Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Bài giảng suy tim hệ điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 28 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

GIÁO ÁN
Môn: Bệnh học nội khoa

Người soạn bài: BSCKI. Nguyễn Thị Hoa


CHƯƠNG II
CÁC BỆNH VỀ
TIM MẠCH


BÀI II
SUY TIM


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Nêu được nguyên nhân và phân loại của suy
tim.
2. Trình bày được triệu chứng lâm sang của suy
tim
3. Nêu được các biện pháp điều trị suy tim..


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ
CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
1. Định nghĩa
Suy tim (Heart Failure) là trạng thái bệnh lý trong đó dung lượng
tim không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình


huống sinh hoạt của bệnh nhân


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
2. Nguyên nhân
2.1 Suy tim trái
∗Tăng huyết áp động mạch
∗Bệnh van tim
∗Tổn thương cơ tim
∗Rối loạn nhịp tim
∗Bệnh tim bẩm sinh


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
2.2. Suy tim phải
∗Suy tim trái nặng và kéo dài.
∗Hẹp van 2 lá.
∗Bệnh van ba lá và van động mạch phổi.
∗Bệnh tim bẩm sinh
∗Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát
∗Tăng áp lực động mạch phổi thứ phát do các bệnh lý của cơ quan hô hấp;
cơ; xương; lồng ngực…



ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
2.3. Suy tim toàn bộ
∗Suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ
∗Viêm cơ tim toàn bộ (do thấp tim, viêm cơ tim)
∗Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp tính.
∗Bệnh cơ tim thể giãn.
∗Thoái hóa dạng tinh bộ cơ tim.
∗Một số bệnh gây suy tim toàn bộ với cung lượng tăng: cường giáp trạng;
thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng; rò động – tĩnh mạch.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim
Cung lượng tim = Thể tích nhát bóp x Tần số tim

- Tần số tim
- Thể tích nhát bóp


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
4. Cơ chế bù trừ trong suy tim
Khi tim bị suy, một số thích ứng xảy ra cả ở tim và ở ngoại biên.
4.1. Cơ chế bù trừ tại tim
∗Giãn tâm thất
∗Phì đại tâm thất
∗Tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm



ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
4.2. Cơ chế bù trừ ngoài tim
∗Tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm
∗Tăng hoạt tính hệ Renin - Angiotensin – Aldosteron (RAA).
∗Tăng giả phóng arginine – vasopressin từ vùng dưới đồi – tuyến yên làm
tăng tác dụng co mạch ngoại vi của angiotensin II và tăng tái hấp thu nước ở
ống thận.
∗Huy động hệ thống giãn mạch
Tất cả các cơ chế bù trừ trên đều nhằm mục đích duy trì cung lượng tim


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
1. Hậu quả của suy tim
∗ Suy tim dẫn tới hậu quả rối loạn huyết động
∗ Giảm cung lượng tim:
+ Giảm vận chuyển oxy trong máu, giảm cung cấp oxy cho các tổ chức.
+ Phân phối lại lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể
+ Cung lượng tìm thấp dẫn đến lưu lượng lọc cầu thận thấp: đái ít, phù,…
+ Tốc độ di chuyển của dòng máu chậm dễ tạo huyết khối trong lòng mạch –
Tăng áp lực cuối tâm trương của tâm thất.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC CƠ CHẾ BÙ TRỪ
+ Tăng áp lực cuối tâm trương của tâm thất phải sẽ làm tăng áp lực nhĩ phải,
dẫn tới tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi .
+Tăng áp lực cuối tâm trương của thất trái: làm tăng áp lực nhĩ trái, dẫn tới

tăng áp lực tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi.


TRIỆU CHỨNG
1. Suy tim trái
1.1. Lâm sàng
∗Triệu chứng cơ năng: Khó thở, ho, đau ngực, hồi hộp trống ngực, ngất lịm
hoặc có cơn ngừng tim ngắn
∗Triệu chứng thực thể:
+ Nhìn, sờ thấy: mỏm tim đập hơi lệnh sang trái.
+ Nghe tim: nhịp tim nhanh; có thể thấy tiếng tim mờ hoặc tiếng ngựa phi thất
trái; tiếng phổi tâm thu nhẹ ở mỏm
Nghe phổi: ran ẩm rải rác ở hai đáy phổi.
+ Huyết áp tụt hoặc kẹt, cơn hen tim, cơn đau phù phổi cấp


TRIỆU CHỨNG
∗ Hình ảnh trái tim bị suy


TRIỆU CHỨNG
1.2. Cận lâm sàng
∗X-quang tim phổi: thấy thất trái to. Trên phim thẳng thấy cung dưới trái phồng
lên và kéo dài ra; trên phim nghiêng thấy khoảng sang sau tim giảm hoặc mất,
chèn ép thực quản (khi uống baryt) ở 1/3 dưới. Kèm theo là hình ảnh ứ máu
phổi: rốn phải đậm, có thể gặp các đường Kerley B hoặc hình ảnh tràn dịch
màng phổi.
∗Điện tâm đồ: dấu hiệu tăng gánh tim trái: truc trái, dày nhĩ trái, dày thất trái.
∗Siêu âm tim: thường thấy kích thước các buồng tim trái (nhĩ trái, thất trái) giãn
to.



TRIỆU CHỨNG
2. Suy tim phải
2.1. Lâm sàng
∗Triệu chứng cơ năng: Khó thở, đau tức vùng hạ sườn phải
∗Triệu chứng thực thể:
+ Gan to, tím da và niêm mạc,
+ Tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan 1 tĩnh mạch cổ dương tính.
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng.
+ Phù: phù tím, mềm, ấn lõm. Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu


TRIỆU CHỨNG

+ Khám tim: có thể thất dấu hiệu Hartzer; nhịp tim nhanh; tiếng T2
đanh, tách đôi ở ổ van động mạch phổi (tiếng thổi Graham Steel); có
tiếng ngựa phi thất phải; tiếng thổi tâm thu nhẹ ở ổ van ba lá.
+ Huyết áp động mạch tối đa bình thường nhưng huyết áp tối thiểu tăng
lên.


TRIỆU CHỨNG
2.2. Cận lâm sàng
∗X-quang tim phổi: trên phim phổi thẳng thấy cung dưới phải giãn; mỏm
tim nâng cao trên vòm hoành trái; cung động mạch phổi giãn, phổi mờ nhiều
do ứ máu phổi. Trên phim nghiêng thấy khoảng sang sau xương ức hép lại
(do thất phải giãn to).
∗Điện tâm đồ: nhịp tim nhanh, nhịp xoang hoặc có rung nhĩ; có các dấu
hiệu trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.

∗Siêu âm tim: giãn buồng thất phải; giãn nhĩ phải; thành thất phải dày. Có
thể có biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi


TRIỆU CHỨNG
3. Suy tim toàn bộ
Là sự kết hợp tất cả các triệu chứng cơ năng, thực thể, cận lâm sàng của
suy tim trái và suy tim phải.
+ Khó thở thường xuyên, Phù toàn thân, thường kèm theo tràn dịch đa màng,
gan to nhiều, phổi ứ huyết
+Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch ngoại vị tăng cao
+Huyết áp kẹp: huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng
∗X-quang tim phổi: tim to toàn bộ; ứ huyết tiểu tuần hoàn
∗Điện tâm đồ: dày 2 thất
∗Siêu âm tim: thất trái và thất phải phì đại, giãn rộng, chức năng tâm thu, tâm
trương cả hai thất giảm…


PHÂN LOẠI SUY TIM
1. Phân loại mức độ suy tim

Bảng : Phân loại mức độ suy tim theo
NYHA
Mức
Biểu hiện
độ
I

Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào,
vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường


II

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh
nhân bị giảm nhẹ các hoạt động thể lực

III

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít làm hạn
chế nhiều các hoạt động thể lực

IV

Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, ngay cả
lúc bệnh nhân nghỉ ngơi


PHÂN LOẠI SUY TIM
Bảng 2.2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng, theo Hội nội khoa Việt Nam

Mức
độ

Biểu hiện

I

Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy trên
lâm sàng
Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to dưới bờ sườn vài cm

Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi
được điều trị gan có thể nhỏ lại
Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều
mặc dù đã được điều trị

II
III
IV


PHÂN LOẠI SUY TIM

2. Phân loại suy tim
∗Phân loại theo vị trí: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
∗Phân loại theo lưu lượng tim: suy tim giảm lưu lượng; suy tim tăng lưu
lượng.
∗Phân loại theo tình trạng tiến triển: suy tim cấp và suy tim mạn tính
∗Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.


ĐIỀU TRỊ
Điều trị suy tim bao gồm:
∗Các biện pháp điều trị chung cho tất cả các nguyên nhân gây tim, nhằm làm
giảm sự ứ trệ tuần hoàn và tăng cường khả năng co bóp của cơ tim.
∗Các biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo
nguyên nhân suy tim.


×