Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

DỤNG cụ đo, GIA CÔNG CƠ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.45 KB, 19 trang )

DỤNG CỤ ĐO, GIA CÔNG CƠ KHÍ
1 Điều cần biết về máy cưa đĩa
Máy cưa đĩa
* Công dụng: pha phôi, tề đầu, xoi rãnh, xẻ mộng … và thường được bố
trí ở đầu dây chuyền
* Phân loại:
+Theo công dụng
Cưa đĩa xẻ phá
Cưa đĩa xẻ lại
Cưa đĩa xẻ dọc
Cưa đĩa cắt ngang
Cưa ván nhân tạo
+Căn cứ theo số lượng lưỡi cưa gắn trên trục
Cưa đĩa một lưỡi
Cưa đĩa nhiều lưỡi
+Căn cứ vào mức độ cơ giới hoá
Cưa đĩa đẩy tay
Cưa đĩa đẩy bằng cơ giới


Cấu tạo
1. Sườn máy
2. Mặt bàn máy
3. Bảng chia độ
4. Nâng hạ lưỡi cưa
5. Công tắc điện
6. Tay quay nghiêng lưỡi cưa
7. Cỡ rọc
8. Cỡ cắt



Bộ phận nâng hạ cưa

Nguyên lý hoạt động


Khi động cơ làm việc trục động cơ quay, lưỡi cưa được lắp cố định trên
trục cưa do đó lưỡi cưa cùng quy theo. Gỗ được đẩy ngược với chiều quay
lưỡi cưa và quá trình cắt gọt đã xẩy ra
* Tốc độ quay của trục cắt 2800 – 3500V/p

* Vận tốc cắt

Cách xác định năng suất máy cưa đĩa


Cưa xẻ dọc 1 lưỡi:

Cưa xẻ dọc nhiều lưỡi:
A – Năng suất ca (miếng);
T – Thời gian duy trì của ca (phút); T = 480 phút
u – Tốc độ nạp liệu (m/phút);
K1, K2 – Hệ số lợi dụng thời gian làm việc và hệ số lợi dụng thời gian chạy
máy;
Đối với máy cưa đĩa 1 lưỡi: K1 = 0,7 – 0,9
Đối với máy cưa đĩa nhiều lưỡi: K1 = 0,95
m – Số mạch cưa xẻ dọc của 1 miếng phôi thô;
L – Chiều dài trung bình của phôi thô (m);
Z – Số lưỡi cưa;
Lưỡi cưa đĩa
Cách xác định góc

Góc trước:
Góc mài (góc sắc):
Góc sau:


Phân loại lưỡi cưa
Theo công dụng: Xẻ dọc, cắt ngang, hỗn hợp
Theo hình dạng răng: hình tam giác, hình thang
Theo chất của răng: răng bằng thép thường, răng bằng hợp kim

Thông số góc của một số lưỡi cưa mũi hợp kim


Một số dạng lưỡi cưa hợp kim

2 DỤNG CỤ CẮT ỐNG
Hình 72 – Oụng cụ cắt ống


Những dụng cụ này (Hình 72) được dùng để cắt các ống làm bằng đồng,
nhôm, hoặc thép. Khi quay dụng cụ, một bánh xe sắc sẽ cắt gọn ống.
Người sử dụng sẽ tăng dần lực cho đến khi ống được cắt xong.
Một bộ dụng cụ cắt ống gồm: dụng cụ cắt, dụng cụ ghép ống và dụng cụ
uốn cong ống.

3 GƯƠNG KIỂM TRA
Gương kiểm tra rất tiện cho việc nhìn vào những nơi, những bộ phận bị
che khuất như bộ phận truyền động khép kín. Để hỗ trợ cho gương kiểm
tra, kí thuật viên cần có các loại đèn chiếu nhỏ.


4 DỤNG CỤ GẮP


Hình 71 – Bộ cảm biến
Những dụng cụ này (hình 71) có nam châm ở phần đĩnh hoặc các “ngón
tay” kim loại. Đây là những dụng cụ rất tiện cho việc lấy những bộ phận
nhỏ bị rơi vào những chỗ khó với nhưtrong bộ phận dây chuyền. Những
dụng cụ này giúp kĩ thuật viên không phải tháo toàn bộ máy.


5 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG DỤNG DỤ
THÁO
Không dùng búa – dùng dụng cụ tháo. Các bộ phận của máy có thể bị
hỏng khi tác dụng lực vào.
Không dùng thanh cạy – dùng dụng cụ tháo. Dụng cụ thảo tạo một lực kéo
ổn định và cân đối giúp tránh làm “rung động” bộ phận đang tháo.
Chọn loại dụng cụ tháo thích hợp cho từng loại công việc. Những cầu hỏi
đặt ra là: Có thể chạm vào vật không? Có thể kẹp được vật khôngì Bạn có
đủ lực khôngIệ Câu trả lời sẽ giúp bạn chọn được loại dụng cụ tháo cần
thiết.
Đối với những công việc đặc biệt, kết hợp các loại dụng cụ thảo; đối với
công việc yêu cầu cao, dùng loại dụng cụ thảo thủy lực.
Không sử dụng quả tải đối với dụng cụ tháo. Một nguyên tắc chung là
dùng dụng cụ tháo có ốc tạo lực tối thiểu bằng phân nửa đường kính của
trục.
Đặt thiết bị bảo vệ trục trước khi lắp dụng cụ thảo vào trục (Hình 68).
Khi lắp các bộ phận phải được ấn vào, thường phải sử dụng dụng cụ ấn
không nên dùng dụng cụ tháo.



Khi phải kéo vòng bi ra khỏi trục, mà vòng bi này lại tựa vào rãnh phẳng,
sử dụng bộ phận kéo hình lưỡi dao gắn thêm vào (Hình 70). Điều này giúp
tránh việc chỉ kéo vòng ngoài của vòng bỉ và tránh làm hỏng nó.

6 Dụng cụ tháo chốt – vam
Tháo và lắp các bộ phận gắn khít với nhau không cẩn thận có thể làm
hỏng các bộ phận này. Dùng búa, thanh nạy và xích chỉ gây khó khăn
thêm. Giải pháp tốt nhất là sử dụng những dụng cụ tháo đặc biệt, thích
hợp với các bộ phận và tạo lực cân đối, ổn định (hình 68).


Hình 68 – Dụng cụ tháo bánh răng

Hình 69-3 loại dụng cụ tháo chính


Dụng cụ tháo bên ngoài
Dụng cụ tháo bằng cách ấn vào
Dụng cụ tháo bên trong
Dụng cụ tháo bên ngoài có má kẹp kẹp vào phía sau vật trong khi những
ốc tạo lực chống đẩy vào những bộ phận cố định. Khi vặn ốc tạo lực, má
kẹp sẽ kéo vật ra.
Dụng cụ tháo ấn vào có những “chân” được gắn vào phần cố định trong
khi vật được đẩy hoặc ấn. Khi ốc tạo lực được vặn vào vật, vật sẽ được
tháo ra.
Dụng cụ tháo bên trong cũng có những “chân” bám vào phần cố định
trong khi ốc tạo lực kéo vật. Tuy nhiên, phần má kẹp được đưa vào bên
trong vật rồi ngoác ra để kẹp vật. Loại dụng cụ này thường được dùng để
kéo vòng bi ra khỏi ổ.


7 Dụng cụ tháo bulon
Để tháo bù-loong bị gãy hoặc chốt, dùng dụng cụ tháo bù-loong (Hình 65).
Dụng cụ này tương tự như mũi khoan có ren ngược hoặc mũi đục có rãnh
sắc. Những loại xoay không có ren vì thế không làm ngoác lỗ. Không làm
nóng dụng cụ tháo, nếu không chúng sẽ mất độ đàn hồi và lực ngoạm
phần cạnh.
Hình 65 – Tháo chốt bị gãy bằng dụng cụ tháo


Cách sử dụng: Khoan chính xác vào tâm của chốt bị gãy. Phải đảm bảo lỗ
khoan nhỏ hơn phần bên trong của bàn ren để tránh làm hỏng ren của lỗ
đã được làm ren. Khoan lỗ nhỏ trước để tăng độ chính xác. Xoay dụng cụ
tháo vào lổ (như hình vẽ) và lấy chốt ra một cách cẩn thận. Dụng cụ tháo
có đủ các kích cỡ tương ứng với các loại đinh ốc.

Hình 66 — Dùng lưỡi đục như dụng cụ tháo chốt trong trường hợp khẩn
cấp.
Trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng đục hình thoi để tháo chốt bị gãy.
Sau đó dùng chìa vặn xoay lưỡi đục một cách cẩn thận (Hình 66).


Để tháo chốt không bị gãy dùng vam.
Hình 67 – Vam để tháo chốt không bị gãy

Cách sử dụng: Đặt vam lên trên chốt sẽ tháo (hình 67). Dùng thanh chữ T
hoặc tay quay để vặn chốt ra. Khi có lực tác dụng lên, vam sẽ tự kẹp lấy
chốt bằng con lăn lệch tâm. Một cỡ vam có thể thích hợp với hầu hết các
loại chốt. Mọi trường hợp tháo chốt đều cần dùng nhiều đầu.

8 CÁC LOẠI TA-RÔ VÀ BÀN REN ĐẶC

BIỆT
Kĩ thuật viên cũng có thể tìm một sô” loại ta-rô và bàn ren đặc biệt được
minh họa trong hình 64.
Hình 64 – Ta-rô và bàn ren


Một loại dụng cụ làm lại ren được minh họa ở phần “A”. Nó được đặt lên
ren và xoay.
“B” là bàn ren trong được dùng để làm sạch bụi hoặc những phần ren bị
hỏng.
Phục hồi ren ở phần cắt rất tiện cho việc làm lại ren ngoài một cách nhanh
chóng.
Trục làm lại ren được đặt quanh những ren còn tốt, đóng ngàm lại và vặn
ngược lên những ren bị hỏng.
Bàn ren đai ốc hoặc làm lại ren ” và ta có thể vặn trên ren bị hỏng. Có thể
dùng chìa vặn hình hộp thông thường để vặn chúng.


“G” và “H” là ta-rô khoan lổ bugi. Đây là những loại tiện cho việc lau chùi
những ren của lỗ vặn bugi bị dơ hoặc hỏng.
SÉ)” minh họa cho bộ ta-rô và bàn ren liên hợp để điều chỉnh độ loe rộng
của ống.
“K” là bộ ta-rô và bàn ren liên hợp.

9 BÀN REN
Bàn ren được dùng để tạo ren bên ngoài. Bàn ren đúng kích cỡ được gắn
vào tay cầm và vặn. Dùng chất bôi trơn, vặn trả ngược 1 hoặc 2 ren và
giữ không bị nghẹt phôi.
Bàn ren thường điều chỉnh được kích cỡ vì vậy có thể nới rộng hoặc thu
nhỏ phần nào đường kính bên ngoài chỗ tạo ren.

Ta-rô và bàn ren phải được giữ sạch, bôi một ít dầu và đặt trong hộp bảo
vệ.

10 SỬ DỤNG TA-RÔ
Sau khi xác định đường kính và số ren trong 1 inch (bước răng theo hệ
mét) của đinh vít và chốt xiết vào lỗ sẽ được tạo ren, dùng bảng tra cứu
kích cỡ để xác định kích cỡ lỗ sẽ tạo ren (có thể dùng bảng ở h’nh 62 làm
mẫu)
Ví dụ, giả sử bạn cần tạo ren một lỗ cho chốt 3/8 với kiểu ren thô. Xem
bảng ở hình 62, ta thấy răng trong 1 inch tương ứng sẽ là 16 và cỡ ta-rô
sẽ là 5/16. Điều này có nghĩa là đối với chốt 3/8 NC trước hết phải khoan
lỗ có đường kính 5/16.


Ví dụ về sử dụng ta-rô theo hệ mét: Giả sử cần tạo ren một lỗ cho chốt
M5. Xem bảng ở hình 62, ta thấy đối với
cỡ M5 bước ren sẽ là 0,8 mm và cỡ ta-rô là 4.2. Điều này có nghĩa là đối
với chốt M5 có bước ren 0,8 mm, trước hết phải khoan lỗ có đường kính
4,2 mm.
Nếu lỗ sẽ phải tạo ren một phần, sử dụng cỡ ta-rô bugi thích hợp. Gắn tarô vào tay cầm và tạo ren lỗ một cách cẩn thận (Hình 63). Thêm vào một
ít chât bôi trơn. Sau khi tạo 1 hoặc 2 ren, vặn trả ngược ta-rô khoảng Va
hoặc Vi vòng để làm vỡ phôi. Cứ lặp lại như thế trong suốt quá trình tạo
ren.
Phải cẩn thận để lỗ không bị nghẹt phôi. Có thể phải cần rút ta-rô để lấy
phôi ra. Ta-rô khá là giòn, vì vậy sử dụng cẩn thận và bảo đảm chọn đúng
kích cỡ.
Hình 63 – Sử dụng ta-rô để ren một lỗ khoan





×