Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐATN TTA tìm HIỂU và ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP g7 vào QUẢN lý màu CHO máy IN kỹ THUẬT số pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Bản Báo Cáo Tóm Tắt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP G7 VÀO
QUẢN LÝ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ
SVTH:

PHẠM PHƯƠNG THẢO

15148047

HÀ THỊ HỒNG TRÂM

15148052

NGUYỄN NGỌC THÙY ANH

15148002

Khóa:

2015

Ngành:

CÔNG NGHỆ IN

GVHD:



ThS. LÊ CÔNG DANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Bản Báo Cáo Tóm Tắt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP G7 VÀO
QUẢN LÝ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ
SVTH:

PHẠM PHƯƠNG THẢO

15148047

HÀ THỊ HỒNG TRÂM

15148052

NGUYỄN NGỌC THÙY ANH

15148002

Khóa:


2015

Ngành:

CÔNG NGHỆ IN

GVHD:

ThS. LÊ CÔNG DANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP.............................................................................................. 6
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................6
1.2 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................7
1.3 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 8
1.4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu........................................................................8
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................9
1.6 Phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài........................................................... 9
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN............................... 10
2.1 Xác định mục đích của thực nghiệm................................................................ 10
2.2 Đối tượng thực nghiệm..................................................................................... 10
2.3 Điều kiện thực nghiệm......................................................................................11
2.4 Các bước tiến hành thực nghiệm...................................................................... 12
2.5 Kết quả đạt được trong quá trình thực nghiệm.................................................13
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................... 24
3.1 Tóm tắt đề tài.................................................................................................... 24

3.2 Tự đánh giá đề tài............................................................................................. 25
3.2.1 Mức độ thành công................................................................................ 25
3.2.2 Các hạn chế............................................................................................ 25
4.3 Hướng phát triển............................................................................................... 25


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số giấy Proofing paper white semimatte........................................... 10
Bảng 2.2: Giá trị Delta đo được thể hiện trong “Control points”..................................13
Bảng 2.3: Giá trị Delta đo được trong “Control points” khi đã hiệu chỉnh.................. 16


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in đầu tiên............................... 14
Hình 2.2: Biểu đồ so sánh giá trị wΔL*(màu đen/ CMY)khi chưa hiệu chỉnh so với
dung sai Pass/Fail G7 Grayscale.................................................................................14
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị wΔCh*(CMY)so với dung sai Pass/Fail G7
Grayscale khi chưa hiệu chỉnh....................................................................................15
Hình 2.4: Giá trị của mực và giấy theo tham chiếu của GRACoL 2013...................... 15
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE không hiệu chỉnh curve so với dung sai
Pass/ Fail G7............................................................................................................... 16
Hình 2.6: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in thứ hai.................................17
Hình 2.7: Biểu đồ so sánh giá trị wΔL*(màu đen/ CMY) so với dung sai Pass/Fail G7
Grayscale khi đã hiệu chỉnh........................................................................................18
Hình 2.8: Biểu đồ so sánh giá trị wΔCh*(CMY) so với dung sai Pass/Fail G7
Grayscale khi đã hiệu chỉnh........................................................................................18
Hình 2.9: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE đã hiệu chỉnh curve so với dung sai Pass/
Fail G7.........................................................................................................................18
Hình 2.10: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 qua lần in thứ hai, đạt
G7 Grayscale...............................................................................................................19

Hình 2.11: Kết quả đo bảng màu TC1617 cho mức độ Colorspace............................. 20
Hình 2.12: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE (giấy và mực) tờ in thử giả lập
GRACoL 2013 so với dung sai Pass/ Fail G7............................................................20
Hình 2.13: Giao diện so sánh profile............................................................................. 21
Hình 2.14: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE trên tờ in thử so với GRACoL 2013
bằng thang kiểm tra Control Wedge 2013..................................................................22
Hình 2.15: Biểu đồ cột chồng thể hiện kết quả ΔE so với dung sai..............................22


CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngành công nghệ in đã phát triển từ hơn 500 năm trước và đến giai đoạn hiện tại
các ngành khoa học kỹ thuật đã càng ngày càng lớn mạnh dẫn đến nhiều thành tựu
trong ngành được đề cập và ứng dụng trong thực tiễn. Công nghệ kỹ thuật càng lớn
mạnh thì nhu cầu đòi hỏi của con người về vật chất càng đa dạng, khi đó kéo theo chất
lượng sản phẩm của các ngành công nghệ nói chung và ngành in nói riêng phải được
cải tiến phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến nhằm đưa ra sản phẩm có chất
lượng tốt và hơn hết là phải đúng ý khách hàng.
Ở thời điểm hiện tại ngành in mang trong mình một sứ mệnh đó là sử dụng tất cả tài
nguyên vốn có của mình cho mục đích phục chế tờ in sao cho giống mẫu nhất. Chúng
ta có thể thấy máy móc thiết bị rất đa dạng từ hình dáng, cấu hình cho đến sản xuất từ
nhiều hãng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi dữ liệu, làm mất hay
thay đổi thông tin dẫn đến bài in không giống mẫu. Điều mà tất cả nhà in lẫn khách
hàng mong muốn nhất là khi truyền tải dữ liệu từ nơi này sang nơi khác hoặc từ thiết
bị này đến thiết bị kia thì hình ảnh vẫn có tính đồng nhất về màu. Nhưng thực tế cho
thấy vấn đề khác biệt màu vẫn luôn xảy ra hằng ngày, thậm chí là hằng giờ bởi một
phần lỗi là do mỗi thiết bị khác nhau thì sẽ có khoảng không gian màu phục chế khác
nhau hoặc sử dụng giấy, mực in khác nhau cũng tác động đến sự thay đổi màu sắc. Vì
thế để có thể phục chế tương tự bài mẫu thì bước đầu tiên cần làm là các thiết bị phải
“giao tiếp” được với nhau, tạo tiếng nói chung khi đó con đường tiến đến quản lý chất

lượng không còn là chuyện xa vời.
Với nhu cầu sản xuất ngày nay nếu muốn cạnh tranh cao thì bắt buộc phải nhanh,
nhà in phải cung cấp cho khách hàng màu in chính xác ngay từ khi bắt đầu quy trình
sản xuất. Vì thế mà giải pháp hiệu quả nhất chính là quản lý màu. Quản lý màu thực
chất là tìm ra một ngôn ngữ kết nối chặt chẽ giữa các thiết bị với nhau trong cùng hệ
thống phục chế, từ đó ta có thể dự đoán trước được màu sắc in ra từ thiết bị khác nhau.
Trong một hệ thống quản lý màu điều quan trọng để đạt được tiếng nói chung giữa các
thiết bị là phải nhờ đến một không gian chuyển đổi liên kết và có sự kết hợp của các
phương pháp cân chỉnh màu sắc để tạo ra tờ in có màu tương đồng, ổn định khi in
bằng nhiều phương pháp in khác nhau. Từ đó cải thiện được tình trạng hao phí xảy ra
trong quá trình in sản lượng cũng như không quá lệ thuộc vào đánh giá chủ quan của
con người.
Trong xu thế hội nhập, các nhà in luôn muốn sản phẩm của mình in ra phải đạt được
tiêu chuẩn cụ thể mà khách hàng yêu cầu. Nhưng việc tìm được vật tư chuẩn cũng
không dễ dàng, hơn nữa mỗi vật tư khác nhau sẽ cho ra màu sắc khác nhau. Chính vì


thế các tổ chức có liên quan đến in ấn, đồ họa đã tạo ra tiêu chuẩn kỹ thuật G7 để đơn
giản hóa mọi phương pháp in cũng như đồng nhất hóa mọi công nghệ và vật liệu in.
Khả năng nhìn màu của con người là vô tận nên phương pháp G7 ra đời đã đánh trúng
ưu điểm này của mắt người. Mặt khác G7 còn có khả năng cân chỉnh đạt độ chính xác
và độ tin cậy cần thiết, tránh đi những sai sót không đáng có trong máy móc. Mặc dù
phương pháp này có thể đạt được độ đồng đều màu sắc trên nhiều công nghệ in mà
không cần quản lý màu nhưng nếu muốn hướng đến tiêu chuẩn nhất định như ISO
12647 hay chuẩn nội bộ của công ty thì phải kết hợp với quản lý màu để tạo ra chất
lượng tốt nhất. Hầu hết tất cả phương pháp in đều thích hợp với G7 nhưng hiện nay hệ
thống in kỹ thuật số đang dần chiếm lĩnh thị trường bởi phương thức in nhanh, ổn định,
sử dụng được đa dạng loại vật liệu và cá nhân hóa sản phẩm nhằm đáp ứng cho các
lĩnh vực về ấn phẩm, bao bì, nhãn hàng. Ngoài ra nó còn được dùng phổ biến trong
lĩnh vực in thử để giả lập điều kiện in thật cho ra kết quả tương tự in sản lượng. Chính

vì những lợi thế như vậy nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu và ứng
dụng phương pháp G7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số” để làm đề tài tốt
nghiệp.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Smithers Pira là cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới về chuỗi cung ứng bao bì,
giấy và công nghiệp in. Smithres Pira cung cấp chiến lược và cố vấn kỹ thuật cũng như
các giải pháp thông minh giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thị trường, xác định cơ hội
và đánh giá hiệu suất sản phẩm và tuân thủ các mức quản lý. Theo báo cáo thị trường
mới của Smithers Pira thì tổng thị trường in kỹ thuật số sẽ đạt 225% giá trị năm 2013
vào năm 2024. Trong năm 2013, thị trường in kỹ thuật số trị giá 120,9 tỷ USD theo giá
trị đồng dollar không đổi trong năm 2012 và tương đương 131 tỷ USD theo giá trị
đồng dollar hiện tại. In kỹ thuật số đang phát triển vì nó cho phép các nhà cung cấp
dịch vụ in cải thiện mức độ dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng cũng như mở ra
những cơ hội mới và giúp họ kiếm tiền. In kỹ thuật số đang được sử dụng thậm chí
vượt ra ngoài lĩnh vực đồ họa và bao bì. Những ứng dụng này bao gồm hàng dệt, gạch
men, kính phẳng và tròn, gỗ trang trí, ứng dụng ô tô, sản phẩm điện tử và quang điện,
y tế sinh học và các mặt hàng quảng cáo khác.
Ở Việt Nam, in kỹ thuật số phù hợp với các đơn hàng có số lượng nhỏ và mang tính
cá nhân hóa với đa dạng các loại vật liệu. In kỹ thuật số đã và đang phát triển mạnh mẽ
trong 10 năm trở lại đây. Nhiều nhà in đã mạnh dạn đầu tư các hệ thống in kỹ thuật số
như HP, EPSON, KONICA MINOLTA, FUJI,... để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, mỗi một đơn vị in đều có phương thức quản lý màu


khác nhau, dẫn đến việc màu sắc sẽ khác nhau giữa các thiết bị in hay các nhà in khác
nhau.
Chính vì vậy, ta cần một phương thức/ phương pháp để duy trì màu sắc sau khi in ra
sẽ tương đồng ở các hệ thống in và nhà in khác nhau. Trước tình hình chung đó, G7
phát triển mạnh mẽ để khắc phục những điểm yếu đó. Cũng trong năm 2019, Khoa In
và Truyền thông đã tổ chức buổi hội thảo về G7 tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc và

học hỏi. Sau vài tuần khoa cũng tổ chức buổi hội thảo về các thiết bị phụ trợ cho cân
chỉnh G7.
Đề tài này nhằm mục đích tiếp bước hai buổi hội thảo trước đó để tiến hành quản lý
màu cho máy in kỹ thuật số dựa trên các thực nghiệm hiệu chuẩn G7. Đề tài thống
nhất cách thức thực hiện xây dựng dữ liệu, đo kiểm, quản lý màu cho kỹ thuật số. Từ
đó ra đời đề tài “Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp cân chỉnh G7 vào quản lý màu
cho máy in kỹ thuật số”.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ các khái niệm, ứng dụng của phương pháp cân chỉnh kiểm soát cân bằng
xám theo G7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số.
- Thực hiện các cấp độ cân chỉnh trong G7, kiểm tra theo thông số dung sai G7.
- Tìm hiểu, sử dụng phần mềm Curve4 đo bảng màu và điều chỉnh các đường cong
cân bằng xám.
- Đưa ra quy trình thực hiện quản lý màu hiệu chỉnh bằng phương pháp G7 trên máy
in thử Epson Stylus Pro 4900.
- Tạo ICC profile có cân chỉnh theo G7 giả lập điều kiện in thật trên máy in thử
Epson Stylus Pro 4900 và sử dụng EFI XF để đánh giá độ hữu dụng ICC profile với
điều kiện in khác.
1.4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu
- Máy in phun Epson Stylus Pro 4900.
- Máy đo màu cầm tay i1Pro2.
- Máy tính xách tay.
- Giấy in thử Epson White Semimatte 260 g/m2.


Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp hiệu chỉnh cân bằng xám G7.
- Quản lý màu cho máy in thử Epson Stylus Pro 4900 theo điều kiện môi trường và

cơ sở vật chất tại xưởng Khoa in và Truyền thông.


- Phần mềm in thử EFI XF Client tạo ICC profile và quản lý in thử cho máy in kết
hợp với phương pháp G7.
- Phần mềm Curve4 điều chỉnh, tính toán giá trị đường cong phù hợp.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý màu, phương pháp
cân chỉnh G7, từ đó tổng hợp lại kiến thức sử dụng trong đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Nắm rõ phương pháp G7, tìm hiểu phần mềm tạo profile và phần
mềm tính toán để đạt được G7.
- Nhiệm vụ 3: Viết quy trình thực hiện quản lý màu có sử dụng phương pháp G7
trên máy in thử Epson Stylus Pro 4900 tại xưởng Khoa in và Truyền thông.
- Nhiệm vụ 4: Thực nghiệm tạo ICC profile trên phần mềm EFI XF Client kết hợp
phương pháp G7 với máy in Epson Stylus Pro 4900 bằng giấy in thử Epson White
Semimatte 260 g/m2.
1.6 Phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã sử dụng các phương pháp:
- Sưu tầm, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến quản lý màu và
phương pháp G7.
- Thực nghiệm quá trình tạo ICC profile trên giấy in thử Epson White Semimatte
260 g/m2 bằng máy in phun khổ nhỏ Epson Stylus Pro 4900.
- Phân tích, kiểm nghiệm ICC profile đã tạo và xây dựng quy trình cân chỉnh G7
cho máy in phun Epson Stylus Pro 4900.


Giới hạn đề tài

Do có sự giới hạn về vật tư, thời gian và thiết bị nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung

vào việc quản lý màu kết hợp phương pháp cân chỉnh G7 để kiểm soát độ chính xác về
màu sắc cho tờ in được in bằng máy in phun khổ nhỏ Epson Stylus Pro 4900 tại xưởng
Khoa in và Truyền thông, nội dung thực hiện gồm:
- Quá trình thực nghiệm in thử bằng máy in phun Epson Stylus Pro 4900.
- Thực nghiệm tạo ICC profile cho máy in thử có kèm theo G7 và so sánh với
profile của các chuẩn khác.
- Viết quy trình các bước thực hiện G7 cho in kỹ thuật số, mô tả các bước chỉnh sửa
bằng phần mềm Curve4.
- Vật liệu sử dụng trong thực nghiệm là giấy in thử Epson White Semimatte
260 g/m2.


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
2.1 Xác định mục đích của thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm này là nhằm:
- Ứng dụng phương pháp G7 vào hỗ trợ cho quản lý màu cho máy in thử kỹ thuật số
- Tiến hành hiệu chuẩn G7, đánh giá những mức độ riêng của G7, sau khi đã tuyến
tính máy in Epson Stylus Pro 4900 trên giấy in Epson White Semimatte 260g/m2.
- Thiết lập tạo ICC profile có hiệu chỉnh bằng G7.
- Sử dụng bảng màu TC1617 (IT8.7/5) để kiểm tra, giả lập điều kiện in tham chiếu,
đánh giá hệ thống in thử (G7 Colorspace).
- In dải màu IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 đánh giá nhanh hệ không
gian màu phục chế đã tạo in thử
2.2 Đối tượng thực nghiệm
Thiết bị thực nghiệm gồm:
 Phần mềm in thử EFI XF Client.
 Phần mềm Curve4.
 Máy đo màu X-Rite i1Pro2.
 Máy in thử Epson Stylus Pro 4900.
Vật liệu dùng thực nghiệm:

 Mực EPSON UltraChrome HDR.
 Giấy in thử Epson Semimatte 260 g/m2.
Bảng 2.1: Thông số giấy Proofing paper white semimatte
Loại giấy
Proofing paper white semimatte
Thông số màu LAB
L*= 96.18 a*= 0.32
b*= 0.61
Định lượng (g/m2)
260
Độ dày (mm)
0.25
Độ sáng ISO (%)
90
Opacity (%)
96
Bề mặt
Semimatte
Vật liệu
Resin coated paper
Bảng màu đo thực nghiệm gồm:
 Dải màu P2P51
 Bảng màu TC1617, IT8.7/4
 Thang kiểm tra IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013


2.3 Điều kiện thực nghiệm
Tất cả quá trình thực nghiệm đều diễn ra tại phòng CTP - xưởng Khoa in Truyền
thông thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.
Điều kiện tham chiếu: GRACoL 2013 (CRPC-6).

Điều kiện đo M1; Nguồn sáng D50; Góc quan sát 2°.
Nhiệt độ môi trường: phòng CTP 27°C.
Điều kiện in:
 Máy in Epson Stylus Pro 4900
 Máy đo màu X-Rite i1Pro2


2.4 Các bước tiến hành thực nghiệm


2.5 Kết quả đạt được trong quá trình thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm nhóm đã hoàn thành đầy đủ những công việc đề ra và
kết quả đạt được như sau:
 Thực hiện tuyến tính máy in, sản phẩm file “.epl”.
 Đạt mức độ cơ bản G7 Grayscale (không quản lý màu) chỉ với file tuyến tính.
 ICC profile được tạo ra có hiệu chỉnh theo G7.
 Đặt mức độ cao nhất trong G7 là Colorspace.
2.5.1 Đánh giá kết quả đạt được
 Kết quả đo bảng P2P51với file tuyến tính
Giá trị ΔE tại “Control points” trong lượt in đầu tiên khi không tiến hành bù trừ có
sự sai lệch lớn, giá trị Delta lớn hơn ±1.0% từ 0-50% và lớn hơn ±2% vùng trên 50%.
Bảng 2.2: Giá trị Delta đo được thể hiện trong “Control points”
Giá trị Delta
%

C

M

Y


K

2

-0.53

-0.52

-0.59

-0.02

4

-0.96

-0.93

-1.2

0.01

6

-1.16

-1.25

-1.69


0.01

8

-1.2

-1.54

-2.06

0.08

10

-1.12

-1.68

-2.2

0.32

15

0.13

-1.99

-2.01


1.1

20

-0.08

-2.63

-0.7

2.28

25

0.34

-3

1.11

3.81

30

1.56

-2.97

3.33


5.28

35

2.08

-2.41

5.99

7.08

40

2.63

-1.31

7.79

8.53

45

3.45

1.46

8.7


9.99

50

3.91

4.24

9.32

11.26

55

4.73

5.97

9.46

12.23

60

5.64

7.67

9.09


12.67

65

6.15

8

8.63

12.73

70

5.81

7.84

8.01

12.11

75

5.14

7.4

7.08


10.93

80

4.6

5.97

5.64

9.38

85

3.81

4.27

4.19

7.37


90

2.78

2.25


2.21

5.27

95

0.98

0.69

0.67

2.7

98
0.23
0.13
0.12
1.06
Quan sát vào hình 2.1, biểu đồ với giá trị NPDC cho thấy trọng số wΔL* của màu
đen và CMY đều không đạt, màu đen có sai số cao nhất. Và giá trị wΔCh* cho thấy
màu xám CMY bị sai màu do có lẫn một số màu không mong muốn nên làm dải màu
P2P tại cột 5 CMY bị ám màu.

Hình 2.1: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in đầu tiên

Hình 2.2: Biểu đồ so sánh giá trị wΔL*(màu đen/ CMY)khi chưa hiệu chỉnh so với
dung sai Pass/Fail G7 Grayscale



Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị wΔCh*(CMY)so với dung sai Pass/Fail G7
Grayscale khi chưa hiệu chỉnh.
Nhìn vào hình 2.4 ta thấy hai cột, cột Sample là giá trị đo được, cột Target là giá trị
tham chiếu. Trong đó, màu giấy đo không đạt, giá trị b* tham chiếu cho thấy giấy
chuẩn có màu xanh cao hơn giá trị b* đo được (ngã vàng). Tiếp theo ta thấy màu đen
đo được đậm hơn màu đen tham chiếu, thể hiện bằng L*. Hơn nữa giá trị đo được cho
thấy màu vàng (+b*) chiếm tỷ lệ rất cao nên các màu chồng Red, Green bị ảnh hưởng
nhiều, dẫn đến sai màu. Màu Blue đo được sai số rất nhiều so với tham chiếu, nó bị
ảnh hưởng bởi giá trị +a* (Magenta) quá đậm cùng với đó là độ sáng L* của màu tối
hơn tham chiếu.

Hình 2.4: Giá trị của mực và giấy theo tham chiếu của GRACoL 2013


Hình 2.5: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE không hiệu chỉnh curve so với dung sai
Pass/ Fail G7
 Kết quả đo bảng P2P51 đã hiệu chỉnh đường curve
Đồ thị tại “Output Curves”, ta lưu ý đến giá trị Delta trong bảng “Control points”.
Hiệu chuẩn G7 lượt hai tốt, hiển thị ít giá trị Delta nào lớn hơn ±1.0% từ 0-50% và
không lớn hơn ±2% trên 50%.
Bảng 2.3: Giá trị Delta đo được trong “Control points” khi đã hiệu chỉnh
Giá trị Delta
%

C

M

Y


K

2

0.12

0.05

-0.1

-0.05

4

0.18

0.14

-0.12

0.01

6

0.18

0.27

0.06


-0.01

8

0.18

0.34

0.21

-0.01

10

0.29

0.24

0.07

-0.01

15

0.53

0.2

0.53


0.16

20

0.45

0.43

0.57

0.32

25

0.86

0.35

0.7

0.47

30

1.2

0.6

0.74


0.68

35

1.09

0.85

0.14

0.8

40

1.32

1.12

1

1.09

45

0.64

1.32

1.38


1.3


50

1.03

1.32

1.24

1.5

55

1.29

0.93

1.38

1.69

60

1.23

0.72

1.11


1.92

65

1.05

0.61

1.09

1.85

70

0.98

0.88

1.44

1.78

75

0.92

1.22

1.57


1.69

80

1.33

1.37

1.29

1.54

85

1

1.2

0.84

1.3

90

0.38

0.16

0.06


1.36

95

-0.24

-0.58

-0.65

0.96

98

-0.36

-0.47

-0.5

0.41

Hình 2.6 cho thấy trong đồ thị NPDC-K và NPDC-CMY, đường lý tưởng màu
xanh lá cây che phủ gần như hoàn hảo đường đo màu đỏ với độ lệch nhẹ cho phép trên
50%. Giá trị gần như đạt hết (thể hiện qua ô có màu xanh), việc chỉnh sửa có hiệu quả,
kết quả này hoàn toàn đã đạt G7 Grayscale.

Hình 2.6: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in thứ hai



Hình 2.7: Biểu đồ so sánh giá trị wΔL*(màu đen/ CMY) so với dung sai Pass/Fail
G7 Grayscale khi đã hiệu chỉnh

Hình 2.8: Biểu đồ so sánh giá trị wΔCh*(CMY) so với dung sai Pass/Fail
G7 Grayscale khi đã hiệu chỉnh

Hình 2.9: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE đã hiệu chỉnh curve so với dung sai
Pass/ Fail G7


Biểu đồ hình 2.9 cho thấy các cột C, M, Y nằm trong dung sai cho phép, còn tất
cả màu còn lại đều không đạt. Nói cách khác muốn cân chỉnh đạt G7 Targeted thì
thông số kỹ thuật của vật tư đầu vào phải nằm trong khoảng sai số cho phép của ISO
12647. Trong đó cần lưu tâm đến giá trị LAB của màu mực tông nguyên, màu tông
nguyên đúng thì mới có màu in chồng Red, Green, Blue đúng. Một khi đã thực hiện
được G7 Target là ta đã có khả năng thực hiện việc hiệu chỉnh thiết bị theo một tiêu
chuẩn.
Hình 2.10 cho thấy tổng quát tờ in thứ hai sau khi điều chỉnh đạt mức độ cơ bản
G7 Grayscale, còn mức Target ΔE00 chỉ đạt tại ô xám CMY, các giá trị còn lại như
ΔE00 của giấy, màu đen, ba màu RGB tông nguyên đều không đạt theo giá trị tham
chiếu GRACoL 2013.

Hình 2.10: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 qua lần in thứ hai, đạt
G7 Grayscale
Kết luận: Có thể thấy không cần sử dụng chức năng quản lý màu và không gán
ICC profile thì ta vẫn có thể chỉnh sửa file tuyến tính thiết bị có được cân bằng xám
thông qua đường curve hiệu chỉnh “Visual correction”. Ta phải sử dụng chức năng
“Visual correction” vì RIP in thử EFI XF Client không hỗ trợ chỉnh curve.
 Đánh giá kết quả đo bảng TC1617 với ICC profile vật kiệu đã tạo (có

quản lý màu) tham chiếu theo GRACoL 2013
Hình 2.11 là kết quả cuối cùng khi in bảng màu TC1617 với ICC profile đã tạo
không gán đường curve hiệu chỉnh (file .vcc) và có giả lập màu giấy theo GRACoL
2013. Tất cả các mức độ đều đạt theo dung sai của G7, nên ta có thể kết luận rằng
profile vật liệu tạo ra với giấy Epson Semimatte có hiệu quả nhờ can thiệp chỉnh


đường curve để đạt cân bằng xám. Vì thế ta có thể thấy rằng khi sử dụng máy Epson
4900 có thể giả lập tốt không gian màu GRACoL.

Hình 2.11: Kết quả đo bảng màu TC1617 cho mức độ Colorspace

Hình 2.12: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE (giấy và mực) tờ in thử giả lập
GRACoL 2013 so với dung sai Pass/ Fail G7
Kết quả tham chiếu giấy và mực trên hình 2.12 cho thấy tất cả giá trị đều nằm
trong dung sai cho phép theo GRACoL 2013.
 So sánh kết quả không gian màu in thử qua thang kiểm tra Control
Wedge 2013 tại phần mềm EFI XF Verify.


Nhấn vào biểu tượng Verify
màu in thử

để khởi động, kiểm tra kết quả tái tạo không gian

Hình 2.13: Giao diện so sánh profile
Tại cột Measurement 1, chọn thang tham chiếu GRACoL 2013-CRPC6, cột thứ
hai dùng dể đo thang kiểm tra vừa mới in ra. Kết quả cho thấy không gian màu của
profile giấy Semimatte 260 in trên máy Epson Stylus Pro 4900 (màu đỏ) gần như trùng
với không gian màu của điều kiện in thật GRACoL 2013 (màu xanh). Nên ta có thể kết

luận có thể dùng máy in thử Epson 4900 và giấy Semimatte 260 để giả lập được điều
kiện in thật.
Nhìn vào hình 2.14 ta thấy độ chênh lệch ΔE giữa giá trị tham chiếu GRACoL
với tờ in thử được in ra có sự khác biệt lớn nhất về màu Black (2.75), lớn thứ hai là
Blue (2.41) và ΔE có sự khác biệt nhỏ nhất là giá trị HC (0.51). Điều này chứng tỏ
phương pháp G7 đã có cải thiện đến kết quả của profile vật liệu đã tạo khi ΔE trung
bình giữa hai bài đo chỉ có 1.4, kết quả này nằm trong dung sai cho phép so (hình 2.15)
với ΔE trung bình là 3.0.


Hình 2.14: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE trên tờ in thử so với GRACoL 2013
bằng thang kiểm tra Control Wedge 2013

Hình 2.15: Biểu đồ cột chồng thể hiện kết quả ΔE so với dung sai
Tóm lại: Để đạt mức độ cao nhất là G7 Colorspace trên máy in kỹ thuật số, điều
đầu tiên là phải nắm rõ quy trình thực hiện, sử dụng trên thiết bị như thế nào, điều kiện
đo là gì. Nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo phù hợp với chuẩn tham chiếu thì lúc
đó mới dễ dàng đạt kết quả cao nhất. Mỗi công đoạn thực hiện phải cẩn thận, ví dụ
như khi in với máy kỹ thuật số phải kiểm tra tình trạng đầu phun, xác định khoảng
cách đầu phun, thời gian sấy,…Máy càng ổn định thì quá trình thực hiện mới tốt. G7
kiểm soát rất tốt về tông màu và cân bằng xám bằng giá trị màu LAB, chúng ta rất dễ
nhận thấy sự khác biệt ở những vùng xám trung tính này.


Phương pháp này khi áp dụng vào thực tế có một nhược điểm rất lớn đó là không
thể điều chỉnh được độ dày lớp mực nếu toàn bộ tờ in bị sai màu. Nếu như sai chúng ta
chỉ có thể in lại dải màu P2P51 một lần nữa rồi đưa vào phần mềm Curve chỉnh sửa,
điều đó rất mất thời gian. Chính vì thế G7 chỉ có thể áp dụng tốt được trên hệ thống
máy in có tính ổn định cao, còn nếu như muốn áp dụng cho offset phải gắn thêm các ô
density để dễ kiểm soát, kịp thời điều chỉnh vít chỉnh mực lúc ta ta lại phải quay về với

phương pháp cân chỉnh bằng TVI (dot gain).


CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1 Tóm tắt đề tài
In kỹ thuật số đã và đang phát triển rất sôi động không kém gì đàn anh “offset” hay
“flexo”,... In kỹ thuật số đáp ứng đa dạng các nhu cầu in ấn cho khách hàng từ vật liệu,
số lượng đến chất lượng. Nhằm đảm bảo các nhà in cho ra màu sắc tương đồng với
nhau thì G7 là phương pháp giúp cân chỉnh thiết bị để đạt được điều này. Khi tiến
hành thực hiện cân chỉnh với phương pháp G7, ta cần nắm một số điểm sau:
 Thuộc tính màu mực, giấy in, màu tông nguyên, màu chồng, dot gain, độ phân
giải trame là các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng xám.
 Xác định hệ thống, phiên bản RIP đang sử dụng để chọn cách thức cân chỉnh,
thiết bị, phần mềm phù hợp (ví dụ Curve 4.2.5 sẽ không nhận máy đo Konica FD-5).
Nhưng khi bắt buộc làm G7 phải có ít nhất là máy đo X-Rite i1 Pro2.
 Lựa chọn thiết bị, bảng đo màu và điều kiện đo chính xác và phù hợp khi tiến
hành tuyến tính, sự phù hợp sẽ tùy vào chuẩn lựa chọn.
 Khi sử dụng phương pháp G7 hệ thống in càng ổn định thì càng dễ đạt được
kết quả mong muốn mà không cần phải can thiệp nhiều, nên G7 áp dụng tốt đối với
máy in kỹ thuật số nhưng phương pháp G7 chỉ có thể dùng khi muốn đánh giá tờ in
bằng mắt thường qua các ô màu xám.
 ICC profile tạo ra nhờ hiệu chỉnh với đường curve G7 tốt hơn vì nó đã được
bù trừ chỉnh sửa với giá trị cân bằng xám.
 Nhược điểm lớn của phương pháp in kỹ thuật số là không thể can thiệp điều
chỉnh lại độ dày lớp mực nếu tờ in bị lệch màu.
 Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các chức năng kèm công dụng của
phần mềm, công cụ được đề cập đến khi tiến hành cân chỉnh G7 trong đề tài này:
 Phần mềm EFI XF Client giúp tạo profile, quản lý màu và tuyến tính cho máy
in kỹ thuật số.
 Phần mềm kiểm chứng G7 HutchColor CHROMIX Curve4

+ Công cụ Curve4 Verify kiểm tra tình trạng Pass/ Fail hoàn chỉnh của hệ
thống in cho G7 và phân tích, giải quyết các vấn đề khi in.
+ Công cụ Curve4 Calibrate đo các bảng màu P2P,... cũng như tính toán giới
hạn mực phục vụ cho việc hiệu chỉnh G7.


Dựa vào mục đích ban đầu đề ra cho đề tài, nhóm đã đạt được những điểm sau:
 Quy trình thực hiện quản lý màu cho máy in kỹ thuật số với G7. Tìm hiểu, ứng
dụng được phần mềm RIP EFI XF Client và HutchColor CHROMIX Curve4 vào quản
lý màu với G7.
 Đạt được mức độ cao nhất G7 Colorspace giả lập tờ in thử thành công với
GRACoL 2013.
 Tạo được ICC Profile thông qua cân chỉnh G7.
 Kiểm tra đánh giá nhanh tờ in thử thông qua thang kiểm kỹ thuật số Control
Wedge 2013.
3.2 Tự đánh giá đề tài
3.2.1 Mức độ thành công
Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, qua quá trình thực hiện và kết
quả có được, nhóm tự đánh giá đã hoàn thành khá tốt quy trình cân chỉnh G7. Bên
cạnh đó nhóm cũng được bổ sung những kiến thức mới và củng cố lại những kiến thức
đã học trước đây. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng được cải thiện trong quá
trình thực hiện đề tài, cùng với đó là kỹ năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, giải
quyết các vấn đề liên quan xung quanh thiết bị, vật liệu và G7. Thêm vào đó, đề tài
này cũng là cơ sở, tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành in.
Nhóm đã thành công tạo được ICC Profile trên giấy Epson Semimatte bằng với
không gian màu của GRACoL 2013 và đạt được G7 Colorspace với ICC Profiles đã
tạo
3.2.2 Các hạn chế
Tuy nhiên, đề tài cũng vấp phải một số khó khăn, hạn chế chưa được hoàn thiện
như sau:

 Thời gian tiếp cận thiết bị (máy in, máy đo) còn ít bởi nhiều nhóm thực hiện
chung.
 Khó khăn trong việc tìm mua giấy thời gian đầu dẫn đến thời điểm có giấy
thực nghiệm cách ngày nộp khá gần.
 Trình độ chuyên môn của nhóm vẫn còn hạn chế, nhiều vấn đề không thể giải
thích cặn kẽ được.
 Phần mềm bị lỗi khiến cho việc chỉnh sửa các đường Curve, tạo ICC không có
tác dụng, phải nhờ các bạn khác có phần mềm hỗ trợ.
4.3 Hướng phát triển
Từ những hạn chế của đề tài, nếu có điều kiện, nhóm sẽ khắc phục cũng như mở
rộng theo hướng:


×