Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

giao trinh xu ly anh ky thuat so kho tài liệu bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 174 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

Giấo trònh

XÛÃ L ẪNH
K THÅT SƯË

BIÊN SOẠN : NGUYỄN MẠNH HUY
2006


Chỷỳng 1

Mỳó ờỡu
A. Sỳ lỷỳồc quaỏ trũnh phaỏt triùớn
B. Sỳ lỷỳồc vùỡ caỏc thiùởt bừ lỷu trỷọ vaõ caỏc ừnh daồng file thửng duồng
1. Caỏc thiùởt bừ lỷu trỷọ
2. Caỏc ừnh daồng file thửng duồng


3

Chûúng 1 : Múã àêìu

A. SƠ LƯC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Các máy quét màu đã xuất hiện vào năm 1937 và trở thành sản
phẩm thương mại vào thập niên 1950. Tuy nhiên nó đã phát triển


mạnh vào đầu thập niên 1970 khi công nghệ kỹ thuật số và nguồn tia
laser được đưa vào ứng dụng. Ngày nay tách màu điện tử gần như là
phương pháp chủ yếu dùng để phục chế màu.
Sau khi giới thiệu máy phục chế màu quang cơ đầu tiên vào thập
niên 1890, công nghệ này vẫn được tiếp tục sử dụng trong kỹ thuật
phục chế màu mãi đến thập niên 1930. Vào thập niên 1930 công ty
Eastman Kodak đứng đầu là Alexander Murray đã phát triển một số
phương pháp có ảnh hưởng cho công nghệ chế bản phim sau này.
Năm 1934 cuốn sách "Phương pháp bản che phục chế màu cho công
nghệ in" được xuất bản, và năm 1937 Murray cùng Richard S. More
được cấp bằng sáng chế đầu tiên về tách màu điện tử.
Lý thuyết quét của Murray và More dựa trên nguyên tắc "ống xoay" (Rotating - Drum). Một bài mẫu màu trong suốt được gắn lên
một ống trong suốt và được quét theo từng dòng bởi một đầu quét
được kết nối với nguồn sáng và bộ phận quang học. Đầu quét được di
chuyển song song với trục ống gắn bài mẫu và quét toàn bộ bài mẫu
theo dạng xoắn ốc. Tia sáng đi vào đầu quét được tách làm 3 thành
phần đi qua 3 kính lọc Red, Green, Blue. Sau khi được chuyển thành
tín hiệu điện, các thông tin hình ảnh này được hiệu chỉnh cường độ


4

Chûúng 1 : Múã àêìu

để chiếu lên phim được gắn trên một ống khác có cùng trục quay với
ống gắn bài mẫu. Kỹ thuật sửa màu điện tử cho máy quét Murray và
More đã được hoàn chỉnh do công của Vincent Hall vào năm 1941.

Nguyên lý đọc ghi của máy quét dạng ống-xoay


Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Vào ngày 21/1/1937 (năm ngày sau khi Murray và More đăng ký
phát minh), Arthur C. Hardy, giáo sư của Viện Kỹ thuật Massaschusetts
và Công ty Interchemical Corp., đã đăng ký phát minh máy quét màu.
Phát minh của Hardy thực sự là phát minh đầu tiên cho máy tách màu
điện tử. Máy quét của Công ty Interchemical sử dụng một bàn chuyển
động qua lại kết hợp với 4 rãnh, nghóa là nó đã sử dụng phương pháp
quét phẳng (Flatbed). Ba trong số bốn rãnh có gắn phim tách màu từ
máy chụp quang cơ, rãnh thứ tư gắn bản phim chưa lộ sáng. Nguồn
sáng chiếu qua các bản tách âm bản theo từng dòng và sau đó được
chuyển thành tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này được đưa vào mạch
sửa màu và sẽ điều khiển quá trình chiếu sáng lên bản tách màu dương
bản (bản phim chưa lộ sáng).


5

Chûúng 1 : Múã àêìu

Nguyên lý chuyển động qua lại
của máy quét Interchemical

A. Bản tách neg hay pos
B. Bộ phận lưu trữ dữ liệu
C. Bộ phận điều khiển nguồn sáng
D. Nguồn chiếu sáng

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë


Phòng thí nghiệm Springdale đã hợp tác với các nhà khoa học của
Eastman Kodak cải tiến khâu sửa màu và một bo mạch khác của
máy quét nhằm đưa vào phục vụ thương mại. Vào tháng 8 năm 1950,
sáu máy quét đã được lắp đặt và 60% hình ảnh tách màu của tạp chí
Life đã được phục chế từ hai trong số sáu máy này. Máy quét nổi tiếng
lúc bấy giờ là máy Time-Springdale, sau này có tên là P.D.I do Công
ty Printing mua lại và phát triển.
Máy quét Interchemical đã tỏ ra quá chậm trong công việc phục
chế. Phương pháp quét theo từng điểm và dựa vào chuyển động qua
lại của bàn quét tỏ ra không có hữu hiệu bằng nguyên lý quay của
máy quét Kodak, do đó nguyên lý ống-xoay cho hầu hết các máy quét
sản xuất với mục đích thương mại, ít nhất là cho đến những năm đầu
thập niên 1980.
Vào năm 1950 Công ty Radio Corporation of America (RCA) mua
lại và phát triển máy quét Interchemical. RCA đã thay thế một công
nghệ quan trọng đó là sử dụng ống tia âm cực (Cathode-ray Tube (CRT))
để quét đọc và ghi. RCA cũng đã đưa vào một máy tính để giải quyết
vấn đề sai biệt cho 4 bản tách màu trong phương trình Neugebauer.
Giai đoạn từ năm 1950-1968. Máy quét hàng đầu thế giới là máy
Drum máy quét của P.D.I với độ thu phóng rộng từ 34% - 300%, ghi
phim dạng âm bản hoặc dương bản, sử dụng kỹ thuật UCR (Undercolor
removal), ghi 4 màu cùng một lúc... Cạnh tranh với P.D.I vào đầu thập
niên 1950 là các máy quét của các công ty Acme, Belin và Hunter-


6

Chûúng 1 : Múã àêìu

Penrose. Năm 1960 máy quét Scan-A-Color được sản xuất, nó cho

phép tách màu cả bài mẫu phản xạ và bài mẫu thấu minh.

Máy quét đầu tiên của
Murray và Morse

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Công ty Crosfield Electronics của Anh đã tham gia vào thò trường
máy quét vào năm 1957. Máy Scanatron của họ giống y như máy
Colorgraph của công ty Hunter-Penrose. Crosfield đã giải quyết vấn
đề chậm chạm của máy quét bằng cách sử dụng chùm tia âm cực
(CRT) cho cả đầu ghi và đầu đọc. Scanatron là máy quét đầu tiên ghi
phim được ở dạng nửa tông. Scanatron đã ngừng sản xuất từ giữa những
năm 1960.
Công ty Dainipon Screen của Nhật tham gia vào thò trường máy
quét vào năm 1965 với một máy quét tương tự như Scanagraph. Vào
thời điểm này các máy quét đều có những đặc điểm tương tự như
nhau: cho phép quét các bài mẫu phản xạ cũng như thấu minh, cho ra
các bản tách màu riêng rẽ, các bản tách thường là các dương hay âm
bản có tông liên tục. Các bo mạch sửa màu, phục chế tầng thứ, UCR
và bản che không nét (Unsharp masking) của các máy quét này có
khả năng cho chất lượng phim cao.
Giai đoạn từ năm 1969-1981. Vào năm 1969 Crosfield đã giới
thiệu máy Magnascan 450 tại Hội chợ Thương mại tại Milan (Ý). Máy
quét này có độ thu phóng lớn nhờ việc ứng dụng Kỹ thuật số (Digital
Techniques). Các tín hiệu xuất được chuyển dưới dạng digital thay vì
analog như trước đây và được "đọc ra" chậm hay nhanh hơn tùy theo
độ thu phóng. Magnascan còn cho phép tạo các bản tách màu dạng
tram bằng cách sử dụng bản tram công tắc quấn ép sát chung quanh
tấm phim chưa lộ sáng.



7

Chûúng 1 : Múã àêìu

Hell cũng giới thiệu một máy quét giống như Magnascan là máy
Chromagraph DC 300 vào năm 1970. Đây là máy được ưa chuộng
nhất trong thời gian này. Đã có 1.600 máy được bán cho đến khi nó
ngưng sản xuất vào năm 1981.

Máy quét Chromagraph DC 300

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Vào năm 1971 P.D.I giới thiệu một phát minh quan trọng đó là:
Kỹ thuật tạo điểm nữa tông điện tử (Electronic halttone-dot generation). Hình dạng điểm, vò trí, tần số tram, góc xoay tram đều có thể
được hiệu chỉnh bằng máy tính và hệ thống gương. Tia laser đã được
sử dụng làm nguồn sáng. P.D.I đã công nhận rằng hệ thống tạo tram
dạng điểm cho độ phân giải hình ảnh cao hơn kỹ thuật tạo tram truyền
thống.
Hell cũng giới thiệu kỹ thuật tạo điểm bằng cách sử dụng Split laser
beam mà mãi đến ngày nay đa số máy quét đều sử dụng. Ưu điểm lớn
nhất của việc sử dụng tia laser để tạo điểm là do nó có cường độ sáng
mạnh nên có thể sử dụng phim rẻ tiền có độ nhạy sáng yếu hơn và tốc
độ ghi nhanh hơn.
Việc chuyển từ các máy quét màu sang các hệ thống ghi điện tử đã
bắt đầu từ năm 1977 với máy Magnascan 570, nó có khả năng đònh vò
một cách độc lập hình ảnh trên tờ phim. Hell giới thiệu Chromaskop
với màn hình điều khiển được kết nối trực tiếp. Khả năng ghi dữ liệu

hình ảnh quét sang đóa từ để xử lý trên máy tính hoặc xuất sang một
máy khác đã được nghiên cứu và phát triển.
Vào năm 1979 Hãng Scitex đã giới thiệu máy ghi phim điện tử
Scitex Response 300 và hệ thống tạo trang. Scitex nhận mọi dữ liệu số


8

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Hệ thống chế bản của Scitex

Chûúng 1 : Múã àêìu

từ bất kỳ máy quét nào, đưa vào máy tính xử lý và sau đó ghi lên phim
qua thiết bò ghi phim dạng trống (Rotaty-drum) sử dụng tia laser. Ưu
điểm của hệ thống ghi phim là nó không chỉ cho phép sửa màu, phục
chế tầng thứ, tái tạo độ sắc nét, UCR mà nó còn cho phép người sử
dụng có thể tút sửa hình, tạo trang, sao chép...
Giai đoạn từ năm 1982 - 1995. Trong giai đoạn này chủ yếu cải
tiến phần cứng máy quét dạng phẳng với phát minh quét dòng (linear
photodiode arrays).
Công ty Eikonik Corporation (bây giờ là một thành viên của Công
ty Eastman Kodak) của Mỹ đã giới thiệu máy Designmaster 8000 vào
năm 1982 sử dụng dạng quét theo từng dòng để nhận dữ liệu hình ảnh.
Hình ảnh được nhận bởi một chuỗi gồm 2.048 phần tử qua một gương.
Một bản phẳng dùng đặt bài mẫu được di chuyển ba lần, mỗi lần cho
một kênh màu R, G, B qua các kính lọc tách màu. Các máy quét của
các hãng khác như Scitex, Crosfield, Hell cũng đã ứng dụng nguyên
tắc quét dòng như là một thiết bò Charge-coupled devices (CCDs).

Với CCD máy quét phẳng đã cải tiến được tốc độ của nó rất nhiều.
Một vài CCDs hiện nay có đến 7.000 phần tử.


9

Chûúng 1 : Múã àêìu

Máy tách màu Dainipon Screen SG-888

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Năm 1982 tại Hội chợ Triển lãm DRUPA, Scitex đã giới thiệu hệ
thống Raystar có thể ghi lên phim cả chữ và hình ảnh bằng kỹ thuật
Rater Imaging. Bộ phận tạo tram (Raster Imaging Processing (RIP))
xuất hiện, ban đầu là RIP cứng - tức là một thiết bò phần cứng được
gắn liền với máy ghi phim. Do tốc độ tính toán chậm các hãng đã
nghiên cứu và tung ra các RIP mềm - là các phần mềm được chạy
trên một máy vi tính được kết nối với máy ghi phim - nổi tiếng nhất
là các RIP mềm của Halerquin và Adobe. Ưu điểm của RIP mềm là
tốc độ tính toán nhanh và dễ nâng cấp, sửa chữa.
Đến cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 các sản phẩm
thương mại của máy ghi bản được tung ra thò trường sau hơn chục
năm nghiên cứu, tuy nhiên loại bản sử dụng cũng chỉ là bản photopolymer với độ bền bản và chất lượng thấp. Khoảng giữa thập niên
1990, bản nhiệt (thermal) và các máy ghi bản nhiệt bắt đầu xuất
hiện và đã nhanh chóng chiếm lónh thò trường ghi bản do ưu điểm
vượt trội về độ bền bản (từ 200 - 300 ngàn lượt in / bản kẽm, nếu có
nung, độ bền bản có thể lên đến cả triệu lượt in). Đi đầu trong công
nghệ này là các hãng Heidelberg, Agfa, DIC... Cũng trong khoảng
thời gian này, basysPrint - một hãng nhỏ của Đức - giới thiệu phát

minh của mình - máy ghi bản trên các loại kẽm PS truyền thống và
cũng nhanh chóng đạt được sự hoàn thiện để cạnh tranh trong thò
trường máy ghi bản nhờ ưu thế về giá kẽm rẻ. Những năm đầu của
thập niên 2000, công nghệ ghi bản chứng kiến sự ra đời của một kỹ
thuật mới là công nghệ ghi kẽm Violet, sử dụng ánh sáng tím ở vùng
ánh sáng khả kiến. Loại bản Violet cũng có ưu điểm như kẽm nhiệt
là độ bền bản cao, nhưng cả hai loại bản này khá đắt tiền cho nên
chúng còn chưa phù hợp cho các xí nghiệp in có tiềm lực kinh tế yếu.


10

1. Các thiết bò lưu trữ
Trong chế bản, khả năng lưu trữ cũng là một trong những công việc
rất quan trọng. Các kỹ thuật mới cho việc lưu trữ dữ liệu đã phát triển
rất nhanh trong thời gian gần đây với sự ra đời của các thiết bò lưu trữ
đa dạng, hiện đại, tiện lợi và có dung lượng ngày càng lớn. Ngày nay
các đóa cứng trong các máy tính đã có dung lượng lớn hơn rất nhiều so
với cách đây 5, 10 năm, và các thiết bò sao lưu dữ liệu bằng đóa mềm
hầu như đã không còn thông dụng nữa, thay vào đó là các thiết bò lưu
trữ bằng các đóa cứng, CD, các đóa USB...

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Thiết bò lưu trữ ngày càng lớn cũng đã giúp gia tăng sự tiện lợi
trong lónh vực chế bản vì ngày nay số lượng các ấn phẩm 4 màu ngày
càng nhiều và các ấn phẩm cũng đã được thiết kế với nhiều hình ảnh
hơn trước. Để đơn giản chúng ta có thể hình dung, một catalogue có
60 trang với nhiều hình ảnh màu có độ phân giải phù hợp cho in ấn,
dung lượng có thể lên đến 600Mb, một dung lượng rất lớn so với các

thiết bò lưu trữ cách đây 10 năm.
Phân loại các thiết bò lưu trữ
Ngày nay, các thiết bò lưu trữ được phân loại tuỳ thuộc vào các tiêu
chuẩn khác nhau. Trước tiên đó là tiêu chuẩn ổn đònh và không ổn
đònh.
Các bộ nhớ ổn đònh (vónh cữu) phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu lâu
dài và an toàn cũng được phân loại tùy thuộc vào:
- Phương pháp ghi:
+ Bộ nhớ từ (đóa cứng, đóa mềm, đóa tháo lắp được).
+ Hệ thống ổ quang-từ (đóa MO).
+ Hệ thống xử lý quang học như CD, DVD.

Chûúng 1 : Múã àêìu

B. SƠ LƯC VỀ CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ VÀ MỘT SỐ ĐỊNH DẠNG FILE
THÔNG DỤNG


11

Chûúng 1 : Múã àêìu

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

- Thiết kế:
+ Các đóa xoay như đóa cứng, đóa mềm, đóa tháo lắp được, CD,
DVD hoặc đóa MO.
+ Các đóa từ trong các đònh dạng khác.
+ Các hệ thống lưu trữ không có các phần di chuyển như FlashCard,
RAM.

CD và DVD (ROM, R, RW):
CD-ROM cơ bản được thiết kế để sắp xếp lưu trữ một dung
lượng lớn của dữ liệu (ví dụ như nhạc) với một giá thành thấp. Nó
đã trở thành một phương tiện lưu trữ khá thông dụng với dung lượng
thông thường là 650 MB. Gần đây, các thiết bò lưu trữ với những kỹ
thuật mới như DVD-ROM đã phần nào che lấp CD-ROM. DVD có
khả năng lưu trữ từ 4,7 GB đến 17 GB. DVD-ROM rất phù hợp cho
việc lưu trữ phần mềm, multimedia, cơ sở dữ liệu (database) hoặc
cho phim ảnh. DVD đã được thiết kế tăng khả năng lưu trữ nhờ sử
dụng kỹ thuật 2 lớp (dual-layer): hai lớp bộ nhớ ở trên và dưới bộ
nhớ với một lớp trung gian bán phản xạ ở giữa. Khi đọc dữ liệu, tia
laser sẽ "nhảy" ra sau hoặc tới trước giữa hai lớp bộ nhớ này.
CD-recordable, còn gọi là CD-R (hoặc DVD-R) là một dạng
đóa quang 51/4" chỉ có khả năng ghi với thời gian truy xuất nhanh.
Sau khi ghi vào "lớp trống" trong một ổ đóa đặc biệt, dữ liệu đã ghi
có thể được đọc trong một ổ đóa CD-ROM bình thường.
CD-RW (CD-rewritable), rất uyển chuyển khi cho phép ghi,
xóa dữ liệu được. Nó có thể ghi, xóa lên được tới 1.000 lần. Khi ghi,
lớp phủ kết tinh (crystalline coating) của CD-RW sẽ chuyển sang
cấu trúc vô đònh hình trong quá trình xử lý nhiệt-quang. Hoạt động
này làm biến đổi chức năng nội tại của lớp ghi. Cường độ ánh sáng
(sáng hoặc tối) chuyển lớp phản xạ thành dạng số hóa 1 hoặc 0.
Bộ nhớ có thể thay đổi được (Exchangeable Memory)
Bộ nhớ có thể thay đổi được dựa trên các lớp từ và có thể ghi,
xóa được.
Đóa SyQuest (SyQuest Disk), do hãng SyQuest sản xuất, có dung
lượng từ 44MB đến 1,5GB. Trước đây SyQuest là dạng đóa từ được
sử dụng khá thông dụng trong chế bản in, nó được dùng chép và
mang dữ liệu từ các trung tâm thiết kế đến nhà in để chế bản phim
hoặc ghi bản.

Catridge dữ liệu (Data Catridges), từ thập niên 70, dạng lưu trữ
đóa từ này đã khẳng đònh vò trí hàng đầu trong việc sao lưu dữ liệu.
Chúng thường được dùng sao lưu các dữ liệu từ các ổ cứng máy tính
hoặc ổ mạng. Catridge có hai kích thước 51/4" và 31/2", nó có thể là
dạng đóa được cấu trúc có sẵn trong máy PC hoặc là dạng rời bên
ngoài. Tốc độ truy xuất của dạng đóa này nhanh hơn đóa mềm, nhưng
chậm hơn đóa cứng.


12

Chûúng 1 : Múã àêìu

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Ngày nay, dữ liệu sao lưu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Để
có thể đáp ứng các yêu cầu cho việc lưu trữ dữ liệu một cách tự
động, các nhà sản xuất đã phát triển các loại thư viện đóa từ. Các
catridge đơn có khả năng lưu trữ đến 32GB. Việc truyền dữ liệu có
thể đạt đến 180MB/phút tương thích với các hệ điều hành Netware,
Unix, Windows NT. Streamer rất phù hợp cho việc sao lưu dữ liệu,
lưu trữ và quản lý bộ nhớ trên server.
Băng dữ liệu (Data Tapes), có hai loại: loại 4mm và 8mm. Loại
4mm có dung lượng 4GB, loại 8mm có dung lượng 5GB. Loại thiết
bò lưu trữ này có thể được sử dụng trong thư viện, nơi có lượng dữ
liệu rất lớn và cần sao lưu tự động vào băng từ.
SuperDisk, ZIP, JAZ, đây là các thiết bò lưu trữ có dung lượng
trung bình. Đóa SuperDisk có dung lượng lưu trữ 120MB trong dạng
đóa truyền thống 31/2". Đóa ZIP của hãng Iomega có dung lượng lưu
trữ 100 hoặc 250MB. Đóa ZIP có thời gian truy xuất dữ liệu ngắn

hơn đóa SuperDisk. Đóa JAZ cũng của hãng Iomega, có kích thước
31/2", có dung lượng lưu trữ lên đến 2GB.
Đóa quang-từ (Magneto-Optical disk - CD-MO), các thiết bò lưu
trữ dạng quang-từ, gọi tắt là MOs trước đây được sử dụng khá thông
dụng. Khả năng lưu trữ 640MB cho loại đóa 31/2" và 2,6GB cho đóa
51/4". Ngày nay khả năng lưu trữ đã được nâng lên 2,6GB cho loại
đóa 31/2" và 10,4GB cho đóa 51/4". Tốc độ truy xuất dữ liệu của các
loại đóa MO là 4MB/s.
Các đóa MO sử dụng nguồn tia laser để ghi dữ liệu trên các lớp
từ. Khi ghi, tia laser đốt nóng một vùng hẹp của lớp này lên đến
nhiệt độ khoảng 1500C. Chỉ có cách này mới sắp xếp các phần tử từ
thay đổi từ trường. Trong quá trình đọc dữ liệu, ánh sáng tia laser
được phân cực tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của các phần tử từ. Việc thu
nhận điện tử sẽ được chuyển hóa thành các tín hiệu dạng nhò phân.
Ổ cứng (Hard Disk Drives), ngày nay khả năng lưu trữ của các ổ
cứng đã ngày càng nâng cao, hiện nay đã có các loại đóa cứng có thể
lưu trữ đến 80GB hoặc 120GB.
2. Các đònh dạng file thông dụng
TIFF (Tags Image File Format), là đònh dạng file cổ điển, đònh
dạng dữ liệu dựa trên các pixel. Nó được hãng Aldus (nay thuộc hãng
Adobe) và Micorsoft đưa ra. Các thông số cơ bản của hình ảnh, như độ
phân giải chẳng hạn, được lưu trong các "thẻ đoạn" (tags) tiêu chuẩn.
Các thẻ đoạn "riêng" cũng có thể được đònh nghóa. Các nội dung của
chúng chỉ có thể được đọc bởi các chương trình ứng dụng đặc biệt. Do
các thẻ đoạn được đònh nghóa một cách tự do nên TIFF là một đònh
dạng file dữ liệu uyển chuyển, mạnh mẽ và thực tế đã trở thành một
tiêu chuẩn công nghiệp. Nó dựa trên phương pháp nén "Lempel-ZivWelch" (LZW) đơn giản và không gây mất mát dữ liệu.


13


Chûúng 1 : Múã àêìu

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

EPS (Encapsulated Postscript), là một đònh dạng file dùng lưu trữ
các file đồ họa dựa trên dạng outline. Các chương trình đồ họa thường
tạo các cấu trúc dữ liệu nội, các dữ liệu này có thể chuyển trực tiếp
thành dữ liệu EPS cho việc xử lý sau này. Do xuất phát trực tiếp từ
dạng Postscript, EPS có thể được dùng để chuyển dòch hoặc liên kết
các dữ liệu outline và pixel. Cho việc mã hóa các đối tượng đồ họa,
phần lớn các file EPS thực hiện việc mã hóa dựa trên tiêu chuẩn outline, điều này có nghóa là file EPS chứa các thông tin không thay đổi
được.
EPS là một đònh dạng file đặc biệt của ngôn ngữ mô tả trang Postscript. Bên trong nó cấu trúc như dạng Postscript, nhưng nó có thể
được nhập vào một chương trình ứng dụng khác như là một tài liệu. Để
tránh việc biên dòch toàn bộ dữ liệu Postscript để hình dung nội dung
của file (điều này chỉ yêu cầu khi biên dòch trên RIP), một hình ảnh
"Preview" với độ phân giải thấp sẽ được thêm vào trong phần header
trong quá trình tạo file. Khi file được đặt vào một trang nào đó chẳng
hạn, hình ảnh preview sẽ được hiển thò. Một file EPS có thể chứa vừa
dữ liệu outline, vừa dữ liệu bitmap. Giống như các file Postscript, các
file EPS không thể hiệu chỉnh nếu không được biên dòch toàn bộ bởi
RIP. Chúng có thể được đònh vò, xoay, thu phóng, nhưng nội dung thì
không thay đổi.
JFIF (JPEG File Interchange Format - JPEG), là đònh dạng file
được dùng trong những trường hợp đặc biệt cho việc thiết lập những dữ
liệu lớn, tối ưu hóa chu trình làm việc trong chế bản in (ví dụ như cho
in báo), và cho các giải pháp về internet. Giải pháp nén dữ liệu được
phát triển bởi Nhóm Joint Photographic Expert Group (JPEG) bao
gồm việc liên kết nhiều phương pháp nén khác nhau. Việc nén dữ liệu

JPEG dựa trên một dạng riêng biệt. Phương pháp này sẽ gây mất dữ
liệu nhưng có thể lưu trữ với một tỉ lệ nén rất cao (đến 1:100), tùy
thuộc vào các thông số được chọn. Tuy nhiên việc mất dữ liệu nhiều
hay ít sẽ tùy thuộc vào nội dung của hình ảnh. Không thể tiên đoán
trước chính xác độ mất dữ liệu là bao nhiêu. Đònh dạng JPEG được xác
đònh cho cả hai hệ màu RGB và CMYK, nhưng không chấp nhận hệ
màu CIELAB.
Postscript, hiện giờ ngôn ngữ mô tả trang Postscript vẫn còn đóng
vai trò chính trong hệ thống xuất bản số. Postscript là một trình biên
dòch dựa trên ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi hãng Adobe (do
John Warnock và Charles Geschke phát minh). Postscript được dùng
để mô tả sự xuất hiện của một trang tài liệu và chuyển dòch nó đến
một hệ thống xuất. Postscript có thể mã hóa tất cả các phần tử của một
tài liệu bao gồm văn bản, các đối tượng đồ họa và hình ảnh. Từ khi
được tung ra thò trường vào năm 1985, Postscript đã trở thành một tiêu


14

Chûúng 1 : Múã àêìu

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

chuẩn quan trọng nhất cho việc điều khiển hệ thống ghi và in điện tử,
do sự uyển chuyển cao trong cấu trúc dữ liệu nội.
Sau khi phiên bản đầu tiên ra đời, Postscript Level 1, ngôn ngữ mô
tả trang đã được tiếp tục phát triển. Một cải tiến chính làm nên ngôn
ngữ Postscript Level 2 là việc nhúng thuật toán tạo tram "Accurate
Screening". Hiện nay, ngôn ngữ mới nhất là ngôn ngữ Postscript Level
3 bao gồm những cải tiến đã được chờ đợi từ lâu như hệ thống quản trò

màu và biên dòch các file PDF. Postscript gần như là một ngôn ngữ vô
hình đối với người sử dụng. Nói chung nó được khởi tạo trong driver
của máy tính, chuyển dòch đến thiết bò trên mạng và biên dòch bởi
trình biên dòch (RIP) theo ngôn ngữ của thiết bò xuất. Độc lập với thiết
bò là thuộc tính nổi bật của ngôn ngữ mô tả trang này được bảo đảm
bởi cấu trúc dữ liệu nội (vector hay đường cong bezier).
Postscript bao gồm cả hai thành phần độc lập và xác đònh với thiết
bò. Phần xác đònh thiết bò được tạo trong driver được gọi là file "Postscript Printer Description" (PPD - File mô tả máy in). Một PPD chứa
tất cả các thuộc tính riêng rẻ của hệ thống máy ghi hoặc máy in. Nếu
không có file PPD riêng rẻ nào được chọn, một mã Postscript chung sẽ
được tạo.
Font "Adobe Type 1" là một thuộc tính quan trọng khác của ngôn
ngữ Postscript. Giống như các thành phần khác của ngôn ngữ Postscript, font Type 1 cũng độc lập với thiết bò và có thể sử dụng trên
nhiều thiết bò xuất khác nhau và nó có thể được tái tạo với độ phân
giải cao nhất của thiết bò.
Một biến thể khác của file Postscript là đònh dạng "Desktop Color
Separation" (DCS). Nếu một màu của một file Postscript đã tách màu
rồi được gởi đến máy ghi, điều này sẽ bao hàm rằng toàn bộ file phải
được gởi đến máy ghi, bao gồm tất cả các bảng tách màu. Trong trường
hợp một số lượng lớn dữ liệu của một file CMYK có độ phân giải cao,
nó sẽ hữu dụng hơn việc gởi (trên mạng) chỉ một phần file sẽ được ghi
đến máy ghi. Điều này sẽ giảm kích thước file gởi trên mạng 25% so
với kích thước file gốc. Trong đònh dạng file DCS, bảng tách 4 màu
được lưu riêng biệt trong 4 file khác nhau bao gồm trong một file
Postscript. Ngoài ra, file thứ năm có độ phân giải thấp chưa tách màu
được sử dụng cho mục đích preview. Với đònh dạng file DCS, việc sử
dụng file Postscript đã tách màu rồi (pre-separated Postscript) đang
trở nên ngày càng thông dụng.
PDF (Portable Document Format), cũng là một đònh dạng file dạng
Postscript. Đây là đònh dạng file cơ bản được sử dụng để mô tả tài

liệu. Trong khi Postscript cấu thành một ngôn ngữ lập trình hoàn hảo
như BASIC, FORTRAN mà những nhà lập trình có thể viết các chương
trình ứng dụng, thì đònh dạng file PDF là một đònh dạng dữ liệu, giống


15

Chûúng 1 : Múã àêìu

như EPS hoặc bất cứ đònh dạng dữ liệu outline nào khác. PDF gần như
dựa trên nguyên gốc hình ảnh của ngôn ngữ Postscript và cũng phù hợp
cho việc mô tả trang tài liệu. PDF cũng có thể bao gồm các thông tin
phụ thêm tùy thuộc vào trang tài liệu, ví dụ như các liên kết nội dung
đến các phần khác của tài liệu. PDF tốt hơn đònh dạng file EPS trên
nhiều khía cạnh. Nó có thể bao gồm cả font chữ, các đối tượng đồ họa,
cấu trúc in, các phím đặc biệt cho việc tìm kiếm và các chức năng
index, "Job tickets", các liên kết tương tác lẫn nhau (hyperlink), video
clip và nhiều thứ khác nữa. Trái ngược với Postscript, một tài liệu
PDF sẽ lưu trữ mỗi trang tài liệu một cách riêng biệt. Điều này có
nghóa là file không cần biên dòch hoàn toàn khi in hoặc hiển thò nội
dung trang.
Một file PDF thật sự là một file Postscript đã được biên dòch trên
RIP và đã được phân chia thành các đối tượng riêng biệt một cách rõ
ràng. Các đối tượng này có thể được miêu tả dưới dạng tram, không
đơn giản như mã ASCII trong file Postscript. Khi đã diễn dòch thành
file PDF, chúng gần như đã bảo đảm cho việc in hoặc ghi. Ngoài ra,
người sử dụng có thể hiển thò và kiểm tra file trước khi xuất chúng
sang máy in hoặc máy ghi.

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë



Chỷỳng 2

Cửng nghùồ xỷó lyỏ aónh
kyọ thuờồt sửở trong ngaõnh in
A. Cửng nghùồ chùở baón trong chu trũnh in
B. Sỳ ửỡ cửng nghùồ theo phỷỳng phaỏp tỷỳng tỷồ (analog)
C. Caỏc sỳ ửỡ cửng nghùồ theo phỷỳng phaỏp sửở (digital)


17

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

A. CÔNG ĐOẠN CHẾ BẢN TRONG CHU TRÌNH IN

TẠO MẪU

CHẾ BẢN

IN

Quá trình
thành phẩm

ẤN PHẨM

Quá trình in


TỜ IN

Quá trình
Làm bản

BẢN IN

Quá trình
phục chế

FILM

Tạo mẫu

THÀNH PHẨM

Chế bản trong quá trình in

Trước đây chế bản là một chu trình thủ công gọi là công nghệ truyền
thống (conventional) nó sử dụng những thiết bò truyền thống như máy
chụp phim quang cơ, máy tách màu điện tử, máy phơi bản. Ngày nay,

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

BÀI MẪU

Chế bản bao gồm các công đoạn từ khâu nhập dữ liệu (văn bản,
hình ảnh), khâu xử lý hình ảnh, dàn trang - thiết kế đến các công đoạn
làm phim, bình bản và cuối cùng tạo ra bản in (master for printing).
Tuy nhiên ngày nay, do đặc thù cũng như tính chất một số công việc

trở nên chuyên nghiệp hơn nên có lúc người ta tách phần nhập dữ liệu
(văn bản, hình ảnh), xử lý hình ảnh, dàn trang - thiết kế thành công
đoạn tạo mẫu và khâu còn lại là công đoạn chế bản. Sơ đồ dưới đây
cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quát về vai trò của công đoạn chế
bản trong chu trình in.


18

Chuyển đổi Analog - Digital
Phần Analog

Chuyển đổi Digital - Analog

Bản viết tay,
đánh máy

Nhập văn bản

Phần Digital

File văn bản

Sắp chữ dàn trang

Văn bản
Tờ in (bông)

Máy in laser


Phim

Máy ghi phim
Hình ảnh được tạo
từ máy tính

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

công nghệ này đang dần dần được thay thế bởi các công nghệ Computer to ... Technology như: Computer to Film, Computer to Plate,
Computer to Press cho phép ghi dữ liệu trực tiếp từ máy tính ra phim
hoặc ra thẳng bản in. Dưới đây là sơ đồ so sánh công nghệ truyền
thống (analog) và các công nghệ kỹ thuật số (digital):

Máy quét

Bài mẫu ảnh
Hình ảnh

Máy chụp ảnh
kỹ thuật số

Chụp quang cơ

File ảnh
Xử lý hình ảnh

Máy ghi phim

Phim


Sắp chữ dàn trang

Bình bản thủ công
Phim toàn trang

Máy ghi phim

Bản in
(trục in)

Computer to Plate (máy ghi bản)
Computer to Cylinder (máy tạo trục)

Máy in

Computer to Press

Sản phẩm in

Sơ đồ analog và digital

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Phơi bản

Bình bản điện tử


19


Chế bản truyền thống

Computer to Film

Computer to Plate

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

Trang đơn (kỹ thuật số)
Kiểm tra (Preflight)
Chụp phim quang cơ
Bản phim tách màu
Kiểm tra

Kiểm tra (Preflight)

Bình bản
thủ công

Bình bản điện tử

Ép công tắc
Phim đã bình

Dữ liệu đã RIP
Ghi phim
Hiện phim
Phơi bản

Ghi bản


Hiện bản

Hiện bản
Bản in

B. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ THEO PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ (ANALOG)

Bình bả n
thủ công

Thiết kế

Máy in

Phơi bản
In thử

Ghi phim

In thử

Bản in

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

RIP


20

C. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ THEO PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL)

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

(1)

(2)

(3)

(4)

Các sơ đồ công nghệ kỹ thuật số (Computer to ... technology)
(1) Computer to Film
(2) Computer to Plate
(3) Computer to Print
(4) Computer to Press

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë


21
Dưới đây là sơ đồ chi tiết các công nghệ Computer to ... Technology:

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

Bài mẫu

(maquette)


Văn bản

Hình ảnh
đồ họa

Xử lý văn bản

Thiết kế

Hình ảnh

Quét ảnh

Xử lý hình ảnh

Tách màu

Dàn trang

Bình trang

File dữ liệu
(vd: đònh dạng Postscript)

Mô tả
kỹ thuật số
của toàn bộ
trang in
(hay tờ in)


RIP và hệ thống in

File dữ liệu Postscript
(hình ảnh, văn bản,
đối tượng đồ họa)

Đặc tính kỹ thuật của thiết bò xuất

RIP
Bitmap

In thử
Computer to Plate

Computer to Pres s
Ghi bản trực tiếp (DI)
(với master)

Computer to Print
(không có master)

Ghi phim
Phim
Phơi bản

với master
ghi một lần

với master
có thể ghi lại


Ghi lên bản

Ghi lên
vật liệu khác

Ghi bản

Baản
Mực

Mực

Mực

Giấy in

Giấy in

Giấy in

In

Ghi
(print per print)
Mực

Ghi trực tiếp
với mực in
(print per print)


Giấy in

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Computer to Film


22
Chu trình làm việc với
Computer to Film

Dàn trang

Bình bản

RIP

Dữ liệu kỹ thuật số

Máy ghi phim
Phim đã bình
6. 11 10 7

Phim

Phơi bản

2 15 14 3


Máy hiện phim

Computer to Film

Chu trình làm việc với
Computer to Plate

6 11 10 7
RIP
Preflight

Máy in
thử

2

Bình bản

3

Bản in thử

RIP

Dữ liệu
kỹ thuật số

15 14

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in


Văn bản,
đối tượng
đồ họa,
hình ảnh

Đục lỗ
Máy ghi bản
Plate pile

11 10 7
2

6

Máy hiện bản

Kiểm tra
bản

15 14

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Printing plate

3


23

MỘT SỐ CHU TRÌNH KỸ THUẬT SỐ KHÁC
Chu trình Postscript

Chûúng 2 : Cưng nghïå xûã l ẫnh k thåt sưë trong ngânh in

Chu trình PDF (Portable Description File)

Giấo trònh Xûã l ẫnh k thåt sưë


24
Chu trỡnh PPF (Print Production Format)

Chỷỳng 2 : Cửng nghùồ xỷó lyỏ aónh kyọ thuờồt sửở trong ngaõnh in

Chu trỡnh JDF (Job Definition File)

Giaỏo trũnh Xỷó lyỏ aónh kyọ thuờồt sửở


Chỷỳng 3

Cờởu taồo vaõ nguyùn lyỏ
hoaồt ửồng caỏc thiùởt bừ nhờồp
A. Maỏy queỏt (Scanner)
B. Maỏy chuồp aónh kyọ thuờồt sửở (Digital Camera)
C. Baõn phủm (Keyboard)



×