Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

tăng huyết áp hệ điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 32 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

GIÁO ÁN
Môn: Bệnh học nội khoa

Người soạn bài: BSCKI. Nguyễn Thị Hoa


CHƯƠNG II
CÁC BỆNH VỀ
TIM MẠCH


BÀI II
TĂNG HUYẾT ÁP


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi của bệnh tăng
huyết áp
2. Trình bày được các bước chẩn đoán tăng huyết áp
3. Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc và các biệm pháp điều trị
tăng huyết áp.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ
CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI
1. Định nghĩa
Tăng huyết áp (Hypertension) là tình trạng tăng huyết áp tâm
thu và/hoặc huyết áp tâm trương có hoặc không có nguyên nhân.


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội tăng huyết áp quốc
tế (ISH) – 1999 thì tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết
áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg,
hoặc đang sử dụng thuốc chống THA.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI
2. Nguyên nhân
2.1. Tăng huyết áp nguyên phát

Khi THA không tìm thấy nguyên nhân thì được gọi là THA
nguyên phát. Chiếm tỷ lệ 90-95% các trường hợp THA, thường gặp
ở tuổi trung niên và tuổi già
2.2. Tăng huyết áp thứ phát

Chiếm 5-10% các trường hợp THA, bao gồm: Bệnh thận, Bệnh
nội tiết, Nguyên nhân khác: hep eo động mạch chủ; hở van động
mạch chủ; nhiểm độc thai nghén; bệnh đa hồng cầu; tăng áp lực nội
sọ; dùng một số thuốc (cam thảo, thuốc tránh thai; thuốc chống trầm
cảm)…


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI
3. Các yếu tố thuận lợi
Thường có liên quan đến THA nguyên phát, đó là:
+ Yếu tố di truyền, tính gia đình
+ Yếu tố ăn uống: chế độ ăn nhiều muối; uống nhiều rượu; ăn
it protid…

+ Yếu tố tâm lý: tình trạng căng thẳng, stress kéo dài…


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI
4. Hậu quả của tăng huyết áp
Do tăng sức cản ngoại vi, co mạch nên một loạt hậu quả có
thể xảy ra trên các cơ quan đích (tim, mắt, thận, não):
+ Hay gặp nhất là biến chứng tim
+ Giảm cung cấp máu tới các nội tạng có thể dẫn đến tắc động
mạch khi xơ vữa động mạch phát triển.


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
1. Chuẩn đoán xác định tăng huyết áp
Để chuẩn đoán xác định THA phải dựa vào số đo huyết áp của
bệnh nhân.
Chuẩn đoán xác định THA khi:
+ Tại phòng khám: HA > 140/90 mmHg sau ít nhất 2 lần đo
khác nhau
+ Tại nhà: khi đo nhiều lần mà HA > 135/85 mmHg.
+ Đo bằng máy đo HA Holter 24h: HA > 125/80 mmHg
Chú ý: thực hiện đúng kỹ thuật đo huyết áp.


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
2. Chuẩn đoán giai đoạn – độ tăng huyết áp

Phân loại THA theo WHO-ISH và JNC VI
Phân loại

HA tâm thu
(mmHg)

 

HA tối ưu
HA bình thường
Bình thường – cao

<120
<130
130-139



Hoặc

Tăng huyết áp
Giai đoạn I
Giai doạn II
Giai đọa III

 
140-159 
160-179 
>180
 


 
Và/hoặc
Và/hoặc
Và/hoặc

HA tâm
trương
(mmHg)
<80
<85
85-89
 
90-99
100-109 
>110


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
Phân đô THA theo JNC VII
Phân loại

HA tâm thu
(mmHg)

 

HA tâm
trương
(mmHg)


<120



<80

Tiền THA

120-139

Và/hoặc

80-89

THA độ I

140-159

Và/hoặc

90-99

THA độ II

>160

Và/hoặc

>100


Bình thường


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
Phân độ THA theo Hội tim mạch Việt Nam
Phân loại

Tối ưu

HA tâm thu
(mmHg)

 

HA tâm trương
(mmHg)

Bình thường

<120
120-129




<80
80-84

Bình thường cao


130-139

Hoặc

85-89

THA
THA nhẹ (độ I)

>140
140-159

Và/hoặc
Và/hoặc

>90
90-99

THA trung bình (độ II)

160-179

Và/hoặc

100-109

>180

Và/hoặc


>110

THA tâm thu đơn độc (độ I)

140-159



<90

THA tâm thu đơn độc (độ II)

>160



<90

THA nặng (độ III)


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
3. Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng
huyết áp
Hút thuốc lá
Rối loạn lipid máu
Tuổi > 60
Giới: nam hoặc nữ đã mãn kinh
Đái tháo đường

Tiền sử gia đình có người bị bệnh mạch vành: nữ < 65 tuổi,
nam < 55 tuổi


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
4. Xác định tổn thương cơ quan đích
4.1. Tổn thương cơ quan đích tiền lâm sàng
 Dày thất trái (phát hiện trên điện tâm đồ hoặc trên siêu âm tim)
 Siêu âm hoặc X-quang có bằng chứng mảng xơ vữa (động mạch
cảnh, động mạch chậu, đùi, động mạch chủ)
 Tăng nhẹ nồng độ creatinine huyết thương (nam: 115-133 µmol/l;
nữ: 107 – 124 µmol/l)
 Giảm mức lọc cầu thận (độ thanh thải creatinine < 60 ml/phút)
 Microalbumin niệu: 30 – 300 mg/24h
 Hẹp lan tỏa hoặc khu trú các động mạch võng mạc


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
4.2. Tình trạng lâm sàng đi kèm
Gồm các biến chứng của THA và các bệnh khác mà bệnh nhân
THA mắc kèm như:
Bệnh đái tháo đường
Bệnh tim
Bệnh mạch máu não
Bệnh thận
Bệnh võng mạch do THA
Bệnh động mạch ngoại vi: Phình/tách thành động mạch chủ; bệnh
động mạch ngoại vi khác



CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
5. Phân tầng nguy cơ đối với bệnh nhân tăng huyết áp
Phân tầng nguy cơ và thái độ điều trị bệnh nhân tăng huyết
áp
Giai đoạn
Nhóm A
Nhóm B
Nhóm C
THA
Bình
thường cao

Điều chỉnh
lối sống

Điều chỉnh
lối sống

Dùng thuốc

Giai đoạn I

Điều chỉnh
lối sống (tới
12 tháng)

Điều chỉnh

lối sống (tới
6 tháng)

Dùng thuốc

Giai đoạn II

Dùng thuốc

Dùng thuốc

Dùng thuốc


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
6. Phân loại bệnh theo nguy cơ tim mạch
Theo khuyến cáo của WHO/ISH năm 2003 có 4 mức nguy cơ
chính làm gia tăng khả năng hình thành một biến cố tim mạch quan
trọng (đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim) trong 10 năm tiếp theo là:
+ Nguy cơ cộng thêm thấp: <15%
+ Nguy cơ cộng thêm trung bình: 15-20%
+ Nguy cơ cộng thêm cao 20-30%
+ Nguy cơ cộng thêm rất cao >30%


CHUẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
Phân loại bệnh theo nguy cơ tim mạch của bệnh nhân


CẬN LÂM SÀNG


1. Xét nghiệm thường quy
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo
Phân tích nước tiểu
Công thức máu
Sinh hóa máu (glucose máu lúc đói; cholesterol toàn phần;
triglyceride; LDLC; HDL-C; điện giải đồ)


CẬN LÂM SÀNG
2. Các xét nghiệm hỗ trợ
Creatinin máu; acid uric máu
Định lượng protein niệu 24h hoặc chỉ số albumin/creatinine
Siêu âm tim: đánh giá chức năng tâm thu thất trái..,


ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1. Mục tiêu điều trị
Mức huyết áp mục tiêu: HA < 140/90 mmHg; với bệnh nhân đái
tháo đường thì mức HA mục tiêu < 130/80 mmHg và bệnh nhân
mãn tính thì mức HA mục tiêu <125/80 mmHg.
Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do THA gây ra
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có)


ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
2. Nguyên tắc điều trị
Điều trị sớm và lâu dài
Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý
Từ từ đưa huyết áp về mức mục tiêu

Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp đối tượng bệnh


ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
3. Các biện pháp điều trị
3.1. Biện pháp không dùng thuốc (điều chỉnh lối sống)

Điều chỉnh lối sống bao gồm:
+ Giảm cân nặng (nếu thừa cân)
+ Hạn chế rượu (nam <20 – 30g ethanol/ngày; nữ < 10 – 20g
ethanol/ngày
+ Bỏ hút thuốc lá
+ Chế độ ăn: giảm muối (2,4 – 6g NaCl/ngày); hạn chế mỡ động
vật, các thức ăn giàu cholesterol (phù tạng động vật, lòng đỏ trứng);
ăn nhiều rau quả.
+ Tăng cường hoạt động thể lực (30-45 phút/ngày)


×