Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở việt nam – thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.72 KB, 20 trang )

Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ở Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn
thiện

Khuất Văn Trung

Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Làm rõ thực trạng
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đánh giá những ưu
điểm, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực
hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt
Nam.

Keywords: Luật lao động; Pháp luật Việt Nam; Thời giờ làm việc; Thời giờ nghỉ ngơi

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của
pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên,
hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số
giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v. Các
hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may
mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung. Một trong


những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công trong thời gian gần đây là việc người lao động bị yêu
cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi.
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, tác giả chọn đề tài “Pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận
văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc
biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê các hành
vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà không đề cập đến tổng thể các quy

2
định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định
của pháp luật nước ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và
thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong

mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu
vực và trên thế giới và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao
động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương pháp của chủ
nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tương Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và quy nạp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

3

NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU
CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối
quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như khoa học, kinh tế -
lao động …, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên,

trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ
được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những
nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình.
Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới góc độ gì đi nữa thì
mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian
nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao
động trong lĩnh vực lao động
1.1.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế
thị trường
1.1.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền
XHCN mà nước ta đang xây dựng
1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Đối với người lao động
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người lao động
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ
thời gian một cách hợp lý.
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao
động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động
Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao động xây
dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn
tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý cho việc người
sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật
lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động.
Đối với Nhà nước
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối

với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp
lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.

4
1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định
1.2.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao động thỏa
thuận
1.2.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm công việc
nặng nhọc, độc hại
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và mức tối
thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu và mức
tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể (trong nội quy của doanh nghiệp) về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những người lao động trong doanh nghiệp. Những quy
định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa
ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động
thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1.3. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
1.3.1. Trên thế giới
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm ở các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm như Anh ban hành Luật
Công Xưởng năm 1883. Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Giơnevơ, lần đầu tiên

C. Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp đó năm 1884, ở Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết
định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ước Vécxây, điều lệ
của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao
động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới trong đó có quy định số giờ làm việc cho người lao động.
ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Quy định về thời giờ làm việc của ILO
Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ và công ước số 3
(1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ
hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần;
Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần…
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO
Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135 (1970) quy định về số ngày
nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không dược dưới 3 tuần làm việc cho một
năm làm việc;
Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp; Công ước số 106
(1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, văn phòng. Theo đó, người lao động phải
được làm tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày
1.3.2. Ở Việt Nam
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày

5
1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo. Hiến pháp năm 1946; Sắc lệnh số 29-SL ngày
12/3/1947. Sắc lệnh 29-SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định sau này phải
ghi nhận.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai miền, Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Thông tư số 05-
LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc doanh và công
trường. Thông tư 06 năm 1971.

Thời kỳ từ 1976 đến nay: Chính phủ đã có một số văn bản như Nghị định 233 của Hội đồng Bộ
trưởng ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động và có hiệu lực từ ngày
01/01/1995. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao động. Trong
đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tai
chương VII. Sau các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã
càng khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong
việc bảo đảm giờ làm, nghỉ ngơi cho người lao động.

6

CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao
động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. bao gồm các loại thời giờ
được liệt kê tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày
hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao
động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi
ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm
việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định.
Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp (Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về
thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ) đã góp phần vào xu hướng khuyến khích giảm giờ làm cho
người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho người lao động.
Dự thảo BLLĐ quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ” (Điều 109).
Các nước như Philippine “thời giờ làm việc không quá 8 giờ mỗi ngày”, Singapore quy định

“không được đòi hỏi người làm công làm việc quá 8 giờ một ngày hoặc quá 44 giờ một tuần”,
Campuchia, Indonesia quy định “Người lao động không được phép làm quá 7 giờ một ngày hoặc 40
giờ một tuần”, Thái Lan quy định “giờ làm việc bình thường là không quá 48 giờ/ tuần trong các
doanh nghiệp công nghiệp; không quá 8 giờ/ ngày trong các doanh nghiệp vận tải”, Nhật Bảnquy
định “Nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một
tuần”.
2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn.
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình
thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó là: người lao động làm
các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao
động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao động cao tuổi.
Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật Việt Nam có những
quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động trong những hoàn cảnh
đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành
niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi.
2.1.3. Thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối
với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ
làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Số giờ làm thêm
tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm
(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 109/2002/NĐ-CP).
BLLĐ cũng quy định hạn chế làm thêm đối với các đối tượng như lao động nữ có thai từ tháng
thứ bảy hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Khoản 1 Điều 115 BLLĐ); lao động chưa thành
niên trừ một số nghề Bộ Lao động-TBXH quy định (Khoản 2 Điều 122 BLLĐ); người tàn tật đã bị suy
giảm khả năng lao động từ 51% trở lên (Điều 127 BLLĐ).
Trên thực tế, để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử
dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở hầu
hết các doanh nghiệp.
Để khắc phục thực trạng trên, Điều 112 Dự thảo BLLĐ quy định mức giới hạn thời giờ làm thêm
theo tháng và không quá 30 giờ trong một tháng. Mức 30 giờ/ tháng là mức khá cao nên gây phản ứng

không đồng thuận của quần chúng. Vì thế, chỉ nên quy định thời giờ làm thêm tối đa mỗi tháng không
quá 15 giờ.
Trên thế giới, pháp luật các nước cũng quy định chặt chẽ và cụ thể về làm thêm giờ từ việc giới
hạn số giờ làm thêm tối đa như Malaysia giới hạn ở mức 64 giờ trong 1 tháng, Nhật bản mỗi ngày
không được làm thêm quá 2 giờ, Liên Bang Nga quy định thời giờ làm thêm không được vượt quá 4

7
giờ trong 2 ngày liên tục và 120 giờ trong một năm. Một số nước còn hạn chế làm thêm giờ với một số
đối tượng đặc biệt như Nhật Bản quy định số giờ làm thêm đối với lao động nữ không quá 2 giờ/ngày,
6 giờ/tuần, 150 giờ /năm.
Thực tế, trong những năm qua, khoảng 90% những cuộc đình công ở Việt Nam đều có nguyên
nhân từ sự vi phạm quyền lợi người lao động. Trong đó, vi phạm về thời giờ làm việc, đặc biệt là vấn
đề làm thêm giờ khá phổ biến, xếp hàng thứ hai trong nguyên nhân đình công. Theo Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam, đối chiếu với các quy định của Luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi thì
hiện nay phần lớn các Doanh nghiệp đều vi phạm Luật lao động. Thể hiện rõ nhất là các Doanh nghiệp
đều kéo dài thời gian làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày, đối với lao động nữ tại Doanh nghiệp may mặc,
thuỷ sản, da giày, thời gian làm thêm giờ từ 2 đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 đến 1.000 giờ/năm, vượt
quá xa mức quy định trong luật. Số liệu khảo sát cho thấy, trong số lao động được hỏi có 35,8% người
cho rằng ít nhất phải làm thêm 2 giờ/ngày, 18,8% người trả lời cho rằng phải làm 3 giờ/ngày, 7,5% trả
lời phải làm thêm giờ từ 4 đến 5 giờ/ngày.
2.1.4. Thời giờ làm việc ban đêm
Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ
tuỳ theo vùng khí hậu và được hưởng phụ cấp làm thêm. Theo Điều 6 Nghị định 195/CP, thời giờ làm
việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ (đối với khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc) và từ 21
giờ đến 5 giờ (đối với khu vực từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở về phía Nam). Các đối tượng thuộc
trường hợp cấm hoặc bị hạn chế làm thêm giờ cũng thuộc các đối tượng không được hoặc hạn chế làm
thêm ban đêm.
Trên thế giới, thời giờ làm việc ban đêm ở nhiều nước chỉ quy định một độ dài chung cho các
vùng miền từ 10 giờ tối đến 5 giờ hoặc 6 giờ sáng hôm sau (Liên Bang Nga – Điều 96, Philippine –
Điều 86). Có nước quy định “đêm” là thời hạn tối thiểu 11 giờ liên tục bao gồm cả khoảng thời gian

được quy định tối thiểu là 7 giờ liên tục từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng.
2.1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt
Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số giờ làm
việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Loại thời giờ làm việc này khó áp
dụng trong điều kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép kín nhưng lại phù hợp với lao
động giản đơn thủ công trong thương mại và dịch vụ.
Hiện nay, làm việc theo chế độ thời giờ làm việc linh hoạt đang được áp dụng phổ biến ở các
nước phát triển như Hà Lan (chiếm 33% số người lao động), Nauy (chiếm 26%), Australia, Đan Mạch,
Anh, Thụy Điển…chiếm trên 20%. Ở Việt Nam, BLLĐ quy định về thời giờ làm việc linh hoạt áp
dụng cho một số đối tượng sau:
- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn ngày, không
trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận (Điều 81 BLLĐ).
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động
nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc
không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà (Khoản 1 Điều 109 BLLĐ).
- Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng
ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần (Điều 123 BLLĐ).
- Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có quyền kiếm việc làm hoặc kiêm chức
trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, với điều kiện đảm bảo
thực hiện các hợp đồng đã kí kết hoặc phải bảo với người sử dụng lao động biết (Điều 129 BLLĐ).
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
2.2.1. Thời giờ nghỉ có hƣởng lƣơng
2.2.1. 1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca
Điều 71 BLLĐ, Điều 7 Nghị định 195/CP quy định cụ thể về thời giờ nghỉ giữa ca làm việc của
người lao động, theo đó “người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm
việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30
phút tính vào giờ làm việc. người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc”.
Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi
còn không được nghỉ giữa ca. Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài.

8
2. 2.1.2. Nghỉ lễ, tết
Trong khu vực Đông Nam Á, Brunay quy định nghỉ lế, tết 8 ngày mỗi năm, Indonesia 14 ngày,
Philippin 13 ngày, Malaysia 10 ngày. Ở Việt Nam, Điều 73 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ
làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết sau:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
- Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30

tháng 4 dương lịch).
- Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù
vào ngày tiếp theo.
Gần đây, trong phiên thảo luận về dự án Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung tại Ủy ban Thường vụ
Quốc hội tháng 10/2011, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề xuất tăng ngày nghỉ lễ, tết. Theo
đó, người lao động sẽ được nghỉ tết âm lịch 5 ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết lên 10 ngày trong
một năm thay vì 9 ngày như quy định hiện hành. Theo quan điểm cá nhân Tác giả thì việc tăng số
ngày nghỉ trong dịp tết âm lịch cũng phù hợp.
2.2.1.3. Nghỉ hàng năm
Hiện nay việc quy đinh điều kiện nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội. Có nước quy định điều kiện theo năm làm việc như thời gian làm việc ít nhất 1
năm ở Trung Quốc, Đài Loan, Philippine hoặc dưới 5 năm làm việc ở Achentina; có nước lại quy định
điều kiện dựa trên số ngày làm việc thực tế như ở Chi Lê quy định người lao động phải làm việc từ
220 ngày trong một năm trở lên.
Ở Việt Nam, theo Điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp

hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương.
+ 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở
những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
+ 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người
làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
Ngoài ra số ngày nghỉ hàng năm còn được tính theo thâm niên làm việc. Cứ 5 năm làm việc cho
doanh nghiệp hoặc một người SDLĐ thì được tính nghỉ thêm một ngày.
Có thể nói, pháp luật về nghỉ hàng năm khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm
về nghỉ hàng năm ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thay vì được nghỉ hàng năm, người lao động phải làm
việc liên tục các ngày trong tuần, trong năm.
2.2.1.4. Nghỉ về việc riêng
Điều 78 BLLĐ quy định nghỉ về việc riêng khi có những sự biến động pháp lý nhất định mà vẫn
hưởng nguyên lương gồm: Kết hôn, nghỉ 3 ngày. Con kết hôn, nghỉ một ngày. Bố, mẹ (kể cả bên
chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.
2.2.2. Thời giờ nghỉ không hƣởng lƣơng
2.2.2.1. Nghỉ hàng tuần
Theo Công ước số 106 năm 1957 về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng, mỗi tuần
làm việc người lao động được nghỉ ít nhất là một ngày làm việc. Hầu hết các nước trong khu vực
ASEAN đều quy định người lao động được nghỉ ít nhất một ngày liên tục nhưng quy định ngày nghỉ
khác nhau. Ở Thái Lan ngày nghỉ hàng tuần có thể ấn định dựa trên sự thỏa thuận của người sử dụng
lao động và người lao động. Ở Singapore, pháp luật quy định ngày nghỉ là chủ nhật nhưng các bên có
quyền thỏa thuạn nghỉ vào ngày khác. Một số quốc gia quy định ngày nghỉ tuần lớn hơn một ngày như
Trung Quốc ngày nghỉ hàng tuần là 1 ngày rưỡi; ở Liên Bang Nga, một số nước Tây Âu, Canada ngày
nghỉ hàng tuần là 02 ngày.
Ở Việt Nam, chế độ nghỉ hàng tuần của người lao động cũng được Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ thì mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ
liên tục). Thông thường, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động vào
ngày cuối tuần (thứ 7, ngày chủ nhật hàng tuần). Tuy nhiên, nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác thì

người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày cố định khác trong tuần. Đối

9
với các cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị hành chính, sự
nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì được áp dụng chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5
ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg). Quyết định trên thể hiện sự
quan tâm kịp thời, đúng đắn của Nhà nước ta. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chỉ giới hạn trong khuôn
khổ các cơ quan Nhà nước mà chưa áp dụng đỗi với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Nên chăng
pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa bảo vệ người lao động ngoài quốc doanh về chế
độ nghỉ hàng tuần.
2.2.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận
Điều 74 BLLĐ và Điều 121 Khoản 2 Dự thảo BLLĐ đều quy định: “Người lao động có thể thỏa
thuận với Người sử dụng lao động đề nghị không hưởng lương”. Quy định về chế độ nghỉ không
hưởng lương đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động.
2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những ngƣời làm công việc có tính chất đặc
biệt
2.3.1. Đối với các đối tƣợng là những ngƣời lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân
Về thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ đối với nhân viên bức xạ làm nghề, công việc
quy định tại Nhóm 1, 01 giờ đối với công nhân thuộc nhóm 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
31/2007/TT-BKHCN (“Thông tƣ 31”) và không được phép làm thêm giờ.
Về thời giờ nghỉ ngơi
Nhân viên bức xạ được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc vào ban ngày và 45 phút nếu làm việc
vào ban đêm, tính vào giờ làm việc.
Số ngày nghỉ hàng năm của nhân viên bức xạ từ 14 đến 16 ngày.
2.3.2. Đối với ngƣời lao động làm việc trong các trang trại
Theo Thông tư số 23/2000/TT-BLĐTBXH:
- Trường hợp khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm thì người lao động tự bố trí
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhưng phải hoàn thành công việc theo thời hạn mà hai bên đã
cam kết.

- Trường hợp chủ trang trại quản lý thời giờ làm việc để trả công thì thời giờ làm việc do hai bên
thỏa thuận nhưng không quá 8 giờ/ngày.
- Trường hợp làm việc 30 ngày/tháng thì cứ sau 6 ngày làm việc người lao động được nghỉ 1
ngày, nhưng ngày nghỉ không nhất thiết vào ngày chủ nhật mà do hai bên thoả thuận.
- Trường hợp thời hạn làm việc liên tục từ 1 năm trở lên thì cứ 1 năm làm việc người lao động
được nghỉ phép 12 ngày có hưởng tiền công
2.3.3. Đối với ngƣời lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu
theo đơn đặt hàng
Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH quy định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày ít hơn 8 giờ;
hoặc ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc
hại, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo trường hợp thứ ba, thư tư trên thì không phải trả lương
ngừng việc.
Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ
hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng
tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
2.3.4. Các đối tƣợng đặc biệt khác
2.3.4.1. Đối với các đối tượng là lao động nữ
Điều 115 BLLĐ quy định:
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc
nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm
công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.
Thời giờ làm việc của lao động nữ trong một số hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 159
Dự thảo BLLĐ:

10
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy (ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì từ tháng thứ sáu) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng

tuổi, làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm
công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Trường hợp làm việc xa nơi cư trú thì thỏa thuận với người sử dụng lao động để giải quyết hợp lý thời
gian được nghỉ.
Dự thảo BLLĐ quy định thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ trước và sau khi sinh con là từ 5-6
tháng tùy từng loại công việc. Ngày 15/12, Thường vụ Quốc hội đã thống nhất tăng thời gian nghỉ thai
sản và được quyền hưởng chính sách thai sản cho tất cả nhóm lao động nữ lên 6 tháng.
2.3.4.2. Đối với lao động chưa thành niên
Điều 122 BLLĐ quy định:
- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42
giờ một tuần.
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm
việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định.
Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí
Minh đối với 173 cơ sở sản xuất trên địa bàn, có 62 cơ sở sử dụng 150 lao động là trẻ em dưới 16 tuổi
(chiếm gần một nửa số lao động là trẻ thuộc độ tuổi từ 13 đến 15) vi phạm Luật Lao động, tập trung
nhiều nhất ở quận Bình Tân và Tân Bình. Trong số các cơ sở vi phạm, nhiều nơi áp dụng thời gian làm
việc quá mức. Bình quân mỗi em phải lao động hơn 10 giờ/ngày, có nơi lên đến 14 giờ/ngày và hầu
hết phải làm thêm giờ nhưng rất ít chủ cơ sở trả tiền, coi đây là giờ làm bắt buộc, nếu không làm, các
em sẽ bị đuổi việc.
2.3.4.3. Đối với lao động là người tàn tật
Khoản 2 Điều 127 BLLĐ quy định: “Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao
động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm thêm ban đêm”.
Dự thảo BLLĐ quy định cấm “sử dụng người lao động khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm” (Điều 188).
2.3.4.4. Đối với lao động là người cao tuổi
Điều 123 BLLĐ và Điều 173 Dự thảo BLLĐ quy định: “Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu,

người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không
trọn ngày, trọn tuần theo quy định của Chính phủ”.
2.4. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc
Từ 1/1/1995 – thời điểm BLLĐ có hiệu lực – đến nay, một môi trường pháp lý về lao động mới
đã được thiết lập. Là một chế định quan trọng và cũng là một trong những chế định mang tính hoàn
thiện nhất của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra
khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan
hệ lạo động; người lao động được quyền làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong
khối các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà
nước, người lao động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời giờ làm
việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế
độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng
tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi. Chính những quy định này đã giúp bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2.4.1.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt được thì chế định
này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, Khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động thì thời gian làm việc của người
lao động được tính như thế nào? Sẽ là không quá 8 giờ/ngày làm việc đối với một hợp đồng lao động
hay đối với tất cả các hợp đồng lao động.

11
Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý. Mức 4 giờ/ ngày là giới hạn khá cao, bên
cạnh đó mức giới hạn theo ngày và theo năm là chứ hợp lý mà nên giới hạn mức giờ làm thêm theo
ngày và theo tháng.
Thứ ba, chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi ca làm việc liên tục 8
tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào
thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định về việc người lao động có quyền

nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc với thời giờ nghỉ ăn cơm là hai
loại thời giờ khác nhau.
2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.4.2.1. Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nƣớc
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có ý thức chấp hành đúng các quy
định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cần cù làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước đã chú ý áp dụng
các biện pháp tổ chức lao động một cách khoa học, sử dụng hợp lý thời giờ làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức. Tuy nhiên, việc quản lý lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà
nước còn nhiều hạn chế và yếu kém, chất lượng hiệu quả công tác không cao. Một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ý
thức kỷ luật lao động kém; vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như làm
việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi games, đánh bài, uống rượu, bia trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến
hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức.
Để khắc phục những khuyết điểm trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 05/2008/CT-TTg
về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Mặc
dù vậy, tình trang “ăn cắp” thời giờ làm việc của cán bộ công chức và người lao động trong các cơ
quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vẫn diễn ra thường
xuyên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc giám sát thực hiện thời giờ làm việc của cấp
trên đối với cấp dưới chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.
2.4.2.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Khối các doanh nghiệp, Tổng công ty, công ty Nhà nước là nhóm thực hiện tương đối tốt các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel v.v.
Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bên cạnh một số doanh nghiệp thực hiện tốt các
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Công ty TNHH Ford Việt Nam (do Mỹ đầu tư),
Mạng thông tin di động Vietnamobile (do đối tác Hutchison đầu tư), còn nhiều doanh nghiệp chưa
thực hiện nghiêm túc các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hànhvi vi
phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc kéo dài ca làm việc, giảm giờ
nghỉ giữa ca, tăng số giờ làm thêm v.v. là các hành vi vi phạm thường thấy trong các doanh nghiệp đặc

biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Việc vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn
Việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ biến. Theo thống
kê mới nhất gần đây đối với các công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp,
có 81,81% người lao động trong khu vực doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3%
phải làm thêm quá 200 giờ/năm; 22,73% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường [86].
Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca
Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình
trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc
biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình trong ngành sản xuất
công nghiệp ô tô Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (trụ sở chính tại Vĩnh Phúc), thời giờ làm
việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca người lao động chỉ được nghỉ giữa ca 20
phút. Như vậy, công ty đã ăn bớt của người lao động mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và 25
phút đối với ca đêm.
Tăng số giờ làm thêm quá mức quy định
Để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử dụng lao động
đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ. Theo một khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam, các doanh nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ

12
ngơi. Cụ thể, các doanh nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với lao động
nữ tại doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng
600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định. Trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho
rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến
5 giờ/ngày.
Phớt lờ các quyền lợi của lao động nữ
Công nhân không được hưởng chế độ thai sản vì doanh nghiệp trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm
xã hội, lao động nữ không được nghỉ 60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, không được chuyển công việc khác nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7 tháng tuổi.
Lạm dụng lao động trẻ em

Một số doanh nghiệp bắt các em làm việc quá mức thời gian cho phép, bắt làm thêm, làm đêm
hoặc làm các công việc nặng nhọc như làm trong các công trường xây dựng, tại nông trại sản xuất v.v.
Có thể nói, đa số các vụ vi phạm đều xuất phát từ ý thức của người sử dụng lao động xâm phạm
đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, đa số các vụ vi phạm đều dẫn đến các cuộc đình
công của người lao động. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 1995, khi Bộ luật Lao
động có hiệu lực thi hành, đến hết tháng 4 – 2009, cả nước đã có 2.697 cuộc đình công. Trong đó, có
89 cuộc ở doanh nghiệp nhà nước, 1.983 cuộc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 625 cuộc ở
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đáng chú ý hơn, theo báo người lao động đăng ngày 12/7/2011 cho
biết, dựa theo thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến hết ngày 30/6/2011, cả
nước đã xảy ra 440 cuộc ngừng việc tập thể tại 23 tỉnh, thành, nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ năm
2010. Tại Hà Nội Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2011 toàn thành phố xảy ra 33 vụ đình công với khoảng
15.000 công nhân tham gia, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Nội dung chủ yếu là đòi quyền lợi: tăng
lương, giảm giờ làm, tăng trợ cấp và độc hại môi trường. Các cuộc đình công, lãn công chủ yếu xảy ra
tại các khu công nghiệp và tiếp tục có những diễn biễn phức tạp. Đình công thường xảy ra ở những địa
phương có nhiều doanh nghiệp và các khu công nghiệp tập trung đặc biệt một số vụ đình công trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao.
Một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vu phạm các quy định của BLLĐ về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đó là các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc nếu có thì
cũng rất mờ nhạt nên quyền lợi của người lao động không được bảo vệ một cách thỏa đáng, tình trạng
này thường xuyên xuất hiện ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Theo số liệu thống kê mới
nhất thì chỉ có 30% cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trên
tổng số các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong tổng số các
doanh nghiệp có công đoàn thì chỉ có 20% công đoàn hoạt động hiệu quả.

13

CHƢƠNG 3.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua, nhu cầu của người dân
được sống cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn là điều tất yêu. Được làm việc trong một môi
trường làm việc với điều kiện lao động tốt, có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý là đòi
hỏi cấp thiết của tất cả người lao động. Để đạt được điều này thì yêu cầu phải hoàn thiện các quy định
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.
3.1.2. Về chính trị
Việc phát triển nguồn lực lao động trong sự nhiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ
XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực lao
động được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với
nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự
thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, việc phát triển nguồn lực lao
động có chất lượng, có sức khỏe đủ để gánh vác các trách nhiệm và đất nước và nhân dân giao cho là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
3.1.3. Về mặt pháp lý
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt được thì chế định
này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như việc quy định về thời giờ
làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ trong trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động
với một hoặc nhiều người sử dụng lao động khác nhau; chưa quy định mức giới hạn số giờ làm thêm
tối đa theo tháng mà chỉ có mức giới hạn số giờ làm thêm trong ngày (thông thường là không quá 4
tiếng/ ngày) và trong năm (không quá 200 hoặc 300 giờ/ năm).
Ngoài các hạn chế về mặt quy định pháp luật thì vấn đề hội nhập quốc tế cũng là yếu tố ảnh
hưởng tới sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đảng và Nhà nước đã xác định: “nguồn nhân lực là khâu then chốt để nước ta hội nhập thành
công”. Vì vậy nhu cầu hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một yêu cầu

cấp bách
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3.2.1. Tăng cƣờng tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Để các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thêm hoàn thiện, chúng ta cần khắc
phục những bất hợp lý của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý, tính thống nhất trong điều
chỉnh và thực thi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
đầy đủ và khả thi hơn.
3.2.2. Tăng cƣờng đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi
Để các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực thi và tuân thủ
nghiêm minh trên thực tế thì cần có các cơ chế bảo đảm. Việc bảo đảm này được thực hiện trên các
lĩnh vực chính trị - tư tưởng; pháp lý và kinh tế - xã hội.
Về chính trị - tư tưởng

14
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Cần
phát huy tư tưởng “lấy sự phát triển của con người làm gốc” trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
nhằm “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển
khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người
lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân”.
Đảm bảo về mặt pháp lý
Nhà nước luôn xem kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi là nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế và quá trình hội
nhập toàn cầu, Nhà nước luôn xem xét, học hỏi các quy định tiến bộ của ILO và các nước trên thế giới
để tiến tới áp dụng cho Việt Nam bằng việc đề xuất sửa đổi, thay thế các quy định đã lạc hậu về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam.
Đảm bảo về mặt kinh tế - xã hội

Về mặt kinh tế, Nhà nước cần có những chính sách nhằm đảm bảo mức sống của người lao động,
đảm bảo mức thu nhập của người lao động như chính sách về lương tối thiểu chung, chính sách lương
tối thiểu theo vùng hợp lý nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động.
Bênh cạnh đó, Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao
động về chính sách và các quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để
người lao động nhận thức được các quyền lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà mình có
được và tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động biết về tác hại của việc làm quá
giờ, làm thêm quá mức và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi hợp lý, khoa học.
3.2.3. Tăng cƣờng ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Đối với người lao động
Nâng cao trình độ nhận thức và tuân thủ về các quy định của pháp luật liên quan đến thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi. Một mặt người lao động sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; mặt khác, người lao động có đủ kiến thức pháp lý để bảo vệ
được bản thân mình trong mối quan hệ lao động.
Đối với người sử dụng lao động
Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người sử dụng lao động. Ban hành quy chế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý trên cơ sở
thỏa thuận với tập thể người lao động và được quy định trong thỏa ước lao động tập thể và mỗi hợp
đồng lao động riêng biệt.
Đối với công đoàn cơ sở
Tại các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở, cần tăng cường chức năng chính là bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Tăng cường tuyên truyền đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; giáo dục nâng cao
trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp. Tăng cường về số lượng, nâng cao trình độ của các cán bộ thanh
tra, kiểm tra. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.

3.2.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Là một nước thành viên của ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá trong nhiều
lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam nói chung và pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi nói riêng cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp
cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế không chỉ bó hẹp trong 18 Công ước của ILO mà Việt Nam đã
phê chuẩn mà còn tính đến việc phê chuẩn và triển khai trên thực tế các Công ước mang tính tiến bộ
của ILO như Công ước số 47 năm 1957 về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần, Công ước số

15
106 về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng, Công ước số 140 năm 1974 về nghỉ việc có
lương để học tập, Công ước số 171 năm 1990 về làm việc ban đêm.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
3.3.1. Về các quy định của pháp luật
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong trường hợp một người
lao động ký kết và thực hiện từ hai hợp đồng lao động trong một thời điểm với một hoặc nhiều người
sử dụng lao động thì tổng thời giờ làm việc của người lao động đó cũng không quá 8 giờ/ngày, 48
giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường.
Thứ hai, cần điều chỉnh quy định về thời giờ làm thêm theo hướng quy định giới hạn mức tối đa
theo ngày và theo tháng và tiến tới giảm số giờ làm thêm.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng làm thêm giờ tràn lan và tạo điều kiện cho những người chưa có
việc làm kiếm được việc làm, Nhà nước cần có một số quy định cấm doanh nghiệp áp dụng việc làm
thêm trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong trường hợp tình trạng thất nghiệp gia tăng) và
yêu cầu tăng cường tuyển dụng nhằm tạo điều kiện kiếm việc làm cho những người đang thất nghiệp.
Thứ ba, cần có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. BLLĐ hiện hành chưa có quy định
này.
Thứ tư, Theo Nghị định 47/2010/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng còn quá nhẹ nên chưa phản ánh
được mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tính chất răn đe đối với các doanh nghiệp. Vì thế,
Nhà nước cần sửa đổi một số quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong pháp luật về thời

giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng tăng mức phạt vi phạm lên mức cao hơn so với hiện nay
nhằm làm tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tạo ra sự răn đe nhất định đối
với các doanh nghiệp.
3.3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện
3.3.2.1. Đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước
Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ của cán bộ, viên chức trong các đơn vị
sự nghiệp Nhà nước
Thứ nhất, thực hiện cải cách, đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp Nhà nước (sự nghiệp
công).
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới quy chế quản lý và sử dụng thời giờ làm
việc.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng lao động, sử dụng thời giờ làm việc
của cán bộ, viên chức.
3.3.2.2. Trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động: các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, đặc
biệt là Sở lao động thương binh và xã hội, Phòng lao động thương binh và xã hội ở các địa phương và
cơ quan thanh tra lao động cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra ở các doanh nghiệp, đặc
biệt là ở các khu vực tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc các doanh nghiệp có sử dụng
nhiều lao động, và tập trung nhiều vào các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn hoặc tổ chức công
đoàn chưa đủ mạnh.
Đối với tổ chức công đoàn cơ sở
Tại các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở tham gia trực tiếp vào mối quan hệ giữa người sử dụng
lao động và người lao động; trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp
doanh nghiệp; tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về quan hệ lao động, về các vấn đề đă
thỏa thuận, về nội quy, quy chế của ngành, của doanh nghiệp về quan hệ lao động và tổ chức giám sát,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; tổ chức lãnh đạo đình công và tham gia thỏa thuận với người sử
dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

16



KẾT LUẬN
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nước ta mang đậm bản chất Nhà nước trên cở sở
kế thừa và tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tiến bộ của nhân loại
được thể hiện trong các văn kiện pháp lý quốc tế và các văn kiện của quốc gia về lao động. Mặc dù có
lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu nhưng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở
nước ta khá tiến bộ và đang không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn áp dụng các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bên cạnh mặt tốt, mặt tích cực cũng còn
tồn tại không ít mặt hạn chế đó là việc tuân thủ không nghiêm chỉnh một số quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của môt số doanh nghiệp như tăng giờ làm quá thời giờ tiêu chuẩn cho phép,
tăng số giờ làm thêm quá mức luật định, rút ngắn thời gian nghỉ giữa ca hoặc thời gian nghỉ hàng năm
v.v. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi làm cho hiệu quả của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi chưa thực sự cao. Song, những hạn chế, tồn tại đã nêu trên đây chỉ là tạm thời vì các quy định về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã, đang và sẽ được Nhà nước xem xét, giải quyết một cách triệt
để.

References
TIẾNG VIỆT
11
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1995), Thông tư 07/1995/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 195/1994/NĐ-
CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
22
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1997), Thông tư 16/1997/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn về thời giờ làm việc được rút ngắn đối với những công việc có tính
chất độc hại, nguy hiểm.
33
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn làm thêm giờ theo quy định tại Nghị định 109/2002/NĐ-CP.

44
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc theo
thời vụ, gia công hàng xuất khẩu.
55
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư 31/2007/TT-BKHCN
hướng dẫn về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có
tính chất bức xạ, hạt nhân.
66
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với
người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu
theo đơn đặt hàng.
77
Bùi Thị Hoàn (2009), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ trẻ em;người
hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Dung, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
88
Chính Phủ (1994), Nghị định 195/1994/ NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
99
Chính Phủ (1996), Nghị định số 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy
định riêng đối với lao động nữ.
110
Chính Phủ (2002), Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định Nghị định 195/1994/ NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về

17
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
111

Chính Phủ (2010), Nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
112
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngày
12 tháng 02 năm 1947 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
113
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng năm 1986, Nxb sự thật, Hà Nội, T86.
14
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã
hội đến năm 2000, Nxb Sự Thật, Hà Nội, T15.
115
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng năm 1991, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, T8.
16
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng năm 1996, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, T43.
117
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng năm 2001, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, T23.
118
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng năm 2006, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, T55.
119
Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật lao
động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
220
Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quy định pháp
luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Khóa
luận tốt nghiệp, Hà Nội.

221
Đỗ Thị Vân Anh, Thông tin Pháp luật Dân sự, Nguyên nhân đình công ở một
số doanh nghiệp trong thời gian qua (đăng ngày 22/11/2010),
/>%E1%BB%9F-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-doanh-
nghi%E1%BB%87p-trong-th%E1%BB%9Di-gian-qua/.
222
Đức Minh, Báo Sức khỏe Dinh dưỡng, Xây dựng công đoàn ngoài quốc
doanh là một trong những nhiệm vụ cốt yếu (đăng ngày 09/04/2010),
/>ngoai-quoc-doanh-la-mot-trong-nhung-nhiem-vu-cot-yeu.htm.
223
Hồ Hoàng Anh (2007), Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật lao
động, NHD, TS: Lưu Bình Nhưỡng, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.
224
Hoàng Điệp, Báo điện tử Thông tấn Xã Việt Nam, Nhiều cơ sở vi phạm luật
lao động về sử dụng trẻ em (ngày 13/9/2009), />co-so-vi-pham-Luat-Lao-dong-ve-su-dung-lao-dong-tre-
em/20099/121649.vov.
225
Hoàng Thùy, Báo mới, Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động (tháng 01/2010), />phap-chinh-dang-cua-nguoi-lao-dong/47/2971508.epi.
226
Hồng Hiệp, Trang Tin Tức – Xa Lộ, Lạm dụng trẻ em: SOS (12/5/2007)
/>d=14ae1aa&o=0.
227
Hồng Khánh, Việt Báo, Thiếu trầm trọng thanh tra lao động (ngày
16/01/2008), />dong/11042158/267/.

18
228
Lê Thị Thúy Hoa (2001), Pháp luật về lao động nữ - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

229
Lệ Thủy, Báo Sức khỏe và dinh dưỡng – Chuyên trang của Báo Lao động,
Những kiểu bóc lột người lao động (ngày 02/10/2002),
/>nguoi-lao-dong.htm.
330
Lệ Thủy, Báo Sức khỏe và dinh dưỡng– Chuyên trang của Báo Lao động,
Những kiểu bóc lột người lao động (ngày 02/10/2002),
/>nguoi-lao-dong.htm;
331
Lê Việt Hà (2006), Một số vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên theo
quy định pháp luật lao động Việt Nam, Người hướng dẫn, TS: Nguyễn Hữu
Chí, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.
332
Mai Hương, Báo Sài Gòn Giải Phóng Online, Trên 81% công nhân phải tăng
ca (ngày 01/12/2007),
/>nhan-phai-tang-ca/1218191.epi.
333
Minh Khang, Báo Lao động online, Còn nhiều doanh nghiệp vi phạm thời
gian làm việc và nghỉ ngơi (ngày 02/12/2009),
/>viec-va-nghi-ngoi/200912/165592.laodong.
334
Minh Khang, Báo Lao động online, Nhiều vi phạm nghiêm trọng đối với lao
động nữ (này (05/8/2009), />voi-lao-dong-nu-rat-nghiem-trong/20098/149848.laodong.
335
Ngô Bích Lan – Mạnh Hưng, Báo điện từ VOV, tăng thời gian nghỉ thai sản
của người lao động lên 6 tháng (ngày 22/11/2011), />thoi-gian-nghi-thai-san-cua-lao-dong-len-6-thang/201111/192285.vov.
336
Nguyễn Bá Đô, Báo Vnexpress, Lao xe tải vào nhóm công nhân đình công
làm chết nữ công nhân (ngày 23/6/2011), />hoi/2011/06/lao-xe-tai-vao-nhom-dinh-cong-lam-chet-nu-cong-nhan/.
337

Nguyễn Hưng, Báo Vnexpress, Lao động nữ có thể nghỉ thai sản 6 tháng
(ngày 15/12/2011), />the-duoc-nghi-thai-san-6-thang/.
338
Nguyễn Hữu Chí (2004), “Pháp luật về lao động nữ - Những hạn chế”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, số 4/2004, Nxb Lao động, Hà Nội.
339
Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động đối với vấn đề bảo vệ
người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Người hướng
dẫn, PGS, TS: Phạm Công Trứ, PGS, TS: Đào Thị Hằng, Luận văn tiến sĩ luật
học, Hà Nội.
440
Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
thực trạng và một số kiến nghị, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, năm 2010.
441
Nguyễn Tuệ, Báo Thanh Niên Online, Tăng giờ làm thêm là đi ngược xu
hướng tiến bộ (ngày 23/11/2011),
/>nguoc-xu-huong-tien-bo.aspx.
442
Nhà xuất bản Lao động (2010), Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã

19
hội về lao động và đình công, Nxb Lao động, Hà Nội, T7, 18.
443
Nhà xuất bản Lao động (2005), Các công ước của ILO về lao động, NXB Lao
động, Hà Nội.
444
Nhâm Thúy Lan (2004), Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo quy
định pháp luật lao động Việt Nam, Người hướng dẫn: TS Nguyễn Kim Phụng,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
445

Phương Thảo, Báo Dân trí, “Bác” đề xuất tăng thêm 1 ngày nghỉ tết Nguyên
đán (ngày 05/11/2011), />tang-them-1-ngay-nghi-tet-nguyen-dan.htm.
446
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1946,1959, 1980 và 1992, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
447
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008) Bộ luật lao động năm 1994 được
sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
448
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, dự thảo Bộ luật lao động (bản trình
Quốc hội thảo luân tại: />bo-luat-lao-111ong-sua-111oi.
449
Thu Thủy, Báo Lao động Xã hội Online, (ngày 22/11/2011),
/>anguage/vi-VN/Default.aspx.
550
Thủ tướng Chính phủ (1959), Nghị định 28/TTg ngày 28/11/1959 quy định
những ngày lễ được nghỉ có lương.
551
Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định 188/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ.
552
Thủ tướng Chính Phủ (2008), Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc
của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
553
Tiến Dũng, Báo Vnexpress, Đại biểu đề nghị nâng tuổi về hưu của phụ nữ
(ngày 22/11/2011), />nang-tuoi-nghi-huu-cua-phu-nu/.
554
Trần Đức, Báo mới, Nhiều doanh nghiệp đang vi phạm thời giờ làm việc,

/>viec/47/3571694.epi;
555
Trần Duy, Báo Dân Trí, Giải cứu 23 trẻ em bị bóc lột sức lao động (ngày
29/09/2011), />lot-suc-lao-dong.htm.
556
Trang thông tin Long An, Công ty TNHH Tiền Vệ vi phạm quy định về lao
động, />TNHH-Tien-Ve;-dia-chi-km-1954-QL-1A,-phuong-Tan-Khanh,-TP-Tan-An-
Ve-viec-thanh-toan-bu-tru-giua-tri-gia-han.aspx.
557
Trang Nhung, Trang tin tổng hợp VTV online, Quốc hội thảo luận dự thảo Bộ
luật Lao động (ngày 22/11/2011), />thao-luan-du-thao-bo-luat-Lao-dong-sua-doi-ab369739b3.html.
558
Trường Đại học Lao động - Xã Hội (2009), Giáo trình luật lao động, Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
559
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích luật học (Luật đất đai,

20
Luật lao động, Tư pháp quốc tế), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
660
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật lao động, Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội.
661
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2010), Giáo trình luật lao
động, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
662
Tùng Nguyên, Báo Dân Trí, Lao động trẻ em ngày càng tăng (ngày
07/01/2011), />cang-tang.htm.
663
Tùng Nguyễn, Báo VNMedia, Hà Nội số vụ đình công tăng gấp 3 lần năm

2010 (ngày 25/07/2011),
/>dinh-cong-tang-gap-3-lan-nam-2010/6688108.epi.

TIẾNG ANH
11
Employment Act of Malaysia (1955), Art 25, Art 32.
22
Employment Act of Singapore (2008), Art 37.
33
Labor Act of Brunei (2002), Art 63, Art 74, Art 75, Art 83.
44
Labor Code of Russia (2001), Art 35.
55
Labor Code of the Philippines (1974), Art 55, Art 86.
66
Labor Law of Argentina (1975), Art 62, Art 72.
77
Labor Law of Chile (1976), Art 40.
88
Labor Law of France (1981), Chapter IV, Art 157, Art212-7.
99
Labor Law of Indonesia (2003), Art 71.
110
Labor Law of Laos (2007), Art 17.
111
Labor Law of the Kingdom of Cambodia (1997), Art137, Art 144.
112
Labor Law of the People’s Republic of China (1994), Art 75.
113
Labor Law of the Union of Soviet S.R (1922), Chapter V, Art 85, Art 96, Art

99.
114
Labor Protection Act of Thailand (1998), Art 65.
115
Labor Standards Act of Taiwan (1964), Art 73.
116
Labor Standards Law of Japan (1976), Art 32, Art 36, Art 61.
117
Labor Standards Law of Korea (1997), Art 54.

×