Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

những câu hỏi về khoa học Trái đất và sự sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.62 KB, 24 trang )

Câu 1: Trình bày những khái niệm riêng về hệ Mặt trời và Trái Đất;
Chuyển động của Trái Đất quay xung quanh mặt trời và những hệ quả của nó?
Bài làm
1, Khái niệm về Hệ Mặt trời và Trái Đất:
* Hệ mặt trời
- Thiên hà: là những tập hợp ngôi sao khổng lồ( trung bình mỗi thiên hà có
khoảng 100 tỉ ngôi sao). Có 4 nhóm: thiên hà elip, Thiên hà xoắn ốc,
thiên hà xoắn ốc gãy khúc, thiên hà vô dịnh hình. Thiên hà dạng đĩa dẹt
thuộc loại phổ biến trong vũ trụ.
- Ngân hà là thiên hà dạng elip giống hình 2 cái đĩa up vào nhau phồng to ở
giữa, chưa hệ mặt trời.
- Hệ mặt trời là một hệ thống thiên thể có mặt trời là ngôi sao ở trung tâm
và 8 hành tinh chính thức xung quanh. Ngoài ra còn nhiều thiên thể nhỏ
hơn. 8 hành tinh là: Thủy tinh; Kim tinh; Trái đất; Hỏa tinh; Mộc tinh;
Thổ tinh; Thiên vương tinh; Hải vương tinh. Ngoài 8 hành tinh chính
thức còn có những hành tinh khác như: Diêm vương tinh, Hành tinh
Sena; Hành tinh Ceres; và trên 1600 tiểu hành tinh- những tiểu hành tinh
khoản giữa quỹ đạo Hỏa tinh và Mộc tinh.
* Trái đất
- Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất trong khoảng khong gian rộng
lớn.
- Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ mặt trời và là hành tinh duy nhất có sự
sống.
- Bán kính trung bình: 6371 km
- Bán kính xích đạo : 6378 km
- Bán kính địa cực: 6356 km
- Chu vi xích đạo: 40076 km
- Độ dài vòng kinh tuyến: 40008,5km
- Diện tích bề mặt Trái đất: 510,2 triệu km2



- Vĩ tuyến là những vòng tròn tạo bởi những mặt phẳng song song với mặt
phẳng xích đạo và thẳng góc quay với mặt phẳng xích đạo.
- Kinh tuyến là những đường nối 2 cực ( theo mặt phẳng chứa trục quay của
Trái đất)
- Xích đạo là một vòng tròn mà mặt phẳng cắt qua tâm Trái đất và vuông góc
với trực quay của Trái đất vạch ra trên mặt đất.
- Cực Bắc và Cực Nam là 2 điểm hội tụ của mọi đường kinh tuyến.
2, Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời
- Hoàng đạo hay mặt phẳng hoàng đạo là đường đi biểu kiến của Mặt trời trên
thiên cầu và là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.
- Quỹ đạo elip dài 993040000 km và hoàn thành 1 vòng mất 365 ngày 5 giờ
48 phút 46 giây.
- Chuyện động tịnh tiến trên Hoàng đạo từ tây sang đông, vị trí gần mặt trời
nhất là điểm cận nhật, xa mặt trời nhất là điểm viễn nhật.
- Mặt phẳng xích đạo nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo 23o 27’, trục
nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo 66o23’.
- Tốc độ chuyển động là 29,8 km/s
3, Hệ quả của chuyển động quanh Mặt trờ của Trái đất
Nhịp điệu mùa
- Mùa ở xích đạo: không có mùa ( trong năm có tháng 3,9 nhiệt độ cao hơn
còn tháng 6 và 12 nhiệt độ mát hơn)
- Mùa ở gần vùng chí tuyến: có biểu hiện mùa nhưng ko rõ rệt
- Mùa ở vùng ôn đới: 4 mùa rõ rệt
- Mùa ở vùng cực: quanh năm lạnh giá nhưng cũng chia làm 2 mùa.
* Các mùa có ngày đêm dài ngắn khác nhau
- Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9, Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, Nam bán cầu
đêm dài hơn ngày.
- Từ 23/9 đến 21/3 năm sau thì ngược lại.



- Ở xích đạo ngày và đêm dài bằng nhau.
- Càng tiến về 2 vòng cực, độ dài ngày đêm càng có sự chênh lệch.
* Các mùa trong năm thay đổi theo từng vĩ độ trên Trái đất
- Chế độ nhiệt sinh ra theo các mùa và thay đổi theo vĩ độ.
- Xích đạo có 1 mùa nóng, nhiệt độ cao nhất vào xuân phân và thu phân.
- Ở những vùng xa xích đạo đến các chí tuyến có biểu hiện 4 mùa, lấy các
ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí làm 4 ngày chính giữa 4 mùa.
- Ở những miền chí tuyến lên các vòng cực: 4 mùa ( 21/3-22/6); ( 22/6-23/9);
(23/9-22/12); ( 22/12-21/3)
- Ở những miền từ hai vòng cực đến 2 địa cực: ngày và đêm dài từ 24h đến 6
tháng.
* Các vòng đai chiếu sáng- nhiệt
- VÒng đai nội chí tuyến ( giữa trí Bắc và Nam) hai lần mặt trời qua thiên
đỉnh, mùa nóng là chủ yếu, độ chênh lệch ngày đêm nhỏ.
- Vòng đai ngoại chí tuyến trong vòng cực ( từ từ chí tuyến tới 2 vòng cực): có
4 mùa rõ rệt.
- Vòng đai ngoại chí tuyến vòng cực: chỉ có mùa đông lạnh, chu kì mặt trời:
24h - 6 tháng.

Câu 2: Trình bày hiện tượng tự quay quanh trục của Trái đất và những hệ quả
của nó?
Trả lời
- Trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66o33’ so
với mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
- Thời gian; 24h/1vong


Do hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trùng với hướng tự quay
của Trái đất nen 1 ngày đêm theo Mặt trời dì hơn khoảng thời gian thực mà Trái

đất tự quay. -> Một ngày đêm thực dài 23h56p 4s.
- Tốc độ góc quay: 15o/giờ
- Tốc độ tự quay ở xích đạo: cao nhất ở xích đạo (464m/s), giảm dần về 2 cực.
2.1, Hệ quả
* Sinh ra nhịp điệu ngày và đêm
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.
- Trái đất tựquay với tóc độ tương đối lớn khi chuyển động quanh Mặt trời =>
ngày đêm trên TĐ ko quá dài => tạo điều kiện cho sự phát triển của sinh vật và
con người.
- Trong khi quay quanh MT thì TĐ có lúc nửa cầu bắc, có lúc ngả về nửa cầu
Nam về phía MT.
- Do đường phân sáng tối không trùng với trục TĐ nên các địa điểm ở nửa cầu
Bắc và Nam có hiện tượng +ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng
xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn
như nhau.
* Sự khác nhau của giờ địa phương
- Hướng tự quay TĐ từ Tây sang Đông.
- Giờ địa phương ( giờ thực) theo kih tuyến
- Giờ quốc tế: chia bề mặt TĐ thành 24 múi giờ. Mỗi múi giờ rộng 15o , giờ
chính thức là giờ đi qua giữa múi.
- Giờ gốc (GMT) có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa và đánh số 0. Các múi
tiếp theo từ 1-23 theo hướng đông.
- Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.
* Sự lệch hướng của tất cả các vâtj thể chuyển động theo chiều ngang


- Do sự vận động tự quay quanh trục của TĐ nên các vật chuyển động trên bề
mặt TĐ đều bị lệch hướng: + Bán cầu Bắc: lệch bên phải

+ Bán cầu Nam: lệch về bên trái.
- Lực coriolis tỷ lệ thuận với tốc độ của vật thể và vĩ độ địa lý.
- Lực Coriolis ảnh hưởng tới vận động của các khối khí, các dòng biển, các
dòng sông và một số hiện tượng khác.
* Sự hình thành những đợt triều trong vật thể Trái đất
- TĐ chịu biến dạng đàn hồi dưới ảnh hưởng sức hút của MT và mặt trăng.
Sự biến dạng rõ rệt nhất thể hiện ở đại dương thế giới, qua hiện tượng triều lên
và triều xuống.
- Làn sóng triều đại dương làm chậm vòng tự quay của TĐ quanh trục (1 giây40000 năm)
Câu 3: Những khái niệm cơ bản về cấu trúc bên trọng của TĐ; Khái niệm và
phân loại đá magma?
Bài làm
3.1, Những khái niệm cơ bản về cấu trúc bên trong của TĐ
* Vỏ TĐ
- Vỏ TĐ là lớp vỏ rắn ngoài cùng, độ sâu trung bình 80km.
- Đá cấu thành vỏ TĐ gồm các nguyên tố chủ yếu là O, Si, Al, ngoài ra có Fe,
Ca, Mg, Na, K.
- Theo thành phần cấu tạo, vỏ TĐ chia thành 3 lớp: trầm tích, granit, bazan.
- Theo độ dày và cấu trúc, vỏ TĐ chia thành 2 kiểu vỏ chủ yếu: lục địa và đại
dương (giữa có đới chuyển tiếp)
- Vỏ lục địa dày trung bình 35km gồm: lớp trầm tích (3-5km); lớp granit
(10km); bazan (20km)
- Vỏ đại dương dày trung bình 5km gòm: lớp trầm tích (1km), lớp bazan (45km)
* Bao manti


- Giới hạn: từ đáy vỏ TĐ tới độ sâu 2900km
- Thành phần cấu tạo: đá siêu bazo, giầu muối Mg, Fe, Si.
- Tỷ trọng tăng theo độ sâu.
- Nhiệt độ tăng từ 500-3800oC

- Bao manti ở trạng thái cứng
* Thạch quyển và quyển mềm
- Thạch quyển là quyển cứng ở phía ngoài của TĐ, bao gồm vỏ TĐ và phần
ngoài cùng của manti. Ở khoảng sâu 0-100km.
- Quyển mềm là quyển nằm dưới thạch quyển, thuộc manti ngoài. Vật chất
trong quyển này ở trạng thái mềm dẻo. Phân bố trong khoảng sâu từ 100700km.
* Nhân TĐ
- Giới hạn: từ độ sâu 2900km
- Thành phần cấu tạo: Silicat
- Phân chia thành 2 phần: Nhân ngoài ( 2900km- 5100km), nhân trong ( 5100tâm TĐ)
- Nhiệt độ nhân: 4000OC và ấp suất lớn-> thay đổi cấu trúc bên trong của các
nguyên tử và hình thành electron tự do => tạo ra tính dẫn điện, từ tính…
3.2, Đá magma
- Được tạo thành do quá trình ngưng kết của silicat nóng chảy, xảy ra trong lòng
đất hoặc trào lên trên bề mặt TĐ
- Theo điều kiện ngưng kết, magma được chia thành 2 nhóm:
+ Đá magma xâm nhập: tạo thành do magma xâm nhập vào vỏ TĐ và
ngưng kết ở dưới sâu.
+ Đá magma phun trao: tạo thành do magma phun lên trên mặt đất rồi
ngưng kết.
- Theo hàm lượng SiO2 được chia thành các nhóm:


+ Đá magma siêu mafic: cóhàmlượng SiO2<45%. Tỷtrọnglớn, sẫmmầu.
Mộtsốđáxâmnhậpchính: Dunit, peridotit, pyroxenit (xâmnhập), picrit
(phuntrào)
+ Nhóm đá magma mafic: hàmlượng 45%(xâmnhập), bazan (phuntrào)
+ Nhómđá magma trungtính: hàmlượng 52%(xâmnhập), andezit (phuntrào)

+ Nhómđá magma axit: SiO2> 65%. Cácđáchính: granit (xâmnhập), riolit
(phuntrào)

Câu 4: Trình bày kháu quát chung về sinh quyển, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phân bố sinh vật trên Trái đất và vai trò của sinh quyển đối với con người?
Bài làm
4.1, Khái quát chung về sinh quyển
- Sinh quyển là tập hợp các quần xã sinh vật trên cạn, dưới nước và các nhân tố
môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động nhưmột hệ sinh thái duy nhất.
- Sinh quyển bao gồm tầng trên của thạch quyển ( có thể sâu tới 11km), toàn bộ
thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển (20km), nơi có các điều
kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu
gắn liền với Trái đất.
- Phạm vi của sinh quyển phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật:
+ Giới hạn trên: tiếp giáp tầng ozon (25 –30km) trong tầng bình lưu (các bào
tử)
+ Giới hạn dưới: đáy sâu các hố đại dương (11km), đất liền –tới ranh giới lớp
vỏ phong hóa (độ sâu trung bình 60m).
- Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm,...
từ sinh vật đơnbào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.
- Cấu trúc sinh quyển: Quần thể → quần xã → hệ sinh thái → Sinh đới → Sinh
quyển.
+ Quần thể: là một tập hợp các cá thể thuộc cùng mộtloàihay dưới loài sinh
sống trong mộtsinh cảnh nhất định.


+ Quần xã: Là một tập hợp các loài sinh vật cùng sống trong một không gian
nhất định (gọi là sinh cảnh), được hình thành trong một quá trình, liên hệ với
nhau do tính chất chung nhất các đặc trưng sinh thái, biểu hiện đặc tính thích
nghi giữa sinh vật và ngoại cảnh.

+ Hệ sinh thái: là tổ hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần
xã đó tồn tại, trong đó có sự tương tác giữa các sinh vật với nhau và với môi
trường thông qua chu trình vật chất và năng lượng (= quần xã + sinh cảnh).
+ Sinh đới: là một phần của sinh quyển tồn tại và phát triển ổn định trong
các đới khí hậu của trái đất .Trên trái đất có 12 sinh đới, mỗi sinh đới có đặc
trưng riêng về tổng sinh khối, các loài sinh vật đặc hữu ,và được cấu thành từ
các hệ sinh thái đặc trưng.
+ Sinh quyển: tập hợp của tất cả các hệ sinh thái.
4.2, Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh quyển trên Trái đất.
4.2.1, Khí hậu
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích
hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát
triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng
râm.
4.2.2, Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh
vật ở vùng núi: nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình,
dẫn đến việc hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
- Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ
chiếu sáng khác nhau , do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các
vành đai sinh vật.
4.2.3, Đất
- Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
của thực vật


4.2.4, Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của

động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do
đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật: nơi nào có
thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài: hỗ trợ/cạnh tranh nơi ở, thức ăn, con cái.
- Quan hệ giữa các cá thể khác loài: về dinh dưỡng, nơi ở.
- 8 kiểu tương tác chính
+ Bàng quan
+ Hãm sinh
+Cạnh tranh
+Vật ăn thịt –con mồi
+Kí sinh –vật chủ
+Hội sinh
+Cộng sinh
+Hợp tác
4.2.5, Con người
- Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ
nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố trên nhiều loại cây trồng và vật
nuôi.
- Tíchcực:
+Việc di chuyển giống cây, con từ nơi này sang nơi khác
+Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng
-Tiêucực:
+Săn bắt, chặt phá rừng=> mất sinh cảnh, môi trường sống của động vật và
thực vật.
4.3, Vai trò của sinh quyển


- Sinh quyển đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong lớp vỏ địa lí cũng như
trong từng hợp phần của nó.
- Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng

sản có ích như đá vôi, đá phấn, than bùn, than đá, dầu mỏ…
- Sinh vật đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất, thông qua việc
cung cấp xác vật chất hữu cơ, phân huỷ và tổng hợp mùn cho đất.
-Sinh quyển có đặc tính là tích lũy năng lượng, chủ yếu thông qua các quá
trình quang hợp của cây xanh.
-Các cơ thể sống của sinh quyển đã tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn
vật chất, tức là chu trinh sinh địa hóa giữa lớp vỏ phong hóa-đất-sinhvật. Đó là
vòng tuần hoàn cacbon, nito, phôtpho, rất quan trọng đói với sự sống.
Câu 5: Khát quát về thổ quyển và đất( thổ nhưỡng); các yếu tố hình thành đất?
Bài làm
5.1, Khái quất về thổ quyển
- Thổ quyển: Là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa-nơi tiếp
xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
5.2, Khát quát về đất (thổ nhưỡng)
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi
độ phì.
- Độ phì cao hay thấp thuỳ thuộc vào nhiều điều kiện nhưng vai trò của con
người trong việc canh tác là rất quan trọng.Độ phì được chia làm 2 loại:
+ Độ phì tự nhiên : xuất hiện trong quá trình hình thành đất do tác động của
các yếu tố tự nhiên, chưa có sự tác động của con người.
+ Độ phì nhân tạo: là độ phì do con người tác động vào độ phì tự nhiên.
* Giới hạn của thổ nhưỡng:
+ Phía trên: là bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển Trái đất;
+ Phía dưới: là lớp vỏ phong hóa. Giới hạn cuối cùng của lớp vỏ thổ nhưỡng
là nơi tận cùng của hệ thống rễ thực vật bậc cao phân bố


- Bề dày lớp vỏ thổ nhưỡng ở các nơi là khác nhau
* Theo vị trí địa lý, đất được đặc trưng bởi:
+ Đặc tính của quá trình thành tạo nên một loại đất nhất định.

+ Hình thái phẫu diện của mỗi loại đất–phản ánh điều kiện vật lý, nguồn mẫu
chất và tình trạng sử dụng của con người.
+ Thuộc tính độ phì đối với mỗi loại đất tương ứng.
+ Thuộc tính lý-hóa của đất phản ánh nguồn gốc của nhóm nhân tố hình
thành đất và tình trạng tác động của con người trong hoạt động kinh tế.
+ Giá trị sử dụng (xét trong cùng một cấp đơn vị cảnh quan)
* Thành phần của đất:
(1). Chất khoáng:
-Chiếmtỉ lệ lớn gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to
nhỏ khác nhau.
-Nguồn gốc: Nhận được từ sự phong hóa của đá mẹ và các chất hòa tan
(2). Chấthữucơ:
-Tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ tạo
thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
-Nguồn gốc: Xác sinh vật bị phân hủy.
(3). Nước:
-Tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.
-Nguồn gốc: Chủ yếu do từ ngoài xâm nhập vào tạo thành dung dịch đất.
(4). Không khí:
-Tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.
-Nguồn gốc: Từ khí quyển xâm nhập vào hoặc do đất sinh ra.
* Vai trò của đất
- Là nơi con người và sinh vật cư trú.


- Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp.
- Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của con người.
- Là nơi cung cấp nước và lọc nước.
4.3, Các nhân tố hình thành đất
- Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý học, hoá học và sinh học

dần dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất.
- Trong mẫu chất mới chỉ có các nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinh ra
nó, còn thiếu một số thành phần quan trọng như chất hữu cơ, đạm, nước... vì thế
thực vật thượng đẳng chưa sống được.
-Trải qua một thời gian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ
và đạm , thực vật thượng đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ
nhưỡng.
Câu 6 : Khái quát chung về biển và đại dương, vai trò của biển và đại dươg đối
với con người; những hiểu biết cơ bản về biển đảo Việt Nam?
Bài làm
6.1, Khái quát chung về biển và đại dương
- Thủy quyển là quyển nước của trái đất, nằm trên bề mặt và trong chiều dày
của vỏ quả đất.
- Gồm: đại dương & biển, các đối tượng trên lục địa (Sông, hồ, đầm lầy, nước
ngầm), thể rắn (băng & tuyết)
- Là hợp phần quan trọng của lớp vỏ địa lý, có quan hệ chặt chẽ về mặt động
lực với các quyển khác.
- GIỚI HẠN TRÊN CỦA LỚP THỦY QUYỂN CÓ THỂ LÊN ĐẾN ĐỘ
CAO 15 KM TRONG BẦU KHÔNG KHÍ VÀ GIỚI HẠN DƯỚI CÓ ĐỘ SÂU
1 KM XUỐNG TẦNG THẠCH QUYỂN, TỨC TỪ VỎ QUẢ ĐẤT.
* Phân bố của biển và đại dương
- BBC: biển và đại dương chiếm 61%, NBC: 81%.
- Các đại dương lưu thông với nhau tạo thành dải liên tục thống nhất: Đại
dương thế giới.


- Diện tích biển & đại dương gấp 3 lần các lục địa.
- Biển & đại dương thường phân bố xen kẽ với các lục địa dọc theo kinh tuyến
(rõ nhất ở Đại tây dương & Thái bình dương).
- Các sống núi ngầm, rãnh biển sâu cũng chạy dọc theo hướng kinh tuyến.

- Các đại dương và lục địa thưởng ở vị trí đối xứng nhau qua tâm Trái Đất
(Bắc Băng Dương & châu Nam cực)
- có 5 đại dương
- Đại dương có kích thước lớn, độ sâu trung bình 4117m, độ mặn trung bình
35‰, nhiệt độ TB là 17,4°C
- Biển là một bộ phận của đại dương, tách biệt ít hay nhiều với đại dương bởi
các bộ phận của lục địa.
- Độ sâu TB của biển là 1080m, độ mặn TB 32‰
- Biển có đặc điểm phức tạp do điều kiện địa phương.
* Sóng biển
- Là chuyển động dao động của các chất điểm nước, sự truyền sóng là truyền
bá dao động.
- Sóng khác nhau về hình dạng, kích thước và chuyển động
- Tác dụng của sóng: truyền nhiệt độ và các khí hòa tan xuống sâu, phân bố
các trầm tích ven bờ.
- Nguyên nhân hình thành:
+ Do tác động của khí quyển trên mặt biển (gió, khí xoáy, thay đổi áp suất
khí quyển)
+ Do sự khác nhau về độ mặn và nhiệt độ của các khối nước -> thay đổi về
mật độ và tỉ trọng
+ Do hoạt động của núi lửa và động đất
+ Do lực hấp dẫn của các hành tinh quanh Trái Đất
- Phân loại


+ Theo nguyên tắc phát sinh: sóng gió, sóng thần
+ Theo hình thái: Sóng cân đối và sóng ko cân đối.
+ Theo chiều dài bước sóng: sóng dài, sóng ngắn
+ Theo lực tác động gây sóng: sóng ép và sóng tự do.
* Thủy triều

- là hiện tượng mực nước biển lên xuống theo những chu kỳ khác nhau và
biên độ nhất định
- Các chu kỳ do sóng biến đổi theo thời gian
- là hiện tượng quan trọng của lớp vỏ TĐ, ảnh hưởng tới nhiều hiện tượng
khác: chuyển động của nước ở cửa sông, chuyển động tự quay của TĐ
- Gồm hai loại chu kỳ: Chu kỳ ngày & chu kỳ năm.
- Nguyên nhân
+ Nước biển dao động trực tiếp do lực hút của các thiên thể xung quanh trái
đất, nhất là mặt trăng và mặt trời.
* Hải lưu
- Hải lưu là chuyển động tịnh tiến của nước biển thành dòng từ nơi này qua
nơi khác
- Các nhân tố hình thành:
+ Nhóm lực chủ yếu: gió, chênh lệch mật độ hay tỉ trọng nước, mực nước,
lực hấp dẫn của các hành tinh quanh TĐ
+ Nhóm lực thứ yếu: Lực ma sát do chênh lệch tốc độ giữa các lớp nước, lực
Coriolit làm lệch hướng hải lưu, lực ly tâm
- Phân loại hải lưu
+ Theo nguồn phát sinh: hải lưu gió, hải lưu theo độ mặn và triều lưu
+ Theo nhiệt độ: hải lưu nóng và hải lưu lạnh
+ Theo độ mặn: mặn trên 21,7 ‰ và nhạt <21,7 ‰.
+ Theo thời gian chuyển động: thường xuyên và tạm thời


+ Theo hướng: một chiều, thuận nghịch hay xoay vòng.
+ Theo độ sâu: hải lưu mặt, hải lưu đáy, hải lưu trung gian.
- Phân bố:
+ Trên bề mặt đại dương có nhiều hải lưu khác nhau, có khi 2 hải lưu lại kết
hợp thành 1 hải lưu chung.
+ Các hải lưu đảm bảo cho sự lưu thông và can bằng nước trong các đại

dương và tạo thành các hệ thống hoàn chình.
6.2 Tác động của biển đối với con người
* Lợi
- Điều hòa không khí
- Cung cấp tài nguyên
* Hại
- Thiên tai
6.3, Biển và hải đảo Việt Nam
- Biển Việt Nam thuộc vùng biển Đông
- Đường cơ sởlà đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn
nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.
- Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong
đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở, có chiều rộng là 12 hải
lý.
- Vùng tiếp giáp lãnh hảilà vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải, có chiều
rộng là12 hải lý.
- Vùng đặc quyền kinh tếlà vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều
rộng là 188 hải lý (hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý).
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ


sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, có bề rộng tối đa không vượt quá 350 hải lý
tính từ đường cơ sở.
→ Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ
quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1triệu km2 tại Biển Đông.
Câu 7: Trình bày khí niệm chung về biến đôi khí hậu và tác động của con người
đến biến đổi khí hậu

Bài làm
7.1, Khái niệm chung về biến đổi khí hậu
- Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
- Khí hậu của một khu vực bị ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ
ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước ở các đại dương lân
cận.
- Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí
quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định.
- Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn.
- Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất
hiện trên toàn Địa Cầu.
- Các nhân tố hình thành ảnh hưởng đến khí hậu:
+Biến đổi bức xạ mặt trời,
+Độ lệch quỹ đạo của Trái Đất,
+Quá trình kiến tạo núi
+ Kiến tạo trôi dạt lục địa
+Tác động của con người
* Nguyên nhân


- Chủ yếu là do sự tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính (CO2,
CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6) , các hoạt động khai thác các bể hấp thụ khí
nhà kính như rừng, biển,…
* Lịch sử biến đổi khí hậu
- 45 triệu năm trc, thiên thạch lao vào TĐ làm TĐ bị bao phủ bảo khói bụi,
TĐ lạnh

- 2 triệu năm TCN, băng hà lạnh lẽo với chu kì 100 nghìn năm.
- Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trước công nguyên,
nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750)
khoảng 20C và mực nước biển trung bình cao hơn trong thế kỷ XX từ 4 đến 6
m.
- Thời kì băng hà cuối cùng cách đây 10-15 nhìn năm, TĐ ấm dần lên.
- Đầu thế kỉ XIV, Châu Âu trải qua 1 kỷ băng hà nhỏ.
* Các dấu hiệu BĐKH
- Dấu hiệu từ lịch sử và khảo cổ
- Sông băng
- Thực vật
- Lõi băng
- Khí hậu thực vật
- Phân tích phấn hoa
- Côn trùng
- Thay đổi mực nước biển và các tầng trầm tích/ măng đá.
9.2, Tác động của con người đến BĐKH
- Hiệu ứng nhà kính là Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng
giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí
quyển trái đất.


- Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính gồm: CO2, CH4, CFC, SO2, hơi
nước,… . Các khí này hấp thu nhiệt của mặt trời, ko cho nó phản xạ đi khiến
Trái đất nóng lên.
- Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự
sau:CO2=> CFC => CH4=> O3=> NO2
* Tác động của con người đến hiệu ứng nhà kính
- Do hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển bùng nổ dẫn đến một lượng
lớn khí nhà kính bị thải ra môi trường.

- Đồng thời việc rác thải nhựa, rác thải nilon bị xả trực tiếp ra môi trường làm
tình trạng ngày càng trầm trọng.
Câu 8: Vai trò của Trái đất đối với con người và tác động của con người tới
Trái đất.
Bài làm
8.1, Vai trò của Trái đất đối với con người
* Trái đất là không gian sinh sống của con người
-Mỗi người đều có yêu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các hoạt
động sống như: nhà ở, nhà nghỉ, đất dùng để sản xuất lương thực, thực phẩm, tái
tạo chất lượng môi trường sống(rừng biển không gian….)
- Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng
việc khai thác và chuyển đổi chức năng.
- Phân loại chức năng không gian của con người:
+ Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu
công nghiệp,…
+ Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng và không gian co việc xây dựng các
công trình giao thông thủy, bộ, hàng không.
+ Chức năng cung cấp mặt bằng cho việc phân hủy chất thải.
+ Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng và không gian cho các
hoạt động giải trí.


+ Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian cho việc xây dựng nhà máy,
xí nghiệp
+ Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết cho hoạt động canh
tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…
* Trái đất là guồn tài nguyên của con người
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sản xuất và cuộc sống: đất, nước, không khí, khoáng sản
và các dạng năng lượng..

- Các dạng tài nguyên:
+ Năng lượng phục hồi: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió, thủy triều,
dòng chảy
+ NL ko phục hồi: ● Nhiên liệu dưới đất
● Khoáng sản kim loại : sắt, đồng,…
● Khoán sản phi kim: cát, đất sét,…
- Tuy nhiên viêc khai thác tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái
tạo không được phục hồi dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường.
- Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người ngày càng khai thác các
dạng tài nguyên mới tạo ra các dạng sản phẩm có tác động mạnh mẽ đến môi
trường.
- Gây suy thoái môi trường,làm ô nhiễm môi trường.
* Trái đất là nơi chứa đựng, phân hủy chất thải.
- Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng được đưa
trở lại môi trường.
- Nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường khác, phế thải
sẽ biến đổi trở thành các dạng khác nhau trong một chu trình sinh địa hóa phức
tạp.
- Khả năng đồng hóa(nền) là khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của
môi trường.


-Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đồng hóa, hoặc chất thải khó phân hủy
và xa lạ với sinh vật thì chất lượng môi trường bị suy giảm gây ra ô nhiễm.
* Trái đất là nơi cung cấp thông tin cho con người
- Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,
lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm
các nguy hiểm đối với con người và các sinh vật.
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động

vật, hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm
mỹ, tôn giáo và văn hóa khác.
* Bảo về con người à sinh vật khỏi những tác hại từ bên ngoài
- Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời
sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như:
tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực
tím từ năng lượng mặt trời.
8.2, Tác động của con người đến Trái đất
* Tác động thay đổi địa hình cảnh quan
* Tác động đến sinh quyển và hệ sinh thái
* Tác động tới khí quyển và thủy quyển
* Tác động tới nguồn tài nguyên và dự trữ năng lượng Trái đất
* Tác động tới chất lượng môi trường sống của con người
Câu 9: Các nhân tố thành tạo địa hình.
Các nhân tớ thành tạo địa hình
- Địa hình là tổng thể các dạng lồi lõm của bề mặt Trái đất có kích thước và
nguồn gốc phát sinh, tuổi và lịch sử phát triển khác nhau.
* Các nhân tố thành tạo
Địa hình là sản phẩm của các tác động đồng thời, ngược nhau và liên tục của 2
nhóm động lực: nội sinh và ngoại sinh.


- Nhóm nội sinh: Hoạt động địa chất nội sinh là các quá trình địa chất xảy ra
do tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Bao gồm các chuyển động kiến tạo, hoạt
động magma-núi lửa, động đất, biến chất. Trong đó, hoạt động kiến tạo mảng
thạch quyển là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
- Các hoạt động nội sinh ko chịu tác ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
- Vận động của vỏ Trái đất chia thành: Hđ của các mảng thạch quyển và hoạt
động phá hủy các kiến tạo nền.
* Hoạt động đứt gãy

- Đứt gãy là một dạng phá hủy kiến tạo làm tách đôi và dịch chuyển các thể
địa chất theo các hướng và biên độ nhất định.
- Thường xảy ra ở nơi có điều kiện địa chất không ổn định và đi đôi với cách
lớp cà nát, dập vỡ.
- Đứt gãy có nhiều loại: đứt gãy nghịch, thuận, trượt bằng, chuyển dạng, sâu.
+ Đứt gãy nghịch: Mặt trượt nghiêng về phía cánh nâng (cánh trồi) lên.
+ Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt trượt nghiêng về phía cánh sụt.
+ Đứt gãy trượt bằng: là đứt gãy có các cánh dịch chuyển theo phương nằm
ngang.
- Nguyên nhân : + Nguyên nhân tạo đứt gãy thuận là do quá trình tách giãn và
sụt lún.
+ Đứt gãy nghịch là do quá trình nén ép ngang đồng thời với
chuyển động nâng lên tạo núi, còn gọi là ép trồi.
* Hoạt động uốn nếp, khe nứt, mặt trượt
- Khe nứt: sản phẩm của quá trình biến dạng phá hủy, dưới tác động của đứt
gãy có cường độ nhỏ. (Chia ra thành các loại như: khe nứt kiến tạo và phi kiến
tạo, khe nứt nội sinh và ngoại sinh.)
- Uốn nếp:là những chỗ cong gãy khúc trong các tầng phân lớp. Chúng được
biểu hiện bằng sự nghiêng đi của các lớp đá.
- Mặt trượt: Là sản phẩm của quá trình đứt gãy khi các cánh đứt gãy trượt trên
một mặt phẳng theo hướng đi lên hoặc đi xuống.


* Hoạt động của Magma- núi lửa
- Magma là một hỗn hợp phức tạp của các chất ở trạng thái nóng chảy, có
nguồn gốc từ manti và khi đông nguội sẽ trở thành đá magma.
- Núi lửa là nơi cuối cùng của một hệ thống ống ngầm lớn, từ khe hở đó
magma (hỗn hợp silicat nóng chảy) trong lòng đất phun ra và trào lên mặt đất.
- Hoạt động núi lửa là hiện tượng phun trào magma từ trong lòng đất ra ngoài
một cách đột ngột, gây thiệt hại lớn cho con người và làm biến đổi mạnh mẽ

môi trường tự nhiên.
- Nguyên nhân hình thành núi lửa( do sự dịch chuyển của các mảng thạch
quyển)
+ Do sự tách giãn của hai mảng theo 2 kiểu: ● Lục địa với lục địa
● Đại dương với đại dương
+ -Do sự hội tụ giữa hai mảng: ● Hội tụ giữa hai vỏ lục địa nhưng không
phát sinh núi lửa.
● Hội tụ giữa vỏ đại dương và vỏ lục địa
làm xuất hiện núi lửa.
+ Do sự hình thành của những dòng đá nóng
- Các địa hình liên quan đến núi lửa: Nón núi lửa; hồ núi lửa; nón dung nham;
trụ núi lửa, kim núi lửa; vòm dung nham; ống, họng núi lửa.
* Động đất
- Là sự rung chuyển đột ngột của vỏ Trái Đất được gây bởi sự giải phóng năng
lượng nhanh dưới dạng sóng địa chấn, có độ mạnh từ yếu đến hủy diệt.
- Nguyên nhân:
+ Tự nhiên: ●Từ các vụ nổ của núi lửa, sự thành tạo các đứt gãy lớn và sự
dịch chuyển của hai cánh theo mặt trượt,...
●Liên quan tới sự dịch chuyển của các mảng thạch quyển (đới
hút chìm, đới xô húc giữa các mảng)
+ Nhận tạo: các vụ nổ nhân tạo có năng lượng lớn(lấp sông, hồ,...)


- Cơ chế: + Xuất hiện một điểm bên trong vỏ trái đất nơi động đất được phát
sinh gọi là chấn tiêu hay lò động đất.
+ Dưới sự lan truyền của các sóng địa chấn sẽ được lan truyền lên
bề mặt trái đất gây ra rung lắc ở các cường độ khác nhau.
+ Tại điểm mà sự chấn động là lớn nhất được gọi là chấn tâm.
- Tác hại của động đất: + phá hủy các công trình xây dựng, gây chết người.
+ gây ra sóng thần

+ Tạo khe nứt, đứt gãy, trượt lở đất.
* Sự chuyển động của các mảng
=> Sự phân dị của địa hình
- Nhóm ngoại sinh: Hoạt động địa chất ngoại sinh là các quá trình địa chất xảy
ra do tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất. Hoạt động địa chất ngoại sinh bao gồm
các hoạt động của sinh vật( trong đó chủ yếu là do con người) và các tác nhân từ
vũ trụ.
* Yếu tố ảnh hưởng của sinh vật
- Trong quá trình sinh sống, các hoạt động sống của sinh vật có ảnh hưởng đến
sự hình thành địa hình. Địa hình chị sự ảnh hưởng trực tiếp của sinh vật( trong
đó chủ yếu là do con người)
- Con người xây dựng các công trình nhân tạo, tạo ra kiểu địa hình nhân tạo,
làm thay đổi dặc điểm của địa hình. Ngày càng có nhiều kiểu địa hình nhân tạo
được xây dựng và hoàn thành.
* Các tác nhân từ vũ trụ
- Là tác nhân không có nguồn gốc từ Trái đất. Tác nhân chủ yếu từ vũ trụ là
thiên thạch và các vật thể va chạm vào Trái đất.
- Tác nhân này rất hiếm khi xảy ra, nhưng tác động rất lớn đến sự hình thành
địa hình của Trái đất mỗi lần diễn ra. Ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành địa
hình, nó còn là khiến sự sống trên Trái đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí
là diệt vong.




×