Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo – Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
Bộ môn quản lý môi trường
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tên em là: Đỗ Hoàng Dương – Sinh viên chuyên nghành quản lý môi trường
trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học và chính xác, trung thực.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn đều có thật, thu được trong quá trình n
ghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào.
Hà Nam , ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Hoàng Dương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa
Môi Trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các bác, các cô
chú, các anh chị ở địa phương cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thày cô
giáo Khoa Môi trường và Ts. Hoàng Lưu Thu Thuỷ – Giáo viên hướng dẫn đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và cán bộ môi trường tại Ủy ban
nhân xã Liêm Túc cùng các tổ trưởng tổ dân phố, khu dân cư đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động
viên và quan tâm trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài chính và
trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh


khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đỗ Hoàng Dương


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT......................................................7
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Liêm Túc.................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................3
1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội..........................................................................5
1.2. Tổng quan về hương ước, quy ước..................................................................7
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hương ước, quy ước..........................7
1.2.2. Nội dung và hình thức thể hiện của Hương ước, quy ước.........................8
1.2.3. Phương pháp xây dựng hương ước, quy ước............................................9
1.2.4. Các vấn đề về xây dựng hương ước, quy ước ở Việt Nam.......................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................17
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu :...........................................17
2.2.2. Phương pháp tham vấn cộng đồng :.......................................................17
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học :..........................................................17
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................19
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Liêm Túc...........................................19
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước...................................................................19


3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí :.........................................................24
3.1.3. Hiện trạng môi trường đất :....................................................................26
3.1.4. Hiện trạng chất thải rắn :.........................................................................29
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Liêm Túc :. 31
3.2.1. Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường tại xã Liêm Túc :................................31
3.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Liêm Túc :..........................32
3.3. Bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại xã Liêm Túc, huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam................................................................................................35
3.3.1. Quy trình xây dựng bản hương ước, quy ước về BVMT gắn với cộng đồng
người dân tại xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam..............................35
3.3.2. Bản hương ước, quy ước về BVMT gắn với cộng đồng người dân tại xã
Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam........................................................37
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠIXÃ LIÊM TÚC,
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM..........................................................39
KẾT LUẬN............................................................................................................41
Kết luận............................................................................................................... 41
Kiến nghị............................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43

PHỤ LỤC............................................................................................................... 44


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồthống kê hiện trạng xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.........20
Hình 3.2 : Giếng đào cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân
................................................................................................................................. 20
Hình 3.3: Ô nhiễm nguồn nước mặt........................................................................21
Hình 3.4 : Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải............................................23
Hình 3.5 : Nước sinh hoạt được người dân xả ra ngay ao, hồ cạnh nhà...................23
Hình 3.6: Biểu đồ ý kiến của người dân về việc ô nhiễm môi trường không khí.....25
Hình 3.7: Biểu đồ cách thức đổ rác của các hộ gia đình..........................................30
Hình 3.8: Rác thải, chất thải rắn do các hoạt động sinh hoạt và thương mại, dịch vụ
của người dân..........................................................................................................31
Hình 3.8: Biểu đồ thống kê các nguồn chương trình bảo vệ môi trường.................33


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
BCH

: Ban chấp hành

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CP

: Chính phủ


CT

: Chỉ thị



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết

PTTH

: Phổ thông trung học

TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch

TW

: Trung ương

UBND


: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tại tỉnh Hà Nam nổi cộm hiện nay là ô nhiễm không khí, tài nguyên
nước, khoáng sản sử dụng chưa có tính bền vững...Theo Sở TN&MT Hà Nam, tại các
khu vực khai thác chế biến khoáng sản, khu vực sản xuất xi măng, khu vực có các
phương tiện giao thông với mật độ lớn như khu vực La Mát - Kiện Khê, Bút Sơn, thị
trấn Đồng Văn, thị trấn Hòa Mạc, ngã 3 quốc lộ 1A và đường 21A, đầu cầu Phủ Lý,
hàm lượng bụi đều vượt 1,2 - 4,6 lần so với TCVN. Nguyên nhân gây ô nhiễm do
hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông với mật độ cao, chở hàng quá tải,
do hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp và ngoài khu công
nghiệp; 8 nhà máy sản xuất xi măng đang hoạt động; 7 lò gạch tuynen, khoảng 219 lò
gạch thủ công, khoảng 175 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, các hoạt động
giao thông, các hoạt động sinh hoạt của người dân... Tải lượng nồng độ phát thải của
một số chất trong một vài năm gần đây cho thấy, hàm lượng bụi khoảng 31.300
tấn/năm, CO khoảng 8.400 tấn/năm, NOx khoảng 7.300 tấn/năm, SO2 khoảng 13.800
tấn/năm, VOC khoảng 600 tấn/năm.Hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, chăn nuôi và y tế trên địa bàn tỉnh hàng năm cũng là nguyên nhân góp phần
tác động gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Lượng nước thải sinh hoạt khoảng
22.000 m3/năm, sản xuất công nghiệp khoảng 15.000 m3/năm, y tế khoảng 3.500
m3/năm, chăn nuôi khoảng 7.500 m3/năm, làng nghề khoảng 193.621 m3/năm.
Nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi có hàm lượng sắt, nitrit, nitrat và asen cao hơn tiêu
chuẩn cho phép. Tại một số xã của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng, Lý
Nhân và Duy Tiên có nguồn nước dưới đất bị nhiễm Asen cao, có nơi vượt tiêu chuẩn
cho phép của WHO và của Bộ Y tế tới 73 lần.
Như chúng ta đã biết, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là mối quan
tâm của tất cả các ngành, các cấp, địa phương và của người dân. Trên địa bàn tỉnh

Hà Nam cũng đã phát sinh nhiều vấn đề, nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường,
cụ thể: Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt ô nhiễm nước trên lưu vực sông Nhuệ sông Đáy vẫn diễn ra, gây những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của
cộng đồng dân cư hai bên bờ sông. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 4 đợt ô
nhiễm môi trường trên sông Nhuệ - Đáy. Một trong những thực trạng về ô nhiễm
môi trường khác trên địa bàn tỉnh đó là ô nhiễm tại các cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp làng nghề. Công tác quản lý môi trường tại các khu vực này vẫn đang
1


bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức, việc phân công, phân cấp quản lý chưa
rõ ràng. Nước thải không được thu gom, xử lý và xả trực tiếp ra môi trường gây ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, rác thải chủ yếu do các
doanh nghiệp, tổ chức trong cụm tự hợp đồng với địa phương để vận chuyển.Ô
nhiễm môi trường không khí: Bụi và các loại khí thải từ các khu vực có hoạt động
khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xây dựng, từ các nhà máy sản xuất xi măng
hoặc từ hoạt động giao thông vận tải tại các đoạn đường đã xuống cấp cũng là một
trong những vấn đề đáng báo động.Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra
không phải là vấn đề mới được đề cập tới, nhưng do điều kiện phát triển kinh tế xã
hội hiện nay con người mới chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà chưa chú ý nhiều
đến việc bảo vệ môi trường sống của chính mình. Một thực tế cho thấy, ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang là
một vấn đề bức xúc cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn. Ô nhiễm môi trường
khu vực nông thôn do rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải từ các làng
nghề ngày càng trở lên trầm trọng, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư như ở làng
nghề dệt nhuộm Hòa Hậu, làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, làng nghề dũa Đại Phu và
các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm.
Vì vậy, để lôi cuốn mọi người, cùng tham gia giải quyết những vấn đề môi
trường chung của làng xã, không gì bằng hương ước theo truyền thống địa phương.
Cũng giống như các hương ước khác, hương ước bảo vệ môi trường (gọi tắt là
hương ước môi trường) do chính người dân là “tác giả”, đồng thời là người thực

hiện và giám sát nhau thực hiện. Từ đó, em xin phép được lựa chọn thực hiện đồ án:
“Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng
tại xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường gắn với sự tham
gia của cộng đồng dân cư tại xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nhằm
thực hiện thành công xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường từ cấp trung ương đến
cấp địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng môi trường tại xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường của xã Liêm Túc, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
2


Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của
cộng đồng tại xã Liêm Túc
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Liêm Túc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý :
Liêm Túc là một xã thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Xã
nằm ở phía Đông của huyện Thanh Liêm, cách xa Trung tâm huyện.
Xã có diện tích 638,21 ha (bằng 3,58% diện tích tự nhiên của huyện), dân số
tính đến nay là 5.552 người, sinh sống ở 11 thôn. Mật độ dân số đạt 870 người/km².
Vị trí của xã như sau :
Phía Đông giáp với huyện Bình Lục;
Phía Tây giáp với xã Liêm Sơn;
Phía Nam giáp với xã Liêm Sơn;

Phía Nam giáp với xã Liêm Thuận;
Nằm cách trung tâm hành chính huyện khoảng 10km về phía Đông nam, trên
địa bàn xã có đường tỉnh 9715 cùng hệ thống giao thông nông thôn dày đặc đây là
điều kiện thuận lợi cho xã trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao
lưu văn hoá, phát triển kinh tế.
- Địa hình :
Xã Liêm Túc có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền tự nhiên trung
bình từ 0,4 – 1,0 m. Có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông bắc xuống Tây
nam. Ngoài những khu đất được sử dụng để quy hoạch khu công ngiệp thì con lại
chủ yếu là đất canh tác ruộng lúa và hoa màu.

3


Bản đồ xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- Đặc điểm khí hậu :
Hà Nam nói chung và xã Liêm Túc nói riêng có điều kiện thời tiết, khí hậu
mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Khí hậu có sự phân hóa
theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa Hạ và mùa Đông cùng với 2
mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 9;mùa Đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa Xuân
thường từ tháng 3 đến tháng 4 và mùa Thu thường từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5°C đến 24°C. Về mùa đông, nhiệt
độ trung bình là 18,9°C. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1,2. Nhiệt độ thấp
nhất tới 6 - 8°C. Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 27°C. Các tháng nóng nhất trong
năm là tháng 6,7. Nhiệt độ cao nhất đến 36 – 38°C. Độ ẩm trung bình khoảng 84%
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 2.000 mm. Có hai mùa, mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80%
lượng mưa cả năm. Các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Mưa nhiều, tập trung gây
ngập úng làm thiệt hại cho sản xuáta nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với

bão và nước dâng cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Những năm mưa muộn gây ảnh hưởng đến
việc gieo trồng vụ đông, mưa sớm lại ảnh hưởng đến vụ chiêm.

4


1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
- Về phát triển kinh tế
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp với sự nỗ lực
phấn đấu, khác phục khó khăm Đảng bộ và nhân dân xã Liêm Túc đã vươn lên
giành được những kết quả khá. Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế đều vượt so với kế
hoạch và giá trị sản xuất năm sau đạt cao hơn năm trước. Sản lượng thực đạt 3.900
– 4.100 tấn; năng suất lúc bình quân đạt 110 tạ/ha. Bình quân lương thực đạt
812kg/người/năm.
Đến nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong cơ cấu
kinh tế đã có sự chuyển dịch song sự chuyển dịch chủ yếu từ lúa lên vườn kết hợp
trồng màu, nuôi cá, trồng cây ăn quả. Đối với các ngành tiểu thủ - công nghiệp và
dịch vụ - thương mại tỷ trọng đạt mức thấp và tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Các ngành dịch vụ có chuyển biến tích cưc, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh
doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Các ngành pháy triển nhanh vả về số lượng,
quy mô, loại hình kinh tế. Hoạt động có hiệu quả và ngày càng thu hét nhiều thành
phần tham gia phát triển. Tuy nhiên hoạt động mới chỉ ở mức quy mô hộ gia đình,
buôn bán nhỏ với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân như : kinh
doanh vật tư nông nghiệp, thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây
dựng, xăng dầu, vận tải. Hiện tại trên địa bàn có khoảng 80 điểm dịch vụ, thương
mại.
- Dân số
Dân số của xã tính đến năm 2015 là 5.552 người ( trong đó nam giới có 2.659
người, nữ giới có 2.893 người ), chiếm 3,92% dân số huyện, với 1.484 hộ. Mật độ

dân số bình quân là 870 người/km² ( cao hơn so với trung bình toàn huyện 792
người/km² ). Xã có 11 thôn, dân số phân bố không đều giữa các thôn, tập trung đông
tại thôn Đông Sấu (972 người), Vỹ Khách (912 người ), và thấp nhất ở thôn Tân
Hoà (96 người ), Trại Vọng (239 người). Dân số của xã chủ yếu là dân tộc Kinh.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, giáo
dục... công tác kế hoạch hoá gia đình hoạt động khá hiệu quả, đã làm giảm đáng kể
trường hợp sinh con thứ 3. Giai đoạn 2001 – 2007 tỷ lệ phát triển dân số của xã
luuôn đạt dưới 1,0%.
5


- Lao động, việc làm
Tính đến cuối năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động của xã có 3.331 người
(trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 95%). Nhìn chung chất lượng lao
động thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, lực lượng lao động được đào tạo chủ
yếu hoạt động trong công tác quản lý Nhà nước, giáo viên, y tế...
Trong những năm qua, UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề,
đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện các hộ gia đình vay vốn để sản xuất tạo công
ăn việc làm cho người dân. Hàng năm xã kết hợp với Phòng Nông nghiệp, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn sản xuất.
- Thực trạng phát triển giao thông
Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã gồm có : Đường tỉnh 9715
chiêu dài chạy qua xã 2 km, có rộng nền 6 m được trải nhựa; đường xã có chiều dài
15,20 km các tuyến đường này đã đc rải đá, đường liên thôn đã được trải đá cấp
phối hoặc bê tông hoá. Trong 5 năm qua thực hiện chương trình xây dựng đường
giao thông Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã tranh thủ vốn đối ứng của huyện,
huy động nguồn vốn trong nhân dẫn đã tổ chức nâng cấp xây dựng được 4100m, bê
tông hoá 9300m đường nông thôn.
Mặc dù có bước phát triển đáng kể xong giao thông của xã vẫn còn yếu kém,
hầu hết các tuyến đường của xã có rộng nền hẹp, khả năng chịu tải kém gây khó

khăn trong việc đi lại phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân.
- Giáo dục – đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học luôn được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Thực hiện chương trình kiên cố hoá
phòng học. Đến nay xã có 1 trường THCS, 1 trường Tiểu học, 1 trường Mầm non
và các nhà trẻ ở các thôn.
Công tác giáo dục và đào tạo của xã trong nững năm qua đạt được nhiều thành
tích xuất sắc. Đội ngũ giáo viiên được nâng cao về chất lượng, 3 nhà trường hàng
năm đều đạt danh hiện trường tiên tiến cấp huyện và cấp tỉnh. Hàng năm học sinh
tốt nghiệp Tiểu học đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 98-100%, số lượng học sinh khá,
giỏi tăng lên qua từng năm. Xã đã thành lập hội đồng giáo dục, Hội khuyên học,
Trung tâm giáo dục cộng đồng và đặc biện năm 2004 trường THCS được huyện
công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
6


- Y tế
Xã có 1 trạn y tế với 1 bác sỹ, 3 y sỹ, Công tác y tế trong những năm qua đã có
nhiều cố gắng, đội ngũ y bác sỹ của Trạn y tế cùng với y tế cơ sở nâng cao tinh thần
trách nhiệm, tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình y tế
quốc gia; chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và
các chương trình phòng chống dịch bệnh khác (đạt 100% kế hoạch).
Mỗi năm khám và chữa bệnh cho khoảng 3000 – 3200 lượt người. Năm 2015
hạ thấp số trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 19,5%. Tăng cường truyền thông dân số,
thực hiện kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ phát triển dân số ở mức dưới 1%. Trạm
y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
- Năng lượng
Hiện tại trên địa bàn xã có 100% số hộ gia đình được sử dụng điện. Nguồn
điện đang sử dụng trên địa bàn xã là hệ thống điện quốc gia thông qua mạng điện
khu vực Thanh Liêm. Nguồn điện tương đối ổn định. Ngoài ra các nguồn năng

lượng khác như xăng, dầu... cũng đã đáp ứng đầy đủ các hoạt động sản xuất vật chất
và dịch vụ khác trên địa bàn xã.
Để khác phục những tồn tại trên, trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực, quan
tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình phát triển
kinh tế- xã hội. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, chuyển dịch mạnh và tăng
nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; tăng cường cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật, từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân... Đây chính là những yếu
tố sẽ có tác động rất lớn đối với quỹ đất đau trong quá trình phát triển kinh ttế - xã
hội của xã.
1.2. Tổng quan về hương ước, quy ước
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hương ước, quy ước
Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng
dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT như sau: “Hương ước là văn bản quy
phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng
thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân
nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn

7


hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc
quản lý nhà nước bằng pháp luật” [8].
*Các đặc điểm đặc trưng của hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước có những đặc điểm đặc trưng như: Là kết ước của người
dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương
ước làng, quy ước làng,…Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm,
là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực
hiện. Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định của
pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó
*Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng

dân cư
Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học
hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo,
góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và
đạo đức truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của hương ước, quy ước còn
góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội.
1.2.2. Nội dung và hình thức thể hiện của Hương ước, quy ước
* Nội dung:
Nội dung của hương ước, quy ước thường đề ra các biện pháp, phương thức
thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo
đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để
nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân; Đề ra các biện pháp
góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ
môi trường sống; Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn; Đề ra
các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước, quy ước
nhằm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình
Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ
tục, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, trong hương ước, quy ước còn đề cập
đến các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới
8


hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những nghi lễ lành
mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém và xây dựng tình đoàn kết,
tương thân, tương ái trong cộng đồng, xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương [8].
* Hình thức:
Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng,

bản,thôn, ấp, cụm dân cư).
Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thống
văn hoá của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng
hương ước. Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều,
khoản, điểm. Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ
củacác thành viên trong cộng đồng.Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định
ngay tại các điều, khoản cụ thể.
Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ thực hiện [8].
1.2.3. Phương pháp xây dựng hương ước, quy ước
Đối tượng của việc xây dựng hương ước, quy ước chính là cộng đồng dân cư
sinh sống tại địa bàn (làng, xã, thôn ấp, phường….)
Nội dung của hương ước, quy ước thường đề ra các biện pháp, phương thức
thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo
đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để
nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân;Đề ra các biện pháp góp
phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ
môi trường sống; Đề ra các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị
đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích
những nghi lễ lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém; Đề ra các
biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn và cuối cùng là đề ra các biện
pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực
hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Hơn nữa, trong bản Hướng ước, quy
ước thì các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong,
mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các
9


chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; Xây dựng tình đoàn kết, tương thân,
tương ái trong cộng đồng, xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời

sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương.
Về hình thức, Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thốngvăn hoá
của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương ước.
Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm. Các
quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác thành
viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều,
khoản cụ thể.
Tên gọi thì có thể gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, thôn ấp, cụm
dân cư, phường, xã). Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực,
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện
Quy trình, các bước xây dựng một bản hương ước, quy ước:
Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp
với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1:Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước :
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn)
chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung
cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành
viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn
hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo
đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và
đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến
binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những ngườikhác có
uy tín, trình độ trong cộng đồng.
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của
chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng như nội
dung của các hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội
dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những nơi phong
tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục thì chọn lọc


10


đưa vào hương ước những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật và thuần
phong mỹ tục.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự thảo hương
ước
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình
để lấy ý kiến đóng góp.
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể
được tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ
dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở
thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư
thập ý kiến đóng góp.
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp
xã/phường thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết
của Hội đồng hoặc quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường.
Bước 3: Thảo luận và thông qua hương ước :
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện
dự thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị để thảo
luận và thông qua hương ước.
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại
Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư. Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ
hộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành
phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có ít
nhất quá nửa số người dự họp tán thành: Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác
Mặt trận chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua
hương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.

Bước 4: Phê duyệt hương ước
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường
cùng Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã/phường xem xét nội dung của
hương ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống

11


nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã/phường về nội dung của hương ước
trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện phê duyệt.
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư
chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông
qua tại Hội nghị.
Hương ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện phê duyệt phải có Công
văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện xem xét, phê duyệt hương ước
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và Công văn đề nghị
phê duyệt.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện ra quyết định phê duyệt hương ước.
Hương ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì
phối hợpvới Phòng Văn hoá -.Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện
các hương ước đó để trình lại.
Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường có trách nhiệm chuyển hương ước đã được
phê duyệt để Trưởng thôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến tưng thành viên
trong cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm
chỉnh các nội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những

sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban
nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa
phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường
hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình
thảo luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như
khi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước sau
khi đã được phê duyệt.[8]
Các bước triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường

12


Từ

những quy định hướng dẫn theo Thông tư

liên tịch

số

03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư
Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam về việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đồng thời kế thừa những bài học thu được từ một
số dự án thí điểm trong Chương trình SEMLA. Trong chuyên đề này chúng tôi đề
xuất 8 bước triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường. Những bước này mô
tả cách làm thế nào để xây dựng và triển khai các quy định cùng với sự tham gia
tích cực của cộng đồng trong đó nhấn mạnh sự tham gia và tầm quan trọng của việc
lồng ghép các hoạt động truyền thông như một phần trong thiết kế dự án.

Bước 1: Họp với xã, phường/thôn
Cuộc họp đầu tiên cần được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã,
phường nhằm giới thiệu mục tiêu và các bước của dự án. Cuộc họp này sẽ thảo luận
việc triển khai dự án để đảm bảo rằng những người tham gia thống nhất với mục
đích và các bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và những kết quả
mong muốn.
Tại cuộc họp này, có thể thảo luận một số ý kiến ban đầu về những quy định
trong hương ước.
Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường
Cần tổ chức một buổi hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã, phường về bảo vệ
môi trường và vệ sinh môi trường địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn một ngày sẽ
giúp chuẩn bị cho các lãnh đạo phường trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Buổi tập huấn gồm:
Trình bày về các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải
sinh hoạt, rác thải nguy hại, nước uống, nước thải, tiết kiệm nước, vệ sinh, đa dạng
sinh học, nông nghiệp, làm vườn…).
Trình bày một số ví dụ về các hương ước của những địa phương khác để lấy ý
kiến.
Các phương pháp và công cụ để các thành viên trong cộng đồng tham gia xác
định các vấn đề và giải pháp (ví dụ, sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ vấn đề).
Bước 3: Thu thập thông tin

13


Mỗi lãnh đạo phường cần lập một nhóm khoảng 10 người. Nhiệm vụ của các
nhóm là thu thập ý kiến của người dân và xây dựng dự thảo hương ước trên cơ sở
các ý kiến và ưu tiên của phường. Nhóm này nên có số lượng bình đẳng nam nữ và
cố gắng có sự tham gia của các thành viên đại diện cho các nhóm xã hội và độ tuổi
khác nhau.

Mỗi nhóm quyết định sử dụng phương pháp nào để thu thập ý kiến. Ví dụ và
các phương pháp có sự tham gia được nêu ở Chương 3: Sự tham gia của cộng đồng.
Các nhóm có thể phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức họp
Một số câu hỏi quan trọng khi phân tích môi trường địa phương:
Có những vấn đề môi trường nào là chính?
Ai bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này?
Nguyên nhân chính của những vấn đề môi trường này là gì?
Ai chịu trách nhiệm?
Vấn đề có thể được giải quyết như thế nào?
Cần có những hành động nào để giải quyết vấn đề?
Lợi ích của việc thay đổi hành vi là gì?
Có những cản trở nào?Chi phí?
Bước 4: Tổ chức họp dân
Khi đã có bản dự thảo hương ước lần thứ nhất, mỗi phường cần tổ chức một
buổi họp dân. Tại cuộc họp này, có mời các hộ gia đình đến để thảo luận và điều
chỉnh dự thảo hương ước nếu cần. Điều quan trọng là thông tin rõ ràng cho mọi
người về lý do và lợi ích của việc xây dựng hương ước.
Nếu có thể, có thể bỏ phiếu thông qua hương ước tại cuộc họp này. Nếu như
có sự bất đồng hoặc có nhiều ý kiến về nội dung hương ước, có thể phải tổ chức
một buổi họp thứ hai.
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Các nhóm cần sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hồi từ buổi
họp dân.
Sau đó, hương ước có thể được trình lên cơ quan có thẩm quyền (UBND
huyện) để phê duyệt. Cơ quan có liên quan sẽ xem xét và ban hành quyết định phê
duyệt hương ước môi trường, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Lễ ký cam kết
14



Ngay khi hương ước được chính thức thông qua, cần tổ chức một lễ ký cam
kết tại các thôn/phường. Đây là một sự kiện quan trọng khi các hộ gia đình chính
thức phê duyệt và cam kết thực hiện hương ước.
Mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký vào một bản sao của hương ước như một sự
cam kết chính thức. Bản sao cần được treo trong từng gia đình.
Bước 7: Giám sát và đánh giá
Mỗi phường cần thành lập một ban giám sát triển khai và tuân thủ hương ước.
Ban này có thể đề xuất một số hoạt động cần thiết trong quá trình triển khai.
Ban giám sát gồm có lãnh đạo phường và một số người dân đáng tin cậy trong
phường. Họ có nhiệm vụ xây dựng một báo cáo ngắn về việc triển khai hương ước
theo quý. Họ cũng chịu trách nhiệm ghi nhận những khiếu nại và xử phạt các vi
phạm hương ước. Số tiền phạt sẽ được đưa vào quỹ môi trường của địa phương.
Hương ước cũng cần xác định xem số tiền đó sẽ được sử dụng làm gì, ví dụ, để lắp
đặt thùng rác, nhà vệ sinh công cộng hoặc để trồng cây.
Có thể sử dụng những chỉ số sau để đánh giá dự án:
% số người biết về hương ước
% người có thể nêu ít nhất hai điều của hương ước
% người cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng
% người nghĩ rằng hương ươc có thể góp phân bảo vệ môi trường và cải thiện
môi trường sống.
% người nghĩ rằng hương ước đã có tác động tích cực đến phường.
Bước 8: Nâng cao nhận thức
Toàn bộ quá trình tham gia xây dựng hương ước có một chức năng nâng cao
nhận thức quan trọng. Tuy nhiên, việc có thêm các hoạt động nâng cao nhận thức
cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng cộng đồng có thể biết và tuân thủ nội dung
hương ước
1.2.4. Các vấn đề về xây dựng hương ước, quy ước ở Việt Nam
Hương ươc, quy ước có ý nghĩa giáo dục và động viên nhân dân hành động,
gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm
và các quyền lợi của mọi thành viên trong cộng đồng dân cư. Do đó, hương ước,

quy ước có ý nghĩa trong việc bổ sung cho pháp luật khi cần xử lý những vấn đề rất
15


cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của cộng đồng dân cư. Mặt khác, nội dung của
hương ước, quy ước là những nguyện vọng do nhân dân tự đặt ra, được thảo luận, bàn
bạc và nhất trí thông qua, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân
dân nên được toàn thể nhân dân tự giác chấp hành.Chủ trương “Khuyến khích xây
dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xóm”
mà Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa VII đặt ra đã trở thành nền móng vững
chắc cho việc xây dựng hệ thống thể chế về hương ước, quy ước và phong trào xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở nhiều địa phương trong cả nước.

16


CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhà quản lý môi trường xã Liêm Túc và cộng đồng dân cư trên toàn xã Liêm Túc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu :
Phương pháp thu thập tài liệu: tham khảo các đề cương chi tiết NCKH môi
trường. Các công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu liên quan đến đề tài đang thực
hiện.
Phương pháp chuyên gia: tham vấn những chuyên gia có hiểu biết nhất định

tại địa điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan về điều kiện tự
nhiên, xã hội, môi trường ở khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu và xin ý kiến của những
người đã nghiên cứu trước đó.
2.2.2. Phương pháp tham vấn cộng đồng :
- Tổ chức họp cộng đồng lấy ý kiến của cộng đồng và nhà quản lý cho bản dự
thảo hương ước, quy ước bảo vệ môi trường.
- Từ ý kiến của cộng đồng và nhà quản lý hoàn thiện bản hương ước, quy ước
bảo vệ môi trường
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học :
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân
cư và các nhà quản lý tại xã. Tác giả đã lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân và
các nhà quản lý nhằm thu thập thông tin thực tế từ người dân và các nhà quản lý về
hiện trạng chất lượng môi trường ở xã, việc thực hiện công tác quản lý và bảo vệ

17


môi trường hiện nay. Đồng thời thăm dò được mức độ quan tâm của người dân đối
với công tác bảo vệ môi trường tại đây
+ Mẫu phiếu điều tra: 02 loại phiếu điều tra
+ Đối tượng điều tra: Nhà quản lý và người dân
+ Số lượng phiếu điều tra: 20 phiếu điều tra cho Nhà quản lý và 50 phiếu điều
tra cho Cộng đồng
Sau khi hoàn thành xong việc điều tra và đánh giá được về hiện trạng môi
trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường tại xã Liêm Túc, tôi đã trao đổi và thảo
luận cùng với lãnh đạo UBND xã, các cán bộ môi trường tại xã và các trưởng thôn.
Từ đó lập ra bản dự thảo hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường lần thứ nhất.
Tổ chức hội nghị tham vấn cộng đồng: Khi đã có bản dự thảo hương ước cần
tổ chức một buổi họp dân. Cuộc họp bao gồm:
- Thành phần tham gia: Phó Chủ tịch UBND xã, các đại biểu, khách mời, cán

bộ quản lý môi trường của xã, người dân đại diện cho các thôn…
- Địa điểm tổ chức cuộc họp: Nhà văn hóa xã Liêm Túc.
- Thời gian diễn ra cuộc họp: từ 9 giờ đến 10 giờ 30 ngày 14/05/2016.
- Nội dung tham vấn của cuộc họp:
+ Thảo luận các vấn đề của cuộc họp, đề xuất bản dự thảo hương ước, quy ước
tới các nhà quản lý và người dân tham gia cuộc họp
+ Lấy ý kiến đóng góp về các điều đưa ra trong bản hương ước dự thảo
Kết thúc cuộc họp tổng kết lại các ý kiến đóng góp và thống nhất cho bản
hương ước. Sau đó bản hương ước sẽ được bổ sung và hoàn thiện.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu trong quá trình điều tra, khảo sát được tổng hợp lại và tính toán, xử
lí, thống kê bằng phần mềm toán học excel trên máy tính.

18


CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Liêm Túc
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước
Nước cấp :
Theo như khảo sát, toàn bộ hộ gia đình trên toàn xã vẫn đang sử dụng giếng
đào làm nguồn nước sinh hoạt chính. Nguồn nước mà người dân dùng cho sinh hoạt
và ăn uống hằng ngày chủ yếu là nước giếng có độ sâu 4m đến 8m, trong đó có 89%
hộ gia đình không có thiết bị lọc, số hộ gia đình còn lại là lọc thô sơ qua bể lắng,
hay bằng cát, sỏi…trước khi đưa vào ăn uống. Mặt khác qua quan sát thực tế ta thấy
nguồn nước giếng của người dân không đảm bảo vệ sinh do chuồng chăn nuôi được
xây dựng sát sát khu vực giếng để tiện lấy nước phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời
đa số các hộ gia đình chưa có cống thải, chủ yếu cho chảy tràn hoặc cống thải lộ
thiên nên sẽ không tránh khỏi nước thải ngấm vào giếng.

Người dân tại xã sử dụng nước mưa để nấu nướng và ăn uống. Nước giếng
đào dùng cho việc giặt giũ, rửa bát đũa…
Vấn đề VSMT có liên quan đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con
người, nếu không được dùng nước sạch, VSMT kém sẽ làm gia tăng một số bệnh
dịch ở người.
Trên địa bàn xã chưa có khảo sát , nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất
lượng nước ngầm. Hiện tại nguồn nước ngầm mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh
hoạt, vì vậy trong những năm tới cần có biện pháp nâng cao hiện quả sử dụng.

19


×