Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp và phát triển nông thôn và định hướng đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.08 KB, 15 trang )

CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015
Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nôn thôn diễn ra rộng
khắp trên cả nước bao gồm cả vùng lục địa và vùng chủ quyền lãnh hải của
Việt Nam với sự tham gia của hơn 70 % dân số, tạo ra tổng sản phẩm khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2007 theo giá thực tế đạt 231.282 tỷ đồng,
chiếm 20,23% trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân (sản xuất nông nghiệp
15,18%; lâm nghiệp 1,05% và thuỷ sản đạt 4%), xuất khẩu nông, lâm, thuỷ
sản năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm
ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2006 (nông, lâm sản 8,7 tỷ
USD, thuỷ sản 3,8 tỷ USD), vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 1,5 tỷ USD.
Các hoạt động của ngành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho
nông dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương.
Cùng với sự phát triển sản xuất của đất nước thì vấn đề bảo vệ môi
trường ngày càng được Nhà nước và Chính phủ quan tâm coi đó là 1 trong 3
trụ cột phát triển (Kinh tế-Xã hội-Môi trường). Nghị quyết 41/NQ-TW về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Chương trình nghị sự 21 của Chính phủ về Phát triển bền vững là
một trong những hành động thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Những chính sách quan trọng của Nhà nước đã tạo điều
kiện tốt cho việc hình thành hệ thống bảo vệ môi trường quốc gia, cũng như
của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công tác bảo vệ môi trường
đã đóng vai trò gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ các hệ sinh thái
phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề môi
trường đang ngày càng trở nên bức xúc, đe dọa chính đến sự phát triển bền
vững của ngành. Một mặt, hoạt động sản xuất của ngành tác động mạnh đến
mô trường, như việc sử dụng phân bón, thuốc hóa chất chưa đúng kỹ thuật đã
gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường đất và môi trường nước;
nhiều vùng chăn nuôi tập trung thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải;
nhiều vùng làng nghề sản xuất thủ công chưa có hệ thống thu gom và xử lý
chất thải; việc khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lý đã ngày càng làm


cạn kiệt nguồn lợi; phát triển nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch dẫn
đến ô nhiễm môi trường... Mặt khác, các vấn đề môi trường cũng tác động
không nhỏ đến sản xuất của ngành. Thời tiết diễn phức tạp, vụ Đông xuân ở
miền Bắc ấm bất thường, hạn hán, bão lũ lụt, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm,
sâu bệnh cây trồng phát sinh trên diện rộng; nhiều vùng nuôi trồng thủy sản
bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường ...
Trước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường, trong các năm qua Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ
môi trường trong ngành góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững. Hoạt động bảo vệ
môi trường vừa là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành, vừa là nhân tố quan
1
trọng đảm bảo kinh tế phát triển. Bảo vệ môi trường không chỉ là tạo điều
kiện bảo đảm cho sản xuất phát triển, mà còn là vấn đề sống còn của ngành.
1 Những vấn đề môi trường bức xúc trong nông nghiệp
và nông thôn
Trong các lĩnh vực còn nhiều bức xúc
1.1 Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (GTSXTT) liên tục tăng trưởng qua các
năm, chỉ tính từ 2001-2007 GTSXTT tăng từ 92.907 tỷ đồng (8,45 tỷ USD)
lên 114.333 đồng (10,39 tỷ USD) với mức tăng bình quân 3,5%/năm (toàn
ngành nông nghiệp 4,2%/năm) theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng
hóa, có giá trị và hiệu quả cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý
nhằm né tránh thiên tai và những bất thuận của thời tiết, sâu bệnh, ổn định
diện tích gieo trồng và sản lượng nông sản do vậy đến năm 2007 giá trị xuất
khẩu của 8 mặt hàng nông sản (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, hạt điều, rau
quả, lạc) đạt hơn 6 tỷ USD. Tuy nhiên lại nẩy sinh một số vấn đề môi trường
sau:
-Thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng nhưng đồng thời cũng chịu
nhiều rủi do về sâu bệnh và gia tăng sự suy giảm độ mầu của đất.

- Các vùng chuyên canh cây nông nghiệp ngày càng được mở rộng
nhằm tạo lập thị trường cung cấp sản phẩm tập trung nhưng cũng làm gia
tăng dịch bệnh cho cây trồng. từ đó dẫn đến gia tăng sử dụng các sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật (trong đó có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật không rõ
nguồn gốc xuất sứ, trôi nổi trên thị trường. Đến tháng 8 năm 2007, lượng
thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu phải tiêu hủy 152 tấn).
- Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do
không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái
nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây
đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Theo ước tính năm 2007, có
khoảng 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ (tương ứng
với 1,77 triệu tấn urê, 55 - 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe
lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl)
được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng). Bổ sung bảng
- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng được sử dụng gia tăng Từ năm
1991 đến năm 2000, khối lượng thuốc BVTV được nhập khẩu và sử dụng biến
động từ 20.000 - 30.000 tấn thành phẩm quy đổi, lượng sử dụng trên một đơn
vị diện tích từ 0,67 - 1,0 kg ai/ha. Từ năm 2000 đến nay khối lượng nhập khẩu
và sử dụng ở Việt Nam tăng từ 33.000 đến 75.000 tấn. Lạm dụng thuốc BVTV
trong phòng trừ dịch hại, tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không
đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường
2
hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô
nhiễm.
(bổ sung bảng)
Việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh quen thuốc
gây ra hiện tượng kháng thuốc BVTV, mặt khác do sử dụng nhiều loại thuốc
BVTV làm cho các loài sinh vật có ích (thiên địch) bị tiêu diệt, gây mất cân
bằng sinh thái và như vậy sâu bệnh hại càng phát triển mạnh hơn và nông dân
càng dùng thuốc nhiều hơn

1.2 Chăn nuôi, thú y
Năm 2007 cả nước có 38,4 triệu gia súc, ước tính thải ra 61,2 triệu tấn
thất thải nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được xử lý, còn lại thường
được xả thẳng trực tiếp ra môi trường. Số phân không được xử lý và tái sử
dụng lại chính là nguồn cung cấp phần lớn các khí nhà kính (chủ yếu là CO
2
,
N
2
0) làm trái đất nóng lên, ngoài ra còn làm rối loạn độ phì đất, nhiễm kim
loại nặng, ô nhiễm đất, gây phì dưỡng và ô nhiễm nước. Chưa kể nguồn khí
thải CO
2
phát tán do hơi thở của vật nuôi (ước chừng 2,8 tỷ tấn/năm/tổng đàn
gia súc thế giới).
Do không có sự quy hoạch ban đầu, nhiều xí nghiệp chăn nuôi, lò mổ,
xí nghiệp chế biến thực phẩm còn nằm lẫn trong khu dân cư, trong các quận
nội thành, sản xuất chăn nuôi còn nhỏ, manh mún, phân bố rải rác trong khi
sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh, thị trường ít ổn
định. Vì vậy, sức đầu tư vào khâu xử lý môi trường trong chăn nuôi còn thấp.
Số lượng các lò mổ đạt yêu cầu vệ sinh chỉ khoảng trên 30%. Hiện tượng giết
mổ lậu, giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh, không qua kiểm soát giết mổ, nước
sử dụng chất thải từ các lò mổ không được kiểm soát cũng là các nhân tố tác
động làm tăng ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm do chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm hôi
tanh không khí mà còn ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn
nước và tài nguyên đất và ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi.
Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều
nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu
nguồn nước, ... còn khá phổ biến đã góp phần làm tăng diện tích đất xói mòn,

suy giảm chất lượng đất, nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp
trên vùng rộng lớn.
Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả chăn nuôi. Trong mười năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm,
long móng trên gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt
để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 4
năm, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại,
thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Bệnh đã có nhiễm sang người,
đến nay đã có 100 người mắc và đã tử vong 46 người. Từ đầu năm 2007 đến
nay đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh-PRRS)
3
trên lợn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa
phương, đến nay đã được khống chế, chỉ còn một số ít cơ sở đang tiếp tục
phải theo dõi. Tuy vậy, diễn biến của bệnh khá phức tạp, khả năng gây dịch
còn rất lớn. Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an
toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm như bệnh
cúm gia cầm, …
1.3 Nuôi trồng và khai thác thủy sản
Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây,
không chỉ nuôi sông hồ, đàm phá.. mà còn tiến ra biển. Năm 2007, cả nước
mở thêm 15.600 ha nuôi trồng thuỷ sản, đưa tổng diện tích đạt khoảng 1,065
triệu ha (kể cả diện tích nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa khoảng
65.600 ha), đạt sản lượng 2,1 triên tấn. Do hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ
yếu mang tính cá thể và ít có sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng từ nhà nước, nên các khu
vực nuôi trồng thủy sản thường không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi
trồng thủy sản dẫn người nuôi thường sử dụng kênh cấp nước và thoát nước
thải chung, nên khi dịch bệnh xẩy ra, thì ảnh hưởng đến cả vùng nuôi, gây
thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Từ năm 1993 trở lại đây, dịch bệnh thủy sản
xẩy ra liên tục. Năm 2005 dịch bệnh đã gây thiệt hại rất lớn đến các tỉnh Nam
Trung Bộ, làm suy giảm sản lượng khu vực này từ 40-60% so với cùng kỳ

năm trước. Cá biệt có tỉnh như Ninh Thuận diện tích nuôi tôm bị thu hẹp còn
10% so với diện tích nuôi các loài thủy sản khác.
Nuôi thủy sản Nuôi trồng thủy sản có thể mang lại lợi nhuận cao, nên
việc kiểm soát quy hoạch nuôi trồng thủy sản rất khó. Tại nhiều địa phương,
người dân thường tự ý phá rừng ngập mặn hay chuyển đổi diện tích trồng lúa
sang nuôi thủy sản, dẫn đến hủy hoại các hệ sinh thái đất ngập nước do sự suy
giảm đa dạng sinh học. (thủy lợi phục vụ TS)
Tải lượng ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thải ra môi trường rất lớn.
Chỉ tính riêng với sản lượng cá tra năm 2006 là 576 tấn thì sẽ tạo ra gần 600
tấn chất thải.
Nghề nuôi trồng thủy sản thường chịu rủi ro cao do diễn biến thời tiết
bất thường, bão lũ, lụt và ô nhiễm môi trường. Việc xả chất thải các các
ngành công nghiệp khác ra các lưc vực sông, đã làm thiệt hại rất lớn cho
người nuôi thủy sản (người hứng chịu lại là người nuôi thủy sản nhưng lai
không được đền bù). Điển hình là hiện tượng các bè cá chết hàng loạt trên
lưc vực sông Đồng Nai, Lưu vực sông Thị Vải, ngao chết hàng loạt lại Bến
Tre do ô nhiễm dầu...
- Xử lý môi trường ao nuôi
Nghề khai thác hải sản đang gặp khó khăn do nguồn lợi gần bờ có biểu
hiện cạn kiệt, trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được đánh giá đầy đủ.
Công tác dự báo nguồn lợi hải sản khu vực xa bờ đến nay mới chỉ bắt đầu.
4
Để giảm áp lực khai thác cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển gần bờ,
Chính phủ đã hỗ trợ tính dụng để khuyến khích đánh bắt xa bờ thông qua
hình thức cho vay vốn để đóng tầu nhưng thực tế số lượng tầu đánh cá hiện
có số lượng rất nhiều, nhưng tổng công suất lại rất thấp, phần lớn là loại tầu
có công suất máy < 45 CV do vậy khai thác vẫn chủ yếu tập trung khai thác
hải sản ven bờ, từ độ sâu 30-50 m nước. Trên 60% loại nghề khai thác liên
quan tới đánh bắt các đối tượng hải sản chưa trưởng thành như lưới kéo, vây,
vó, màng, chụp mực kết hợp ánh sáng và pha súc, trong đó lưới kéo chiếm

30,6%.
Hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác thuỷ sản
vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi. Đáng kể là dùng ánh sáng đèn có cường độ quá
lớn, xung điện, chất độc, chất nổ, lưới cào “tầu bay”…để đánh bắt cá; khai
thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ đúng quy định về mắt lưới và loại nghề
cho phép dẫn đến tình trạng nguồn lợi hải sản bị giảm sút, một số loài hải sản
quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng.
Nguy hiểm hơn, còn biểu hiện rộng khắp và chưa có khả năng ngăn chặn
hành động tàn phá môi trường sống và nơi sinh cư tự nhiên của các loài sinh
vật biển. Một số HST biển tiêu biểu, nơi sinh cư của trên 3000 loài hải sản và
chim nước như RSH, cỏ biển, cũng bị phá huỷ nghiêm trọng, vượt quá khả
năng phục hồi hoặc sẽ phục hồi chậm. Theo Viện Tài nguyên Thế giới (2000,
2002) thì 80% rạn san hô và thảm cỏ biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi
ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản gặp rất nhiều khó khăn do số lượng
cán bộ và phương tiện có hạn, mặt khác các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính còn nhẹ chưa có tính răng đe. Công tác phục hồi và bảo tồn nguồn lợi
mới ở bước mức đầu, hiện chưa có một khu bảo tồn mang tính quốc gia nào
được thiết lập, kể cả các khu bảo tồn biển.
Cảng cá, bến cá
Chế biến thủy sản
1.4 Lâm nghiệp
- Phá rừng
- Khô hạn, sa mạc hoá và thoái hoá vật lý đất: Số liệu của văn phòng điều
phối công ước chống sa mạc hóa (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết nước ta
hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu tác động mạnh bởi quá trình hoang
mạc hóa bao gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất bị đá ong hóa, đụn cát và
bãi cát di động tập trung ở các tỉnh miền Trung. Do hậu quả của việc chặt phá
rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ nên đất
đai bị thoái hoá về mặt vật lý (đất chai lỳ, khô cứng, tầng mặt bị bóc mòn

5
hoặc kết cấu rời rạc, ở các tầng dưới hiện tượng chặt dí, kết von tăng) do đó
cây cối khó có khả năng tái sinh nên nguy cơ hoang mạc hoá cao. Tình trạng
sa mạc hoá thể hiện rõ nhất ở các vùng có lượng mưa thấp, đất phát triển trên
các loại đá mẹ khó phong hoá, nghèo dinh dưỡng và thành phần cơ giới nhẹ.
- Cháy rừng: Việt Nam có nhiều loại rừng dễ bị cháy trong nùa khô như rừng
khộp Tây Nguyên, rừng tràm ở một số tỉnh phía Nam, rừng thông và một số
loài cây rừng trồng khác. Những năm gần đây do công tác phòng chống cháy
rừng làm tốt hơn nên diện tích rừng bị cháy hàng năm không nhiều. Theo số
liệu thống kê của Cục Kiểm Lâm, từ năm 1995 đến nay trung bình mỗi năm
rừng bị thiêu huỷ khoảng 5.000 ha. Đặc biệt năm 1998, do ảnh hưởng của
hiện tượng El-Ninô, nắng hạn gay gắt nên tổng số vụ cháy rừng trên cả nước
tới 1.681 vụ với diện tích rừng bị cháy: 20.357 ha. Năm 1999 diện tích rừng
bị cháy giảm 15 lần, năm 2000 giảm 20 lần. Sau đây là bảng thống kê số vụ
cháy và diện tích rừng bị thiệt hai:
Năm Số vụ cháy Diện tích thiệt hại, ha Ghi chú
2001 490 2.466,0
2002 1.098 15.404,0 Rừng tràm U Minh
2003 1.158 1.785,0
2004 899 5.563,0
2005 1165 5.114,0
2006 475 1.535,0
2007 792 2.328,0
Sáu tháng đầu
năm 2008
232 960,0
- Suy giảm chất lượng rừng
1.5 Làng nghề và môi trường nông thôn
Vấn đề ô nhiễm làng nghề và nông thôn đang ngày càng trở lên nổi
cộm, hiện đã có nhiều dự án hỗ trợ chuyển giao của các tổ chức trong và

ngoài nước cho việc xử lý ô nhiễm làng nghề, bảo đảm vệ sinh môi trường
vùng nông thôn nhưng thực tế ô nhiễm vẫn ngày càng trở lên nghiêm trọng
với diện ngày càng rộng. Cả nước hiện có hơn 1450 làng nghề, trong đó riêng
đồng bằng sông Hồng có 800 làng nghề. Đa số các làng nghề bị ô nhiễm bởi
chất thải sản xuất, bụi, khí độc, cặn bã, nước thải xả ra trong quá trình sản
xuất được thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhễm cục bộ, làm ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Bảo đảm vệ sinh môi trường trong nông thôn còn yếu, chưa kiểm soát
được vấn đề ô nhiễm trong nông thôn. Tình hình xả chất thải trong sinh hoạt
nông thôn và sản xuất nông nghiệp còn bừa bãi, hiện chưa có hệ thống thu
gom chất thải để xử lý. Cả nước còn gần 30% dân số nông thôn chưa được
tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh. Số lượng làng ung thư bị phát hiện ngày
càng lớn gây nhiều bức xúc trong dự luận.
6

×