa được chế tạo nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, mỗi loại có công
dụng riêng. Giũa còn được thiết kế theo độ thô và độ mịn của răng giũa,
theo hình dáng răng và có răng đơn hoặc răng chéo.


Hình 47 chỉ rõ cách gọi tên các bộ phận của giũa. Kích cỡ được tính từ
phần cổ đến phần đĩnh.
Hình 47 – Giũa

Có rất nhiều loại giũa, trong sách này chỉ đề cập đến những loại mà kĩ
thuật viên thường dùng.

Trong hình 48 là 4 loại giũa thường được dùng trong phân xưởng.


“A” là loại giũa phá, thường được dùng để làm bén răng cưa. Giũa thô luôn
có răng đơn – chỉ có một hàng răng trên lưỡi.
W là loại giũa của các thợ máy, có răng chéo.
Q là loại giũa nạo có các răng tách biệt nhau.
D” là loại giũa răng cong có một răng cong trên lưỡi để dễ tự làm sạch.

Giũa phá và giũa của thợ máy còn được phân ra nhiều loại như giũa thô,
giũa mịn, giũa băm mịn căn cứ vào độ thô của răng.
Giũa phá thường được dùng để làm bén các dụng cụ. Giũa của thợ máy
được dùng để giũa và hoàn thiện các bộ phận máy. Giũa nạo được dùng
để thao tác trên gỗ và các kim loại mềm. Giũa có răng cong được dùng để
thao tác với các tấm nhôm và thép.
4

Sử dụng giũa đúng cách


Trước khi sử dụng bất cứ loại giũa nào phải trang bị phần tay cầm vừa khít
như trong hình 49. Điều này giúp tránh gây tổn thương tay.
Thường phải ĐẨY giũa ngang qua vật cần giũa, giũa bằng thao tác đẩy tới
phía trước. Để tránh làm hỏng răng giũa, nâng giũa lên .
Hình 50- Cách kéo giũa dúng


Khi cần phải gia công tinh một mặt phẳng, ví dụ như mặt phẳng của ỉớp
đệm, cần dùng giũa của thợ máy và kéo giũa nằm ngang trên vật cần
giũa với một lực nhẹ (Hình 50).
Cách giũa này cho phép giũa “ăn” vào vật khi di chuyển theo cả hai
hướng (kéo và đẩy).
Khi sử dụng giũa, chỉ tác động một lực vừa đủ để giũa.
Không đóng búa lên giũa hoặc dùng giũa để nạy. Không dùng giũa khi
răng giũa đã bị bít kín cho đến khi chùi sạch răng. Tập gõ nhẹ giũa sau
mỗi lần đẩy để làm sạch răng giũa, tránh dính phôi.
5

BẢO QUẢN GIŨA


Dùng dụng cụ chải giũa để làm sạch giũa (Hình 51). Đây là một bàn chải
có những sợi nhỏ và cứng. Nếu sau khi chải giũa vẫn còn dính phôi, cạy


phôi bằng một dụng cụ cong nhọn hoặc dẹt đầu (bộ phận này thường kèm
theo với dụng cụ chải).
Để giữ cho giũa luôn sắc cần bảo vệ bề mặt giũa khi không sử dụng.
Không ném giũa bừa bãi trên các băng ghế hoặc vào các ngăn tủ. Tránh
vây nước vào giũa để tránh gĩ và tránh dính dầu vì sẽ làm cho giũa không
nhạy và sắc.
Hình 51 – Chải giũa

6

Các loại cưa


Khung cưa được thiết kế để clùng với nhiều loại lưỡi dài ngắn khác nhau.
Lưỡi có thể được gắn dọc theo trục ở những góc độ khác nhau.
CÁCH SỬ DỤNG CƯA ĐÚNG
Khi đặt lưỡi vào khung, phải đảm bẳo khung đã được điều chỉnh đúng với
chiều dài của lưỡi và cho phép kéo căng lưỡi. Một khi lưỡi đã được căng
thích hợp sẽ tạo ra tiếng cưa rõ khi kéo.
Đặt lưỡi cưa vào khung sao cho răng cưa hướng ra khỏi tay cầm.


Luôn dùng lưỡi cưa thích hợp với độ dày của vật sẽ được cưa. Lưỡi cưa
được thiết kế với 14, 18, 24 và 32 răng trên mỗi in-sơ (inch) (5,5; 7; 9,5 và
12,5 răng trên 1 cm).

Cách chọn lưỡi cưa đơn giản nhất là chọn sao cho hai răng cưa phải luôn
tiếp xúc với vật khi cưa.
Hình 53, phía trái minh hoạ lưỡi cưa thích hợp đang được dùng để cưa vật
mỏng. Phía phải minh họa răng cưa quá to làm cho vật được cưa rơi vào
khoảng cách giữa hai răng khiến cho không cưa được và làm hỏng lưỡi
cưa.
Hình 54 – Cưa ống mỏng


Khi cưa vật quá mỏng như ống, nâng góc của lưỡi cưa để tăng diện tiếp
xúc giữa lưỡi cưa và vật trong quá trình cưa, cho phép càng nhiều răng
tiếp

xúc

với

vật

càng

tốt

Dùng đủ lực khi đẩy cưa về phía trước để răng cưa “ăn” vào
7

BẢO QUẢN CƯA

Thỉnh thoảng dùng giẻ dầu chùi lưỡi cưa để chống gỉ. Luôn giữ lưỡi không
lẫn với các dụng cụ khác để tránh làm gãy hoặc cùn răng cưa.

Lưỡi cưa kim loại thường không được mài lại vì thế phải thay lưỡi cưa khi
mòn.
8

MÂM CẶP

Ê-tô là dụng cụ dùng để giữ đối với các loại công việc nặng. Có nhiều loại
ê-tô được dùng trong xưởng.
Hình 55 – Bàn ê-tô của thợ máy


Hình 55 minh họa loại ê-tô thông dụng nha’t của thợ máy cùng với bọc má
kẹp bằng kim loại mềm được dùng để kẹp các bộ phận máy mà không
làm trầy bề mặt. Một loại mâm cặp tương tự là ê-tô đe có phần má cố
định có thể chịu được lực đóng búa đe.
Hình 56 – Ế-tô dùng để khoan.

Trong hình 56 là loại ê-tô dùng để kẹp vật sẽ được khoan, đặc biệt khi đây
là vật nhỏ. Việc giữ những vật nhỏ sẽ được khoan bằng kìm hoặc tay rất
nguy hiểm.
CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG Ê-TÔ
Không dùng búa để đóng hoặc mở ê-tô, chỉ cần lực của cơ thể là đủ.
Luôn dùng ê-tô có cỡ thích hợp với từng loại công việc.


Khi phải kẹp bộ phận tròn có thể dùng loại má kẹp bằng kim loại mềm
hoặc gỗ cứng để tránh bị trượt hoặc làm hỏng bộ phận. Khi phải kẹp bề
mặt đã được làm láng, luôn dùng bọc má kẹp bằng kim loại mềm (xem
hình 55) để tránh làm trầy bề mặt.
9


DỤNG CỤ KẸP

Hình 57 – Kẹp chữ c

Kẹp chữ c (Hình 57) dễ mang theo và dễ điều chỉnh hơn bàn ê-tô, nhưng
kẹp chữ c lại không thể giữ hoàn toàn cố định. Tuy vậy, kẹp chữ c lại rất
tiện cho việc ghép chặt các vật liệu (như trong khi hàn).
10

DỤNG CỤ LÀM REN

Ta-rô được dùng để cắt ren bên trong. Có rất nhiều loại ta-rô, nhưng để
dùng trong phân xưởng nha’t thiết phải trang bị một bộ ta-rô dạng nón,
bugi, đế và vít máy (Hình 61).


Mỗi loại ta-rô phải được trang bị 2 loại răng: răng nhuyễn (kí hiệu NF) và
răng thô (kí hiệu NC) và ở nhiều kích cỡ khác nhau như 1/4, 5/16,…
Ta-rô theo hệ mét cũng có nhiều kích cỡ liệt kê những kích thước của bước
răng. Bước răng theo hệ mét được dùng thay cho NF hoặc NC.
Hình 61 – 4 loại ta-rô

Ta-rô ren côn được dùng để tạo ren xuyên que lỗ. Loại ta-rô này cho phép
tạo những ren đầu dễ dàng.
Ta-rô bugi dùng để tạo răng một phần lỗ.


Ta-rô đế dùng để tạo răng cho đến tận phần đáy của lỗ. Đối với lỗ tịt nên
dùng ta-rô bugi trước, sau đó dùng ta- rô đế vì dùng ta-rô đế tạo những

ren đầu (“khởi động”) không tốt.
Ta-rô bugi được dùng râ’t phổ biến và rất hữu ích, ngoại trừ khi phải tạo
ren đến tận phần đáy lỗ của lỗ tịt.
Ta-rô vít máy được dùng để xử lí những đường kính nhỏ và tạo ren
nhuyễn.





×