Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



́H

U

Ế

VÕ MINH HỮU

H

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

N

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO,

ẠI

H

O
̣C

KI


TỈNH TIỀN GIANG

Đ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

́H

U

Ế

VÕ MINH HỮU



PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

H

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO,

O

̣C

KI

N

TỈNH TIỀN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

ẠI

H

MÃ SỐ: 8 31 01 10

Đ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân
tôi. Các nội dung nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào trước đây. Nguồn

số liệu thứ cấp, sơ cấp và một số ý kiến đánh giá, nhận xét của các tác giả, cơ quan

Ế

và tổ chức được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu

U

tham khảo.



Luận văn, đảm bảo không có sự gian lận nào.

́H

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng về tính trung thực của

Người cam đoan

KI

N

H

Huế, ngày 9 tháng 11 năm 2018

Đ


ẠI

H

O
̣C

Võ Minh Hữu

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành là sự kết hợp giữa kết quả học tập, nghiên cứu ở nhà
trường với kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân trong quá trình công tác và rèn luyện.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trịnh Văn
Sơn người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, thầy đã giúp đỡ và đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Ế

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo

U

điều kiện cho tôi về thời gian, công việc để học tập đạt kết quả tốt.

́H

Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành Luận văn tốt nhất theo yêu cầu, đảm

bảo về chất lượng,song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do đó, cá



nhân tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp
và các bạn quan tâm để bản thân tiếp tục hoàn thiện mục tiêu và kết quả nghiên cứu

N

KI

Xin chân thành cám ơn!

H

của mình, vận dụng tốt vào lý luận và thực tiễn.

H

O
̣C

Học Viên

Đ

ẠI

Võ Minh Hữu


ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: Võ Minh Hữu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế,
Khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Văn Sơn

Tên đề tài nghiên cứu khoa học: “PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

Ế

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG”

U

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

́H

Mục đích: Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề
xuất các giải pháp phát triển DNNVV trên địa bànTP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến



năm 2022.
bàn TP Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.

H


Đối tượng nghiên cứu: Là thực trạng về quá trình phát triển DNNVV trên địa

N

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

KI

Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
sơ cấp, phương pháp: phân tổ thống kê, phân tích thống kê mô tả, so sánh và một số

O
̣C

phương pháp khác.

3. Các kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

H

Kết quả nghiên cưu cho thấy Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực

ẠI

tiễn về phát triển DNNVV và Đánh giá thực trạng phát triển các DNNVV trên địa
bàn TPMỹ Tho, Tiền Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục

Đ


tăng số lượng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNVV tại thành phố giai đọan 2017-2020
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, kết hợp với chủ trương, chính
sách, quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ và Chính quyền địa phương,
luận văn đã đề xuất hai nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho các DNNVV giai đoạn 2016-2020.

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN

Doanh nghiệp

ĐTDN

Điều tra doanh nghiệp

ĐKKD

Đăng kí kinh doanh


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KH – ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

KH – CN

Khoa học và Công nghệ

KTXH

Kinh tế - xã hội

KV

Khu vực

H

NLTS

Đ

ẠI

SXKD


U

́H

KI

O
̣C

TM-DV



H

N

Ngân sách nhà nước

NSNN
CN-XD

Ế

DNNN

Công nghiệp-Xây dựng
Thương mại-Dịch vụ
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất kinh doanh


UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................................... v

Ế

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .......................................................................................................ix

U

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................................................xi

́H

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................1



2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2

H

4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................4

N

5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................................6

KI

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................7
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

O
̣C

VÀ VỪA ..................................................................................................................................................7
1.1. LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................7

H

1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................7


ẠI

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................. 10

Đ

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................... 12
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................. 16
1.2.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................................................ 16
1.2.2. Nội dung phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 17
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
................................................................................................................................................................ 18
1.2.4. Một sốchỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 23
1.3. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

v


VỪA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................. 26
1.3.1 Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................................................... 26
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế
giới ........................................................................................................................................................ 28
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một số tỉnh ở Việt Nam
................................................................................................................................................................ 30

Ế

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho TP Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang .......................... 31


U

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

́H

TRÊN ĐỊA BÀN TP MỸ THO, TIỀN GIANG .......................................................................... 34
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO, TIỀN GIANG ........................... 34



2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội................................................................................................ 35

H

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

N

TRÊN ĐỊA BÀN TP. MỸ THO, TIỀN GIANG .......................................................................... 39

KI

2.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển theoqui mô và cơ cấudoanh nghiệp nhỏ và

O
̣C

vừa ........................................................................................................................................................ 39

2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các chỉ tiêu

H

về nguồn lực .................................................................................................................................... 45
2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP

ẠI

Mỹ Thotheo Chỉ tiêu thị phần vàkết quả- hiệu quảsản xuất kinh doanh .............. 53

Đ

2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA VỀ THỰC TRẠNG VÀ
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ................................................................. 65
2.3.1. Mẫu điều tra ......................................................................................................................... 65
2.3.2. Kết quả đánh giá của đối tượng điều tra về thực trạng và nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp Mỹ Tho, Tiền
Giang .................................................................................................................................................... 68
2.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ VỀ PHÁT
TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP MỸ THO, TIỀN

vi


GIANG .................................................................................................................................................. 74
2.4.1 Những kết quả đạt được .................................................................................................. 74

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn TP Mỹ Tho, Tiền Giang ........................................................................................................ 75

CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢIPHÁP PHÁT PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở TP MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG .............................................................. 81

Ế

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

U

TRÊN ĐỊA BÀN TP MỸ THO, TIỀN GIANG ........................................................................... 81

́H

3.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ......................................................... 81



3.1.2 Những nguyên tắc cơ bản về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 81
3.1.3. Định hướng phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Mỹ Tho .................. 82
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA

H

BÀN TP MỸ THO, TIỀN GIANG ................................................................................................. 83

N

3.2.1.Hoàn thiện chính sách phát triển DNNVV ............................................................... 83

KI


3.2.2 Nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường sản xuất kinh doanh ........................... 86

O
̣C

3.2.3 Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 93

H

3.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 93
3.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................ 94

ẠI

3.2.1. Đối với chính phủ và các Bộ, ngành ........................................................................... 95

Đ

3.2.2. Đối với UBND tỉnh Tiền Giang ..................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 96
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 98
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii



viii

ẠI

Đ
H
O
̣C
H

N

KI
Ế

U

́H




DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1

Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới ..................8


Bảng 1.2:

Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam ................................................9

Bảng 1.3:

Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á ..........................................14
Dân số - Lao động thành phố Mỹ Tho ................................................36

Bảng 2.2:

Qui mô và tỷ trọng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn TP Mỹ Tho

Ế

Bảng 2.1:

Qui mô và Cơ cấu DNNVV theo loại hình, giai đoạn 2015 – 2017 trên

́H

Bảng 2.3:

U

.............................................................................................................40
đia bàn TP Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang ................................................41
Qui mô và Cơ cấu DNNVV theo ngành sản xuất kinh doanh trên đia




Bảng 2.4:

bàn TP Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang ......................................................42
Số lượng DNNVV TP Mỹ Tho phân theo xã, thị trấn, năm 2017 ......44

Bảng 2.6:

Tình hình phát triển Qui mô và cơ cấu lao động trong các DNNVV

N

H

Bảng 2.5:

Bảng 2.7:

KI

theo ngành SX - KDtrên đia bàn TP Mỹ Tho .....................................46
Số lượng và Cơ cấu lao động tính bình quân trên một DNNVV theo

Bảng 2.8:

O
̣C

ngành SX - KD trên đia bàn TP Mỹ Tho ............................................46

Thực trạng sử dụng máy móc của nhữmg DNNVV Tính đến
Quy mô vốn bình quân cho DNNVV tại TP Mỹ Tho .........................50

Bảng 2.10:

Quy mô và cơ cấu vốn -Năm 2017- tính bình quân DNNVV phân theo

Đ

ẠI

Bảng 2.9:

H

30/12/2017 tại TP Mỹ Tho ..................................................................48

ngành SXKD tại TP Mỹ Tho...............................................................51

Bảng 2.11:

Kết quả sản xuất - kinh doanh của các DNNVV giai đoạn 2015 - 2017
.............................................................................................................54

Bảng 2.12:

Kết quả sản xuất - kinh doanh của các DNNVV Theo loại hình doanh
nghiệp trong năm 2017 ........................................................................56

Bảng 2.13:


Kết quả sản xuất - kinh doanh của các DNNVV trong năm 2017 ......58

Bảng 2.14:

Tình hình lãi và lỗ của các DNNVV tại TP Mỹ Tho ..........................60

ix


Bảng 2.15:

Tình hình lãi và lỗ theo ngành sản xuất – kinh doanh Của các DNNVV
tại TP Mỹ Tho, năm 2017 ...................................................................61

Bảng 2.16:

Thu nhập bình quân của người lao động/tháng, trong các DNNVV
giai đoạn 2015 - 2017 ..........................................................................62

Bảng 2.17:

Thu nhập bình quân của người lao động theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2015 - 2017 ..........................................................................64

Bảng 2.18:

Bảng cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính, độ tuổi theo loại hình

Ế


Doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................66
Bảng cơ cấu điều tra trình độ học vấn chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa 67

Bảng 2.20:

Đánh giá chủ doanh nghiệp về những nhân tố ảnh hưởngđến sự phát

́H

U

Bảng 2.19:

triển DNNVV (ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh) .....70



Bảng 2.21 : Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về Khả năng tiếp cận vốn và
Cơ sở hạ tầng, giao thông ....................................................................71
Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về chính sách hỗ trợ, hoạt động

H

Bảng 2.22:

N

Marketing về cung ứng nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra


KI

.............................................................................................................72
Bảng 2.23 : Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về chính sách đất đai và thủ tục

Bảng 2.24:

O
̣C

hành chính ...........................................................................................73
Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý và các thiết

Đ

ẠI

H

chế pháp lý...........................................................................................73

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số lượng DNNVV theo ngành SX-KD giai đoạn (2015 – 2017) .....43

Biểu đồ 2.2:

Số lượng DNNVV theo vùng miền giai đoạn (2015 – 2017) ...........44


Biểu đồ 2.3:

Cơ cấu trình độ trong DNNVV năm 2017 ........................................47

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 2.1:


xi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) là lực lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế tư nhân. Thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên quan
để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD). Các
chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV đã từng bước đi vào cuộc sống.

Ế

Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của các bộ, ngành giúp cho cộng

U

đồng doanh nghiệp (DN)nỗ lực vượt khó khăn để phát triển bền vững. Phát triển

́H

DNNVV là nội dung quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo, là hoạt động tiên



phong trong quá trình phát triển kinh tế và tự do hóa kinh doanh.
Việt Nam nói chung và thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang nói riêng, việc phát

H


triển các DNNVV là điều kiện tiền đề để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của nền

N

kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

KI

Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trường là
tất yếu khách quan và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước

O
̣C

cũng như chính quyền địa phương các cấp.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cho các

H

DNNVV trên nhiều mặt từ việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (đất đai, vốn, công

ẠI

nghệ...), đến hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ với bạn
hàng, khách hàng... Nhờ đó, các DN này đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng,

Đ

năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân DN và sự hỗ trợ của
Nhà nước còn nhiều hạn chế, vì thế chưa phát huy hết tiềm năng đối với các DNNVV.

Xác định phát triển doanh nghiệp, nhất là là các DNNVV là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện nhất quán theo nguyên tắc “Nhà nước kiến tạo và
lấydoanh nghiệp là đối tượng phục vụ” trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội
và thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Tiền Giang và Thành
phố (TP) Mỹ Tho trong giai đoạn 2017 - 2022.

1


Đẩy mạnh phát triển loại hình DNNVV trên địa bàn TP Mỹ Tho - tỉnh Giang
và huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng trong các DN là vấn đề
cấp thiết và có tính cơ bản, lâu dài đối với tỉnh Tiền Giang, nhằmtạo bước đột phá
về chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; phát
huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tính đòi hỏi tất yếu về phát triển DNNVV tại TP

Ế

Mỹ Tho, trong quá trình thực tập tôi lựa đề tài:“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và

U

vừa trên địa bàn Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”làm luận văn thạc sĩ của mình.

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung




Từ nghiên cứu lý luận vàđánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề xuất các giải
pháp phát triển DNNVV trên địa bànTP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

H

2.2. Mục tiêu cụ thể

N

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.

KI

- Đánh giá thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho
– tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2015 - 2017.

O
̣C

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2022.

H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ẠI


3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là thực trạngvề quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn TP Mỹ Tho – tỉnh

Đ

Tiền Giang.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các DN kinh tế hạch toán độc

lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được thành lập theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác
xã), đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại thời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm:

2


Khu vực doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý;
- Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý;
Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước
- Hợp tác xã;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;

Ế

- Công ty TNHH tư nhân (kể cả công ty TNHH có vốn nhà nước ≤ 50%)


U

- Công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%;

́H

- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước;
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài



- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

- Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài;

H

- Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.

N

(*) Luận văn không nghiên cứu các doanh nghiệp.

KI

- Các doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế,
nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

O
̣C


- Các doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế
nhưng đã giải thể, sáp nhập; các doanh nghiệp đã cấp đăng ký kinh doanh nhưng

H

không có tại địa phương (đã được xác minh thực tế);

ẠI

- Các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, như: chi

Đ

nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.
Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV và các yếu tố ảnh hưởng đến sự

phát triểnDNNVV trên địa bàn thành phố.
Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015-2017.
Số liệu sơ cấp: Điều tra trong đầu năm 2018. Đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển DNNVV đến năm 2022.

3


Phạm vi về Không gian:
DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ 2 nguồn chính là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
-Số liệu thứ cấp:
Đây là nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến hình thành và phát triển của các doanh

Ế

nghiệp (từ năm 2015 đến 2017 ), tài liệu, số liệu từ văn bản, qui định, chính sách...

U

Đảng, Nhà nước, của các Bộ banngành có liên quan và nguồn từ Tỉnh, TP Mỹ ThoTiền

́H

Giang, từ Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài
khoa học, tạp chí, bài báo, các tài liệu trên Internet…và các tài liệu sách báo có liên



quan đến phát triển DNNVV.

Kết quả điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê tổ chức định kỳ hàng

H

năm nhằm thu thập thông tin tất cả các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi cả nước,

N


phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý, phát triển DN của quốc gia từng địa
- Số liệu sơ cấp:

KI

phương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.

O
̣C

Số liệu điều tra các DNVNVV với nội dung nhằm đánh giá sự phát triển và
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các DNNVV tại thành phố Mỹ Tho – tỉnh

H

Tiền Giang.

ẠI

+ Xác định đối tượng điều tra: Lựa chọn các DNNVV trên địa bàn TP Mỹ
Tho, với đối tượng điều tra là Giám đốc (hoặc Phó), cấp trưởng hay phó phòng.

Đ

+ Xác địnhmẫu điều tra: Cụ thể tác giả đã chọn ngẫu nhiên với 5% số tổng số

DNNVV, tương ứng mẫu điều tra với 100 DNNVV, với cách thức chọnphân tầng theo
2 tiêu chí dựa trên cơ sở số lượng DNNVV, được sắp xếp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (Mã ngành kinh tế cấp 5 theo VSIC 2007theo quyết định
số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007) và theo độ dốc số lao động. Tiến hành đánh giá

theo 10 tiêu chí theo dạng câu hỏi để các doanh nghiệp trả lời theo từng mức độ ảnh
hưởng khác nhau.

4


+ Phương pháp điều tra: Số liệu được tổ chức điều tra, phỏng vấn thông qua bảng
hỏi; tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra của 100 DNNVV: trong đó 30 DN thuộc lĩnh
vực NLTS, 35 DN thuộc lĩnh vực CN-XD và 35 DN thuộc lĩnh vực TM-DV.
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu, dữ liệu có liên quan sau khi được thu thập, tác giả đã tiến
hành Tổng hợp theo các tiêu chí và chỉ tiêu liên quan, được kết nối trên hệ thống
các biểu bảng, sơ đồ ...vv, nhằm đánh giá theo nội dung nêu ra. Để có cơ sở sử dụng
các phương pháp phân tích, dữ liệu số liệu sau khi tổng hợp sẽ sử dụng công cụ hỗ

Ế

trợ là phần mềm Word, Excel...

U

4.3 Phương pháp phân tích

́H

Đề tài sử dụngmột số phương pháp như: Phương pháp phân tổ thống kê,



Phương phápSo sánh; Phương pháp phân tích thống kê mô tả và một số phương

pháp khác....việc sử dụng các phương pháp này giúp ta dễ tiếp cận nguồn số liệu và

H

phù hợp với đề tài nghiên cứu.

N

- Phương pháp phân tổ thống kê mô tả

KI

Sử dụng phương pháp này để phân tổ dựa trên cơ sở các tiêu thức liên quan..
Các tiêu thức chủ yếu được sử dụng để phân tổ trong luận văn gồm: Phân tổ theo

O
̣C

loại hình doanh nghiệp, theo ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, phân tổ theo
quy mô lao động, theo đặc điểm vốn…

H

Chủ yếu tổng hợp kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống
kê tỉnh nhằm phản ảnh các đặc điểm cơ bản và sự phát triển của các DNNVV.

ẠI

Sử dụng phương pháp nhằm mô tả thực trạng các vấn đề trong hoạt động


Đ

SXKD, trong quá trình phát triển...của các DNNVV trên địa bàn,....
- Phương pháp so sánh:
Trên cơ sở các các lĩnh vực hoạt động hoặc chỉ tiêu được tính toán tương ứng
với các loại hình doanh nghiệp để so sánh với nhau từ đó thấy được những ưu điểm,
khuyết điểm, lợi thế và khó khăn để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sử dụng phương pháp so sánh nhằm xác định số biến động tuyệt đối, tương
đối, số bình quân... so sánh theo thời gian, chuỗi thời gian, không gian ....

5


4.4. Phương pháp chuyên gia tham khảo
Ngoài sử dụng các phương pháp trên, Luận văn sẽ tiến hành tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, các lãnh đạo có liên quan để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá
và hướng phát triển đối với các DNNVV trên địa bàn TP Mỹ Tho Tiền Giang.
Để làm sáng tỏ những cơ sở lý luận cũng như phân tích, đánh giá các chỉ tiêu
kinh tế trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi còn sử dụng phương pháp thu thập
thông tin từ các chuyên viên, chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo của Cục Thống kê,

Ế

Chi Cục Thống kê thành phố Mỹ Tho, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và

U

các DNNVV; từ đó rút ra kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn; đề xuất các giải


́H

pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của từng loại hình DNNVV trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.



5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

H

Luận văngồm 03 chương.

N

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.

KI

Chương 2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang.

O
̣C

Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn

Đ


ẠI

H

thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNPHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1 Khái niệm

Ế

Căn cứ khoản 7, Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam ban hành ngày

U

26/11/2014 như sau: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có

́H

trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”[1, tr1].




Doanh nghiệp (DN) là những cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có
quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn, lao động,

H

doanh thu, giá trị tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.

N

Từ khái niệm về DN, khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được

KI

thực hiện trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ

O
̣C

ban hành về trợ giúp phát triển DNthì khái niệm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa như
sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh

H

doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo

ẠI


quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định
trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn

Đ

vốn là tiêu chí ưu tiên)”.[3, tr1]
1.1.1.2. Tiêu chí xác định

Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ là DN có
số lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50
người, còn DN vừa có từ 50 đến 300 lao động.
Các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để
phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn

7


các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng
giá trị tiền tệ.
Bảng 1.1 Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới
Số lao động

Quốc gia

Phân loại

Mỹ

Tất cả các ngành


 500

-

-

Chế tác

300

<300 triệu yên

-

Bán buôn

100

100 triệu yên

-

Bán lẻ

50

 50 triệu yên

-


Dịch vụ

100

100 triệu yên

-

DN cực nhỏ

<10

-

-

DN nhỏ

<0

DN vừa

<250

Ế

U

́H


7 triệu ero

-

40 triệu ero
-

-

50-200 triệu bạt

-

Bán buôn nhỏ

-

 50 triệu bạt

-

Bán buôn vừa

-

50-100 triệu bạt

-

Bán lẻ nhỏ


-

 30 triệu bạt

-

Bán lẻ vừa

-

30-60 triệu bạt

-

<100

<1,2 triệu đô la

-

KI

O
̣C

H
ẠI
Đ


-

50 triệu bạt

Sản xuất vừa

Singapore

Doanh thu

-

Sản xuất nhỏ

Thái Lan



H

EU

N

Nhật Bản

Vốn đầu tư

Bình quân


-

Nguồn: APEC 1998, UN/EEC 1999 và OECD 2000
Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu
sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình
trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Điều này
giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu

8


chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào
tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và phân loại DNNVV rất khác nhau
theo sự phát phát triển của đất nước.
Căn cứ Điều 4 Luật hỗ trợ DNNVV Việt Nam ban hành ngày 12/6/2017 quy
định“Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN
vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người

Ế

và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

U

Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.DN siêu nhỏ, DN nhỏ

́H

và DN vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công

nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ”.[23, tr1]

Quy mô
Số lao

Tổng

nguồn

KI

Khu vực

Doanh nghiệp nhỏ

động

vốn

(tỷ đồng)

10 người

20 tỷ đồng

trở xuống

trở xuống

II. Công nghiệp và


10 người

20 tỷ đồng

Đ

O
̣C

(người)

xây dựng

trở xuống

trở xuống

III. Thương mại và

10 người

10 tỷ đồng

dịch vụ

trở xuống

trở xuống


ẠI

và thủy sản

H

I. Nông, lâm nghiệp

Doanh nghiệp vừa

H

nhỏ

N

DN siêu



Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam

Số lao

Tổng

Số lao

động


nguồn vốn

động

(người)

(Tỷ đồng)

(người)

từ trên 10

từ trên 20 tỷ

từ trên 200

người đến

đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng

300 người

từ trên 10


từ trên 20 tỷ

từ trên 200

người đến

đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng

300 người

từ trên 10

từ trên 10 tỷ

từ trên 50

người đến

đồng đến

người đến

50 người


50 tỷ đồng

100 người

(Nguồn: Nghị định Số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009)

9


Hiện nay, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì
"DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia
thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” [3, tr1].
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn DNNVV tác giả đã lấy tiêu chí số lao
động trong các doanh nghiệp để xác định DNNVV, vì đây là tiêu chí ổn định, có độ

Ế

chính xác cao nhất và dễ dàng thu thập.

U

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

́H

1.1.2.1. Những đặc điểm mangtính lợi thế

DNNVV có những lợi thế là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những




thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao
động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng

H

thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường. DNNVV có thể bước vào thị

N

trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh

KI

nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những phân khúc vừa và
nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ

O
̣C

đặt ở các thị trường có khối lượng lớn.
DNNVV là loại hình sản xuất có tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và địa

H

điểm sản xuất phân tán, có nhiều điểm mạnh:

ẠI


Một là: các DNNVV có tính năng động cao, linh hoạt, dễ thích ứng với các
biến động của thị trường. Trong một số trường hợp, DNNVV còn năng động thích

Đ

ứng nhanh với những biến động về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước.
Trong thương mại, nhờ tính linh hoạt, dễ tham gia thị trường, cũng như dễ rút lui
khỏi thị trường khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi, nên DNNVV dễ dàng tìm
kiếm lợi nhuận từ những phân khúc của thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn
chuyển đổi của nền kinh tế.
Hai là:Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các
điều kiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ

10


linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định. Vòng quay sản phẩm nhanh nên có thể sử dụng
vốn tự có hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng. Đồng thời, do tính chất linh hoạt
cũng như quy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu
cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng
động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng. Từ đó doanh
nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinhtế. Hiện nay ở Việt Nam, nếu chủ
thể nào đó có ý tưởng sản xuất kinh doanh cộng với một số ít vốn, một số lao động
nhất định và mặt bằng không lớn là có thể khởi sự được doanh nghiệp.

Ế

Ba là: DNNVV có một số lợi thế trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của


U

người tiêu dùng, qua đó tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phù hợp với

́H

nhu cầu của khách hàng. Có thể nói DNNVV có một số lợi thế trong việc định



hướng và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng.
Bốn là:DNNVV có một số lợi thế là lãi suất đầu tư thấp nhờ phát huy các

H

nguồn lực đầu vào tại chỗ như tài nguyên, lao động hay khai thác, nguồn vốn và

N

phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương.

KI

Năm là: Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu
quả với chi phí cố định thấp. Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư

O
̣C

vào các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện

cho phép. Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn.

H

Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như

ẠI

có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường

Đ

ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế.
Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp từng bước trưởng thành,

lớn mạnh nhờ khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống trong từng hộ
gia đình, từng dòng họ, làng nghề của nông thôn Việt Nam.
1.1.2.2. Những đặc điểm mang tính bất lợi
Những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Một là hạn
chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài và Hai là hạn chế đến từ chính các lợi thế
của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

11


- Hầu hết những DNNVV có quy mô nhỏ, hoạt động phân tán, thiếu các
nguồn lực để tiến hành các dự án đầu tư lớn; khả năng mở rộng thị trường đầu ra,
đặc biệt là thị trường quốc tế có nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp thiếu tính chiến
lược và không có kế hoạch dài hạn. Sự liên kết, hợp tác giữa các DNNVV và sự liên

kết hợp tác theo hiệp hội ngành hàng, theo địa bàn không bền vững.
- Thiết bị - Công nghệ của DNNVV thường ở mức dưới trung bình, đặc biệt
là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất

Ế

lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

U

- Những DNNVV thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp

́H

sản phẩm.

- Trong công tác đoàncông nhân và chủ doanh nghiệpgặp rất nhiều hạn chế,



thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, không có
kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm,... tóm lại là không đủ năng lực sản xuất để đáp

H

ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.

N

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường dẫn đến nhữngDNNVV


KI

thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.
- Do tính chất DNNVV cũng gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan

O
̣C

hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương; gặp khó khăn trong thiết
lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường

H

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

ẠI

1.1.3.1. Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Những DNNVV rất thích hợp với những phương pháp tiết kiệm vốn,do đó

Đ

chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất.
Thứ nhất:Do đặc tính phân bố rải rác của chúng.
Những DNNVV thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm
cho nhiều đối tượng lao động và nhiều vùng địa lý. Đặc biệt là với các vùng sâu,
vùng xa và vùng chưa phát triển kinh tế đối với những người lao động có trình độ
tay nghề thấp. Nhờ vậy giải quyết được việc làm mà còn góp phần giảm dòng người
lên thành phố tìm việc làm.


12


×