Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG vụ án cố ý gây THƯƠNG TÍCH HOẶC gây tổn hại CHO sức KHỎE của NGƯỜI KHÁC từ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.92 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ NGỌC HUỆ

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ


HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ NGỌC HUỆ

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG VỤ ÁN CỐ
Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN HƯNG BÌNH

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn
dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có được là do quá trình
lao động
trung thực của tôi.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2019
NGƯỜI CAM ĐOAN

TRƯƠNG THỊ NGỌC HUỆ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1 : MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN CỐ

Ý GÂY

THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC................................................................................................9
1.1. Khái niệm - Phạm vi - Đặc điểm của thực hành quyền công tố.............9
1.1.1. Khái niệm - Phạm vi........................................................................9

1.1.2. Đặc điểm và nội dung hực hành quyền công tố............................14
1.1.3. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố với kiểm sát hoạt động
tư pháp.................................................................................................... 16
1.2. Khái niệm- Đặc điểm tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác...................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm......................................................................................19
1.2.2. Đặc điểm.......................................................................................19
1.3. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền
công tố trong các giai đoạn tố tụng.............................................................22
1.3.1. Giai đoạn thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố..........................22
1.3.2. Giai đoạn điều tra vụ án...............................................................26
1.3.3. Giai đoạn truy tố...........................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI
CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................................32


2.1. Tình hình tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn Quận 9 thời gian từ năm 2014 đến năm
2018............................................................................................................. 32
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 9 .............32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh…………………………………………………………………….34
2.1.3. Tình hình của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 9 ....................................... 35
2.2. Kết quả thực hành quyền công tố đối với các vụ án cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 9
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 38

2.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ............................................... 47
2.3.1. Những hạn chế, tồn tại ..................................................................47
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .....................................56
Chương 3:YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI
CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................... 60
3.1. Yêu cầu và phương hướng ................................................................... 60
3.1.1. Yêu cầu ..........................................................................................60
3.1.2. Phương hướng ...............................................................................62
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố đối với
các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác trên địa bàn Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 62
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố đối với


các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác.........................................................................................................62
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành trong công tác
thực hành quyền công tố đối với các vụ án về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác...................................... 63
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác thực
hành quyền công tố.................................................................................64
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ
công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân................66
3.3. Kiến nghị..............................................................................................67
3.3.1. Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn giải đáp một số vấn đề
vướng mắc trên thực tế và sửa đổi nội dung quy định không phù hợp...67

3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa Viện kiểm
sát, Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan..................................... 69
KẾT LUẬN....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

KSV

: Kiểm sát viên

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS


: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số vụ, số bị can về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác bị khởi tố từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn
Quận 9.............................................................................................................35
Bảng 2.2. Số vụ án và bị can bị đình chỉ, tạm đình chỉ về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong các năm từ 2014 2018 trên địa bàn Quận 9................................................................................ 40
Bảng 2.3. Số vụ án và bị can về tội tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác kết thúc điều tra được VKS truy tố trong các
năm từ 2014-2018 trên địa bàn Quận 9...........................................................45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển kéo theo hệ lụy
là tội phạm ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu nặng
nề hơn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nghị quyết số
63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường các
biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm đã nhấn mạnh yêu cầu cụ thể về các
biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Để cụ thể
hóa các chủ trương, biện pháp đó, các văn bản pháp luật hình sự, đặc biệt là quy
định của Bộ luật hình sự, BLTTHS ngày càng được hoàn thiện hơn. Trách
nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm thuộc về nhân dân và cả hệ thống chính
trị, trong đó, trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKS. Trách

nhiệm đó được VKS thực hiện thông qua công tác thực hiện chức năng của
mình, nhất là công tác THQCT. Trước yêu cầu cải cách tư pháp, trách nhiệm
của VKS càng được đặt ra nặng nề hơn. Nghị quyết số 08/NQ-TN ngày
02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời
gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 “Về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đã khẳng định “VKSND tiếp tục
thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tư pháp … tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra…”.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng địnhVKSND có chức năng THQCT và
kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm thực hiện“hiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần
bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”[15, tr.27].
Điều này đòi ỏhi hoạt động của VKSND nói chung,
hoạt động THQCT nói riêng cần được nhận thức đầy đủ, đúng đắn, thực hi
1


một cách triệt để, có hiệu Trênquả.cơ sở đó, Ngành kiểm sát cũng đã xác định
rõ nhiệm vụ và đặt ra yêu cầu cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ đó thông
qua nhiều văn bản như Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt
động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chỉ thị số
04/CT-VKSTC ngày 10 tháng 7 năm 2015 về tăng cường các biện pháp phòng
chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị nằm ở vị trí cửa ngõ Đông
Bắc của thành phố, nối liền địa bàn kinh tế trọng điểm của khu vực. Quận 9
có diện tích 113,896.200 km2, có 13 phường với dân số 235.268 người [5].
Với địa bàn rộng, dân cư tương đối đông và hàng năm đều gia tăng, kinh tế ngày

càng pháttriển đưa đến hệ lụy là tình hình tội phạm cũng ngày càng gia tăng. Vì vậy,
ênb cạnh giữ vững ổn định, phát triển kinh tế, Quận 9 còn đối
mặt với không ít những khó khăn về vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm,
trong đó có tội phạm cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. So với các địa phương khác, Quận 9 là khu vực luôn chiếm tỷ lệ
tương đối lớn về loạitội phạm này và hiện nay đangcó chiều hướng gia tăng
về số lượng cũng nhưmức độ nguy hiểm. Công tác THQCT đối với các tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
Quận 9 trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của
Viện kiểm sát ngày càng được khẳng.Hầuđịnhhếtcác vụ án cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trên địa bàn quận được
phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự nghiêm
minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua
thực tiễn công tác của Viện kiểm sát cho thấy, công tác thực hành quyền công
2


tốđối với các vụcốáný gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn Quận cũng9 cónhữnghạn chế, bất cập do nhiều
nguyên nhân khác nhau cần được khắc phục kịp thời.
Trước thực trạng nêu trên, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn vềhoạt động thực hành công tố đối với các vụ án về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 9, thành
phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giảđã chọn đề tài: Thực hành quyền
công tố trong vụ án cốý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngườì khác từ thực tiễn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

THQCT nói chung vàTHQCT đối với các vụcốáný gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riênghiện nay đang là chủ đề được
khá nhiều học giả cũng như người làm công tác thực quantiễn tâm, nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Đưa ra quan điểm nghiên cứu dưới dạng sách tham
khảo có thể kể đến một số tác phẩm điển hình như cuốn “THQCT và kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” của TS. Lê Hữu Thể, TS Đỗ Văn
Đương và CN Nông Xuân Trường. Cuốn sách này tác
giả chủ yếu đưa ra và phân tích các vấn đề lý luận chung về thực hành quy công tố và
thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra. Bên cạnh đó còn có cuốn “Một số vấn
đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt
động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”
của TS. Nguyễn Hải Phong (chủ biên). Cuốn sách này tác giả chủ yếu đưa ra và phân
tích các vấn đề lý luận chung về thực hành quyền côngiaitố trong đoạn điều tra, chủ
trương định hướng của Đảng và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công
tố trong hoạt động điều tra mà không gắncông tác
3


nàyvới tội phạm cụ thBển. cạnh đó,hững cuốn bình luậnkhoa họcBộ luật Tố tụng
Hình sự của các trường nhưhọcĐạiLuật Hà Nội, Đại họcuật Lthành phố Hồ Chí
Minh hoặccá cuốn bình luận của các tác giả như GS.TS Nguyễn Ngọc Anh–
LS.TS. Phan Trung Hoài, TS. Phạm Mạnh Hùng và các đồngác t giả, TS. Trần Văn
Biên– TS. Đinh Thế Hưng,… cũng nghiên cứu về công tác thực hành quyền công
tố nhưng chỉ đề cập với thờivàlượngmang íttính chất chungđối với quy định của Bộ
luật Tố tụng Hìnhvềchứcsự năng nhiệm vụ của Viện kiểm nhânsát dân trong tố
tụng hình sự mà không đi sâu nghiên cứu công tác nàycũng như không gắncông tác
này với tội phạm cụ. thể
Nghiên cứu dưới góc độ luận văn có tác giả Trịnh Duy Tám với luận
văn thạc sỹ luật học "Áp dụng pháp luật trong THQCT trong giai đoạn điều
tra của VKSND ở Việt Nam hiện nay”; tác giả Nguyễn Mạnh Tùng với luận

văn thạc sỹ luật học “THQCT và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án về ma
túy ở Thành phố Hà Nội”; tác giả Phạm Anh Đức với luận văn thạc sỹ
“Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố”; tác giả Nguyễn Ngọc Ánh với luận văn thạc sỹ luật học
“THQCT và kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành
phố Hà Nội”; tác giả Phan Thị Savới luận văn thạc sỹ luật “họcTHQCT trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi”, tác giả Lê Thị Tuyết Hoa với luận án tiến sỹ luật học
“Quyền công tố ở Việt Nam”, ... Các công trình này nghiên cứu về công tác thực hành
quyền công tố nói chung, công tác thực hành quyền công tố va kiểm sátviệc tuân theo
pháp luật ở giai đoạn điều tra hoặcgiai đoạn xét xử
gắn với một loại tội phạm cụnhưthểtội phạm về ma túy, tội xâm phạm sở hữu.
Ngoài ra, có nhiều tác giả thể hiện quan điểm nghiên cứu vềvấn đề này
dưới dạng các bài viết khoa học được đăng trên các báo, tạp chí như: bài viết
4


“Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải
cách tư pháp” của tác giả Lê Hữu Thểđăng trên Tạp chí Kiểm sát số 14 –
16/2008; “Bàn về mô hình viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác
giả Lại Hợp Việt, tạp chí kiểm sát số 14-16/ 2008; bài viết “Tăng cường trách
nhiệm của công tố trong giai đoạn điều tra trong BLTTHS” của tác giả Nguyễn
Tiến Sơn đăng tạp chí kiểm sát số 09/2015; bài viết“Một số vấn đề đặt ra từ thực
tiễn thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS theo
yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giảguyễnN Duy Giảng đăng trên Trang thông
tin điện tử của VKS ND tối cao; bài viết“Một số vấn đề về quyền công tố” của
tác giảTrần Văn Độ đăng trên Tạp chí Luật học số 3/2001, bài viết“thực trạng
công tác THQCT ,kiểm sát điều ,trakiểm sát xét xửcác vụ án hình sự tại Viện
kiểm sát02 cấp tỉnh Bình Dương và giải pháp, kiến nghị” của tác giảNguyễn
Phước Trung đăng trên Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

BìnhDương, …
Các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên đã đề cập các góc độ
khác nhau khi bàn về hoạt động THQCT dưới góc độ lý luận và thực. tiễn Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có tác giả nào đưa ra công trình khoa học nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về công tác THQCT đối
với các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, nhất làắng với địa bàn cụlàthểQuận 9 thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về
THQCT đối vớicác vụ án về ộti cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, phân tích thực trạng áp dụng pháp luậttrênđể cơ sở đótác
giả đưa ra một sốđề xuất, kiến nghịgóp phần âng cao chất lượng công tác
THQCT đối với các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác nói riêng và các vụ án hình sự nói chung.

5


- Nhiệm vụ nghiên cứu:Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn
đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ:
+ Làm rõ lý luận về THQCT đối với các vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
+ Làm rõuyq định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có
liên quan về THQCT trong các giai đoạn tố tụng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tácTHQCT đối vớicác vụ án về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên
địa bàn Quận 9 thành phố Hồ ChívàMinhững khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện công tác này.
+ Đưa ra một số giải pháp,kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tácTHQCT đối với cácụván cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 9, thành phố ồHChí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tácTHQCT đối với cácụván cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 9, thành phố ồH Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: luận văn tập trung khảo sát công tácTHQCT
đối với các ụván cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn Quận 9, thành phố ồHChí Minh từ năm 2014 đến năm
2018;
+ Phạm vi về không gian: luận văn khảo sát tình hình thực hiệncông
tácTHQCT đối với cácvụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác chỉ trên địa bàn Quận 9, thành phố ồHChí Minh.

6


+ Phạm vi về nội dung: Công tácTHQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp
đối với các ụván cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác được Viện kiểm sát thực hiện trong cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét
xử. Tuy nhiên, vớithời gian ngắn và khả năng nghiên cứu có hạn, luận
văn chỉtập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạngcông tác này ở ihagiai đoạn là
điều tra và truy tố.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở phương pháp luận:Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ ChíMinh và hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm, cải cách tư pháptrong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu:tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứukhác nhau, cụ thể là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh,nghiên cứu án điển hình nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và
thực tiễn của đề tài.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
Về mặt lýận:luLuận văn là công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích
một cách tương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống quy định vềhoạt động của
Viện kiểm sátkhi THQCT đối vớicác vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và việc áp dụng những quy định đó
trên thực tế. Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có thể góp phần bổ
sung và làm phong phú thêm lý luận về hoạt động THQCT đối vớicác vụ án
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
dưới góc độ pháp lý hình sự, tố tụng hình sựvà đưa ra cơ sở khoa học của hoạt
động hoàn thiện pháp luật về hoạt động này.

7


Về mặt thực tiễn:Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
đối với những người làm công tác thực tiễn để nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật hình sự, tố tụng hình sựvà những người học tập, giảng dạy, nghiên
cứu lập pháp về công tácTHQCT đối vớicác vụ án về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 : Một số vấn đề lí luận và pháp luật về THQCT đối với các
vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chương 2: Thực trạng THQCT các vụ án cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 9, Thành phố Hồ

Chí Minh
Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp nâng cao hiệu quả THQCT đối
vớicác vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

8


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm - Phạm vi - Đặc điểm của thực hành quyền công tố
1.1.1. Khái niệm - Phạm vi
Khái niệmvề quyền côngtố:
Chế định VKS được quy địnhtrong pháp luật Việt Namđã từ rất lâu
nhưng cho đến Hiến pháp năm 1980thì thuật ngữ“thực hành quyền công”tố
với tư cách là chức năng của Viện kiểm sát mới được chính thức ghi nhận.
thời điểm đó,khái niệm quyền công tố và THQCT đã được nghiên cứu,đề
cập khá nhiều trong khoa học pháp lí nước ta dưới các góc độ khác nhau.
Song, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức đối với
vấn đề này, cóchưmột quan điểm thống nhất khi bàn về quyền công tố.Theo Đại từ điển
tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, công tố có
nghĩa là "điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước Tòa án" [34, tr.204].
Theo đó, công tố bao gồm cả hoạt động điều tra và truy tố, buộc tội kẻ phạm tội
trước Tòa án. Theo Từ điển Luật học, công tố“là quyền của Nhà nước truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội”[26, tr.188]. Ở Việt Nam hiện nay,
quyền công tố được Nhà nước giao cho VKS thực hiện. Trên cơ sở đó có thể
hiểu, “quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người
phạm tội”[26, tr.188]. Trong giới nghiên cứu khoa học, khái niệm quyền công tố

được đưa ra tương đối nhiều nhưng có thể kể đến một số quan điểm chính sau:
Quan điểm thứ nhất: “Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho
VKS truy tố kẻphạm tội ra Tòa án, thực hiện sựbuộc tội tại phiên tòa (thực
hiện quyền công tố)” [21, tr.24]. Như vậy, theo quan điểm này, quyền công tố
9


chỉ tồn tại trong lĩnh vực hình sự, đó là quyền của Nhà nước truy tố kẻ phạm
tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa hình sự
(duy trì quyền công tố). Và ở Việt Nam, quyền này được giao cho chủ thể duy
nhất là VKSND. Điều này đồng nghĩa với việc công tác thực hiện quyền công
tố chỉ diễn ra ở một lĩnh vực duy nhất là TTHS và công tác này cũng chỉ tồn
tại ở một giai đoạn duy nhất của TTHS là giai đoạn xét xử sơ thẩm. Quan
điểm này chưa phản ánh đầy đủ bảnấtcủach quyền công tốBở.i lẽ, truy tố và
buộc tội chỉ là một trong số các quyền năng, hoạt động của VKS ở giai đoạn
xét xử sơ thẩm trong TTHS. Ngoài hai quyền năng đó, VKS

còn có nhiều

quyền năng khác khi THQCT ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự và ở các giai
đoạn khác trong TTHS.
Quan điểm thứ hai: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho các
cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng
các chế tài hình ốsựiv ớđi người phạm tội”[21, tr.26]. Theo quan điểm này, chủ
thể THQCT không chỉ có VKS mà còn có các cơ quan tiến hành tố tụng khác
như CQĐT, Tòa án, Thi hành án. Như vậy, quyền công tố có trong tất cả các
giai đoạn tố tụng từ khởi tố, ềđiu tra, truy tố, xét xử đến thi hành án đối với các
vụ án hình sự. Quanểm nàyđi đã đồng nhất khái niệm quyền công tố với nguyên
tắc TTHS, dẫn đến nhầm lẫn giữa các chức năng cơ bản trong TTHS (buộc tội,
gỡ tội, xét xử …).

Quan điểm thứ ba: “Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc
truy ứcu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về nhà nước,
được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước làVKS ) để phát hiện tội phạm
vàycứutru trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội” [21, tr.40]. Cụ thể, cơ quan có
chức năngTHQCT có trách nhiệm
bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để có thể xác định một cách
chính xác tội phạm, người phạm tội và trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can
10


ra trước Tòa án cũng như bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. Bên cạnh đó,
theo quan điểm này thì cơ quan có quyền công tố được phép nhân danh Nhà
nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội vàquyền này chỉ
có trong lĩnh vực duy nhất là trong TTHS. Ở Việt Nam, VKS ND là cơ quan
duy nhất được Nhà nước giao quyền công tố mà không có bất kỳ cơ quan nào
có thể thay thế được.
Có thể nói rằng,cho đến nay, khi đưa ra khái niệm quyền công tố có rất
nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm đều có những yếu tố hợp lý
nhưng cũng đều thể hiện những bất cập nhất định. Với nhận thức của mình
khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả ủng hộ khái niệm quyền công tố được
đưa ra tại quan điểm thứ năm nêu trên, bởi một số lý do sau:
Một là, quan điểm này phù hợp với quan điểm truyền thống ở Việt Nam
khi nghiên cứu lịch sử nhà nước - pháp luật về quyền công tố. Theo đó, quyền
công tố là quyền của Nhà nước buộc tội đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự.
Hai là, quan điểm này cũng phù hợp với các quy định pháp luật của Nhà
nước ta qua các thời kỳ về quyền công tố. Cụ thể, Hiến pháp, Luật tổ chứcVKS
ND và pháp luật tố tụnghình sự của nước ta qua các thời kỳ đều khẳng định
VKSND có chức năngTHQCT. Bên cạnh đó, Nghị quyết số08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị cũng đã nêu rõ: "VKS các cấp thực hiện tốt chức

năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp [1, tr.
8]. Bên cạnh đó,quan điểm của ngành Kiểm sát cũng đã thể hiện một cách thống
nhất từ trước đến nay: "Việc THQCT chỉ có trong lĩnh vực hình sự và chỉ trong
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử" [23, tr. 2].
Phạm vi quyền công tố
Về phạm vi không gian: dựa trên quan điểm chính thống về khái niệm
quyền công tố được đưa ra ở trên có thể khẳng định rằng quyền công tốchỉ có
11


trong lĩnh vực TTHS màkhông thể có trong lĩnh vực tố tụngkhác. Theo đó, quyền
công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việcộibuđốịc vớit người phạm
tội. ệVicbuộc tội thì chỉ có trong lĩnh vực TTHS, cho nên quyền công tố không
thể tồn tại trong các lĩnh vực khác không liên quan đến sự buộc tội như trong tố
tụng hành chính, dân sự, kinh tế, ... Vì lẽ đó, quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh
vực duy nhất có liên quan đến tội phạm và sự buộc tội là lĩnh vực TTHS.
Về phạm vi thời gian: theo quan điểm khoa học được thừa nhận phổ biến
hiện nay, “phạm viquyền công tố bắt đầucó từ khi tội phạm được thực hiện và
kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bịkháng nghị” [21, tr.50-51].
Tác giảcho rằng quan điểm này rất đúng đắn. Bởi lẽ, từ khi tội phạm được thực
hiện, trách nhiệm của cơđượquancgiao quyền công tố là tiến hành các hoạt động
tố tụng theo quy định của pháp luậtphátnhằmiện
tội phạm và người phạm tội cũngxácnhư định căn cứ để buộc tội họ. Tuy nhiên,
không phải trong mọi trường hợp THQCT đều kéo dài đến khi bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật, mà có thể chấm dứt ở giai đoạn
tố tụng sớm hơn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vì, không phải
tất cả các vụ án hình sự đều được đưa ra xét xử trước Tòa án mà ở giai đoạn tố
tụng nào đókhi quyền công tố chấm dứt thì quyền THQCT cũng không còn.
Như vậy, phạm vi uyqền công tố kết thúckhi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc
trong trường hợp đặc biệt, nó sẽ kết thúc khi có quyết định đình chỉ vụ án.

Khái niệm về thực hành quyền công tố
Trên cơ sở khái niệm quyền công, kháitố niệmthực hànhquyền công tố
cũng được đưa ra tương đối nhiềuTheo. Từ điển tiếng Việt, “thực hành” có
nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế, thực hành đồng nghĩa với
“thực hiện”” [33, tr.1245]. Như vậy, THQCT có thể được hiểu là áp dụng
12


quyền công tố vào thực tế. THQCT cũng được hiểu là “hoạt động của VKS
trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và buộc tội họ trước
Tòa án” [8, tr.12]. Từ điển Luật học đưa ra khái niệm, “THQCT là việc sử
dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra,
truy tố và xét xử” [26, tr.188]. Như vậy, để đảm bảo thực hiện quyền công tố
trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm thì Nhà nước ta ban hành các văn
bản pháp luật, trong đó quy định cụ thể các quyền năng pháp lý thuộc nội
dung quyền công tố. Các quyền năng này được giao cho cơ quan có trách
nhiệm THQCT thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội. Từ năm 1960 đến nay, VKSND là cơ quan duy
nhất được giao chức năng THQCT. Để thực hiện chức năng này, VKSND phải
sử dụng tất cả quyền năng pháp lý về TTHS nhằm phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội cũng như không làm oan người vô tội. Luật Tổ chức VKSND năm
2014 cũng đã có quy định về bản chất của chức năng này, theo đó, THQCT
“là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội
của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” [18, tr. 8].
Phạm vi THQCT là vấn đề hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau trong thực tiễn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành,

phạm vi THQCT chỉ có trong lĩnh vực TTHS. Công tác này được “bắt đầu từ
khi vụ việc phạm tội xảy ra và trong suốt quá trình điều tra đến khi kết thúc
việc buộc tội” [8, tr 13]. Việc buộc tội kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp
luật, không bị kháng nghị hoặc khi vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp
luật TTHS. Như vậy, phạm vi của công tác THQCT bắt đầu từ khi vụ việc
13


phạm tội xảy ra và kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật, không bị
kháng nghị hoặc khi vụ án bị đình chỉ. Cụ thể, VKSND THQCT ở các giai
đoạn và lĩnh vực sau: THQCT trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố; THQCT trong giai đoạn điều tra; THQCT trong
giai đoạn truy tố; THQCT trong giai đoạn xét xử.
1.1.2. Đặc điểm và nội dung THQCT
Đặc điểm của THQCT
Khác với hoạt động của VKSND trong các lĩnh vực tố tụng khác như tố
tụng hành chính, tố tụng dân sự, ... hoạt động THQCT chỉ tồn tại duy nhất
trong lĩnh vực TTHS.
Về chủ thểTHQCT: dưới góc độ chức năng của chủ thể được giao
quyền tiến hành tố tụng, THQCT là chức năng mà Nhà nước chỉ giao cho cơ
quan tiến hành tố tụng duy nhất đó là VKS . Các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng khác không có chức năng này.
Hoạt động THQCT mang tính công khai và được thực hiện theo trình
tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định. Vì vậy, hoạt động của VKS mang
tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và được giám sát bởi nhiều chủ thể khác
nhau.
Dưới góc độ chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng, THQCT là thực
hiện chức năng buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội nhằm bảo đảm
không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người vô tội, …
Mục đích củaTHQCT là nhằm bảo đảm mọi hành vivà người phạm tội

được phát hiện, xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người
phạm tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị hạn chế quyền con người,
quyền công dân một cách trái luật. Mục đích của hoạt động THQCT tuy vẫn
phải bao hàm cả việc xem xét, đánh giá nhằm gỡ tội nhưng thực hiện quyền
14


buộc tội đối với người phạm tội vẫn là chủ yếu.
Nội dung của THQCT
Luật tổ chứcVKSND năm 2014 và BLTTHS đã quy định rõ, nội dung
của công tác THQCT bao gồm:
Quyết định phát động quyền công tố để mở cuộc điều tra hình sự đối
với sự kiện phạm tội, người phạm tội: Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định
khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, không phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong một số
trường hợp.
Quyết định việc có hạn chế hay không quyền tự do, dân chủ của cá
nhân người phạm tội: Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân. trong việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra,
truy tố.
Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
Quyết định việc thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động tố tụng (đình chỉ
điều tra, đình chỉ vụ án, quyết định truy tố bị can ra tòa).
Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra.
Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến

hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối
với người phạm tội; Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các
tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện
oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
15


1.1.3. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố với kiểm sát hoạt
động tư pháp
THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp tuy là hai chức năng độc lập của
VKS, có đối tượng và nội dung khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Như đã phân tích ở trên,THQCT là hoạt động của VKSND trong TTHS
để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Công tác này
được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
sự. Chức năng của THQCT là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội, truy tố người phạm tội và bảo vệ sự buộc tội đó. Như vậy, đối tượng
hướng tới của THQCT là vạch tội người phạm tội ra trước Tòa án,
nó chỉ tồn tạiduy nhất trong lĩnh vực TTHSVKSND. THQCT nhằm bảo đảm
mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời,
nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
người phạm tội nhưng cũng không để xảy ra oan, sai.
Còn “kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKS ND để kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án
hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo
quy định của pháp luật” [18, tr.10-11]. Kiểm sát hoạt động tư pháp lànhằm
mục đích kiểm sát tính hợp phápủa các hành vi, quyết định của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong hoạt động tư :phápphát hiện vi phạm pháp luật, kiến nghị, yêu cầu
khắc phục vi phạm, đảm bảo quá trình tiến hành tố tụng tuân
16


×