Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHAP LUAT VE THOI GIAN LAM VIEC DOI VOI LAO DONG DAC THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.37 KB, 20 trang )

Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH
TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI
CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ

Giảng viên giảng dạy
TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Học viên thực hiện
Trần Lãm
MSHV: M3418028
Lớp: Cao học Luật K25

Cần Thơ, tháng 12 năm 2018
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 1

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ĐẶC THÙ
A. LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong pháp luật về lao động, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là một trong
những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để bảo vệ sức lao động của người lao động nói
riêng và quyền của người lao động nói chung. Trong đó, có những ngành nghề đòi hỏi
phải bố trí thời giờ làm việc khác so với công việc bình thường (vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm
việc trên biển. Sự khác biệt này tạo nên một chế định đặc thù trong pháp luật về lao
động, trong sự đặc thù đó, thời giờ làm việc là đặc trưng cơ bản, tạo nên sức hút đặc
biệt lớn đối với người viết để phân tích, đánh giá và tìm ra giải pháp khắc phục những
bất cập, tồn tại.
Với mong muốn phân tích, đánh giá quy định về thời giờ làm việc đối với lao
động đặc thù từ đó chỉ ra những hạn chế trong quy định và hướng giải pháp hoàn thiện
quy định về thời giờ làm việc đối với lao động đặc thù, người viết chọn đề tài “Pháp
luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù” để hoàn thành tiểu luận của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Lao động đặc thù là một chế định trong pháp luật lao động, tuy nhiên với giới
hạn của Tiểu luận, người viết tập trung nghiên cứu về thời giờ làm việc đối với công
việc đặc thù nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng chính của đối tượng.
3. Sơ lượt về tài liệu
Trên cơ sở nguồn của ngành luật lao động, người viết bám sát vào các văn bản
quy phạm pháp luật, chủ đạo là Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Ngoài ra, người viết còn tham khảo các tài liệu khác như: sách, báo, tạp chí,

4. Bố cục
Bố cục luận văn ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội
dung chính được chia thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc đối
với công việc đặc thù


GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 2

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI
CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ
1. Khái niệm về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động
theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao
động.1
Thời giờ làm việc bình thường
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong
01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong
01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử
dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
- Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Thời giờ làm việc đặc thù
Theo Điều 117 Bộ luật Lao động quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
“Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ,

đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm
việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng
dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc
sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải
thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải
tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động năm 2012”
Như vậy, có thể hiểu rằng thời giờ làm việc đặc thù là độ dài thời gian lao động
đặc biệt được quy định những chế độ lao động riêng. Cụ thể là những đối tượng được
1

ThS. Diệp Thành Nguyên, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, 2012.

GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 3

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

quy định tại Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2012 và thể hiện chi tiết tại các văn bản
hướng dẫn thi hành.
2. Đặc điểm về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Chế độ pháp lý về thời giờ làm việc đối với lao động đặc thù có những tính chất
riêng so với thời giờ làm việc bình thường, cho nên sự khác biệt đó tạo nên những đặc
trưng riêng:
- Thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù áp dụng cho những đối tượng đặc
biệt. Tuy nhiên, pháp luật lao động Việt Nam không đưa ra tiêu chí cụ thể đối với công

việc đặc thù mà thể hiện dưới dạng liệt kê, nghĩa là đưa ra những công việc được quy
định riêng (vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai
thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật
bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc
trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn
đặt hàng), theo đó công việc phải thường trực 24/24 giờ là sự phối hợp của cơ quan
quản lý chuyên môn với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù không cố định. Do tính chất của
mỗi công việc, thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù thường mang tính chất
thường xuyên và liên tục, bên cạnh đó có những công việc linh hoạt tùy theo yêu cầu
của người sử dụng lao động, tạo nên sự bất định trong quy định về thời giờ.
Bên cạnh đó, thời giờ làm việc đối với lao động đặc thù mang tính nguy hiểm, rủi
ro cao hơn so với các nhóm lao động khác như: thời giờ vào ban đêm, thời giờ kéo dài
và liên tục,... kết hợp với môi trường nguy hiểm, độc hại.
3. Tầm quan trọng của quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc
thù
Là cơ sở để đảm bảo quyền của người lao động. Hiện nay, pháp luật lao động
Việt Nam chưa đưa ra những tiêu chí cố định để xác định công việc đặc thù, chính vì
thế những quy định đối với công việc đặc thù nói chung mà đặc biệt là quy định về
thời giờ làm việc nói riêng là rất quan trọng, là cơ sở quan trọng để đảm bảo và bảo vệ
chính mình.
4. Một số văn bản quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Thông tư 21/2015/TT-BGTVT ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao
động làm công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt;
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 4

HVTH: Trần Lãm



Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

Thông tư 05/2012/TT-BGTVT ngày 06/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, áp dụng cho thuyền viên
làm việc trên tàu biển Việt Nam;
Thông tư 42/2011/TT-BGTVT ngày 01/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc
hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao
động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không;
Thông tư 24/2015/TT-BCT ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban
hành Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm
công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Công ước lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền
viên làm việc trên tàu biển;
Thông tư 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ khoa học
công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với
người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân;
Thông tư số 03/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch về việc quy định một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối
với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao;
Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với
người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo
đơn đặt hàng.

Chương 2

GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp


Page 5

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC ĐỐI
VỚI CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ
1. Quy định về thời giờ làm việc đối với một số công việc đặc thù
1.1. Công việc vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không,
thăm dò khai thác dầu khí trên biển
* Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt
trong vận tải đường sắt.
Thời giờ làm việc đối với nhóm công việc này được quy định dựa vào các chức
danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban, theo đó là các đặc tính đặc thù (nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên
tục ngày đêm tùy theo các mức độ); nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu để xác
định thời giờ làm việc cụ thể.
- Quy định đối với nhân viên làm việc theo ban
Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên
tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời
gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong
một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít
nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn
liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ
(không tính thời gian giao nhận ban): Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian
xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên

ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một
tháng là 15 ban;
Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục
ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời
gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong
một tháng là 26 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít
nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban;
Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc tương đối nhiều,
nhưng không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày không quá 16
giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối
đa trong một tháng là 21 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 6

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không
quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 10,5
ban);
Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc không nhiều,
không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12
giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối
đa trong tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động
làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá
24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 13 ban);
Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục,

thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ: Thời gian
lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một
tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 03
ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ,
thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban - Trường
hợp này phải được sự đồng ý của người lao động).
- Quy định đối với nhân viên làm việc trên đoàn tàu
Các chức danh lái tàu, phụ lái tàu: Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một
ngày và không quá 156 giờ trong một tháng. Thời giờ làm việc tính từ khi lên ban đến
khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga thì
áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của
Thông tư này;
Các chức danh Trưởng tàu Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp
trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng: Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong
một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài
hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc theo ban như sau: thời gian lên ban 8 giờ,
thời gian nghỉ tại chỗ 8 giờ. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang
nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên
ban.

GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 7

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

* Thời giờ làm việc áp dụng cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo ca và được duy trì 24 giờ liên
tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ.
Thời giờ làm việc tối đa: 14 giờ làm việc trong 24 giờ liên tục; 72 giờ làm việc
trong 7 ngày liên tục.
Trường hợp khẩn cấp liên quan đến an ninh, an toàn của tàu, của những người
trên tàu, hàng hóa, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có
quyền yêu cầu thuyền viên thực hiện giờ làm việc bất kỳ thời gian nào cần thiết. Ngay
sau khi thực hiện xong nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp và khi tình hình trở lại
bình thường, thuyền trưởng phải bảo đảm mọi thuyền viên đã thực hiện xong nhiệm vụ
này trong thời giờ được phép nghỉ ngơi của họ được hưởng đủ thời giờ nghỉ ngơi theo
quy định.
Thời giờ làm việc của thuyền viên ở trên tàu phải được lập thành bảng theo quy
định. Bảng ghi thời giờ làm việc của thuyền viên ở trên tàu phải được lập bằng hai
ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và thông báo tại nơi dễ thấy. Thuyền viên phải được
phát bản sao bảng ghi thời giờ làm việc của họ và có chữ ký của thuyền trưởng hoặc
người được ủy quyền kiểm soát và chữ ký của thuyền viên.
* Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù
trong ngành hàng không
- Thời giờ làm việc của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không
Thời giờ làm việc của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không thực hiện theo
quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thời giờ làm việc của nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không làm
việc tại các đài, trạm ở vùng xa, vùng cao, hải đảo không có điều kiện đi về trong ngày
(làm việc theo chu kỳ) được quy định như sau:
Chu kỳ làm việc được tính từ ngày người lao động bắt đầu làm việc cho đến ngày
kết thúc ở nơi làm việc (bao gồm cả thời gian đi đường từ cơ quan đến đài, trạm và
ngược lại). Căn cứ tính chất công việc, điều kiện đi lại, người sử dụng lao động và
người lao động thỏa thuận làm việc theo chu kỳ, nhưng thời gian làm việc tối thiểu là 2
ngày và tối đa không quá 15 ngày, tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao
động không quá 12 giờ/ngày, 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ

trong một năm;
- Thời giờ làm việc của nhân viên hàng không khác
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 8

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

Ngoài thời giờ làm việc, thì người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người
lao động để làm thêm giờ nhằm thực hiện các công việc theo yêu cầu của hoạt động
hàng không trong thời gian cả ban ngày và ban đêm, cả ngày nghỉ hàng tuần và ngày
lễ, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người
lao động không quá 12 giờ/ngày, 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không quá 300
giờ trong một năm.
Thời giờ làm việc nêu trên bao gồm cả số giờ được tính thời giờ làm việc được
quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động
về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
Người sử dụng lao động có quyền huy động người lao động làm việc ngay lập
tức mà không bị giới hạn số giờ làm việc, số giờ làm thêm trong ngày, trong những
trường hợp khẩn cấp gây uy hiếp đến tính mạng, an ninh, an toàn hàng không cũng
như tài sản, trang thiết bị hàng không.
* Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt
trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
- Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên (theo phiên và
theo ca làm việc), cụ thể như sau:
Ca làm việc tối đa 12 giờ;

Phiên làm việc tối đa 28 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm
việc tại công trình dầu khí trên biển vào Nội quy lao động và thông báo cho người lao
động trước khi đến làm việc.
- Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên
+ Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 1 năm của người lao động làm việc không
thường xuyên được tính như sau:
SGLVN=

(SNN – SNHN) x 12h
2

Trong đó:
SGLVN: Số giờ làm việc chuẩn trong năm
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 9

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

SNN: Số ngày trong năm
SNHN: Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định của Bộ luật lao
động
Trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng trong năm, số ngày trong năm
(SNN) và số ngày nghỉ hàng năm (SNHN) được tính tỷ lệ theo thời gian làm việc từ
thời điểm người lao động bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động trong năm đấy.

+ Khi làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao động làm việc không
thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
Ca làm việc tối đa 12 giờ;
Phiên làm việc tối đa 45 ngày.
+ Người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về ca làm việc và phiên
làm việc trước khi cử người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình
dầu khí trên biển.
+ Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao
động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ bù hoặc thực hiện công việc trên
đất liền theo quy định pháp luật về lao động.
+ Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm của người lao động làm việc
không thường xuyên không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn quy định tại
Khoản 1 Điều này.
- Làm thêm giờ
Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc đối với người
lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm
việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc hoặc thời gian làm việc vượt quá số
giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm đối với người lao động làm việc không thường
xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
Tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động không quá 14
giờ/ngày.
Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50 giờ/phiên làm việc và
trong mọi trường hợp không vượt quá 300 giờ/năm.
- Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp đặc biệt gồm: thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh; thực hiện các
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 10


HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản và môi trường xung quanh công
trình dầu khí trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,
thảm họa.
Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao
động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm thêm
trong ngày và số ngày làm việc trong phiên theo quy định.
* Thời giờ làm việc đối với lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển
Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả
ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên
tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu
thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp,
thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập thành Bảng phân công công việc
trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này và được
công bố tại vị trí dễ thấy trên tàu.
1.2. Thời giờ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
Thời giờ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được áp dụng đối với diễn viên, đạo
diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật. Theo đó, được thời giờ làm
việc được quy định trong nội quy của người sử dụng lao động
1.3. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt
nhân
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ đối với nhân viên bức xạ làm
nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
54/2015/TT-BLĐTBXH.

Nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này là những nghề, công việc có mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hóa cao do làm
việc trực tiếp với nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ có cường độ
lớn.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 01 giờ đối với nhân viên bức xạ làm
nghề, công việc bức xạ, hạt nhân khác quy định tại Nhóm 2 của Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH.
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 11

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

Nhân viên bức xạ không được phép làm thêm giờ. Trường hợp đặc biệt (như
khắc phục sự cố, tai nạn nghiêm trọng), đơn vị sử dụng lao động được phép huy động
nhân viên bức xạ làm thêm giờ, nhưng không quá 3 giờ trong một ngày.
1.4. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính
thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng
- Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] X tn (giờ)
Trong đó:
TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày
nếu là năm nhuận;
Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều
110 của Bộ luật lao động;
Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên

làm việc theo quy định tại Điều 111, Điều 112 của Bộ luật lao động và Điều 7 Nghị
định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động, vệ sinh lao động;
TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 10 ngày;
tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối với người lao
động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành là 6 giờ.
- Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính,
người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
của người lao động theo các trường hợp sau:
+ Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ hoặc là 6 giờ đối với
người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá
12 giờ hoặc nhiều hơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ đối với người lao động làm các
nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 12

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

+ Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ hoặc từ 3
giờ đến dưới 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm;
- Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm

Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá
12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.
Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định
như sau:
+ Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá
64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm không quá 48 giờ.
+ Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 32 giờ; riêng đối với người
lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá
24 giờ.
+ Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng giới hạn giờ làm việc tiêu
chuẩn và giờ làm thêm theo tuần quy định tại điểm a hoặc giới hạn giờ làm thêm theo
tháng quy định tại điểm b khoản này và phải ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.
Trường hợp quyết định áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tháng quy định tại
điểm b khoản này thì đồng thời tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tuần không
quá 56 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm không quá 42 giờ.
Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300
giờ.
2. Một số vấn đề về lao động đặc thù
2.1. Chưa có tiêu chí xác định cụ thể cho thời giờ làm việc đặc thù
Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành
nhằm quy định những trường hợp cụ thể đối với thời giờ làm việc đặc thù. Song, trên
thực tế hiện nay lại phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến thời giờ làm việc đặc thù
nhưng chưa được điều chỉnh, điều đó dẫn đến sự “hoài nghi” trong việc đảm bảo
quyền trong lao động đối với chủ thể tham gia vào quan hệ lao động. Thiết yếu cần
phải có quy định rõ ràng, chặt chẽ để phân định thời gian làm việc đối với công việc
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp


Page 13

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

đặc thù, bởi lẻ quy định pháp luật lao động Việt Nam vẫn chưa điều chỉnh toàn diện
đối với mối quan hệ của nhóm này.
2.2. Quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù còn riêng lẻ
Sự rời rạc đối với công việc đặc thù đã gây ra sự manh mún trong xác định thời
giờ làm việc, điều này tạo ra một rào cản lớn đối với cơ chế đảm bảo và bảo vệ quyền,
lợi ích của người lao động đối với công việc đặc thù, dẫn đến sự khó khăn trong quản
lý nhà nước trong công việc đặc thù. Trên thực tế nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về lao
động, người lao động chưa thể tự bảo vệ chính mình bởi sự riêng lẻ trong quy định đối
với công việc đặc thù.
3. Hoàn thiện quy định về thời gian làm việc đối với công việc đặc thù
3.1. Xây dựng quy định cụ thể về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Cần có luận cứ vững chắc để người lao động đảm bảo quyền về thời giờ làm việc
đối với lao động đặc thù, việc xây dựng các tiêu chí cụ thể sẽ lắp được những khe hở
trong quy định pháp luật lao động, tạo tiền đề cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể
dễ quản lý hơn, tạo khung pháp lý cho người lao động vững chắc hơn, đồng thời hạn
chế được những tranh chấp lao động, đặc biệt là sự xâm hại trong công việc đặc thù.
Như vậy, những quy định về tiêu chí đối với công việc đặc thù sẽ hạn chế được
những phát sinh nhu cầu thêm mới, bổ sung các quy định.
Ví dụ:
Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù cho lĩnh vực truyền tài điện. Trong khi đại đa
số người lao động (NLĐ) có được 6 ngày nghỉ lễ nhân dịp Quốc tế lao động năm nay
thì để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế và đời

sống, hàng nghìn NLĐ trong ngành Điện vẫn phải làm việc, trực vận hành suốt
24/24h mỗi ngày, tìm ra khiếm khuyết để sửa chữa, nối liền huyết mạch đường dây. 2
Lái xe là công việc nguy hiểm, là loại hình lao động nặng nhọc, khi tham gia
giao thông người lái xe điều khiển ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ (quy định tại Điều
601 BLDS năm 2015). Lái xe khách trên 40 chỗ ngồi, xe tải trên 7,5 tấn là chủ thể
đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLLĐ năm 2012 do vậy thời giờ làm việc
của các lái xe này phải là “không quá 06 giờ trong 01 ngày”. Tuy nhiên điều luật này
lại mẫu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ là: “Thời

2

Trang điện tử ngành điện, Cần xây dựng cơ chế đặc thù cho NLĐ làm việc trong lĩnh vực truyền
tải điện, [Ngày truy cập 04/05/2015], />
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 14

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không
được lái xe liên tục quá 4 giờ”.3
3.2. Thống nhất quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Để xây dựng tiêu chí, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý chuyên môn
đối với công việc đặc thù thông qua các Hội thảo, tọa đàm và nhất là có ý kiến tham
vấn trực tiếp từ những người lao động và người sử dụng lao động, từ đó có những
nguyên tắc chung nhất để xác lập nên mối liên hệ giữa thời giờ làm việc một cách
chung nhất, bởi lẻ, sự bất định của thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù vẫn

xoay quanh mối quan hệ với thời giờ làm việc bình thường. Như vậy, đối chiếu với
thời giờ làm việc bình thường, các cơ quan quản lý chuyên môn sẽ phối hợp với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có quy định chung nhất để hợp nhất đối với
công việc đặc thù, mà trọng tâm là thời giờ làm việc hợp lý.
Việc này còn đòi hỏi có sự tập hợp các quy định từ các luật chuyên ngành khác
nhau trong mối liên hệ với pháp luật lao động, từ đó có cơ sở hợp nhất các quy định lại
với nhau, đảm bảo cơ chế áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, hỗ trợ cho cơ quan nhà
nước trong quản lý lao động.

3

Tạp chí Tòa án nhân dân, Bất cập trong quy định của pháp luật về thời gian làm việc của lái xe và
những đề xuất, kiến nghị sửa đổi nhằm hạn chế tai nạn giao thông, Hải Hà [Ngày truy cập 01/8/2018],
/>
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 15

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

C. KẾT LUẬN
Thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù còn tồn tại sự bất cập, chưa được
thống nhất trong quy định, xuất phát từ sự đặc biệt trong mỗi lĩnh vực thuộc sự quản lý
của các cơ quan khác nhau, từ đó dễ dẫn đến sự thiếu đảm bảo trong quyền của người
lao động trong mối quan hệ lao động. Giải quyết được sự bất nhất đó, kết hợp với việc
xây dựng cơ chế thống nhất về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù sẽ tạo nên
khung pháp lý vững chắc đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực đặc thù.


GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 16

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Lao động năm 2012;
2. Thông tư số 03/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động
đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao;
3. Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng
theo đơn đặt hàng.
4. Thông tư 24/2015/TT-BCT ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương
ban hành Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm
công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
5. Thông tư 21/2015/TT-BGTVT ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải ban hành Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao
động làm công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt;
6. Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24/12/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Công ước lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của
thuyền viên làm việc trên tàu biển;
7. Thông tư 05/2012/TT-BGTVT ngày 06/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải ban hành Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, áp dụng cho thuyền
viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
8. Thông tư 42/2011/TT-BGTVT ngày 01/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người
lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không;
9. Thông tư 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ khoa học
công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với
người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân.
II. Giáo trình
1. ThS. Diệp Thành Nguyên, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, 2012.
III. TRANG ĐIỆN TỬ

GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 17

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

1. Trang điện tử ngành điện, Cần xây dựng cơ chế đặc thù cho NLĐ làm việc
trong lĩnh vực truyền tải điện, [Ngày truy cập 04/05/2015], />2. Tạp chí Tòa án nhân dân, Bất cập trong quy định của pháp luật về thời gian
làm việc của lái xe và những đề xuất, kiến nghị sửa đổi nhằm hạn chế tai nạn giao
thông, Hải Hà [Ngày truy cập 01/8/2018], />
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 18

HVTH: Trần Lãm



Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Sơ lượt về tài liệu
4. Bố cục
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI CÔNG
VIỆC ĐẶC THÙ
1. Khái niệm về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
2. Đặc điểm về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
3. Tầm quan trọng của quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc
thù
4. Một số văn bản quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
Chương 2: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIAN LÀM
VIỆC ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ
1. Quy định về thời giờ làm việc đối với một số công việc đặc thù
1.1. Công việc vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không,
thăm dò khai thác dầu khí trên biển
1.2. Thời giờ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
1.3. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt
nhân
1.4. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính
thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng
2. Một số vấn đề về lao động đặc thù
2.1. Chưa có tiêu chí xác định cụ thể cho thời giờ làm việc đặc thù

2.2. Quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù còn riêng lẻ
3. Hoàn thiện quy định về thời gian làm việc đối với công việc đặc thù
3.1. Xây dựng quy định cụ thể về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 19

HVTH: Trần Lãm


Tiểu luận: Pháp luật về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù

3.2. Thống nhất quy định về thời giờ làm việc đối với công việc đặc thù
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Page 20

HVTH: Trần Lãm



×