Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định công ước vienna 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.96 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO QUY
ĐỊNH CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện
: PHAN LỆ THÙY DƯƠNG
MSSV: 1511270965
Lớp: 15DLK13

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành tại Trường Đại học Công Nghệ
TP.Hồ Chí Minh. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực học hỏi
của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn và bạn bè xung
quanh.
Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn Chí Thắng đã
hướng dẫn người viết trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù công
việc giảng dạy của thầy khá bận rộn nhưng không ngần ngại chỉ dẫn, định hướng
cho người viết, để người viết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, người viết xin gửi
lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Luật-Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện để người viết hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa
người viết chân thành cảm ơn thầy cô và chúc thầy cô dồi dào sức khoẻ. Cuối cùng,


người viết xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, chúc các bạn thành công!
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu
xót, người viết rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô trong
Khoa Luật-Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh để bài khóa luận này
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, người viết xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

PHAN LỆ THÙY DƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Phan Lệ Thùy Dương, MSSV: 1511270965
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

PHAN LỆ THÙY DƯƠNG


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

CISG

Convention On Contracs
Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua
for The International Sale
bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp Quốc
of Goods

PICC

Principles of International Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại
Commercial Contracts
quốc tế

PECL

Principles of
Contract Law

ICC

European

Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu


International Chamber of
Phòng thương mại Quốc tế
Commerce

LTM

Luật Thương mại 2005

BTTH

Bồi thường thiệt hại

DCF

Discounted Cash Flow

Phương pháp chiết khấu dòng tiền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO
QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 .................................................................... 5
1.1 Khái niệm về thiệt hại, bồi thường thiệt hại và phạm vi bồi thường thiệt hại ... 5

1.1.1 Khái niệm về thiệt hại ............................................................................................. 5
1.1.2 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ........................................................................... 6
1.1.3 Khái niệm về phạm vi bồi thường thiệt hại ............................................................. 7
1.2 Phân loại bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980................................. 8
1.2.1 Bồi thường thiệt hại thực tế................................................................................... 10
1.2.2 Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai ..................................................... 15
1.3 Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo Công ước Vienna 1980 .................................................................................. 18
1.3.1 Căn cứ bồi thường thiệt hại .................................................................................. 18
1.3.2 Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................. 24
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ........................ 25
2.1 Xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế .......................................................... 25
2.1.1 Xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất .......................................................... 25
2.1.2 Xác định mức bồi thường thiệt hại về khoản lợi bị bỏ lỡ ...................................... 30


2.1.3 Xác định mức thiệt hại về lãi suất cho số tiền bị mất do chậm thanh toán .......... 34
2.2 Xác định mức bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai ........................... 40
2.2.1 Xác định mức bồi thường thiệt hại về chi phí luật sư ........................................... 40
2.2.2 Xác định mức bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu .......... 45
2.3 So sánh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam với Công ước Vienna 1980 và một số đề xuất .......................................... 48
2.3.1 So sánh quy định bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980 và pháp
luật Việt Nam.................................................................................................................. 48
2.3.2 Một số đề xuất cho các bên trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài bồi thường
thiệt hại theo Công ước Vienna 1980 ............................................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................................ 53
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 54

DANH MỤC THAM KHẢO ....................................................................................... 55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
Hiện nay, các nước trên thế giới đang tất bật chạy đua với cuộc “Cách mạng
công nghệ 4.0”, cuộc cách mạng mang tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị
trường. Bên cạnh đó cũng đem lại không ít những hệ lụy cho quốc gia về thế giới
công nghệ. Thương mại lại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ đối
với những quốc gia phát triển mà còn đối với những quốc gia đang phát triển. Đây
là lĩnh vực kết nối chặt chẽ quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do đó, bước vào
cuộc cách mạng công nghệ, thương mại là lĩnh vực có nhiều sự thay đổi và tranh
chấp, bồi thường thiệt hại trong thương mại là chuyện không thể tránh khỏi. Trên cơ
sở đó, vai trò của nguồn luật giải quyết tranh chấp trong thương mại ngày một quan
trọng hơn. Mặc dù từ những năm 80 của thế kỷ trước, nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được thống nhất thành Công ước Vienna 1980,
được kí kết vào năm 1980 (CISG), tuy nhiên những điều khoản trên thực tế áp dụng
có rất nhiều điểm đáng lưu ý cho các quốc gia thành viên áp dụng và đáng để các
quốc gia đang phát triển học hỏi tiếp thu. Bên cạnh đó, ngày 18/12/2015 vừa qua,
Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Vienna 1980 về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ
84 của Công ước này.1 Việc tìm hiểu và làm rõ những quy định về công ước này
giúp việc trao đổi mua bán hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế thuận lợi
hơn. Công ước Vienna 1980 nắm vai trò rất tích cực để thúc đẩy hoạt động ngoại
thương của các nước, giải quyết nhanh chóng và hợp lý những tranh chấp, xung đột
trong thương mại quốc tế và là nguồn tham khảo hệ thống luật quốc gia. Góp phần
thống nhất thị trường thế giới thành một thực thể thống nhất và các quốc gia trong
thực thể thống nhất đó đều nỗ lực tham gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà
phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Với những lí do nêu trên, người viết xin chọn đề tài “Phạm vi bồi thường thiệt

hại theo quy định Công ước Vienna 1980” làm khóa luận tốt nghiệp. Trong quá
trình thực hiện khóa luận, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô.
1

Công ước Vienna 1980 1980 (CISG) cho người Việt Nam />
1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Bài khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và cơ sở lý
thuyết về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các loại thiệt hại xảy ra trong hợp
đồng mua bán hàng hóa, các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường theo
Công ước Vienna 1980. Qua đó, làm rõ phạm vi bồi, căn cứ và mức bồi thường
nhằm giải quyết tranh chấp trong buôn bán hàng hóa quốc tế triệt để, tạo môi trường
kinh doanh ổn định phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng phân tích những vụ tranh chấp thương mại và
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế áp dụng Công
ước Vienna 1980. Qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời người viết xin phép mạnh
dạn đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của Công ước
Vienna 1980. Thông qua bài khóa luận, người viết cũng muốn đóng góp một phần
hiểu biết nhất định về vai trò của Công ước Vienna 1980 nhằm hạn chế tối đa
những tranh chấp có thể xảy ra do việc thiếu hiểu biết về quy định hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
a. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận này là xác định các loại bồi thường thiệt
hại từ đó rút ra phương pháp xác định mức bồi thường và chế tài bồi thường thiệt

hại hợp đồng buôn bán hàng hóa. Xác định trường hợp được miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và so sánh pháp luật Việt Nam với Công ước Vienna 1980 về phạm
vi bồi thường thiệt hại nhằm đưa ra đề xuất hoàn thiện pháp.
Về mặt thời gian: Các tranh chấp diễn ra từ khi Công ước Vienna 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực cho đến nay.
Về mặt nội dung: Phân loại thiệt hại để biết trách nhiệm bồi thường và xác
định được mức bồi thường thiệt hại. Bài khóa luận này nghiên cứu loại thiệt hại
thực tế và phát sinh trong tương lai.

2


b. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận tốt nghiệp này là các quy định của
Công ước Vienna 1980 về phạm vi bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và thực tiễn xác định mức bồi thường thiệt hại về việc giải quyết tranh chấp
theo công ước này.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có một số nghiên cứu về chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc
tế như: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận
bản án, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 hay
Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2010 của tác giả Đỗ Văn Đại; Bàn về mối quan hệ
giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 02/2014 của TS. Phan Thị Thanh Thủy; Luận
văn Thạc sĩ luật học về đề tài “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt nam”; Bài viết Chế tài
bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam,
Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit của Trường đại học Kiểm sát Hà Nội;
Bài viết Vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại trên trang cisgvn.wordpress.com;

Bài viết Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng tại CISG và luật thương mại của hãng
luật Azlaw… Các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào vấn đề chung, chưa nghiên
cứu cụ thế và toàn diện vào phạm vi bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna
1980. Hơn nữa, đa số bài nghiên cứu phân tích quy định pháp luật thương mại Việt
Nam nhưng chưa làm rõ những loại thiệt hại được bồi thường và những loại thiệt
hại còn gây khó khăn trong việc yêu cầu bồi thường. Bài khóa luận không những
chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản về thiệt hại, phân tích rõ phạm vi thiệt hại được
bồi thường mà còn đưa ra những thực tiễn xác định về mức thiệt hại, dẫn ra những
vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên
của CISG, tranh chấp phát sinh không nằm trong tầm quốc gia mà mang tính quốc
tế. Những quy định về chế tài bồi thường thiệt hại và phạm vi bồi thường thiệt hại
của Công ước Vienna 1980 cần được phân tích rõ hơn.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh,
liệt kê để đánh giá các thông tin số liệu thu thập được có liên quan đến tranh chấp
mua bán hàng hóa quốc tế và phạm vi bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, bài khóa luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu luật học như
phương pháp bình luận án lệ
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo, nội dung bài
khóa luận chia làm 2 chương:
Chương I: Tổng quan về phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định Công ước
Vienna 1980.
Chương II: Thực tiễn xác định phạm vi bồi thường thiệt hại theo Công ước
Vienna 1980 và một số đề xuất.


4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
THEO QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
1.1 Khái niệm về thiệt hại, bồi thường thiệt hại và phạm vi bồi thường thiệt hại
1.1.1 Khái niệm về thiệt hại
Có nhiều định nghĩa về từ “thiệt hại”. Theo luật học “thiệt hại” là tổn thất về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được
pháp luật bảo vệ.2 Về mặt pháp lý, thiệt hại này phải gây ra tổn thất, tổn thất vật
chất hữu hình hoặc cũng có thể là tổn thất tinh thần, danh dự, nhân phẩm vô hình.
Trong lĩnh vực thương mại, thiệt hại xảy ra trong các trường hợp vi phạm hợp đồng
và các vụ tra tấn kinh doanh dẫn đến khiếu nại về lợi nhuận, lợi thế kinh doanh bị
mất hay giá trị kinh doanh bị giảm sút.3 Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội
hàm của thuật ngữ “thiệt hại”, và nhìn chung rất khó có thể đưa ra được một định
nghĩa thuyết phục về “thiệt hại”. Do đó, pháp luật Việt Nam hiện hành và các
nguồn luật thương mại quốc tế không đưa ra một định nghĩa cụ thể về thiệt hại là
điều dễ hiểu. Thông qua việc tìm hiểu quan điểm của các học giả khi định nghĩa về
“thiệt hại”, có thể thấy, dù có những cách diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản, các
học giả đưa ra đều có điểm chung nhất đó là thừa nhận “thiệt hại” là sự giảm sút các
lợi ích mà một bên phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia. Về
mặt lý luận, để biết có thiệt hại hay không, cơ quan giải quyết tranh chấp phải dựa
vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc và người yêu cầu bồi thường phải chịu trách
nhiệm cung cấp chứng cứ.4 Việc xác định thiệt hại là có tổn thất thực tế xảy ra rất
quan trọng vì điều này quyết định đến việc cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm bồi
thường hay không. Không phải thiệt hại nào cũng có tổn thất thực tế xảy ra, nếu
không hiểu rõ điều này có thể gây tranh cãi hoặc mất công bằng trong việc giải
quyết tranh chấp.
2


Khái niệm về thiệt hại

/>3

A quick overview of Commercial Damages: “Commercial damages occur in breach-of-contract and
business-tort cases that result in claims of lost profits or diminished business goodwill or business value.”
/>4

Đỗ Văn Đại (2014), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, NXB Đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.81

5


1.1.2 Khái niệm về bồi thường thiệt hại
Xác định được tổn thất xảy ra, xác nhận có thiệt hại là hình thức nhằm mục
đích quyết định trách nhiệm bù đắp những tổn thất, những mất mát mà bên vi phạm
đã gây ra cho bên còn lại. Về khoa học pháp lý, mỗi cá nhân sống trong xã hội đều
phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích cá nhân mà xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một cá nhân vi phạm nghĩa vụ
pháp lý gây tổn hại cho người khác buộc cá nhân đó phải chịu bất lợi do hành vi của
mình gây ra. Đó là bồi thường thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại là một hình
thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu
quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị
thiệt hại.
Đối với thương mại quốc tế, BTTH là một chế tài bên vi phạm phải gánh
chịu do không thực hiện được hay thực hiện không tốt nghĩa vụ của mình trong hợp
đồng mua bán hàng hóa. Là các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với bên vi phạm.
Khoản 1 Điều 302 LTM 2005 định nghĩa rằng: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi

phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm.” Dựa vào hình thức quy định trên, tất cả những tổn thất do hành vi vi phạm
đều được bồi thường. Ngoài ra, tại khoản 2 điều này, LTM 2005 còn quy định: “Giá
trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Ở đây, pháp luật thương mại Việt Nam
nhấn mạnh việc BTTH mang tính “thực tế” và “trực tiếp”. Theo Ðiều 74 CISG:
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền
bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự
vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số
lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký
kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các
tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”. Về tính chất của thiệt hại được bồi
thường, CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi
phạm. Như vậy, BTTH trong thương mại hàng hóa được quy định cụ thể và ấn định
điều kiện chặt chẽ. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại mang tính khả năng tiên
liệu trước của hợp đồng, nếu nằm ngoài khả năng hoặc cả hai bên trong hợp đồng
dù trong trường hợp đó không thể làm khác đi được, dẫn đến thực hiện không đúng
hoặc chậm trễ nghĩa vụ thì vấn đề về BTTH có thể được miễn trừ. Tóm lại dù là ở
6


góc độ nào thì BTTH cũng nghĩa là bù đắp tổn thất mà bên vi phạm đã gây ra cho
bên bị vi phạm. Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về
vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn
thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị
giảm sút.5 Vì vậy, người gây ra tổn thất phải bù đắp cho những tổn thất mà mình
gây ra, việc BTTH tương tự với việc bên vi phạm nhận lỗi sai và sửa chữa bù đắp
lỗi sai đó. Khi một vi phạm xảy ra, để xác định được trách nhiệm bồi thường thì
điều kiện quan trọng là xác định tổn thất thực tế xảy ra, nếu có tổn thất và xác định

được mức thiệt hại thì mới có thể bồi thường, còn thuộc loại trách nhiệm bồi thường
gì thì còn phụ thuộc vào từng trường hợp và lĩnh vực thuộc pháp luật điều chỉnh.
Đối với thương mại hàng hóa, BTTH là chế tài quan trọng mang tính chất răng đe
để các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và cũng là chế tài đảm
bảo mọi quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1.3 Khái niệm về phạm vi bồi thường thiệt hại
Phạm vi là khoảng giới hạn của hoạt động hay vấn đề nào đề nào đó.6 Mọi sự
việc tồn tại đều mang tính tương đối, vì vậy mỗi hoạt động đều có giới hạn nhất
định. Giới hạn này là một rào cản không thừa nhận hoặc ngăn cấm những hành vi
xảy ra. Phạm vi bồi thường thiệt hại là giới hạn những loại thiệt hại được công nhận
bồi thường. Theo đó, tồn tại những loại thiệt hại nằm trong giới hạn sẽ được công
nhận bồi thường, vượt quá giới hạn cho phép đó không được xem xét trách nhiệm
bồi thường hoặc những yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh khác sẽ bị bác bỏ.
Tuy nhiên, việc xác định giới hạn những loại thiệt hại đó như thế nào là hợp lí vẫn
là câu hỏi khó khăn cho các Tòa án và Trọng tài giải quyết tranh chấp liên quan đến
những loại thiệt hại không thuộc phạm vi được bồi thường. Hiện nay, Tòa án và
Trọng tài trên thế giới đã công nhận và giải quyết những tranh chấp liên quan đến
thiệt hại thực tế về vật chất, lãi suất cho số tiền chậm thanh toán… Những loại thiệt
hại phát sinh trong tương lai như thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu hay chi
phí pháp lý nằm ngoài phạm vi bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại thực tế gây ra thiệt hại ngay thời điểm vi phạm, khiến cho một bên
bị tổn thất hoặc mất đi khoản lợi đáng lẽ sẽ được hưởng nếu không có sự vi phạm
của bên còn lại. Khả năng xác định mức bồi thường thuận lợi ít gặp khó khăn. Do
5

Bồi thường thiệt hại là gì? />6
Từ điển Tiếng Việt />
7



đó, việc xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại là có căn cứ và khả năng được bù đắp
những tổn thất hoàn toàn có thể xảy ra. Thiệt hại phát sinh trong tương lai chưa gây
ra thiệt hại ngay thời điểm hiện tại khi xảy ra vi phạm vì vậy việc chứng minh thiệt
hại và xác định mức độ thiệt hại rất khó khăn. Về mặt lý thuyết, những phương
pháp dùng để xác định mức độ thiệt hại của loại thiệt hại này hợp lí và có thể thực
thi, song trên thực tế gặp không ít trở ngại. Vì lẽ đó, phạm vi bồi thường thiệt hại
chỉ dừng lại ở mức cho phép bồi thường thiệt hại xảy ra thực tế và tính toán được
mức độ thiệt hại. Người viết xác định rõ phạm vi bồi thường thiệt hại bao gồm thiệt
hại phát sinh thực tế và tập trung phân tích sâu về khoản thiệt hại này. Về thiệt hại
phát sinh trong tương lai, còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc công nhận loại thiệt
hại nằm trong phạm vi được bồi thường nên người viết sẽ đưa ra những lí do và căn
cứ cho việc xem xét loại thiệt hại này thuộc trong phạm vi bồi thường hay không.
1.2 Phân loại bồi thường thiệt hại theo Công ước Vienna 1980
Trên thực tế, tranh chấp xảy ra thường xuyên và yêu cầu bồi thường thiệt hại
tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Do vậy, không phải yêu cầu nào cũng được bồi
thường. Đối với tranh chấp thông thường, việc bồi thường xử lí căn cứ theo quy
định hợp đồng, luật quốc gia hoặc luật thương mại quốc tế. Tranh chấp không phổ
biến như bồi thường thiệt hại về uy tín, danh tiếng, thương hiệu hay chi phí luật
sư… khả năng được bồi thường rất thấp và ít nguồn luật quy định xử lí về những
trường hợp này. Hiếm nhưng không phải không xảy ra, có những yêu cầu đòi bồi
thường uy tín, danh tiếng, thương hiệu vẫn được Tòa án, Trọng tài công nhận. Cơ
sở pháp lý cho một trong những vụ được bồi thường đó là “Nguyên tắc bồi thường
đầy đủ” được công nhận bởi CISG và nhiều bộ nguyên tắc quốc tế khác. Nguyên
tắc này phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Thưc tế, nguyên tắc này đã được áp
dụng như luật quốc gia từ thế kỉ XIX, chưa được quy định cụ thể thành một điều
luật riêng trong các nguồn luật quốc tế. Điều này thể hiện qua vụ Robinson kiện
Harman ở Anh. Theo nội dung vụ kiện, Harman đã đồng ý cho Robinson thuê nhà
cùng tài sản trong ngôi nhà trong thời hạn 21 năm. Mặc dù Robinson đã chấp nhận
nhưng sau đó Harman không giao nhà cho Robinson. Do vậy, Robinson khởi kiện
đòi Harman phải bồi thường thiệt hại đối với tổn thất thực tế, khoản lợi bị mất và

những chi phí cho việc chuẩn bị thuê nhà. Thẩm phán Baron Parke đã tuyên bố:
“Quy tắc của Common Law về bồi thường thiệt hại là bên bị vi phạm sẽ được đặt
vào tình trạng tương tự như khi hợp đồng được thực hiện đúng nếu thiệt hại do vi

8


phạm hợp đồng có thể được bù đắp bằng tiền”.7 Như vậy, có thể nhận thấy nguyên
tắc bồi thường thiệt hại của Anh là tương tự nguyên tắc bồi thường bồi thường đầy
đủ bây giờ. Công ước Vienna 1980 quy định rõ: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra
do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ
lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường
thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự
liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể
xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ
phải biết.” Nguyên tắc này công nhận quyền được bù đắp toàn bộ những thiệt hại kể
cả khoản lợi bỏ lỡ do việc vi phạm gây ra. Các tranh chấp liên quan đến uy tín, danh
tiếng, thương hiệu của doanh nghiệp hay tổn thất chi phí pháp lý được công nhận và
tính toán dựa trên nguyên tắc này. Hơn nữa, những tổn thất do vi phạm gây ra đều
sẽ được bồi thường toàn bộ. Đây là nguyên tắc mang tính đạo đức chuẩn mực của
pháp luật quốc tế.
Thiệt hại gây khó khăn và tổn hại cho bên bị vi phạm không phải lúc nào
cũng xác định dễ dàng hay chứng minh hợp lí, việc quy định nguyên tắc này mang
tính đạo đức như một nguyên tắc nữa để bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị thiệt
hại. Nguyên tắc trên cũng phù hợp với nguồn luật quốc tế như PICC8 và PECL9.
Theo đó, PECL đưa ra nguyên tắc bồi thường thiệt hại là đưa bên bị thiệt hại vào vị
trí gần nhất với vị trí mà bên này đáng lẽ đạt được nếu hợp đồng được thực hiện
đúng thông qua việc bù đắp một khoản tiền. Đây là cách tiếp cận của các quốc gia
thuộc hệ thống Common Law. Đối với PICC 2004 thay vì ghi nhận một cách ngầm
định nguyên tắc bồi thường toàn bộ đã minh thị ghi nhận nguyên tắc này tại Điều

7.4.2 dưới tiêu đề “full compensation (bồi thường toàn bộ)”. Theo đó Điều 7.4.2(1)
PICC nêu rõ: “Bên bị vi phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại mà mình phải gánh
chịu là hệ quả của việc không thực hiện hợp đồng”. Mặt khác, cũng tại điều khoản
này PICC còn giải thích “toàn bộ thiệt hại” được hiểu là bao gồm “…những tổn thất
mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu và những lợi ích bị mất đi…” Từ những phân
tích trên, có thể thấy, nguyên tắc bồi thường đầy đủ là nguyên tắc mang tính chuẩn
mực được công nhận và quy định trong nhiều nguồn luật quốc tế khác nhau. Khi
một thiệt hại xảy ra, dù không phát sinh thực tế, nhưng chỉ cần chứng minh được
mức độ thiệt hại thì vẫn xem xét bồi thường theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ
7

Xem D. H. Peek. Athens-McDonald v. Kazis - Contract-damages-mental injury. Adelaide law review.
1972. P.466
8
Xem thêm Điều 7.4.2.(1)
9
Xem thêm điều Điều 9:502 PECL

9


được quy định tại các nguồn luật quốc tế. Bởi lẽ, tồn tại các dạng thiệt hại không
được công nhận và yêu cầu bồi thường thiệt hại đa phần bị bác bỏ. Người viết đưa
ra nguyên tắc này trong phần phân loại bồi thường thiệt hại nhằm mục đích khẳng
định sự tồn tại của các dạng bồi thường thiệt hại khác nhau, một trong số yêu cầu
bồi thường thiệt hại gây khó khăn cản trở trong việc giải quyết có cơ sở pháp lý là
áp dụng nguyên tắc này.
Căn cứ vào lợi ích xâm phạm và những tổn thất xảy ra mà trách nhiệm
BTTH phân thành “bồi thường hại thiệt hại thực tế” và “bồi thường thiệt hại phát
sinh trong tương lai”. Thiệt hại thực tế (actual damages) được hiểu là những tổn

thất thực tế được ước tính thành tiền mà bên bị vi phạm bị mất đi do hành vi vi
phạm của bên kia, được xem là thiệt hại vật chất. Những tổn thất này có thể là về tài
sản hoặc sự gia tăng nghĩa vụ pháp lý. Thiệt hại trong tương lai (future loss): được
hiểu là những thiệt hại dự kiến trong tương lai do hành vi vi phạm của một bên gây
ra. Các thiệt hại này có thể tồn tại ở dạng mất cơ hội, hay mất danh tiếng, uy tín
trong tương lai hay chi phí pháp lý… Trên thực tế, mọi tổn thất xảy ra đều quy ra
mức bồi thường bằng tiền do đó loại BTTH thực tế là phổ biến trong thực tiễn tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Về BTTH phát sinh trong tương lai tồn tại
dưới dạng uy tín, danh tiếng thương hiệu thì hiếm và việc quy định về vấn đề bồi
thường trong trường hợp này còn rất hạn chế. Do đó, ở phần phân loại này làm rõ
về BTTH thực tế hơn là những yêu cầu BTTH thiệt hại phát sinh trong tương lai.
Bởi lẽ, để xác định được trách nhiệm bồi thường, phải xác định được loại thiệt hại
xảy ra.
1.2.1 Bồi thường thiệt hại thực tế
1.2.1.1 Bồi thường thiệt hại vật chất
Bồi thường vật chất là trách nhiệm phổ biến nhất khi một vi phạm xảy ra và
đối với một số quốc gia trên thế giới thì bồi thường thiệt hại chủ yếu là bồi thường
tài sản. Mỗi lĩnh vực sẽ quy định khác nhau về bồi thường thiệt hại vật chất. Đối với
Việt Nam cũng có rất nhiều quy định về điều khoản này. Theo Luật dân sự thì trách
nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được
tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.10 Có
10

Khoản 2 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại về vật chất.

10


thể thấy cách bồi thường hợp lí và thực tế nhất đó là quy thiệt hại ra chi trả bằng

tiền. Ngoài tiền ra, chẳng có cách đo lường nào có thể bù đắp xứng đáng hơn khi
gây tổn thất cho người khác. Theo Công ước Vienna 1980 thì “Tiền bồi thường thiệt
hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và
khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng.
Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị
vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một
hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết
hoặc đáng lẽ phải biết”. Như vậy, việc bồi thường cho sự vi phạm hợp đồng được
ấn định bằng tiền, mọi tổn thất nên được bồi thường thực tế bằng tiền vì tiền là đơn
vị đo lường duy nhất phản ánh đủ và đúng mức độ mất mác nhất. Trong thực tiễn
xét xử, khi xem xét trách nhiệm BTTH thì Tòa án luôn xem xét tới mức bồi thường
như thế nào là hợp lí. Vì bản chất mục đích của bồi thường thiệt hại là đưa lợi ích
vật chất của bên bị thiệt hại vào vị trí mà lẽ ra họ phải có nếu phía bên kia thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình.
Về lợi ích vật chất, bản chất quan hệ hợp đồng là sự đền bù ngang giá về nghĩa
vụ, vật chất cho đôi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, khi một bên
không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng thì bên còn lại sẽ chịu
những tổn thất mà đáng ra họ sẽ được nhận. Điều này đồng nghĩa với việc bù đắp
thiệt hại về vật chất là trách nhiệm buộc phải thực hiện của bên vi phạm hợp đồng.
Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa Việt Nam cũng quy định: “Bồi thường thiệt
hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây
ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế,
trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp
mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.11 Như vậy,
chế tài BTTH là một chế tài mang tính tài sản, việc BTTH chính là bồi thường
những tổn thất thực tế bị mất mát do hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng.
Hơn nữa, BTTH luôn áp dụng theo nguyên tắc “toàn bộ” và “kịp thời” việc này có ý
nghĩa giúp cho hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia trong quan hệ thương mại
“trở nên vô hại về mặt vật chất” đối với bên bị vi phạm hợp đồng. Bên bị vi phạm
hợp đồng khi được bồi thường những mất mát về mặt vật chất thì mọi hoạt động

dần sớm ổn định, không bị xáo trộn về thời gian, công việc và các dự định cho công
việc ở hiện tại hoặc tương lai.

11

Theo khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005

11


Như vậy, việc BTTH vật chất là chủ yếu trong quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa được pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định và được
các quốc gia trên thế giới tiếp thu và áp dụng trong đó có Việt Nam. Việc bồi
thường đó được đo lường bằng số tiền hợp lí để bù đắp và khôi phục những tổn thất
mà bên bị vi phạm đã chịu trong suốt khoảng thời gian bên vi phạm vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng.
1.2.1.2 Bồi thường thiệt hại về khoản lợi bị bỏ lỡ
Thiệt hại theo Công ước Vienna 1980 về mặt hình thức được chia làm hai
loại một là thiệt hại “trực tiếp” và hai là thiệt hại “gián tiếp”. Các thiệt hại này được
đo lường bằng sự kỳ vọng của các bên trong hợp đồng. Mất trực tiếp là những
khoản mất liên quan đến hợp đồng, hoặc có thể do chênh lệch thị trường. 12 Còn mất
gián tiếp bao gồm lợi nhuận bị mất (tổn thất kinh tế thuần túy) và thiệt hại vật chất
đối với tài sản (thiệt hại xảy ra trong tương lai).13 Mất lợi nhuận được hiểu là sự gia
tăng giá trị tài sản đã bị hành vi vi phạm hợp đồng cản trở.14 Điều 74 của CISG đặc
biệt quan trọng đối với các hậu quả “gián tiếp” của vi phạm. Theo đó, về mặt lí
thuyết CISG quy định khi có vi phạm hợp đồng thì khoản tiền bồi thường bao gồm
cả khoản lợi bị bỏ lỡ. Ban thư ký CISG giải thích rằng thiệt hại do mất lợi nhuận
được liệt kê cụ thể bởi lẽ trong một số hệ thống pháp luật, khái niệm thiệt hại đứng
riêng lẻ thì không bao gồm mất lợi nhuận.15 Lợi nhuận bị mất thường khó thu hồi
được do hậu quả của việc gián đoạn kinh doanh, cụ thể là việc bên bị vi phạm

không thể sử dụng hàng hóa và ảnh hưởng đến giao dịch của mình, và dẫn đến việc
tạm ngừng sản xuất. Bên bị vi phạm cần phải chứng minh rằng, tại thời điểm hợp
đồng chính bên vi phạm có đủ kiến thức về chuỗi cung ứng mà họ đã chịu trách
nhiệm về những tổn thất đó nếu vi phạm. Như vậy, có thể thấy, CISG công nhận về
12

Loss of profit />
13

Liên quan đến tổn thất do hậu quả gây thiệt hại cho tài sản của người mua (không phải là hàng hóa), Công
ước không được cung cấp quy tắc duy nhất có liên quan, trong đó một số hệ thống trong nước phải chịu trách
nhiệm đối với thiệt hại sản phẩm đó là có căn cứ cả trong hợp đồng và sai lấm cá nhân. Về Điều 5,
xem supra số 66 et seq . Về thiệt hại do người bán phải chịu, xem , ví dụ, quyết định của LG Krefeld (Đức),
ngày 28 tháng 4 năm 1993, [trang 153] Số 11 O 210/92, NJW 1994, 1101, cũng được báo cáo [tại < http: /
/cisgw3.law.pace.edu/case/930428g1.html > và] trong UNILEX (thiệt hại của người bán ở Đức bao gồm lãi
trả cho các khoản vay và phí pháp lý cũng như tổn thất do mất giá tiền tệ của Ý).
14

Schlechtriem (1988), Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG), NXB
Oxford, phần 1, tr. 558.
15
Xem thêm Bình luận của Ban thư ký về Điều 70 Bản dự thảo CISG (Điều 74 CISG),
truy cập lần cuối ngày
17/6/2016

12


việc bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, miễn là đáp ứng được những yêu cầu và
chứng minh được tổn thất bên bị vi phạm gánh chịu. Vì nếu không có vi phạm xảy

ra, bên bị vi phạm đã nhận được khoản lợi nhuận đó.
Các thiệt hại được xem đặc trưng là “sự cố” dễ dàng được giảm xuống theo
quy định chung của Điều 74.16 Mặt khác, thiệt hại cho lợi nhuận bị mất đôi khi có
thể bị hạn chế hoặc bị từ chối, vì các quy tắc có thể thấy trước hoặc giảm thiểu của
Công ước.17 Trên thực tế, nhiều Trọng tài cũng đã ra phán quyết thừa nhận việc bồi
thường lợi nhuận bị mất.18 Trọng tài nêu rõ Điều 74 cho phép bên mua được quyền
yêu cầu bồi thường đối với việc mất lợi nhuận. Trường hợp thứ nhất, việc bên vi
phạm không tiến hành thực hiện đúng hợp đồng khiến cho bên còn lại bị mất đi một
khoản lợi nhuận mà lẽ ra có được nếu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Hệ
quả là bên bị vi phạm phải ký hợp đồng khác với bên thứ ba với mức giá cao hơn
giá trong hợp đồng ban đầu, do đó khoản lợi nhuận có thể có được đã bị mất đi.
Trong trường hợp này, việc bồi thường là hợp lý và hoàn toàn phù hợp với quy định
của CISG. Hoặc trường hợp thứ hai, đó là việc doanh nghiệp mất doanh số bán
hàng. Lẽ ra bên mua có thể có được doanh số bán hàng nhất định nếu như nhận
được hàng đúng hợp đồng nhưng đã bị mất đi do hành vi vi phạm của bên bán. Vậy,
khoản lợi nhuận này làm sao có thể tính toán được đó là vấn đề.
Thông thường khi đưa ra yêu cầu bồi thường là thiệt hại đã xảy ra và bên yêu
cầu có thể thu thập các bằng chứng và tính toán mức thiệt hại có phần đơn giản hơn
nhưng việc mất lợi nhuận này chưa thể chỉ xác định ở hiện tại mà còn có thể xảy ra
trong tương lai. Thiệt hại phát sinh trong tương lai vẫn chưa diễn ra nên vấn đề bên
yêu cầu cần đáp ứng những điều kiện gì để được bồi thường cần được làm rõ.
Doanh nghiệp kiểm kê doanh thu và xác định số lượng hợp đồng hay tỉ lệ bán hàng,
doanh thu giảm nhiều so với trước đó, chứng minh việc buôn bán của doanh nghiệp
là thất thoát sau vụ vi phạm là một quá trình dài. Xét về góc cạnh khác, thiệt hại do
mất lợi nhuận được tính toán theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ của Điều 74. Tức
là với thiệt hại nào xảy ra, thì bên bị vi phạm cũng được bồi thường để đảm bảo
quyền và lợi ích của bên đó. Vì vậy nếu thiệt hại do mất lợi nhuận chưa xảy ra thì
mất lợi nhuận không được xem là dạng thiệt hại thực tế bên bị vi phạm có thể tìm
16


Về các chi phí phát sinh thêm sau khi vi phạm trong nỗ lực hợp lý để tránh mất mát, xem (tái luật pháp
trong nước Mỹ) Farnsworth, EA, Hợp đồng (1999) § 12.9.
17
Xem infra số 290 và 294
18
Xem thêm về phán quyết BTTH khoản lợi bỏ lỡ />Delchi Carrier v. Rotorex case, />
13


kiếm sự bồi thường nếu thỏa mãn các yêu cầu của Điều 74 chứ không thể giải quyết
trong cùng một vụ kiện. Với quy định của Điều 74, rõ ràng thiệt hại do mất lợi
nhuận là loại thiệt hại được bồi thường. Vậy vấn đề mức lợi nhuận bị mất được xác
định như thế nào, liệu có công thức chung cho việc xác định hay không đó còn là
một câu đố chưa có câu trả lời từ các nhà làm luật.
1.2.1.3 Bồi thường thiệt hại về lãi suất cho số tiền bị mất do chậm thanh toán
Ngoài số tiền bị mất mà bên bị vi phạm chịu thì còn có thiệt hại về lãi suất cho
số tiền đó. Có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể về tiền lãi suất chậm thanh
toán. Theo LTM 2005, Điều 306 quy định về tiền lãi: “Trong trường hợp bên vi
phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và
các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi
trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, việc số tiền bị mất do vi phạm
hợp đồng cần được bù đắp cho bên bị vi phạm vì có thể xảy ra trong trường hợp lí
do như sau. Khi hai bên giao kết hợp đồng, việc một bên đã thực hiện nghĩa vụ và
bên kia phải thanh toán theo hợp đồng mà chậm thanh toán thì đã vi phạm hợp đồng
và sẽ gây ra thiệt hại cho bên được thanh toán. Bởi lẽ, số tiền thanh toán đó là
khoản tiền mà bên được thanh toán phải thanh toán cho bên thứ ba hoặc sử dụng
vào mục đích nào đó tại thời điểm thanh toán. Nhưng bên thanh toán chậm vì vậy
gây ra thiệt hại thực tế cho bên được thanh toán. Số tiền lãi cho việc chậm thanh

toán trong trường hợp này hoàn toàn hợp lí.
Về vấn đề này, Công ước CISG có Điều 78 quy định “Nếu một bên hợp đồng
không thanh toán tiền hàng hoặc một khoản tiền nào đó thì bên kia có quyền được
hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền đó mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu cầu
nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được theo quy định của Điều 74”. Điều này
thể hiện, CISG công nhận về quyền hưởng tiền lãi suất cho số tiền bị mất do chậm
thanh toán nhưng lại không xác định cụ thể cách tính lãi suất nợ. Tham khảo PICC
lại có một điều khoản chi tiết về tiền lãi từ việc không thanh toán (Điều 7.4.9) với
việc xác định tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của ngân hàng cho đồng
tiền thanh toán của hợp đồng.19 Bên cạnh đó, Điều 7.4.10 của Bộ nguyên tắc còn
19

Điều 7.4.9: - Lãi từ việc không thanh toán: (2) Tỷ lệ lãi suất là tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn
của ngân hàng cho đồng tiền thanh toán của hợp đồng tại địa điểm và tại thời điểm việc thanh toán phải được
thực hiện, nếu không xác định được tỷ lệ lãi suất này tại địa điểm trên thì áp dụng tỷ lệ lãi suất trung bình cho

14


quy định cụ thể về tiền lãi khoản tiền bồi thường thiệt hại “Trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, tiền bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ không phải là
nghĩa vụ thanh toán làm phát sinh tiền lãi từ ngày không thực hiện”. Vì vậy, pháp
luật quốc tế quy định khá chi tiết về việc tính lãi suất cho số tiền bị mất do chậm
thanh toán vì vậy, việc yêu cầu đòi bồi thường cho khoản này là có cơ sở. Tuy
nhiên, có thể tiền lãi cho số tiền bị mất không thể được bồi thường vì quan điểm
“Tiền lãi suất do chậm thanh toán” là một chế tài riêng không phải thuộc bồi
thường thiệt hại vì vậy việc đòi bồi thường là không hợp lí. Hơn nữa, tiền gốc nếu
chưa thể đòi thì tiền lãi càng không thể phát sinh. Song, dù là quy định như thế nào,
điều này cũng là quyền và lợi ích của bên bị vi phạm do đó cần được xem xét để
đảm bảo. Mặc khác, theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ thì số tiền lãi này cũng đáp

ứng được yêu cầu và việc xem xét để được bồi thường là có căn cứ.
1.2.2 Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai
1.2.2.1 Thiệt hại chi phí luật sư
Chi phí luật sư là loại thiệt hại gây nhiều tranh cãi trong việc xem xét có phải
thuộc phạm vi bồi thường hay không. Thông thường, loại thiệt hai này được bồi
thường theo luật trong nước, không có nguồn luật quốc tế nào quy định cụ thể về
vấn đề này. Đối với các quốc gia là thành viên của CISG, khi tranh chấp xảy ra, tùy
trường hợp một trong hai nguyên tắc đối lập giữa Anh và Mỹ được áp dụng: (1)
Nguyên tắc “Người thua phải trả tiền” (Loser-pays Rule hay còn gọi là English
Rule) và (2) Nguyên tắc “Mỗi bên tự chịu chi phí pháp lý riêng” (American Rule).
Hai nguyên tắc này hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc nào
cũng sẽ gây vấn đề tranh cãi cho nguyên tắc còn lại. Nhưng không có quy định nào
cho thấy Tòa án hoặc Trọng tài CISG áp dụng nhất quán một nguyên tắc. Vì vậy, có
trường hợp sẽ được bồi thường, trường hợp không.20 Pháp luật quốc tế công nhận
chi phí luật sư là một khoản bồi thường đáng chú ý. Vì mức chi phí này không phải
là một khoản tiền nhỏ, nhiều vụ tranh chấp lớn, kéo dài, chi phí luật sư đắt đỏ, ngoài
khoản bồi thường mà bên vi phạm phải chịu nếu cộng gộp luôn cả khoản chi phí
luật sư sẽ là một khoản bồi thường có thể quá sức đối với doanh nghiệp đó. Theo
CISG, về mặt quy định phạm vi bồi thường, không quy định chi phí luật sư có là
vay ngắn hạn của quốc gia có đồng tiền thanh toán. Nếu không xác định được cả hai tỷ lệ lãi trên, thì tỷ lệ lãi
suất là tỷ lệ lãi thích hợp được xác định bởi luật của quốc gia có đồng tiền thanh toán.
20
Jarno Vanto (2003), Attorney’s Fees as Damages in International Commercial Litigation, Pace
International Law Review, (15), tháng 4/2003, tr. 203, 204.

15


một trong những vấn đề được bồi thường hay không, nhưng ở Điều 74 đã quy định,
những tổn thất mà hai bên có thể nhìn thấy được trong hợp đồng thì khi vi phạm

xảy ra, chi phí này là tổn thất đáng để cân nhắc về trách nhiệm bồi thường. Hai bên
có thể thỏa thuận mỗi bên cùng chịu hoặc phân trách nhiệm rõ trong hợp đồng nếu
vi phạm xảy ra. Mặc khác, chi phí luật sư là khoản tiền phát sinh trong suốt thời
gian xảy ra tranh chấp, nếu bên vi phạm không vi phạm hợp đồng thì loại chi phí
này không phát sinh, do đó có thể xem xét trách nhiệm bồi thường này là một trong
những khoản bị mất đi của bên bị vi phạm và truy cứu trách nhiệm bồi thường. Tuy
nhiên có thể thấy, Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc sự điều
chỉnh của Công ước Vienna 1980, còn chi phí luật sư trong quá trình tranh tụng là
thuộc về tố tụng. Vì vậy, Tòa án không có nghĩa vụ phải giải quyết vấn đề này.
Song, chi phí luật sư là có thể xem là một trong những chế tài hợp đồng. Tuy
không quy định rõ trong CISG nhưng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.
Xét về nguyên tắc bồi thường “kịp thời” và “đầy đủ” thì “bên có quyền có quyền đòi
bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà mình đã phải gánh chịu từ việc không thực
hiện”. Điều này có nghĩa, chi phí luật sư là khoản bồi thường hợp lí vì nếu không có
vi phạm xảy ra thì không bên nào trong hợp đồng tranh chấp phải gánh chịu. Ngoài
ra, chi phí luật sư có thể được xem là một dạng thiệt hại vật chất. Vì nếu chứng
minh được và kê khai được khoản chi phí đã hao tốn trong suốt quá trình tranh tụng
thì vẫn theo lí thuyết sẽ được bồi thường đúng như quy định. Vậy, nếu đã là thiệt
hại về vật chất, có thể đo lường và chứng minh được tổn thất thì việc bù đắp khôi
phục khoản tiền đó là điều dĩ nhiên và hoàn toàn hợp lí. Trên thực tế, nhiều phán
quyết đã cho phép bồi thường chi phí luật sư cho bên bị vi phạm căn cứ quy định
của CISG.21 Với mục tiêu áp dụng thống nhất CISG tại các quốc gia thành viên, chi
phí luật sư cần được công nhận là một dạng thiệt hại được bồi thường.22 Bởi vì bản
thân Điều 74 CISG không loại trừ chi phí luật sư ra khỏi tổn thất được bồi thường.
Và khi đáp ứng các yêu cầu của Điều 74 thì loại thiệt hại này cần được bồi
thường.23 Hiện nay, có rất nhiều những khoản bồi thường còn gây tranh cãi và chưa
được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Chi phí luật sư là khoản bồi
21

Harry M. Flechtner (2002), Recovering Attorneys' Fees as Damages under the U.N. Sales Convention: A

Case Study on the New International Commercial Practice and the Role of Case Law in CISG Jurisprudence,
with Comments on Zapata Hermanos Sucesores, S.A. v. Hearthside Baking Co., Northwestern Journal of
International Law & Business, (22), tr. 121-159.
22
Peter Huber, Alastair Mullis (2007), xem chú thích số 54, tr 279.
23
“While the Convention does not expressly state that future losses are recoverable, its recovery is
consistent with the principle of full compensation. This approach is in accord with the PECL Article
9:501(2) (b) and UNIDROIT Principles Article 7.4.3, which allow for recovery of future losses.”
mục 3.19

16


thường có thể thấy trước được khi có tranh chấp xảy ra, vì vậy việc xem xét quy
định về vấn đề này là cần thiết.
1.2.2.2 Bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu
Ngoài thiệt hại thực tế thì tồn tại một loại bồi thường thiệt hại phát sinh trong
tương lai là “Bồi thường thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng, thương hiệu”. Song, để
chứng minh sự tồn tại và xác định trách nhiệm bồi thường là việc khó khăn, chưa có
cơ sở và chưa được công nhận nhiều trong các văn bản pháp luật về hợp đồng buôn
bán hàng hóa. Tại thời điểm xét xử, thiệt hại phát sinh trong tương lai vẫn chưa diễn
ra nên vấn đề bên yêu cầu cần đáp ứng những điều kiện gì để được bồi thường cần
được làm rõ. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu sau vi phạm khó xác định và chứng
minh được. Doanh nghiệp kiểm kê doanh thu và xác định số lượng hợp đồng hay tỉ
lệ bán hàng, doanh thu giảm nhiều so với trước đó, chứng minh việc buôn bán của
doanh nghiệp là thất thoát sau vụ vi phạm thì việc thiệt hại vô hình này có được bù
đắp hay không đó vẫn vẫn câu đố đối với các nhà làm luật. Danh tiếng được hiểu là
“danh” và “tiếng”, bao gồm tên doanh nghiệp và cả uy tín, đẳng cấp của doanh
nghiệp đó. Doanh nghiệp thường phải mất rất nhiều năm để xây dựng danh tiếng

nhưng chỉ bằng hành động nhỏ mà danh tiếng có thể bị hủy hoại vĩnh viễn. Danh
tiếng là phần giá trị quan trọng nhất của doanh nghiệp trên thị trường: có những
công ty mà giá trị của danh tiếng chiếm đến 80-90%.24 Như vậy, giá trị hữu hình
của công ty ít nhiều đã mất vị thế hàng đầu để nhường chỗ cho những tài sản vô
hình. Danh tiếng là tài sản vô giá của công ty bởi thứ tài sản vô hình này có thể tạo
ra những tài sản và lợi ích hữu hình không thể đo đếm được. Thương hiệu bao gồm
giá trị hiện tại và tiềm năng. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị
của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu không thể định lượng cụ thể, nhờ thương
hiệu mà hàng hóa có giá trị hơn. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được
nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu.
Doanh nghiệp sẽ có khá là nhiều lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại: Tăng
doanh số bán hàng; Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp; Mở rộng và
duy trì thị trường; Tăng sản lượng và doanh số bán hàng… Chính sự nổi tiếng của
thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.25
Thương hiệu giống như là một bội số, nó thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

24

Bài báo “Danh tiếng là tài sản vô giá của công ty” của tác giả Khuất Quang Hưng
Bài viết “Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp” trên web />25

17


của doanh nghiệp. Danh tiếng là giá trị tích lũy của doanh nghiệp trong suốt một
quá trình mà người mua cảm nhận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình
của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều
đó có nghĩa là, giá trị tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
chiếm đến 3/4, cá biệt chiếm đến trên 90% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì thế,
với vai trò đặc biệt quan trọng và những lợi ích mà danh tiếng, thương hiệu đem lại

cho doanh nghiệp, nên khi xảy ra tranh chấp trong mua bán hàng hóa, các doanh
nghiệp cần phải được Nhà nước bảo vệ, được bồi thường thiệt hại khi có sự xâm hại
đến uy tín, danh tiếng, thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Thiệt hại này xảy ra trong tương lai làm giảm đi uy tín và hoạt động làm ăn
của doanh nghiệp. Về Công ước Vienna 1980, quy định về loại thiệt hại này cũng
được đề cập đến tuy nhiên chưa được cụ thể hóa. Muốn suy xét trách nhiệm bồi
thường cần đảm bảo điều kiện là bên bị thiệt hại có sự giải thích hợp lý chắc chắn
về sự tổn thất tài chính do vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, bản thân như thiệt hại về
uy tín, danh tiếng, thương hiệu rất khó có thể được bồi thường vì sự khó khăn trong
chứng minh thiệt hại và đáp ứng các điều kiện của Điều 74. Ngay cả khi thiệt hại đã
xảy ra thì việc tính toán khoản thiệt hại cũng rất khó khăn. Song, thiệt hại về mặt uy
tín, danh tiếng, thương hiệu nên được bồi thường vì nó đóng vai trò rất quan trọng
và có thể tác động lớn tới hiệu quả kinh doanh trong tương lai, do đó, dạng thiệt hại
này nên được điều chỉnh để đảm bảo bù đắp những tổn thất cho bên bị thiệt hại.
Hơn nữa về mặt lý luận, thiệt hại ở dạng tổn thất danh tiếng cũng được xem là một
dạng thiệt hại và có thể được bồi thường theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ. Tóm
lại, thiệt hại nào xảy ra thì cũng làm mất đi quyền và lợi ích của doanh nghiệp, nên
thiệt hại về mặt uy tín, danh tiếng trong thương mại cần được quy định để giải quyết
vấn đề được trọn vẹn và công bằng hơn.
1.3 Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo Công ước Vienna 1980
1.3.1 Căn cứ bồi thường thiệt hại
Không phải trong trường hợp nào, bên vi phạm gây ra thiệt hại đều phải có
trách nhiệm BTTH vì vậy việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường rất
quan trọng. Điều này không chỉ là cơ sở xác định bên vi phạm có phải thực hiện
nghĩa vụ bồi thường hay không mà còn xác định được mức bồi thường xứng đáng
cho việc vi phạm và cả những khoản lợi mà bên bị thiệt hại bị bỏ lỡ do vi phạm đó.
18



Cụ thể hóa trong pháp luật Việt Nam, trách nhiệm BTTH trong hợp đồng thương
mại Việt Nam phát sinh khi đầy đủ các yếu tố: “1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2.
Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại.”26 Hành vi vi phạm hợp động và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả
với nhau, thiệt hại xảy ra phải do chính hành vi vi phạm gây ra thì việc bồi thường
mới có căn cứ để phát sinh. Công ước Vienna 1980 không quy định rõ cụ thể về căn
cứ để bồi thường. Song, để việc bồi thường xảy ra phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng, thiệt hại phải xảy ra và buộc phải có lỗi của bên vi phạm thì mới được xem
xét về khả năng bồi thường thiệt hại.
Thứ nhất, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Luật hợp đồng ở Việt Nam cũng như các nước trên
thế giới chia việc vi phạm hợp đồng thành hai loại: Vi phạm thường và vi phạm cơ
bản. Điểm khác nhau giữa hai loại vi phạm này ở chỗ vi phạm thường thì không là
căn cứ để một bên áp dụng biện pháp hủy hợp đồng; và ngược lại vi phạm cơ bản
được xem là căn cứ để bên bị vi phạm áp dụng chế tài hủy hợp đồng. CISG không
đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng theo Điều 25
Công ước Vienna 1980 có quy định vi phạm cơ bản: “một sự vi phạm hợp đồng do
một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà
người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi
trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một
người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh
tương tự.” Như vậy, ngoài "vi phạm hợp đồng", hai điều kiện nữa phải được thỏa
mãn là thiệt hại có thể thấy trước và phải có mối liên hệ nhân quả giữa "vi phạm
hợp đồng" và tổn thất. Khi một vi phạm xảy ra, tối thiểu vi phạm ở mức cơ bản thì
sẽ được bồi thường. Điều này không có nghĩa một vi phạm không thuộc vi phạm cơ
bản sẽ không được bồi thường. Vi phạm dù không phải “cơ bản” (người viết gọi là
vi phạm thường) vẫn có khả năng được bồi thường nếu không thuộc trường hợp
được miễn trách nhiệm.
Thứ hai, thiệt hại là yếu tố cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường của
bên vi phạm. Nếu có vi phạm xảy ra, nhưng không có thiệt hại thì không áp dụng

biện pháp BTTH. Yêu cầu bồi thường có thể thực hiện bởi bất kì bên mua hoặc bên
bán. Bên bị thiệt hại có thể được BTTH từ bên vi phạm trong trường hợp tổn thất
xảy ra được chứng minh hợp lí. Thứ ba, xét về yếu tố lỗi trong vi phạm, nếu một vi
26

Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật Thương mại 2005

19


×