Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

2019 DATN CB 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU IN PROOF CHO
VẬT LIỆU KHÔNG THẤM HÚT

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THANH
BÙI THỊ THANH NGỌC
ĐẶNG HỮU THẮNG
Khóa: 2015-2019
Ngành: CÔNG NGHỆ IN
GVHD: ThS. LÊ CÔNG DANH

MSSV: 15148045
MSSV: 15148033
MSSV: 15148048

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***---TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2019

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:

NGUYỄN THỊ HỒNG THANH MSSV: 15148045
BÙI THỊ THANH NGỌC



MSSV: 15148033

ĐẶNG HỮU THẮNG

MSSV: 15148048

Ngành: Công nghệ in

Lớp: 15148CL_CB

Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ CÔNG DANH

ĐT: 0903344837

Ngày nhận đề tài:
Ngày nộp đề tài: 05/08/2019
1. Tên đề tài: Nghiên cứu in Proof cho vật liệu không thấm hút.
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:

-

Các tiêu chuẩn: ISO 12647-2, ISO 12647-7 và ISO 13655.

-

Đặc điểm và tính chất của các loại vật liệu không thấm hút.

-


Quy trình tạo tờ in thử với máy in KTS Epson Stylus 4900.

-

Phần mềm RIP Fiery XF cùng với công cụ Verifier và Color Tool.

-

Cách sử dụng các thiết bị: đo màu, đo quang phổ và đo độ bóng.

3. Nội dung thực hiện đề tài:

-

Tạo ICC profile máy in thử dành cho các vật liệu: decal nhựa trong, decal nhựa
trong có in mực lót trắng và decal nhựa đục.

-

Tạo tờ in proof với các ICC profile trên.

-

So sánh và đánh giá các tờ in proof trên.

4. Sản phẩm:

-

Ba ICC profile của máy in Ricoh Pro C7200x dành cho các vật liệu:

+ Decal nhựa trong.
+ Decal nhựa trong có in mực lót trắng.
Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM


+ Decal nhựa đục
-

Ba tờ testform sử dụng các ICC profile trên.

TRƯỞNG NGÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)

Tên đề tài:
Nghiên cứu in Proof cho vật liệu không thấm hút
Tên sinh viên 1: NGUYỄN THỊ HỒNG THANH MSSV: 15148045
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 2: BÙI THỊ THANH NGỌC
MSSV: 15148033
Chuyên ngành: Chế bản

Tên sinh viên 3: ĐẶNG HỮU THẮNG
MSSV: 15148048
Chuyên ngành: Chế bản
Tên GVHD: LÊ CÔNG DANH
Chức danh: Trưởng khoa
Học vị: Thạc sĩ
In và Truyền thông
Đơn vị công tác: Trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
NHẬN XÉT
1. VỀ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. VỀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1 Về cấu trúc đề tài: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2 Về nội dung đề tài: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM


2.3 Về ưu và nhược điểm của đề tài: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

1

Điểm
tối đa
30

Nội dung đánh giá

STT
Kết cấu luận án


Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các
mục(theo hướng dẫn của khoa In và TT)
Tính sáng tạo của đồ án

3
4

10
10
10
50

Tính cấp thiết của đề tài

2

Điểm

Nội dung nghiên cứu
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật,
khoa học xã hội…

10

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá

10

Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy
trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế.


10

Khả năng cải tiến và phát triển

10

Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên
ngành…

10

Ứng dụng vào đời sống thực tế
Sản phẩm của đồ án
Tổng điểm

10
10
100

4. KẾT LUẬN
☐ Đồng ý cho bảo vệ
☐ Không đồng ý cho bảo vệ
Ngày……tháng 08 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)

Tên đề tài:
Nghiên cứu in Proof cho vật liệu không thấm hút
Tên sinh viên 1: NGUYỄN THỊ HỒNG THANH MSSV: 15148045
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 2: BÙI THỊ THANH NGỌC
MSSV: 15148033
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 3: ĐẶNG HỮU THẮNG
MSSV: 15148048
Chuyên ngành: Chế bản
Tên GVHD: TRẦN THANH HÀ
Chức danh: Trưởng ngành
Học vị: Thạc sĩ
Công nghệ In, khoa ĐT CLC
Đơn vị công tác: Trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
NHẬN XÉT
1. Về cấu trúc đề tài:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Về nội dung đề tài:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Về sản phẩm của đề tài:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4. Về ưu và nhược điểm của đề tài:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM



5. Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6. ĐÁNH GIÁ

1

Điểm
tối đa
30

Nội dung đánh giá

STT
Kết cấu luận án

Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các
mục(theo hướng dẫn của khoa In và TT)
Tính sáng tạo của đồ án

3
4

10
10
10
50

Tính cấp thiết của đề tài

2


Điểm

Nội dung nghiên cứu
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật,
khoa học xã hội,…

10

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá

10

Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy
trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế.

10

Khả năng cải tiến và phát triển

10

Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên
ngành,…

10

Ứng dụng vào đời sống thực tế
Sản phẩm của đồ án
Tổng điểm


10
10
100

7. KẾT LUẬN
☐ Đồng ý cho bảo vệ
☐ Không đồng ý cho bảo vệ
Ngày……tháng 08 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Khoa ĐT CLC – ĐH SPKT TP.HCM


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, chúng em đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Quý thầy cô, anh chị khóa trước, sự
giúp đỡ quý báu của các Quý công ty TNHH Song Tạo, cùng nỗ lực của bản thân đã
giúp chúng em hoàn thành đề tài này. Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm thực hiện xin được bày tỏ lời cảm
ơn đến thầy cô Khoa In & Truyền Thông và Khoa Đào tạo chất lượng cao đã truyền
đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Công Danh - Giáo viên hướng dẫn đã
tận tình, đóng góp ý kiến giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, thầy còn
tạo điều kiện cho chúng em được thực tập, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề
tài ở Công ty TNHH Song Tạo.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị nhân viên của Quý công ty TNHH
Song Tạo, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng em thực tập, khảo sát thực tế sản
xuất và giải đáp thắc mắc, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
lần đầu tiếp cận với quá trình nghiên cứu và thực tế sản xuất, cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng
em rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.
Nhóm sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thanh Ngọc
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Đặng Hữu Thắng

i


BẢNG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành công nghiệp in trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, các ấn phẩm sách, báo, tạp chí ngày càng bị thay thế
bởi dữ liệu số, nhưng lĩnh vực bao bì và nhãn hàng vẫn giữ vững chỗ đứng của mình
và vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao,
các nhà in bắt đầu chú ý hơn đến việc tạo các tờ in thử duyệt mẫu màu, nội dung và
chi tiết nhằm mô phỏng cho khách hàng, cũng như bản thân các nhà in, kết quả xem
của sản phẩm in. Các sản phẩm bao bì và nhãn hàng không chỉ dừng ở việc chỉ in trên
vật liệu giấy thông thường mà còn được in trên lên các loại vật liệu đặc biệt như:
màng, decal nhựa, kim loại… Với mục đích nghiên cứu tính ứng dụng của các vật
liệu này trong in thử nhằm liên hệ đến thực tế, nhóm thực hiện lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu in proof cho vật liệu không thấm hút”. Chi tiết hơn là tìm hiểu và nghiên cứu đặc
điểm, phương pháp tạo tờ in thử ký mẫu trên vật liệu decal nhựa (nhựa trong, nhựa
đục).
Thông qua quá trình tìm hiểu và thực nghiệm tại Công ty TNHH Song Tạo, nhóm

đã nghiên cứu với phương pháp:
-

Nghiên cứu đặc điểm, tính chất và phân loại các loại vật liệu không thấm hút,
đặc biệt là decal nhựa.

-

Nghiên cứu mục đích và ứng dụng của tờ in proof.

-

Xây dựng quy trình tạo ICC Profile cho decal nhựa trong, decal nhựa trong có
lót trắng, decal nhựa đục trên máy in kỹ thuật số Ricoh Pro C7200x.

-

So sánh và đánh giá profile đã tạo với profile PSOCoated_v3.icc.

Sau quá trình thực nghiệm, nhóm thực hiện đã tạo được ba ICC profile cho ba loại
vật liệu (decal nhựa trong, decal nhựa trong có in mực lót trắng, decal nhựa đục). Tuy
nhiên qua so sánh và đánh giá, ba profile này không thõa mãn các yêu cầu do ISO
12647-7:2016 quy định. Nguyên nhân khách quan do điều kiện thực nghiệm không
đạt theo chuẩn ISO 12647-2:2013 về mực in, bề mặt vật liệu và máy in chỉ có khả
năng in được năm màu, trong đó bốn màu truyền thống CMYK và màu trắng đục
(không có khả năng phục chế màu sắc), nên khả năng tái tạo không gian màu còn hạn
chế. Do đó không thể ứng dụng các profile đã tạo vào thực tế sản xuất.

ii



BẢNG TÓM TẮT TIẾNG ANH
In the current development of the world printing industry and Vietnam, in
particular, publishes like books and magazines are slowly replaced by e-books. But
in the other hand, the packaging still remains in our daily life and is on its way to be
continuously growing. The demand of customers is increasing, printing companies
have started to pay more attention to creating print proofs (for color, content and
more) for the purpose of simulating results of the about-to-print products to the
customers and as well as the operators themselves. Packaging products and labels
does not only stop at printing on ordinary paper substrates but also on some other
kind of materials, such as plastic film, decal, metalized paper… For purposes of
researching about the usable of these materials in proofing system and relating to the
real life, our team has brought to the choice of this topic - "Studying about proofing
for non-absorbent substrates". For more specific, we want to study about the
characteristics and methods of creating proof sheets on plastic decal materials (clear
and white ones).
Through the process of learning and experimenting at Song Tao Co., Ltd., the
team studied with methods:
-

Study about characteristics, properties and classification of non-absorbent
substrates, especially clear and white plastic decal.

-

Study the purpose and application of printing proof.

-

Develop the profiling process for digital printing on clear decal, clear decal

with printed-white and white plastic decal, using Ricoh Pro C7200x press.

-

Compare and evaluate these created profiles with available standard profile,
PSOCoated_v3.icc.

After the experimental process, the team created three ICC profiles for these three
types of materials. However, by comparison and evaluation, these three profiles do
not meet the requirements set by ISO 12647-7:2016. The objective reason is that the
experimental conditions do not meet ISO 12647-2: 2013 standards for printing ink,
substrates and printers is only capable of printing five colors, including four process
colors CMYK and opaque white (which is not a color for color reproduction), so the
ability of reproducing color gamut is limited. Therefore, it is not possible to apply
these created profiles to the actual production.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
BẢNG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................ ii
BẢNG TÓM TẮT TIẾNG ANH............................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................x
PHẦN 1: DẪN NHẬP ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
6. Giới hạn đề tài ....................................................................................................3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU KHÔNG THẤM HÚT ......................4
1.1. Khái niệm.........................................................................................................4
1.2. Phân loại và đặc điểm .....................................................................................4
1.2.1. Màng nhựa ................................................................................................4
1.2.1.1. Màng đơn .............................................................................................5
1.2.1.2. Màng phức hợp ..................................................................................10
1.2.2. Decal nhựa...............................................................................................11
1.2.3. Màng Metalized và giấy ghép màng Metalized ...................................15
1.2.3.1. Màng Metalized .................................................................................15
1.2.3.2 Giấy ghép màng Metalized .................................................................16
1.2.4. Thủy tinh .................................................................................................17
1.2.5. Kim loại ...................................................................................................17
1.2.6. Tấm nhựa ................................................................................................18
1.3. Các phương pháp xử lý bề mặt vật liệu trước khi in ................................18
1.3.1. Xử lý corona ............................................................................................20
1.3.2. Xử lý plasma ...........................................................................................21
1.3.3. Tráng phủ primer...................................................................................21
1.4. Các phương pháp in sản lượng trên vật liệu không thấm hút .................22
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TỜ IN THỬ ..........................................................25
2.1. ICC Profile là gì? ..........................................................................................25

iv


2.1.1. Hồ sơ màu tự tạo (Custom profile) .......................................................25

2.1.2. Hồ sơ màu của hãng sản xuất (Generic profile) ..................................25
2.1.3. Hồ sơ màu theo chuẩn quy định (Process profile) ..............................25
2.2. Khuynh hướng diễn dịch màu .....................................................................26
2.3. Tại sao phải tạo tờ in thử .............................................................................27
2.4. Tổng quan về in thử trong và ngoài nước ..................................................29
2.4.1. Thế giới ....................................................................................................29
2.4.2. Việt Nam ..................................................................................................31
2.5. Phân loại và chức năng các loại tờ in thử ...................................................32
2.5.1. Tờ in thử thiết kế cấu trúc (sản phẩm hộp) .........................................32
2.5.2. Tờ in thử kiểm tra nội dung, chi tiết ....................................................33
2.5.3. Tờ in thử kiểm tra vị trí (sơ đồ bình) ...................................................34
2.5.4. Tờ in thử ký mẫu màu ...........................................................................35
2.5.5. Tờ in vỗ bài .............................................................................................36
2.6. Các phương pháp tạo tờ in thử trên vật liệu không thấm hút .................37
2.6.1. In gián tiếp (Hệ thống Kodak Approval Proofing) .............................37
2.6.1.1 Nguyên lý ............................................................................................37
2.6.1.2. Hệ thống Kodak Approval .................................................................38
2.6.2. In trực tiếp ..............................................................................................40
2.6.2.1. In phun Piezo .....................................................................................40
2.6.2.2. In tĩnh điện .........................................................................................42
2.6.2.3. In phun nhiệt ......................................................................................44
2.7. Quy trình quản lý màu cho máy in KTS ....................................................45
Chương 3: THỰC NGHIỆM .................................................................................47
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................47
3.2. Điều kiện thực nghiệm..................................................................................47
3.2.1. Điều kiện in thật .....................................................................................47
3.2.2. Điều kiện in thử ......................................................................................47
3.3. Quy trình thực nghiệm .................................................................................51
3.4 Tạo Profile cho máy in KTS Ricoh C7200x ................................................53
3.4.1. Định chuẩn (calibrate) ...........................................................................53

3.4.2. Tiến hành.................................................................................................54
3.4.2.1 Thực nghiệm 1 ....................................................................................54
3.4.2.2 Thực nghiệm 2 ....................................................................................58
3.4.2.3 Thực nghiệm 3 ....................................................................................59
3.5. Đánh giá tờ in ................................................................................................59

v


3.5.1. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................59
3.5.2. So sánh và đánh giá profile máy in thử đã tạo với profile đích .........60
3.5.2.1. Thực nghiệm 1 ...................................................................................60
3.5.2.2. Thực nghiệm 2 ...................................................................................62
3.5.2.3. Thực nghiệm 3 ...................................................................................64
3.5.3. Kết luận ...................................................................................................66
PHẦN 3: KẾT LUẬN .............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................72
1.1. Tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013......................................................................72
1.2. Tiêu chuẩn ISO 12647-7:2016 - In thử và quy trình làm việc trực tiếp từ
dữ liệu kỹ thuật số ................................................................................................73
1.3. Một số nguồn sáng chuẩn CIE.....................................................................75
1.4. ISO 13655 – Tiêu chuẩn về điều kiện đo quang phổ .................................75
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................77
2.1. Máy in kỹ thuật số Ricoh Pro C7200x ........................................................77
2.2. Nguyên lý hoạt động .....................................................................................78
PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................79
3.1. Khai báo vật liệu mới trên máy in KTS Ricoh Pro C7200x .....................79
3.2. Tạo Profile cho máy in KTS Ricoh Pro C7200x ........................................80
3.2.1. Định chuẩn ..............................................................................................80

3.2.2. Tiến hành.................................................................................................86
3.2.3. Tạo profile ...............................................................................................89
3.3. Gán Profile và in Testpage ...........................................................................91
PHỤ LỤC 4 ..............................................................................................................96
4.1. Bảng Testchart ..............................................................................................96
4.2. Bảng màu IT8.7/4..........................................................................................97
4.3. Testform .........................................................................................................98
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................100

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT
TẮT

1

APAC

Asia-Pacific – Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương.

2

ATSM

American Society for Testing and Materials – Hiệp hội Thí
nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ.


3

CIE

International Commission on Illumination – Ủy ban Thế giới
về Màu sắc.

4

CMYK

Cyan Magenta Yellow Black – Không gian màu trừ (màu in
truyền thống).

5

CTF

Computer To Film – Công nghệ chế tạo bản in thông qua
việc chế tạo phim.

6

CTP

Computer To Plate – Công nghệ chế tạo bản in không thông
qua bước tạo phim.

7


ECI

The European Color Initiative – Nhóm các chuyên gia làm
việc trên thiết bị xử lý độc lập các dữ liệu màu sắc trong các
hệ thống xuất bản kỹ thuật số.

8

FOGRA

Graphic Technology Research Association – Viện nghiên cứu
thiết kế đồ họa, một tổ chức nghiên cứu in ấn tại Đức.

9

GRACoL

General Requirements for Applications in Commercial
Offset Lithography – Yêu cầu chung về vật liệu cho in Offset
thương mại.

10

ICC

International Color Consortium – Hiệp hội Màu sắc Quốc tế.

11


ISO

International Organization for Standardization – Tổ chức về
các tiêu chuẩn quốc tế, được phát triển thông qua sự đồng
thuận của toàn cầu.

12

KTS

Kỹ Thuật Số.

13

LMWOM

14

NIP

Ý NGHĨA

Low-Molecular-Weight Oxidized Material – chất oxy hóa có
khối lượng phân tử thấp.
Non-Impact Printing – Kỹ thuật in không dùng bản in.

vii


STT


TỪ VIẾT
TẮT

15

OBA

Optical Brightening Agent – Chất làm tăng độ sáng

16

RGB

Red Green Blue – Không gian màu cộng.

17

RIP

Raster Image Processor – Quá trình tram hóa dữ liệu hay nói
chính xác là bộ phận diễn dịch ngôn ngữ PostScript để tạo ra
một file in.

18

SNAP

Specifications for Newspaper Advertising Production
Committee – Thông số kỹ thuật dành cho các tổ chức in báo.


19

SWOP

Specifications for Web Offset Publications – Thông số kỹ
thuật dành cho ấn phẩm in Offset cuộn.

20

TAC

21

TC

Technical Committee – Hiệp hội Kỹ thuật.

22

TN

Thực Nghiệm

23

TVI

Tone Value Increase – Phương pháp bù trừ gia tăng tầng thứ.


24

UV

Ultra Violet – Tia tử ngoại.

25

VDMA

26

WG

Ý NGHĨA

Total Area Coverage – Tổng lượng mực phủ.

German Engineering Federation – Liên đoàn Kỹ thuật Đức
Working Group – Nhóm nghiên cứu.

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2 Tên viết tắt của một số loại màng
Bảng 1.3 Tính chất của một số màng đơn thông dụng trong bao bì mềm
Bảng 1.4 Đặc tính các loại màng
Bảng 1.5 Đặc điểm và tính chất của một số loại lớp mặt của decal nhựa
Bảng 1.6 Lớp màng được ghép trên lớp mặt

Bảng 1.7 Ứng dụng của các loại keo theo công ty Lintec
Bảng 1.8 Một số dạng lớp đế của decal
Bảng 1.9 Một số loại màng Metalized thông dụng trên thị trường
Bảng 1.10 Năng lượng bề mặt của một số vật liệu nền
Bảng 1.11 Các phương pháp in sản lượng trên vật liệu không thấm hút
Bảng 3.1 Thông số điều kiện in thật
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật máy in thử Ricoh Pro C7200x
Bảng 3.3 Thông số vật liệu in thử
Bảng 3.4 Thành phần mực toner
Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật máy đo màu ES-2000
Bảng 3.6 Thông số thiết lập Printing Preferences trước khi in bảng màu calibrate
Bảng 3.7 Điều kiện của bước tiến hành
Bảng 3.8 Các thiết lập Prefernces công cụ Verifier trước khi đo
Bảng 3.9 Điều kiện của bước tạo profile
Bảng 3.10 Thông số thiết lập Printing Preferences trước khi in bảng màu IT8.7/4
Bảng 3.11 Điều kiện so sánh và đánh giá profile
Bảng 3.12 So sánh kết quả thực nghiệm
Bảng PL 1.1 Tính chất của các loại giấy đặc trưng theo chuẩn ISO 12647-2:2013
Bảng PL 1.2 Tọa độ CIE LAB, độ bóng và độ sáng của giấy theo ISO 12647-7
Bảng PL 1.3 Thông số yêu cầu kỹ thuật tờ in thử đạt chuẩn
Bảng PL 1.4 Một số nguồn sáng chuẩn CIE
Bảng PL 1.5 Điều kiện chiếu sáng M0, M1-1, M1-2, M2
Bảng PL 3.1 Thiết lập Printing preferences khi in bảng IT 8/7.4 ES-2000
Bảng PL 4.1 Bảng Thông tin trên tờ Testchart
Bảng PL 5.1 Giá trị đo của các thực nghiệm

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 0.1 Sự phát triển của thị trường in bao bì tại APAC
Hình 1.1 Một số sản phẩm in trên vật liệu không thấm hút
Hình 1.2 Minh họa màng ghép ba lớp
Hình 1.3 Cấu tạo cơ bản của vật liệu decal nhựa
Hình 1.4 Một số sản phẩm decal nhựa
Hình 1.5 Cuộn màng Metalized
Hình 1.6 Giấy ghép màng Metalized
Hình 1.7 Sản phẩm in trên chai thủy tinh.
Hình 1.8 Sản phẩm lon kim loại.
Hình 1.9 Góc tiếp xúc (góc thấm ướt) của chất lỏng
Hình 2.1 Khuynh hướng diễn dịch màu
Hình 2.2 Biểu đồ về thị trường in thế giới theo các phương pháp in (2008-2018)
Hình 2.3 Tờ in thử thiết kế cấu trúc
Hình 2.4 Tờ in kiểm tra nội dung, chi tiết
Hình 2.5 Tờ in thử kiểm tra sơ đồ bình
Hình 2.6 Tờ in thử ký mẫu
Hình 2.7 Tờ in vỗ bài
Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động phương pháp in gián tiếp
Hình 2.9 Hệ thống Kodak Approval
Hình 2.10 Cấu trúc của vật mang mực (donor)
Hình 2.11 Cấu tạo của vật liệu trung gian
Hình 2.12 Nguyên lý in phun Piezo
Hình 2.13 Nguyên lý in tĩnh điện
Hình 2.14 Nguyên lý của in phun nhiệt
Hình 2.15 Quy trình quản lý màu cho máy in thử
Hình 3.1 Máy in RICOH Pro C7200x
Hình 3.2 Máy đo màu ES-200
Hình 3.3 Quy trình canh chỉnh máy in Ricoh Pro C7200x
Hình 3.4 Quy tình tạo icc profile trên máy in Ricoh Pro C7200x
Hình 3.5 Cửa sổ thiết lập Preferences của công cụ Verifier

Hình 3.6 Giao diện của công cụ Verifier sau khi đo
Hình 3.7 Giao diện của công cụ Color Tools
Hình 3.8 Lựa chọn dạng file dữ liệu đo
Hình 3.9 Cửa sổ thiết lập profile
Hình 3.10 Kết quả Verifier thực nghiệm 1

x


Hình 3.11 Kết quả Verifier thực nghiệm 1 (Delta E)
Hình 3.12 Kết quả Verifier thực nghiệm 2
Hình 3.13 Kết quả Verifier thực nghiệm 2 (Delta E)
Hình 3.14 Kết quả Verifier thực nghiệm 3
Hình 3.15 Kết quả Verifier thực nghiệm 3 (Delta E)
Hình PL 1.2 Một số dạng hình học đo lường và khuynh hướng sai lệch về màu sắc
Hình PL 2.1 Cấu tạo máy in Ricoh Pro C7200x
Hình PL 2.2 Nguyên lý hoạt động của máy in Ricoh Pro C7200x
Hình PL 3.1 Giao diện của Tray Paper Setting
Hình PL 3.2 Thông số thiết lập vật liệu
Hình PL 3.3 Cân chỉnh chất lượng mật độ hình ảnh
Hình PL 3.4 Giao diện của Calibration
Hình PL 3.5 Giao diện Create calibration
Hình PL 3.6 Giao diện Update calibration
Hình PL 3.7 Giao diện Patch Layout
Hình PL 3.8 Thiết lập trong thẻ Media
Hình PL 3.9 Giá trị mặc định của thẻ Color
Hình PL 3.10 Cân chỉnh máy đo ES-2000
Hình PL 3.11 Bảng testchart sau khi đo bằng thiết bị ES-2000
Hình PL 3.12 Kết quả sau khi đo ở dạng dữ liệu số
Hình PL 3.13 Kết quả đo ở dạng đồ thị

Hình PL 3.14 Kết quả đo và thông số chuẩn ở dạng đồ thị
Hình PL 3.15 Thiết lập trong Preferences
Hình PL 3.16 Tiến hành đo bảng IT 8.7/4R ES-2000
Hình PL 3.17 Kết quả đo bảng IT 8/7.4R ES-2000
Hình PL 3.18 Giao diện của Color Tool
Hình PL 3.19 Giao diện của Create Profile from Measurement
Hình PL 3.20 Giao diện của Apply setting
Hình PL 3.21 Giao diện của Device Sever
Hình PL 3.22 Thiết lập Output Profile Settings
Hình PL 3.23 Thiết lập thẻ Media
Hình PL 3.24 Thiết lập thẻ Color
Hình PL 3.25 Thiết lập thẻ Color
Hình PL 3.26 Thiết lập thẻ Color

xi


PHẦN 1: DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến
nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Theo đó, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh
vực hoạt động của con người từ kinh tế đến chính trị, từ cá nhân, doanh nghiệp đến
quốc gia. Công nghiệp 4.0 có ý nghĩa khác nhau đối với những đối tượng khác nhau.
Các ngành sản xuất đang nỗ lực tham gia vào Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong
số đó có ngành in. Số người truy cập vào các trang báo điện tử, mạng xã hội, từ điển
online ngày càng tăng sẽ làm cho lượng phát hành sách, báo và tạp chí giảm mạnh,
nhất là sách tham khảo và từ điển. Nhưng đối với thị trường in bao bì và nhãn hàng
đang có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng. Trong những năm gần đây khu vực
APAC trở thành thị trường lớn nhất trong ngành in bao bì và nhãn hàng, chiếm hơn
42% doanh thu và sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai, đã tăng 6,7% trong khoảng

thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 (Hình 0.1, trang 1). Tại Việt Nam, ngành công
nghiệp in và đóng gói bao bì đang phát triển nhanh chóng, đạt khoảng 15-20% giá trị
sản xuất với sự tăng mạnh của nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu
sang các nước.

Hình 0.1 Sự phát triển của thị trường in bao bì tại APAC
(Nguồn: Global Packaging Trends - Global Growth Markets for Packaging
2017 Report (2015-2020))
Ngoài việc nhu cầu về số lượng tăng mạnh thì các nhà in, cũng như khách hàng
in cũng rất quan tâm đến chất lượng in, đặc biệt là màu sắc sản phẩm in. Vì màu sắc
là một phần quan trọng của thương hiệu, nó quyết định chất lượng, tính thẩm mỹ và
tính thật-giả của sản phẩm. Việc in đồng nhất màu sắc giữa các tờ in và các lần in
cũng là một mặt khó của ngành in hiện nay. Nhiều trường hợp sản phẩm in đã đến

1


tay khách hàng nhưng bị phàn nàn về sự khác biệt màu sắc. Nguyên nhân chủ yếu là
do chưa có sự quản trị màu chính xác từ khi nhận file cho đến khi tiến hành in.
Trước khi công nghệ quản lý màu trở nên phát triển như hiện nay, cách duy nhất
để tạo ra tờ in thử màu chính xác là in trên máy in sản lượng, chế tạo khuôn in và
chạy một bản sao để khách hàng ký duyệt. Trong quy trình CTF, việc dự đoán kết
quả in có thể khá đơn giản, ít nhất là trên lý thuyết.
Công nghệ thế giới ngày càng phát triển, quy trình CTP lên ngôi và được sử dụng
phổ biến trong các quy trình sản xuất in. Đồng nghĩa với việc giảm bớt một công đoạn
trong quá trình chế tạo bản in và giảm bớt sai lệch trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên,
việc sử dụng máy in sản lượng để in thử ký mẫu vẫn chưa phải là một phương án tối
ưu. Vì trong khoảng thời gian khách hàng duyệt mẫu, máy in phải ngừng làm việc.
Nếu khách hàng không ký duyệt hoặc yêu cầu chỉnh sửa bài in, bản in phải được canh
chỉnh lại (hay phải làm lại bộ khuôn in mới) và tốn rất nhiều thời gian cho công đoạn

thiết lập và canh bài. Đây cũng là lý do việc chi phí của các tờ in thử vỗ bài rất cao.
Công nghệ in thử KTS trở thành phương pháp thay thế hiệu quả hơn với công nghệ
in không thông qua bước chế tạo khuôn in như các phương pháp in truyền thống.
Tuy nhiên, đa số các nhà in áp dụng quy trình in thử ký mẫu đều chỉ tạo tờ in thử
với vật liệu giấy (chủ yếu là giấy Fort hoặc Couché). Kể cả khi sản phẩm in là vật
liệu không thấm hút (như giấy cán màng, màng…), vì hiện nay vẫn chưa có các tiêu
chuẩn quy định hay ICC profile dành riêng. Vì những lý do trên và nhận được sự hỗ
trợ từ Công ty TNHH Song Tạo đã tạo điều kiện cho nhóm thực nghiệm trên máy in
KTS Ricoh Pro C7200x, nhóm đã chọn đề tài “Nghiên cứu tạo tờ in Proof cho vật
liệu không thấm hút” làm đề tài nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu đặc điểm của vật liệu không thấm hút.

-

Nghiên cứu phương pháp tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số.

-

Nghiên cứu phương pháp tạo tờ in proof trên vật liệu không thấm hút.

3. Đối tượng nghiên cứu
-

Vật liệu không thấm hút (decal nhựa trong, decal nhựa đục).

-


Máy in KTS Ricoh Pro C7200x.

-

Phần mềm EFI Fiery XF v6.5.

-

Phần mềm Fiery Command WorkStation 6.

2


4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
-

Nghiên cứu đặc điểm, cấu tạo và tính chất của vật liệu không thấm hút (decal
nhựa trong, decal nhựa đục)

-

Nghiên cứu phương pháp và tạo ICC profile cho vật liệu không thấm hút.

-

Tạo tờ in thử với profile đã tạo trên vật liệu không thấm hút.

-

So sánh và đánh giá dựa trên điều kiện in thật là phương pháp in Offset tờ rời.


5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phân tích tài liệu về vật liệu không thấm hút, công nghệ in và quản lý màu.

-

Phân tích tài liệu về thao tác vận hành máy in Ricoh Pro C7200x, phần mềm
RIP Fiery Command WorkStation và phần mềm tạo profile EFI Fiery XF.

-

Quan sát sản xuất thực tế tại Công ty TNHH Song Tạo nhằm bổ sung kiến thức
và hỗ trợ việc thực hành nghiên cứu trên vật liệu, máy in và phần mềm.

-

Thực nghiệm đánh giá kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng.

6. Giới hạn đề tài
Vật liệu không thấm hút là định nghĩa mang hàm ý rộng về nhiều loại vật liệu
khác nhau cùng có một tính chất là không thấm hút như: màng, giấy ghép màng,
decal, thủy tinh… và trong một loại vật liệu đó lại được phân loại ra nhiều loại khác
nhau với đặc điểm, tính chất và cấu tạo khác nhau. Vì thời gian và điều kiện nghiên
cứu có hạn nên nhóm thực hiện chỉ tập trung nghiên cứu vào một loại vật liệu, đó là
decal nhựa (nhựa trong và nhựa đục).

3



PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU KHÔNG THẤM HÚT
1.1. Khái niệm
Vật liệu không thấm hút là loại vật liệu in có bề mặt mà mực in thông thường khó
bám dính và không thể khô theo cơ chế thấm hút như các loại vật liệu thông thường
khác như giấy. Là vật liệu được dùng trong các phương áp in: Offset, Flexo, ống
đồng, in lưới, kỹ thuật số tuy nhiên phải sử dụng một loại mực đặc biệt là mực UV
và đòi hỏi phải có đèn sấy UV sau mỗi đơn vị in. Ngoài ra để sử dụng được các loại
mực thông thường (mực dung môi, mực gốc dầu) bề mặt vật liệu cần được xử lý trước
đó bằng: corona, flasma hoặc phủ một lớp primer nhằm làm cho năng lượng bề mặt
vật liệu lớn hơn sức căng bề mặt của bản thân chất lỏng (mực in, toner) để mực in có
khả năng bám dính tốt hơn.
Vật liệu không thấm hút được tạo nên từ các polymer liên kết với nhau theo một
cấu trúc nào đó trở thành các đại phân tử, mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau phụ
thuộc vào loại polymer tạo nên nó, gọi là màng hoặc các vật liệu có tráng phủ kim
loại, thủy tinh, kim loại, gốm, sứ…
Vật liệu không thấm hút có khả năng bảo vệ cũng như bảo quản sản phẩm bên
trong như chống thấm nước, dung môi, giữ khí CO2, hút chân không, chứa được các
chất lỏng, bột. Vật liệu không thấm hút ứng dụng nhiều trong sản xuất bao bì mềm,
bao bì mỹ phẩm, dược phẩm, nhãn dán linh kiện điện tử, tem bảo hành...

Hình 1.1 Một số sản phẩm in trên vật liệu không thấm hút
1.2. Phân loại và đặc điểm
1.2.1. Màng nhựa
Màng nhựa là một dạng vật liệu nhựa mỏng và phần lớn là dạng cuộn. Màng nhựa
thường có độ dày không vượt quá 0,025mm và được gọi là dạng tấm khi có độ dày
4



lớn hơn. Màng nhựa cũng có thể trong suốt hoặc có màu, đơn hoặc nhiều lớp và có
thể có hiệu ứng đặc biệt hoặc kết hợp với các vật liệu khác như giấy. Do đó, màng
nhựa có những ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm,
nông dược… và là vật liệu in chính của công nghệ in Flexo và ống đồng.
Bảng 1.1 Tên viết tắt của một số loại màng
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
ABS

Acrylonitrile Butadiene Styrene

CMC

Carboxymethyl Cellulose

EPS

Expanded Polystyrene hoặc Foamed Polystyrene

HDPE

High Density Polyethylen

LDPE

Low Density Polyethylen

LLDPE


(Linear) Low Density Polyethylen

MDPE

Medium Density Polyethylen

OPP

Oriented Polypropylen

OPS

Oriented Polystyrene

PA

Polyamide (nylon)

PE

Polyethylen

PET

Polyethylen Terephthalate (Polyester)

PP

Polypropylen


PS

Polystyrene

PVA (PVAC)

Polyvinyl Acetate

PVAL

Polyvinyl Alcohol

PVC

Polyvinyl Chloride

PVDC

Polyvinylidene Chloride

1.2.1.1. Màng đơn
Một số loại màng đơn thông dụng:
 Polyethylen (PE)

5


Màng PE được phân loại thành các nhóm chính sau:
-


LDPE: là loại màng thông dụng nhất, nó được sử dụng chủ yếu để làm túi.
LDPE có tính chất dễ hàn nhiệt và là loại rẻ nhất. LDPE bao gồm các loại có
tác nhân trượt và đóng cục khác nhau. Chẳng hạn như đóng gói số lượng lớn
thì cần hệ số trượt thấp để có khả năng xếp động tốt. Hoặc khi đóng gói hàng
hóa mềm vào bao bì dạng túi thì cần hệ số trượt cao. LDPE thì mềm và dai.

-

MDPE: Được dùng để tạo màng mỏng hoặc dùng khi có yêu cầu về độ cứng
cao hơn hoặc nhiệt độ làm mềm cao hơn LDPE.

-

HDPE: Cứng hơn hai loại trên. HDPE có thể chịu được nhiệt độ lên tới 120oC
và vì vậy HDPE được dùng làm bao bì thanh trùng bằng hơi nước. HDPE cũng
có thể được cắt thành những dây hẹp để dệt thành bao dệt. Tuy nhiên, để dệt
thành bao người ta thường dùng PP hơn.

Các tính chất của PE:
-

Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.

-

Chống thấm nước và hơi nước tốt.

-

Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.


-

Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230oC) trong thời gian ngắn.

-

Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ
mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi thực
phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.

Ứng dụng:
-

Màng mỏng PE định hướng và kéo căng sơ bộ được sử dụng chủ yếu dưới
dạng màng co và màng căng.

 PET (Polyethylene terephthalate)
-

Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự
mài mòn cao.

-

Trong suốt, trơ với môi trường thực phẩm

-

Chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.


6


-

Khi được gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC cấu trúc hóa học của
mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi
khi nhiệt độ khoảng 100oC.

Ứng dụng:
-

Dùng làm nhãn dán trên các bề mặt tương đối bằng phẳng, yêu cầu độ trong
suốt cao, nhãn sticker.

-

Ngoài ra, PET còn được dùng làm bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
mỹ phẩm.

 Polypropylen (PP)
-

Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt) khá cứng vững, không mềm dẻo
như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi, đặc biệt khả năng
bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

-


Trong suốt và độ bóng bề mặt cao cho khả năng in cao, nét in rõ.

-

Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí bao bì PP
(140oC) cao hơn so với PE có thể gây chảy hư hỏng cấu trúc màng ghép bên
ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

-

Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

Ứng dụng:
-

Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống
oxy hóa một cách nghiêm ngặt.

-

Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.

-

PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng
tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in cao, và dễ xé rách để mở bao
bì (khi có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

 Al-Foil (lá nhôm mỏng)
Trong công nghiệp người ta định nghĩa: lá kim loại có chiều dày từ 4,3-152µm

gọi là Foil, Al-Foil là cuộn nhôm mỏng có chiều dày < 152µm. Các nguyên tố thường
có trong Al-Foil: Silicon, sắt, đồng thau, Mn, Mg, Cr, Zn, Ti... với hàm lượng < 4%.
Một số tính chất của Al-Foil:

7


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×