ĐỀ CƯƠNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lớp CCLLCT-HC 2019
Câu 1: Đồng chí hãy phân tích tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa phương pháp luận của việc hiểu biết vấn
đề này.
Trả lời
* Trình bày khái niệm tư tưởng HCM:
TT HCM hình thành và phát triển gắn với quá trình lịch sử của cách mạng
VN và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX. Thấy rõ giá trị to lớn của TTHCM
đối với tiến trình cách mạng VN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
Cộng sản VN (1991) lần đầu tiên nêu lên khái niệm TT HCM và khẳng định lấy
CN Mác-Leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng: “TT HCM chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác-leenin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế TTHCM đã trở thành một tài
sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc”.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), khái niệm TT
HCM được trình bày cụ thể như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) trong Cương
lĩnh xây đựng đất nước bổ sung và phát triển năm 2011, Đảng đã xác định khái
niệm TTHCM một cách khái quát như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần
vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
*Tiền đề lý luận
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Là cơ sở đầu tiên, là hành trang ban đầu để HCM ra đi tìm đường cứu nước
Những truyền thống cơ bản:
1
Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt
trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa –
tinh thần việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào
Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái. Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn
cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm.
Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ
cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế
thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân
tương ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng
lòng, đồng minh).
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.
Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin
vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền
thống lạc quan đó.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng
tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại
cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc,
tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị
riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền
thống đó.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
Bao gồm cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Tinh hoa văn hóa phương Đông.
Từ cội nguồn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng HCM được hình
thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà trước hết là tinh hoa văn
hóa phương đông mà trực tiếp là Nho giáo và Phật giáo.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo
cũng có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là
triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội
bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo,
đề cao tinh thần hiếu học. Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những
yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của
Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những
điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” .
2
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam
khá sớm. Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong
tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người
như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo
làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại
mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười
biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã
hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống
gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh
của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao
động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư
tưởng phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người
mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn
hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
Tinh hoa văn hóa phương Tây.
+ Hồ Chí Minh tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ lúc còn ngồi trên ghế
nhà trường. Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường
Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp, những tư tưởng tiến
bộ của địa cách mạng Pháp về “tự do, bình đẳng, bác ái” đã bắt đầu ảnh hưởng
mạnh mẽ đến HCM và là một trong những yếu tố tác động đến Người trong việc
tìm hướng đi mới sang phương Tây để tìm đường cứu nước, cứu dân.
+ Ba mươi năm sống, lao động, học tập và hoạt động ở nước ngoài, đặc biệt
là trong môi trường văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để tìm
hiểu, nghiên cứu và trực tiếp trải nghiệm qua các hoạt động chính trị, văn hóa,
xã hội ở đây. Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin
và thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự
do, độc lập, quyền sống của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập
1776 của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà
tư tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của
Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư
tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc
sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa
3
học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội
Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện
trong phong trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết
làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây,
từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới,
vận dụng và phát triển.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Với hành trang giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ
nghĩa yêu nước nhân văn với giá trị về dân tộc và con người, để so sánh, đối
chiếu, chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, và trên cơ sở đó, với
năng lực trí tuệ cao, Hồ Chí Minh đã có điều kiện thâu thái một cách tự nhiên,
về cả lý trí và tình cảm, học thuyết về giải phóng con người triệt để nhất là Chủ
nghĩa Mác-Leenin.Đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành
người cộng sản. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và
tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để
tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư
tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm
trong những phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
+ Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt
luận điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa
là:
., Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học
vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát, phân tích,
tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều,
rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
., Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính
Người đã viết:“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa
cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế III”. Nhờ Lênin, người đã
tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta”và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên
cứu Mác sâu sắc hơn.
., Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận
thức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong
cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ
nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp
4
với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ
không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
* Tiền đề thực tiễn
+ Thực tiễn Việt Nam
Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn, bạc nhược khiến nước ta không
phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, trí tuệ, không tạo đủ sức
mạnh chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp.
Từ giữa 1958 từ một nước phong kiến độc lập, Việt Nam bị xâm lược trở
thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi
nghĩa của dân ta nổ ra liên tiếp, rầm rộ nhưng đều thất bại.
Các phong trào chống Pháp diễn ra qua 2 giai đoạn:
Từ 1858 đến cuối Thế kỷ 19, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra
dưới dự dẫn dắt của ý thức hệ Phong kiến nhưng đều không thành công: như
Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn
Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn
(Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc
Bộ).
Sang đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp CN,
Tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung
Quốc của Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh) tác
động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang
xu hướng dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục
Hội của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền, Duy Tân của Phan Chu Trinh,… do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo.
Nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên đều thất bại (12/1907 Đông Kinh Nghĩa
Thục bị đóng cửa, 4/1908 cuộc biểu tình chống thuế ở miền Trung bị đàn áp
mạnh mẽ, 1/1909 căn cứ Yên Thế bị đánh phá; phong trào Đông Du bị tan rã,
Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước 2/1909, Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi
lãnh tụ phong trào Duy Tân ở miền Tây bị chém đầu… Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cần bị đày ra Côn Đảo,… Tình hình
đen tối như không có đường ra.
Trước bế tắc của Cách Mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới đó, Nguyễn Tất
Thành tìm đường cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng
những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại.
+ Thực tiễn thế giới
Giữa thế kỷ 19, Chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang
giai đoạn Đế quốc Chủ Nghĩa, xâm lược nhiều thuộc địa (10 Đế quốc lớn Mỹ,
5
Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan . . . dân số: 320.000.000
người, diện tích: 11.407.000 km2).
Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, làm nảy
sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ
nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở
đâu giành được thắng lợi.
Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến
tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 2 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy
yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành công, mở
ra thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội,
làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã hội.
Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên Xô, của quốc tế 3 tạo điều kiện
tiền đề cho đẩy mạnh Cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa phát triển
theo xu hướng và tính chất mới.
+ Phẩm chất của HCM
Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê
phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của
thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong
trào công nhân quốc tế.
Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ
sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh
phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí
Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và
thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình
=> CHÚ Ý: trong những nguồn gốc trên thì nguồn gốc quan trọng nhất
quyết định bản chất tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mac- lênnin.
* Ý nghĩa phương pháp luận của việc hiểu biết vấn đề này
Nghiên cứu về tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh chúng ta thấy:
- Qua những nguồn gốc đó, có thể thấy Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di
sản tinh thần vô giá, hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết
định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo
lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.
- Có thể nói Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc và thời đại, soi
đường cho cách mạng Việt Nam .. Kết hợp các giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam với tinh hoa văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn
minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng,
6
nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh. Người đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình
bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm
cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và
phát triển. Đúng như Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại….”
- Hiểu biết nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh còn cho chúng ta thấy được
sự hoạt động, phấn đấu không mệt mỏi của Người cho sự nghiệp cách mạng của
dân tộc; thấy được những phẩm chất đảng quý và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí
Minh.
- Tư tưởng HCM cùng với CN Mác- Leenin, được Đảng ta khẳng định là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng…
Tóm lại, chủ tịch Hồ Chí Minh xưa nay và trước sau vẫn vậy, là vị cha già
soi sáng con đường của cả dân tộc. Bởi trong Người hội tụ đầy đủ và hoàn thiện
nhất tinh hoa văn hóa của toàn nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm
gương sáng để nhân dân đời đời học tập và soi chiếu vào bản thân, là động lực
to lớn cho sự tiến bộ của đất nước – để Tổ quốc ta giàu đẹp, vững mạnh, nhân
dân ấm no, hạnh phúc.
Câu 2: Từ hiểu biết về khái niệm, đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh,
đồng chí hãy nêu rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi
mới. Liên hệ việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức HCM đối với mỗi
cán bộ, đảng viên.
Trả lời
- Khái niệm Tư tưởng HCM
TT HCM hình thành và phát triển gắn với quá trình lịch sử của cách mạng
VN và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX. Thấy rõ giá trị to lớn của TTHCM
đối với tiến trình cách mạng VN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
Cộng sản VN (1991) lần đầu tiên nêu lên khái niệm TT HCM và khẳng định lấy
CN Mác-Leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng: “TT HCM chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác-leenin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế TTHCM đã trở thành một tài
sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc”.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), khái niệm TT
HCM được trình bày cụ thể như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
7
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) trong Cương
lĩnh xây đựng đất nước bổ sung và phát triển năm 2011, Đảng đã xác định khái
niệm TTHCM một cách khái quát như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần
vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
- Đặc điểm của tư tưởng HCM
+ TT HCM có quá trình phát triển lâu dài và là hệ thống mở
Xét về nguồn gôc TTHCM là kết quả của việc thâu thái, kế thừa, phát triển
các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại và thơi đại,
nó không chỉ bao hàm những giá trị văn hóa, văn minh chung của dân tộc-nhân
loại, thời đại mà còn phản ánh tính độc lập, tự chủ, sáng tạo. Chính vì vậy TT
HCM có quá trình phát triển lâu dài, không giáo điều, thiên kiến mà là một hệ
thống mở và trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc mình, của dân tộc khác và
của cả nhân loại từ trong lịch sử đến hiện tại và là tư tưởng của sự đổi mới, phản
ánh tính độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Vì vậy, xét về nguồn gốc, nét đặc biệt của TTHCM chính là sự thấm đẫm
giá trị văn hóa, trong đoa kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với quốc tế, truyền
thống với hiện đại và phù hợp với sự tiến hóa của loài người.
+ TTHCM nổi bật là tư tưởng chính trị
Với nội dung cơ bản, chủ đạo là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nên đặc điểm nổi
bật nhất của nội dung tư tưởng HCM là tư tưởng chính trị
Tư tưởng chính trị HCM là hệ thống các quan điểm giải phóng dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội mới xã hội chủ nghĩa- hướng tới sự giải phóng triệt
để và phát triển toàn diện con người theo tiêu chí độc lập cho dân tộc, tự do
hạnh phúc cho con người Việt Nam. Bởi vậy TT HCM là tư tưởng chính trị
nhằm cải biến xã hội, thuận lòng dân, đúng quy luật và đó là tư tưởng chính trị
phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại và xu thế phát triển của thời đại.
8
Tư tưởng chính trị HCM thể hiện sâu sắc tính khoa học, cách mạng và nhân
văn, đồng thời lại được đảm bảo thắng lợi bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
và quốc tế.
Do vậy, nếu nói nét nổi bật, cốt lõi của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là tư
tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là giải phóng triệt để và
phát triển đối với con người thì cũng nổi bật lên tư tưởng HCM về đại đoàn kết,
đoàn kết trong đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Tư tưởng chính trị HCM được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn
của Người với mục tiêu nhất quán vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ TT HCM thống nhất biện chứng với phương pháp, phong cách HCM
Sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và trở thành phong cách
HCM là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, đồng thời phản ánh
sự thống nhất giữa những thuộc tính bản chất của tư tưởng HCM là khoa học,
cách mạng và nhân văn.
Trong nội dung tư tưởng HCM, mỗi quan điểm của Người đồng thời cũng
mang ý nghĩa chỉ dẫn về phương pháp. Phương pháp HCM không chỉ là cách
thức, biện pháp, cách làm, bước đi trong giải quyết các vấn đề chiến lược, sách
lược hoặc để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng cụ thể ở mỗi thời đoạn mà còn
hướng tới nâng cao nhận thức tư tưởng, rèn luyện và bồi dưỡng toàn diện để
hoàn thiện con người vfa phát triển xã hội.
TT HCM là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận và thực hành.
Sự thống nhất đó trở thành phong cách HCM hướng tới các hoạt động mang đến
hiệu quả cao, không hình thức, lãng phí, đơn giản mà thiết thực vì mục tiêu
mang lại lợi ích cho con người, tránh lãng phí, thiệt hại cho nhân dân.
Hoạt động sống và làm việc của Người là tấm gương của một người suốt
đời vì Đảng, vì nước, vì dân, vì nhân loại và cũng là tấm gương cần kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Người đề cao đạo đức và cũng là tấm gương thực hành
đạo đức cách mạng. Đó cũng là những biểu hiện của sự thống nhất biện chứng
giữa tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, TT HCM luôn đáp ứng trước dự vận động của tình hình và
được biểu hiện một cách giản dị, dễ hiểu,thấm sâu vào quần chúng.
- Vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và việc
học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
+ Tư tưởng HCM có ý nghĩa rất to lớn đối với công cuộc đổi mới hiện
nay vì :
Thứ nhất, tư tưởng HCM cùng với CN Mác Lênin luôn là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng VN. Tư tưởng HCM
trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác Lênin. HCM đã
vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác Lênin vào điều kiện củ thể của nước ta,
phù hợp với lịch sử và văn hóa VN, xuất phát từ đất nước và con người VN
9
nhm gii ỏp nhng yờu cu thc tin v lý lun ca cỏch mng VN. Vỡ vy,
phi nghiờn cu hc lp CN Mỏc Lờnin v ng thi phi y mnh hc tp
nghiờn cu t tng HCM trong giai on hin nay.
Th hai, ct lừi ca t tng HCM l c lp dõn tc gn lin vi CNXH.
Di ngn c t tng HCM, cỏch mng VN ó vng bc tin lờn ginh c
thng li lch s cú ý ngha thi i. Trong quỏ trỡnh i mi, m ca, hi nhp,
hp tỏc liờn quc gia, khu vc cỏc th lc thự ch cng li dng rỏo rit
thc hin õm mu din bin hũa bỡnh nhm xúa b CNXH nc ta. Lm th
no khụng chch hng, lm th no bo v c c lp, ch quyn dõn
tc ? Ch cú nm vn g ct lừi ca t tng HCM v c lp dõn tc gn lin
vi CNXH thỡ chỳng ta mi i mi, hi nhp vng vng, t tin v ch ng
Th ba, t tng HCM l mu mc ca tinh thn c lp, t ch, i mi
v sỏng to. HCM l con ngi ca c lp, t ch ca i mi v sỏng to.
Ngi luụn luụn xut phỏt t thc tin, ht sc trỏnh lp li nhng li c, ng
mũn, khụng ngng i mi, tỡm ra cõu tr li mi cho thc tin khụng ngng
bin i. ú l nột c sc nht ca tinh thn v phong cỏch HCM. Ngy nay,
th gii ang din bin theo xu hng khu vc húa, ton cu húa. gii quyt
tt nhng vn d ang t ra trong thc tin i mi thỡ phi nm cỏi tinh thn
khoa hc v cỏch mng, tớnh bin chng ca CN ỏ Mỏc Lờnin , tớnh c lp t
ch, i mi khụng ngng sỏng to ca Ch tch HCM, bit gn lý lun vi thc
tin, li núi v vic lm tht s ci bin hin thc t nc.
Túm li, nghiờn cu hc tp t tng HCM l thm nhun sõu sc h
thng quan im, phng phỏp cỏch mng ca HCM, kiờn nh mc tiờu, lý
tng nõng cao lũng yờu nc, tinh thn phc v nhõn dõn, nõng cao o c
CM, vn cao ngn c lónh o ca ng, a s nghip cỏch mng nc ta
n thng li.
+ Liờn h i vi vic hc tp, lm theo t tng, tm gng o c H
Chớ Minh ca cỏn b, ng viờn:
T tng, tm gng o c l ti sn ht sc cú giỏ tr ca dõn tc Vit
Nam. Vic hc tp, lm theo tm gng o c ca Ngi s giỳp cỏn b, ng
viờn rốn luyn, tu dng, nõng cao o c cỏch mng, quột sch ch ngha cỏ
nhõn=> t ú, gúp phn nõng cao cht lng cụng vic v phc v nhõn dõn tt
hn.
Khi hc tp v lm theo tm gng o c HCM cn phi:
Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của t tởng
HCM
- học tập nghiên cứu t tởng Hồ Chí Minh là nhằm mục tiêu
nâng cao nhận thức t tởng , cảI biến phơng pháp và phong
cách làm việc của chúng ta, góp phần đa công cuộc đổi mới
đI đến thắng lợi ngày càng to lớn hơn
10
- Đây là yêu cầu của cuộc sống, đồng thời phù hợp với quan
điểm cách mạng và phơng pháp khoa học mà HCM đã nêu lên
Bồi dỡng lòng yêu nớc gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội
- Suốt đời mình HCM đã kiên trì và nhất quán đi theo con
đờng mà mình đã lựa chọn. ĐLDT gắn liền với CNXH. Dới ngọn
cờ t tởng HCM cách mạng Việt Nam đã vững bớc tiến lên không
ngừng giành đợc những thắng lợi lịch sử có tầm vóc thời đại
- Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều, song cuộc đấu
tranh cho ĐLDT và CNXH vẫn đang diễn ra gay gắt các thế lực
phản động, thù địch không từ bỏ âm mu DBHB nhằm xoá bỏ
CNXH ở nớc ta. Trong điều kiện đó làm sao để phát triển kinh
tế mà vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc, không đi
chệch mục tiêu, bản chất của CNXH. Muốn thế chúng ta phảI
tạo ra đợc những năng lực nội sinh đó là không có gì quý hơn
độc lập tự do
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, phát triển và
sáng tạo
- Chủ tịch HCM đã nêu cao cho chúng ta một tấm gơng
sáng về tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo
- Ngày nay thế giới đang diễn biến theo xu hớng khu vực
hoá, toàn cầu hoá mối quan hệgiữa độc lập và phụ thuộc lẫn
nhau đang diễn ra trên nhiều phơng diện, kháI niệm độc lập
và chủ quyền cũng mang những sắc tháI mới. Quá độ lên CNXH
ở nớc ta rất khó khăn, phức tạp. Để giảI quyết những vấn đề
này chúng ta phảI trở về với lời căn dặn của chủ tịch HCM học
tập CNMLN là học tập tinh thần cách mạng và khoa học, tinh
thần biện chứng của CNMLN
Trong nhng nm qua, vic hc tp v lm theo tm gng o c H Chớ
Minh theo Ch th s 03 v ch th s 05 ca B Chớnh tr ó t c nhiu kt
qu ỏng khớch l: T tng, o c, phong cỏch HCM ó dn thm sõu vo
cỏn b ng viờn v nhõn dõn, t ú ó cú nhiu tm gng tiờu biu trong hc
tp v lm theo Bỏc.
Thi gian ti, bn thõn s tip tc hc tp, rốn luyn v lm theo t tng,
o c, phong cỏch H Chớ Minh..c bit l rốn luyn
nhng phm cht o c cỏch mng nh: cn, kim, liờm, chớnh, chớ cụng vụ
t, yờu tng con ngi, trung vi ng, hiu vi dõn; luụn nờu cao ý thc trỏch
nhim trc mi cụng vic c giao.
11
Câu 3: Anh chị hãy làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong
nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trả lời
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp là một
trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam và là một
trong những đóng góp xuất sắc, sáng tạo của Người vào kho tàng lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Những sáng tạo đó là:
- Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa giai
cấp và dân tộc: vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần
nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế.
Hồ Chí Minh khác lớp trước là Người giải quyết vấn đề dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, giành độc
lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra.
Vấn đề dân tộc, trong lịch sử cho thấy- ở thời đại nào cũng được nhận thức
và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Đến
thời đại cách mạng vô sản cho thấy chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản
và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Mác-Ăngghen cho rằng, có triệt để xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai
cấp mới có điều kiện xoá bỏ ách áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho
dân tộc mình và các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng
và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này.
Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Theo
Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được
thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc của các giá trị bị áp bức ở các nước thuộc địa. Bởi vậy khẩu hiệu của Mác
được phát triển thành: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết
lại!”. Nguyễn ái Quốc đánh giá cao tư tưởng của Lênin, Người cho rằng: “Lênin
đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc
địa”.
Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu và mục tiêucủa cách mạng vô sản ở châu
Âu, Mác-Ăngghen và Lênin vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn
“đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và
chung cho toàn thể giai cấp vô sản”.
Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, xác
định con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản, tức là Người đã
tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấy
rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng vô sản. Nhưng xuất phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh
12
đã vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái
của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị
trí, cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Từ đó Nguyễn ái Quốc cho
rằng: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời phải biết
tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới
để trước hết đấu tranh giành độc lập dân tộc, từ thắng lợi này tiến lên làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào tiến trình cách mạng thế giới.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động
lực lớn của đất nước. Năm 1924, Nguyễn ái Quốc đề cập đến chủ nghĩa dân tộc
ở thuộc địa- đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính. Vì vậy
“chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Nguyễn ái Quốc đã có
sáng tạo lớn là Người xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địa Đông Dương
còn lạc hậu, nên phân hoá giai cấp chưa triệt để, đấu tranh giai cấp ở đây không
diễn ra giống như ở phương Tây. Trái lại các giai cấp ở Đông Dương vẫn có
tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân họ đều là người nô lệ mất nước. Vì
vậy, theo Nguyễn ái Quốc, trong cách mạng giải phóng dân tộc, người ta sẽ
không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ
đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Nguyễn ái Quốc chủ trương: Phát
động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản. khi chủ nghĩa dân
tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy biến thành chủ nghĩa quốc
tế.
- Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
+ Nhận thức rõ mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách
mạng giải phóng dân tộc, trước những thay đổi của tình hình cách mạng thế giới,
Hồ Chí Minh khẳng định:nhiệm vụ đặt ra cho các nước thuộc địa không phải là
làm ngay một cuộc cách mạng vô sản, mà trước hết là phải đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc; có độc lập dân tộc, mới có điều kiện để tiến lên làm cách mạng
XHCN. Yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không cho
phép ỷ lại, ngồi chờ cách mạng vô sản ở châu Âu thắng lợi để được trả lại nền
độc lập.Vì vậy, Người chỉ rõ phải đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu,
khi giải quyết được vấn đề dân tộc (giành được độc lập dân tộc), vấn đề giai cấp
cũng sẽ được giải quyết.
+ Nhận thức rõ mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc
địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng giải
phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc (2). Tại Đại hội V Quốc tế Cộng
sản (1924) ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn đấu tranh, phê phán quan
điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá
13
về vai trò, vị trí vàtương lai của cách mạng thuộc địa. Người cho rằng, nhân dân
các dân tộc thuộc địa có thể tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Để làm được điều đó, nhân dân
thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng
hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới. Những quan điểm của Hồ
Chí Minh thể hiệnsự phát triển sáng tạo lý luận trên cơ sở tổng kết, nắm bắtthực
tiễn cách mạng trong giải quyết mối quan hệ dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH.
+ Về lực lượng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc:Hồ Chí Minh cho
rằng,trong thời đại mới,cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải
do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Người xác định: “Cách mệnh trước hết phải có
đảng cách mệnh...Đảng có vững cách mệnh mới thành công...”(3).Đảng đó phải
được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin, được vũ trang bằng
chủ nghĩa Mác - Lênin.Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sảnlà: Xác định mục
tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông
qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng
Mặt trận Dân tộc thống nhất (liên minh công - nông là nòng cốt). Đối với cách
mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống
đế quốc vàchống phongkiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc
cho nhân dân.
Về lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp thu quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, đồng thời
căn cứ vào tình hình thực tiễn của các thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đưa ra những
quan điểm mới, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể: “Cách mạng giải phóng
dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng
cốt(4). Bộ phận trung tâm trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công
nhân, nông dân và khối liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Khi nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn các thuộc địa, trong đó có Việt
Nam (nước thuộc địa nửa phong kiến với dân số hơn 95% là nông dân), Hồ Chí
Minh nhận định: nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng
hoá, cho nên họ luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do
đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và
là sự nghiệp của toàn dân. Đây là phát hiện quan trọng của Hồ Chí Minh về vai
trò, sứ mệnh và khả năng thực thi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc của
giai cấp nông dân ở các thuộc địa nói chung và giai cấp nông dân Việt Nam nói
riêng. Người sớm nhìn thấy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng cách mạng
tiềm tàng, có những khả năng to lớn, nếu “khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực
lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ
bị lực lượng to lớn ấy đánh tan”.
14
Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng trước sau Hồ
Chí Minh vẫn luôn khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách
mạngvàĐảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh công-nông làm nòng cốt
cho Mặt trận Dân tộc thống nhất.Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp
rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải
chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động
sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Người chỉ rõ:
“Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân
Việt, vv..., để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” (5).Đây là luận điểm rất mới, có
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và là sự
bổ sung kịp thời vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, đối
với cách mạng Việt Nam, luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã được vận
dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động cách mạng giải
phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
minh chứng khẳng địnhtính khoa học, đúng đắn củaluận điểm trên.
+ Về phương pháp cách mạng:Phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam
những năm cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX cùng với vũ trang bạo động Cần
Vương đấu tranh bằng con đường “cải lương”, đấu tranh hợp pháp, hoà bình,
thỏa hiệpđể giành độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, đó là phương pháp thiếu
thực tế và thất bại là không tránh khỏi. Vì bản chất của thực dân, đế quốc là xâm
lược, nô dịch và lợi nhuận, nên sẽ không dễ dàng từ bỏ thị trường, thuộc địa mà
chúng đang bóc lột, thu lợi. Đối với phương pháp đấu tranh bằng hình thức vũ
trang bạo động, nhờ sự giúp đỡ của bên ngoài theo khuynh hướng dân chủ tư
sản hoặc bằng phương pháp vũ trang ám sát cũng đều dẫn đến thất bại. Vượt lên
tư tưởng của các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh xác định
phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộcở Việt Namphải được tiến hànhbằng
con đường cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với
đấu tranh vũ trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa
giành thắng lợi hoàn toàn.
Theo Người, cách mạng phải sử dụng hình thứcbạo lực (như trong lý luận
của Mác - Lênin), nhưng đối với điều kiện Việt Nam, khởi nghĩa vũ trang phải
kết hợp với đấu tranhchính trị của quần chúng, lực lượng chính trị là điểm tựa để
phát triển lực lượng vũ trang, tổ chức các hình thức đấu tranh vũ trang từ thấp
đến cao, từ nhỏ đến lớn, phù hợp với từng nơi, từng thời kỳ cụ thể. Hồ Chí Minh
dự báo: “Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ
trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương... mà mở đầu cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn” (6). Trên tinh thần đó,
Hồ Chí Minh chỉ đạo tích cực xây dựng và phát triển lực lượng, để khi có thời
cơ sẽ phát động khởi nghĩa vũ trang. Trước hết là xây dựng các căn cứ địa, đồng
thời mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của
15
quần chúngvớihàng loạt các Hội Cứu quốc: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu
quốc... Các đơn vị vũ trang được thành lập: Đội Cứu quốc quân I và Cứu quốc
quân II, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, các độitự vệdu kích... Với
sự chủ động, tích cựcchuẩn bịđón chờ thời cơ khởi nghĩa, tháng Tám năm 1945,
khi thời cơ đến, lệnh Tổng khởi nghĩađược ban ra, chỉ trong chưa đầy nửa tháng,
cả nước đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con
đường bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ tranh; tiến hành khởi
nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa được Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện
linh hoạt và hiệu quả. Trong đó,xây dựng lực lượng, chọn thời cơ khởi nghĩa,là
những vấn đề mang tính quyết định, đem đến thắng lợi trong sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin về cách mạng thuộc địa, hình thành hệ thống luận điểm khá hoàn chỉnh,
bao gồm:đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, trong đó cơ bản được hình thành và
phát triển từ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam. Đó
là thành quả của tư duy sáng tạo, thể hiện tư tưởng cách mạng và khoa họcđược
kiểm chứng trong tiến trình đấu tranh cách mạng Việt Nam và phong trào cách
mạng thế giới của Hồ Chí Minh. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc thấm đẫm lý tưởng,khát vọng của nhân dân Việt Nam
về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Đó là đòi hỏi chính
đáng của tất cả các dân tộc trong đó có nhân dân Việt Nam.
Giá trị và ý nghĩa lịch sử những quan điểm về cách mạng giải phóng dân
tộc của Hồ Chí Minh được minh chứng sinh động bằng thắng lợi của cuộc Cách
mạng Tháng Tám (1945), hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ của nhân dân Việt Nam. Thực tiễn vận động của phong trào cách mạng thế
giới trong những năm giữa thập niên 50 thế kỷ XX càng chứng tỏ rằng, những
cống hiến lý luận xuất sắc của Hồ Chí Minh đã kịp thời bổ sung cho kho tàng lý
luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời cổ vũ, động viên, dẫn dắt
các dân tộc thuộc địa trên thế giới noi theo Việt Nam, đứng lên làm cách mạng
giải phóng, giành độc lập dân tộc.
Đánh giá về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người
đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thế
giới, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc
(UNESCO)khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về
quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
16
Câu 4: Trong lời tựa cuốn Hồ Chí Minh: Những bài viết và nói chọn
lọc, bản tiếng Nga, NXB Chính trị quốc gia, Matxcova, 1959 có đoạn viết:
“Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”. Bằng kiến thức đã học và nghiên cứu, anh chị
hãy làm sáng tỏ luận điểm trên của Hồ Chí Minh.
Trả lời
- Quan điểm trên của Hồ Chí Minh muốn khẳng định: cách mạng vô sản
chính là con đường tất yếu, cần phải đi để các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa
cứu nước và tự giải phóng mình.
- Cách mạng vô sản chính là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo
nhân dân đấu tranh để giành chính quyền, tiến lên CNXH và CNCS.
- Đây là khẳng định quan trọng được HCM đưa ra ngay sau khi tiếp cận
luận cương của Lenin và Người đã rất xúc động khi tìm thấy được con đường
cứu nước cho dân tộc.
- Con đường CMVS theo quan điểm HCM gồm những nội dung chủ yếu
sau:
+ Tiến hành CMGPDT và từng bước “ đi tới XHCS”
+ Lực lượng lãnh đạo CM là giai cấp CN mà đội tiên phong là ĐCSVN
+ Lực lượng CM là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh côngnông-tri thức
+ Sự nghiệp CM của VN là 1 bộ phận của CMTG
Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc đã thể hiện được những
nội dung đó:
Thứ nhất, Trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Người đã chỉ ra
con đường phát triển của CMVN có 2 giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS (đó chính là CM dân tộc dân chủ
nhân dân hay cách mạng giải phóng dân tộc và CM XHCN đều do ĐCS của giai
cấp công nhân lãnh đạo)
Thứ hai, CMGPDT muốn giành thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo
Các nhà yêu nước ở VN đã ý thức đc tầm quan trọng của tổ chức CM
HCM kđ: “Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết pải có Đảng
cách mệnh…Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt…Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa ”
Đầu năm 1930, HCM sáng lập ĐCSVN, 1 chính đảng của g/c CNVN, có
tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và liên hệ mật thiết với quần chúng
Thứ ba, CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh giai
cấp CN, nông dân
HCM chủ trương đoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo “sĩ-nông-côngthương” đều nhất trí chống lại cường quyền trong đó công nông là gốc của cách
mệnh
17
HCM đã xây dựng chiến lược, sách lược trong tập hợp lực lượng.Để thực
hiện đoàn kết toàn dân, trước hết HCM xác định kẻ thù trong phạm vi của CM
giải phóng dân tộc: Kẻ thù trực tiếp cần đánh đổ là ĐQ xâm lược và pk tay sai.
Thứ tư, Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nhưng
Người khẳng định: “CMGPDT ở thuộc địa cần được tiến hành chủ động sáng
tạo, có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc (Đây là một
luận điểm hết sức sáng tạo của HCM)
Quan điểm của CN Mac-lenin giữa CMVS với CMGPDT cho rằng chúng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, CMGPDT ở thuộc địa chỉ có thể
chiến thắng khi CMVS ở chính quốc chiến thắng
Trong thực tiễn nước Nga thì quan điểm của CN Mac- Lenin hoàn toàn
đúng đắn
Quan điểm của HCM: CMGPDT có tính độc lập tương đối với CMVS ở
chính quốc. do đó nó có tính chủ động và sáng tạo riêng của mình
Sự áp bức bóc lột của CNTD tập trung ở thuộc địa nhiều hơn ở các nc
chính quốc. do đó, dtoc ở thuộc địa có động lực mạnh mẽ để làm cuộc CM tự
giải phóng mình. Vì vậy, CMGPD ko những ko phụ thuộc vào CMVS ở chính
quốc mà còn có khả năng giành thắng lợi trước.
VD: Ở VN: Cuộc CMT8 ở VN giành chiến thắng trước cuộc CM của nhân
dân Nhật. Trên TG: Nhân dân TQ tự mình đánh đuổi phát xít Nhật (1945) trước
khi cuộc CM của nhân dân Nhật nổ ra.
Thứ năm, CMGPDT cần đc tiến hành bằng con đường bạo lực
Theo HCM, cuộc CMGPDT phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, pức
tạp. Do đó, trong mọi tình huống pải sử dụng phương pháp hòa bình để giảm
thiểu tổn thất cho nhân dân. Tuy nhiên, nếu đã làm hết khả năng của mình mà
vẫn ko ngăn chặn đc chiến tranh thì pải kiên quyết dùng bạo lực CM để chống
lại bạo lực pản CM.
Để sử dụng bạo lực CM thành công cần pải quán triệt phương châm đánh
lâu dài, nhằm 2 mục đích chính:
+) Vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, khắc phục những chỗ yếu, pát huy
những điểm mạnh, làm cho CMVN ngày càng mạng mẽ hơn, tinh nhuệ hơn.
+) Để đối phó với chiến lược “ đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Đánh
lâu dài nhằm làm cho chỗ yếu của kẻ thù hở ra và làm lực lượng của chúng bị
công pá. Khi đó chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện mục tiêu của mình.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN:
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vn XHCN cũng chính là đang thực hiện giai
đoạn thứ 2 của cách mạng VN nhằm đưa đất nước ta tiến lên CNXH.
Trong giai đoạn mới cần quán triệt và thực hiện tốt những nội dung của
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Muốn vậy phải phát
18
huy vai trò lãnh đạo của ĐCS, dựa vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân trên nền
tảng liên minh công nông; phải gắn cách mạng Vn với cách mạng thế giới bằng
cách chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ
trương đúng đắn, sáng tạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy
lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân
tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy bài học kêt hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích
dân tộc và nghĩa vụ quôc tê theo tư tưởng Hô Chí Minh, phải nhất quán coi cách
mạng Viet Nam là một
Bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới, tiêp tục đoàn kết, ủng
hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì
các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tê, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thê khu vực hóa, toàn câu hóa kinh
tê ngày càng phát triển, đại đoàn kêt dân tộc, kêt hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực dân tộc còn đòi hỏi phải củng cố sự đoàn
kêt với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương châm
ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối
ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là: Viet Nam sẵn sàng là bạn và đối tác
tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quôc tê, vì hòa bình, hợp tác và phát
triển.
- Để nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu
vực và thế giới, Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự
chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại. Làm được điều này chúng ta sẽ có điều kiện kết hợp nội lực với
nguồn lực bên ngoài tạo thành sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh CNH, HĐH
Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề này…..
Câu 5: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội, đồng chí
hãy làm rõ tính tất yếu của sự lựa chọn con đường phát triển đất nước theo
định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành
từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng CNXH sơ khai ở phương Đông, qua
“thuyết đại đồng của” Nho giáo, chế độ công điền ở phương Đông là cơ sở kinh
tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người Việt Nam.
19
Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy
trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực hiện
ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đến với CNXH từ lập trường của một người yêu nước đi tìm
đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người hoàn toàn
tán thành cách tiếp cận CNXH từ những kiến giải kinh tế - xã hội, chính trị - triết
học của các nhà kinh điển Mác-Lênin, đồng thời có sự bổ sung giác độ nhìn mới
để thấy CNXH cũng tất yếu ở Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về CNXHKH trước hết là từ lòng yêu nước, ý
chí quyết tâm cứu nước và khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm
thấy trong lý luận Mác-Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội (đã bao gồm giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó
cũng là mục tiêu cuối cùng của CNCS theo đúng bản chất của chủ nghĩa MácLênin.
- Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức
CNXH với mục tiêu và cơ sở kinh tế công hữu của nó sẽ đi đến giải phóng
cho cả loài người khởi bị áp bức bóc lột. Nó xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá
nhân, nhưng không phủ nhận cá nhân, trái lại còn đề cao, tôn trọng con người cá
nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự phát triển xã hội
và hạnh phúc con người. Người cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn
cho việc xây dựng CNXH. Cho nên, thắng lợi của CNXH không thể tách rời với
sự thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”[1]. “Không có chế độ
nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm
bảo cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”[2].
- Hồ Chí Minh còn tiếp cận CNXH từ văn hoá
Người đã đưa văn hoá thâm nhập vào bên trong của chính trị, kinh tế, tạo nên
sự thống nhất giữa chúng, giữa các mục tiêu phát triển xã hội. Quá trình xây dựng
CNXH ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hoá mà trong đó có
sự kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp hàng
ngàn năm của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp truyền thống
với hiện đại, dân tộc và quốc tế.
- Hồ Chí Minh còn nhận thấy những nét tương đồng của CNXH với truyền
thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam.
+ Lịch sử Việt Nam có truyền thống chống giặc ngoại xâm từ buổi đầu lập
nước.
Chế độ công điền và công cuộc trị thuỷ trong nền kinh tế nông nghiệp đã từ
lâu tạo nên truyền thống cố kết cộng đồng.
20
+ Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân,
khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam còn là văn hoá trọng trí
thức, hiền tài.
+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương
đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ Quốc, dân tộc và
nhân loại.
Những truyền thống tốt đẹp đó đã giúp Hồ Chí Minh đến với CNXH và
CNXH đến với nhân dân Việt Nam như một tất yếu.
Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu và bản chất của CNXH như là
kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và
quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Người không tuyệt đối hoá mặt nào
và đánh giá đúng vị trí của chúng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú
cách tiếp cận về CNXH, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận
Mác-Lênin.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH
Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xã hội mới với những đặc trưng cơ bản.
Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu hai giai đoạn phát triển của phương
thức sản xuất mới: giai đoạn thấp và giai đoạn cao.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH là thống nhất với các nhà
kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm
khác nhau Bác nêu bản chất của CNXH thông qua các cách định nghĩa khác
nhau là:
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt
khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi
người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục
tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…). Nhiệm
vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng
ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều
thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những
người già cả, đau yếu và trẻ em…”.
- Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của CNXH: không có
người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công
bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là
đoàn kết, vui khoẻ”…
- Hồ Chí Minh tiếp cận với CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó là
phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và
văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
21
Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM: Chế độ do nhân dân
làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá,
đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân,
do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH
a. Mục tiêu cơ bản
+ Mục tiêu chung,đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi
chỉ có một ham muốn…”. Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Hoặc
“không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”. Đây là mục tiêu cao nhất của
chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí
Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ đã tồn
tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng
ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử
dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu chính trị:là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của
dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế:Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại,
khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Kết hợp
các lợi ích.
+ Mục tiêu văn hoá- xã hội: văn hoá là mục tiêu cơ bản, xoá mù chữ, phát triển
nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dân trí…
+ Mục tiêu con người: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là công trình tập thể của nhân
dân. Do đó, nếu không có con người thì sẽ không có CNXH.
Trước hết, để xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Đó là con người
có lý tưởng XHCN, đấu tranh cho lý tưởng của CNXH.
Thứ hai, con người XHCN phải luôn gắn tài năng với đạo đức. Người quan
niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà không có tài thì không thể
làm việc được.
b. Về động lực của CNXH
+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng
CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó
lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có thể xây
dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu
người” (tr. 495 T-8). Nòng cốt là công – nông – trí thức.
Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân.
Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ
22
sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao
động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân
đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải
phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích
quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Tác động
cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học,
giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội phải
theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân,
Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. “Khoán là
một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố
tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con
người. Đó là những động lực bên trong quan trọng.
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức
mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học
kỹ thuật thế giới.
+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm hãm,
triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản:
Căn bệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ;
Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.
Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.
Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống
lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách mạng, làm
suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc
nội xâm
II. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi quốc tế là quy luật phát triển của xã hội loài người.
+ Vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật lịch sử của học thuyết Macsxit,
HCM quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự nhiên của sự thay
thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát, tiến hóa chung này là
một tất yếu thép được quyết định bởi sự phát triển vận động không ngừng của
LLSX. Tinh thần của học thuyết macsxit về hình thái kinh tế xã hội được HCM
diễn giải một cách giản lược, dễ hiểu: “cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và
biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của con người, chế độ xã hội…cũng phát triển và
biến đổi…sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được” .
23
Theo HCM logic phát triển xã hội loài người cho thấy đã đến lúc chủ nghĩa
tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tiến lên CNXH là quy luật vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế
giới.
Khi so sánh hai con đường phát triển chủ nghĩa cộng sản (con đường của
phương tây và phương đông), quán triệt tinh thần phép biện chứng của chủ nghĩa
Mác, Người đã đi đến một nhận định khái quát: “chế độ cộng sản có thể được áp
dụng được ở châu á nói chung và Đông Dương nói riêng…Sự tàn bạo cuat chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc gieo hạt
giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. HCM mạnh dạn so sánh: “chủ nghĩa
cộng sản thích ứng với các nước chấu á dễ hơn với các nước châu âu”. Nó hoàn
toàn chính xác cả về mặt lịch sử và logic, là chìa khóa để khám phá con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở VN.
+ Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Vn được luận chứng trên nhiều góc
độ khác nhau, trước hết là khát vọng giải phóng dân tộc:
Về phương diện lý luận, HCM tìm thấy nhiều câu trả lời cho tình thế cách
mạng Vn trong lý luận của leenin, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa. Trong
những điều kiện lịch sử mới, leenin đã phát triển tư tưởng cách mạng không
ngừng của Mác-awngghen, luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN của các dân tộc thuộc địa, có
nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển.
Về phương diện thực tiễn lịch sử, khẳng định của HCM về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng VN được đặt trên một cái nền hiểu biết sâu
sắc lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới; HCM phát hiện các cuộc cách
mạng tư sản pháp, mỹ là những cuộc cách mạng không đến nơi, làm cách mạng
rồi nhưng nhân dân còn phải cách mạng lẫn nữa mới thoát khỏi vòng áp bức. Vì
vậy, do những nhu cầu nội tại, khách quan, cách mạng VN không và sẽ không
thể lặp lại những vết lăn của cách mạng Pháp và Mỹ.
Chỉ có cách mạng tháng Mười Nga (1917) chỉ rõ con đường đi tới của cách
mạng VN: “Trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình
đẳng thực sự”
Vì thế, Người khẳng định: cách mạng VN muốn thực hiện một cách triệt để
không có con đường nào khác con đường Cách mạng tháng Mười. Chủ trương
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản” là cả một quá trình nhận thức về lý luận và thực tiễn, suy ngẫm và so sánh
để rồi cuối cùng có một quyết định lựa chọn dứt khoát có ảnh hưởng đến vận
mệnh và tương lai của dân tộc.
- Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của CNXH ở Việt Nam cũng là một sản phẩm
tất yếu của quá trình phát triển lịch sử. Bởi vì:
24
+ Sau khi nước ta giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản thì
đi lên xây dựng CNXH là một bước phát triển hợp quy luật.
+ Chỉ có xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa thì nước nhà
mới thật sự độc lập, nhân dân lao động mới thực sự được hưởng cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc.
Chế độ XHCN ở Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật phát
triển của dân tộc, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân
và chứng minh sức sống mãnh liệt của nó trong hoàn cảnh một
dân tộc nhỏ, yếu, muốn tồn tại và phát triển phải luôn vượt qua
thử thách gay go, ác liệt. Một người có thể lầm, một thế hệ có
thể lầm nhưng cả dân tộc với gần trọn một thế kỷ đổ máu
xương cho nền độc lập tự do thì không thể lầm. Con đường
XHCN của Việt Nam mang hơi thở thời đại. Sự lựa chọn con
đường đi của dân tộc ta là hoàn toàn đúng.
Câu 6: Bằng hiểu biết về tư tưởng HCM, đồng chí hãy làm rõ sự vận
dụng và phát triển của ĐCS VN về mô hình CNXH được xác định trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát
triển năm 2011)
Trả lời
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy những
thành tựu to lớn đã đạt được, nhân dân ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi
mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước
ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, tại Đại hội lần
thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: ''Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân
dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” 1. Có thể nói, nhận thức của
Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam ngày càng sâu sắc và cụ thể hơn; trong đó, luôn có sự kế thừa,
bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần qua từng giai đoạn dựa trên nền tảng của
Cn Mác- Leenin, TT HCM về CNXH.
Có thể nói, việc xác định mô hình chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn
đề lý luận cơ bản và rất phức tạp, không chỉ một lần là xong mà phải luôn có sự
bổ sung và phát triển. Trước đây, trong lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng mới chỉ đưa ra một số phác họa cơ bản có tính
dự báo về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội dựa trên sự phân tích của các ông về
các hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đã trải qua trong lịch sử, đặc biệt là
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Thêm nữa, các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác cũng chưa bao giờ khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có một mô
hình duy nhất. Thực tiễn phát triển của chủ nghĩa xã hội cho thấy, ngoài những
đặc trưng bản chất chung, ''mô hình chủ nghĩa xã hội mà một quốc gia cụ thể
25