Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế tại huyện Na Ri tỉnh Bắc Kạn Lớp Cao cấp lý luận chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.71 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Họ và Tên: Đào Minh Thuyết
Lớp:

Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh Bắc Kạn

Tổ (nhóm): Đoàn học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung
đi thực tế tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Khóa học: 2014-2016

BẮC KẠN, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm sâu sắc của tỉnh uỷ Bắc Kạn và Học Viện chính trị Khu
vực I, lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh Bắc Kạn, khóa 20142016 rất vinh dự được về huyện Na Rì để nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại địa
phương.
Qua các buổi trao đổi làm việc, chúng tôi đã nắm bắt tình hình kinh tế - văn
hóa - xã hội, công tác xây dựng đảng của địa phương, hiểu được tiềm năng phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Na Rì nói riêng và ở tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Từ đó giúp cho các học viên chúng tôi trau dồi kiến thức lý luận đã học liên
hệ với thực tiễn để nâng cao trình độ năng lực quản lý. Trên cơ sở lý luận thực
tiễn của địa phương, chúng tôi tự nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của mình
đề xuất bổ sung phát triển lý luận và rút ra bài học kinh nghiệm cho đơn vị mình
công tác.
Để có được kết quả trên và hoàn thành tốt chương trình kế hoạch học tập
của Lớp, là nhờ có sự quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh
đạo Tỉnh uỷ Bắc Kạn; các đồng chí lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Na Rì;


Ban giám đốc cùng toàn thể các thầy cô giáo Học Viện chính trị khu vực I.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ Bắc Kạn; các đồng
chí lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Na Rì; Ban giám đốc cùng toàn thể
các thầy cô giáo Học Viện chính trị khu vực I.
Trân trọng./.
Học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị
hệ không tập trung tỉnh Bắc Kạn, khóa 2014-2016

Đào Minh Thuyết


A. MỞ ĐẦU
Mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu thực tế tại địa phương:
Nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ học tập quan trọng của các
học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh Bắc Kạn, khoá 20142016. Thông qua nghiên cứu thực tế sẽ giúp các học viên gắn lý luận với thực tiễn,
nâng cao trình độ, có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tình hình các địa phương, bổ sung
kinh nghiệm thực tiễn.
Được sự quan tâm sâu sắc của tỉnh uỷ Bắc Kạn và Học Viện chính trị Khu vực
I, các học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh Bắc Kạn khóa
2014-2016 rất vinh dự được về huyện Na Rì để nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại địa
phương.
Thông qua các buổi làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập những thông tin,
số liệu, thăm quan tìm hiểu thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các học viên
với các ban ngành, các đơn vị của huyện Na Rì. Các học viên đã nắm bắt tình hình
kinh tế - văn hóa - xã hội, công tác xây dựng đảng của địa phương, hiểu được tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Na Rì nói riêng và ở tỉnh Bắc Kạn nói
chung.
Từ đó giúp cho các học viên trau dồi kiến thức lý luận đã học liên hệ với thực
tiễn để nâng cao trình độ năng lực quản lý, mở mang tầm nhìn và hiểu biết về mọi
mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân.

Trên cơ sở lý luận thực tiễn mô hình của địa phương, các học viên tự nâng cao
vai trò, ý thức trách nhiệm của mình đề xuất bổ sung phát triển lý luận và rút ra bài
học kinh nghiệm cho đơn vị mình công tác, đồng thời nâng cao chất lượng học tập.
Với các mục tiêu ý nghĩa trên, sau khi nghiên cứu tìm hiểu và tiếp thu các ý
kiến trao đổi kinh nghiêm với các ban ngành, các đơn vị của huyện Na Rì, Tôi xin
Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế tại địa phương với các nội dung như sau:
Cấu trúc của Báo cáo gồm:
A. Mở đầu
- Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu thực tế

3


B. Nội dung
- Phần 1: Khái quát tổng quan về huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Phần 2: Thực trạng hoạt động của huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
- Phần 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề lý luận, thực
tiễn của huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
C. Kết luân.
B. NỘI DUNG.
1. Phần 1: Khái quát tổng quan về huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Na Rì
Huyện Na Rì dưới thời Trần là vùng đất nằm ở châu Cảm Hóa, đến thời
thuộc Minh là huyện Cảm Hóa, phủ Thái Nguyên. Tên gọi và địa giới huyện Cảm
Hóa dưới thời Lê và Nguyễn không có gì thay đổi, bao gồm các huyện: Na Rì,
Ngân Sơn và một phần nhỏ phía Bắc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ngày nay.
Thời Pháp thuộc, đồng thời với việc thành lập tỉnh Bắc Kạn (năm 1890),
thực dân Pháp lập đơn vị hành chính các châu, trong đó có châu Na Rì bao gồm
vùng đất phía Nam của huyện Cảm Hóa.
Thời Pháp thuộc, đồng thời với việc thành lập tỉnh Bắc Kạn (năm 1890),

thực dân Pháp lập đơn vị hành chính các châu, trong đó có châu Na Rì bao gồm
vùng đất phía Nam của huyện Cảm Hóa.
Năm 1891, một đơn vị quân Pháp từ Lạng Sơn mở mũi tấn công sang thị
trấn Yến Lạc, mở đầu cho cuộc xâm lược và chiếm đóng Na Rì. Cùng với phong
trào chống Pháp của Phùng Bá Chỉ (Ba Kỳ), đồng bào các dân tộc Na Rì đã đoàn
kết, chung sức, không ngại gian khó chiến đấu ngoan cường với kẻ địch, làm
chậm quá trình thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp tại đây.
Tuy nhiên, sau khi chiếm được Na Rì, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy
thống trị gồm 4 tổng: Lương Thượng, Lương Hạ, Côn Minh và Yên Hân với 17 xã.
Đứng đầu bộ máy cai trị cấp huyện là một viên tri châu đặt dưới quyền tên đồn
trưởng khố xanh người Pháp đóng tại Yến Lạc. Mỗi tổng (3 - 5 xã) do chánh, phó
tổng cai quản, chịu trách nhiệm trước tri châu, bảo đảm việc bắt phu, thu thuế...

4


Ở cấp xã có Hội đồng kỳ mục, chánh, phó lý trưởng. Bên cạnh bộ máy hành chính
còn có hệ thống quân sự bao gồm châu đoàn (cấp huyện), tổng đoàn (cấp tổng),
xã đoàn (cấp xã) cùng lực lượng lính dõng do xã đoàn phụ trách.
Trong suốt thời gian cai trị, thực dân Pháp đã áp dụng những chính sách
thâm độc hòng chia rẽ cộng đồng dân cư, kìm hãm sự phát triển, đưa người dân
vào vòng tối tăm, lạc hậu.
Nhưng kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng
hình thành và lan rộng trong các tỉnh Việt Bắc đã tác động mạnh mẽ đến nhận ý
thức đấu tranh của nhân dân Na Rì. Cùng với rất nhiều sự kiện đấu tranh tiêu
biểu của các địa phương lân cận, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của khởi nghĩa
Bắc Sơn, ở Na Rì, phong trào đấu tranh cũng ngày càng sôi sục. Trước tình hình
đó, thực dân Pháp tăng cường mạng lưới mật thám, đặt thêm nhiều điếm canh,
huy động lực lượng lính dõng tuần tra, canh gác ở những nơi xung yếu. Đồng
thời với việc kìm kẹp, kiểm soát đi lại, thực dân Pháp còn tuyên truyền xuyên tạc,

bôi xấu những người cộng sản, những chiến sỹ cách mạng, hòng làm giảm lòng
tin, ngăn chặn sự che chở, bảo vệ của đồng bào Na Rì với lực lượng du kích Bắc
Sơn. Không chỉ vậy, thực dân Pháp còn lấy muối và bạc trắng để làm phần
thưởng, kích động đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, âm mưu và hành động của thực
dân Pháp cùng bè lũ tay sai không hề lay động được tình cảm mà nhân dân các
dân tộc Na Rì dành cho cách mạng, ngược lại chỉ càng thôi thúc, kêu gọi tinh
thần cách mạng của nhân dân.
Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐTVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn. Na Rì trở thành huyện của tỉnh Bắc Thái.
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập bao gồm 5 huyện: Bạch Thông,
Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rỳ, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Na Rì trở thanh huyện của
tỉnh Bắc Kạn.

5


Trong suốt quá trình xây dựng chính quyền dân chủ và cơ sở Đảng những
năm 1945 - 1946, hay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9
năm (1946 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975), nhân
dân các dân tộc Na Rì luôn đoàn kết, phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc,
đoàn kết một lòng, cùng với nhân dân cả nước đánh thắng quân xâm lược.
Đất nước hòa bình, tổ quốc độc lập, dưới sự soi đường chỉ lối của Đảng tiên
phong, Đảng bộ và nhân dân huyện Na Rì đã cùng chung sức, đồng lòng, khắc
phục mọi khó khăn, thiếu thốn, đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương
từng bước đạt đến những thành công quan trọng, cùng với nhân dân cả nước
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong phát triển kinh tế và giữ vững độc lập,
chủ quyền của tổ quốc.
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Na Rì ngày nay có diện tích 85.300,00ha, phía Bắc giáp huyện Ngân

Sơn, phía Đông giáp huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), phía Tây giáp huyện Bạch
Thông, phía Nam giáp huyện Chợ Mới và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên).
Huyện Na Rì có 21 xã và 01 thị trấn, thị trấn Yến Lạc là trung tâm huyện lỵ.
Na Rì ở độ cao trung bình 550m so với mực nước biển; địa hình dốc, thấp
dần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Na Rì có địa hình núi non hiểm trở, trong
đó đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên. Một số xã như Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng
San, Lam Sơn, Cư Lễ, Hảo Nghĩa, Dương Sơn có nhiều dãy núi đá vôi, nổi lên là
khối núi Kim Hỷ có diện tích khoảng 150km2, với những ngọn núi cao từ 700 đến
800m.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản.
Na Rì được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản
quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Rừng ở đây là nơi lưu giữ nhiều loại động - thực
vật quý hiếm như, có giá trị kinh tế cao. Dưới lòng đất, lòng sông suối và các
hang núi đá vôi chứa đựng lượng không nhỏ vàng sa khoáng, đem lại cho mảnh
đất nơi đây những tiềm năng dồi dào để phát triển kinh tế

6


Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Na Rì có kiểu khí hậu mát mẻ,
nhiều mưa, nhiều nắng theo mùa, thích hợp với việc phát triển các loại động thực vật nhiệt đới. Trên địa bàn có sông Nà Rì và sông Bắc Giang, với lưu vực
khoảng 1.228km2, tổng chiều dài khoảng 74km, ngoài ra còn có nhiều khe suối
nhỏ.
Do địa hình hiểm trở, núi non bao bọc xung quanh nên việc giao thông đi lại
của người dân trước đây gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, từ
năm 1961, đường ô tô Na Rì - Bắc Kạn qua đèo Áng Toòng được khởi công xây
dựng, đến năm 1965 thì hoàn thành, thông với Quốc lộ 3. Cho tới nay, hệ thống
giao thông nông thôn cũng đã được đầu tư, xây dựng đến cấp xã, cấp thôn bản,
góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa với các địa phương lân cận.
Na Rì đất rộng người thưa. Dưới thời Pháp thuộc, dân số toàn huyện (năm

1932) chỉ có 8.740 người. Ngày nay, dân số toàn huyện gần 41.000 người. Nơi
đây là nơi quy tụ nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông.
Cộng đồng dân cư thường sinh sống tập trung theo dòng họ, đời sống gắn với
ruộng vườn. Các dân tộc Tày, Nùng thường quần cư trong các thung lũng, ven
sông suối, canh tác trên các thửa ruộng bậc thang. Đồng bào người Dao trước
đây thường có tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy. Người Kinh, người
Hoa chủ yếu sống tập trung ở vùng trung tâm, làm các nghề may mặc hoặc cửa
hiệu phục vụ ăn uống, buôn bán tạp hóa...
Tuy nhiên, do tập quán canh tác lâu đời còn ảnh hưởng sâu đậm trong suy
nghĩ của người dân nên đến nay, nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất tự túc tự
cấp. Người dân tham gia sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là
trồng lúa, hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, ở một số
nơi, người dân cũng làm thêm các nghề thủ công phục vụ sản xuất và đời sống
(như rèn dao, đúc lưỡi cày, làm gạch ngói, trồng bông, dệt vải, đan lát...).
Sự quy tụ của nhiều dân tộc cũng mang lại sự đa dạng, riêng biệt trong đời
sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Người Dao có thói quen hát màng. Trai gái
H’Mông cùng nhau thổi kèn lá, múa khèn trong các dịp lễ hội. Những nơi có đông

7


dân tộc Tày, Nùng, mỗi mùa xuân đến xóm làng lại tưng bừng, nô nức trong ngày
hội “lồng tồng” - xuống đồng. Hội Lồng tồng là dịp để già làng, trưởng bản cùng
người dân cúng tế các vị thần nông, thần sông, thần núi, cầu cho 1 năm mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Theo thời gian, Hội Lồng tồng trở thành dịp
sinh hoạt của cả cộng đồng dân cư với nhiều trò chơi dân gian như: Múa võ, múa
lân, đua ngựa, kéo co, đánh cầu, tung còn, đấu vật..., được lưu giữ, phát triển cho
đến tận ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ những ngày
kháng chiến chống quân xâm lược cho đến thời kỳ xây dựng và phát triển, đời

sống của nhân dân các dân tộc Na Rì đã không ngừng đổi thay, phát triển từng
ngày. Trong thời đại của hội nhập, giao lưu và phát triển, người dân Na Rì vẫn
luôn trân trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử to lớn, những bản sắc
văn hóa đậm đà, riêng có của một mảnh đất vùng núi cao.
1.2. Loại hình tổ chức:
Huyện Na Rì là cơ quan tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội
đồng nhân dân huyện và Uỷ ban nhân huyện.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Chính quyền địa phương huyện Na Rì có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
huyện.
- Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp
xã.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện.

8


- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo
đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,

xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân huyện;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện
pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm
vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan
nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa
phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở huyện;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
Tòa án nhân dân huyện;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương;

9


e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái
pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện;

h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân
đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đại biểu
Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực kinh tế,
tài nguyên, môi trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm
của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự
toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán
ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của
huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa
bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp
luật.
3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể

10


thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh,
thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc

làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách
bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách
dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp
xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy
định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật Tổ
chức chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân huyện.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng
điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác;
bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa
học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã
hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư

11



pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện
và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện;
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều
động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm
vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp
luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các
biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà
nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành
chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong
hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;


12


- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái
pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề
nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp
trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
1.4. Mục tiêu và phạm vi hoạt động
1.4.1 Mục tiêu: Phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững và ổn định an ninh chính
trị địa phương.
1.4.2 Phạm vi: Trên địa bàn huyện Na Rì
1.5. Cơ cấu, tổ chức bộ máy
-Với tổng dân số của huyện vào khoảng 41.975 người, huyện có 22 đơn vị

hành chính gồm Thị trấn Yên Lạc và 21 xã: Ân Tình; Côn Minh; Cư Lễ; Cường Lợi;
Đổng Xá; Dương Sơn; Hảo Nghĩa; Hữu Thác; Kim Hỷ; Kim Lư; Lam Sơn: Lạng

13


San; Liêm Thủy; Lương Hạ; Lương Thành; Lương Thượng; Quang Phong; Văn
Học; Văn Minh; Vũ Loan; Xuân Dương.
- Về tổ chức Đảng có: 61 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 24 đảng bộ và 37
chi bộ; toàn đảng bộ huyện Na Rì có 4.424 đảng viên.
1.5.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
- Hội đồng nhân dân huyện Na Rì gồm 30 đại biểu Hội đồng nhân dân do cử
tri ở huyện bầu ra.
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng
nhân dân huyện.
- Hội đồng nhân dân huyện có các ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội;
Ban dân tộc.
- Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng
ban và các Ủy viên.
- Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở các đơn vị bầu cử hợp
thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân,
Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội
đồng nhân dân huyện quyết định.
1.5.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên
phụ trách công an.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Na Rì gồm có 15

phòng ban bao gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân; Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Kinh tế - Hạ
tầng; Phòng Nông nghiệp và PTNT; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Tài
nguyên và Môi trường; Phòng Y tế; Phòng giáo dục đào tạo; Phòng Nội vụ; Phòng

14


thanh tra; Đài phát thanh - Truyền hình; Phòng Tư Pháp; Ban Quản lý các dự án;
Phòng Dân tộc
1.6. Tình hình hoạt động hiện nay của huyện Na Rì
Ngay từ đầu năm 2016 cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong
toàn huyện đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2016. Vận
động nhân dân đón tết an toàn, tiết kiệm, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động mừng
đảng, mừng xuân. Tình hình an ninh, trật tự ổn định, hầu hết các cơ sở khẩn
trương triển khai việc giao và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
của huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Trong
các tháng đầu năm do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng đến tiến độ
gieo mạ, làm đất và khung thời vụ gieo trồng, một số gia súc bị chết rét; diện tích
trồng dong riềng, thuốc lá, đăng ký trồng rừng không đạt kế hoạch giao do chỉ
đạo có lúc chưa quyết liệt, do nhận thức của người dân, do diện tích trồng ở xa
và manh mún, chưa có đường lâm nghiệp; hoạt động khai thác lâm sản trái phép
còn lén lút diễn ra ở một số nơi, chính quyền một số cơ sở chưa thật sự kiên quyết
trong công tác chỉ đạo điều hành, còn nể nang, ngại va chạm, một số vụ việc vi
phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tìm ra đối tượng vi
phạm; kết quả tham gia tập huấn của các lực lượng quân sự còn thấp, duy trì
huấn luyện đôi khi chưa nghiêm túc; phạm pháp hình sự còn xảy ra; một số đơn
vị thực hiện nhiệm vụ được giao chưa đúng theo nội dung yêu cầu và tiến độ.
2. Phần 2: Thực trạng hoạt động của huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động tình hình kinh tế - xã hội của
huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
2.1.1 Thực trạng hoạt động tình hình kinh tế - xã hội năm 2015
2.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015
Tổng diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 9.922/9.600 ha, đạt 103%
kế hoạch, tăng 304 ha so với năm 2014. Trong đó, cây lương thực thực hiện được
7.590/7.200 ha, đạt 105% kế hoạch, tăng 127 ha so với cùng kỳ. Cây dong riềng

15


thực hiện được 502,9/600 ha, đạt 83,82% kế hoạch, năng suất đạt 620/700
tạ/ha, sản lượng đạt 31.220 tấn.
Tổng sản lượng lương thực có hạt 35.606/32.395 tấn, đạt 110% kế hoạch,
tăng 2.679 tấn so với năm 2014. Bình quân lương thực đầu người 881/805
kg/người/năm, đạt 109% kế hoạch, tăng 30 kg/người/năm so với năm 2014. Hệ
số sử dụng đất ruộng cả năm 1,84/1,8 lần, đạt 102% kế hoạch, tăng 0,04 lần so
với năm 2014.
Tổng diện tích cây ăn quả 214,02 ha, tăng 28,15 ha so với cùng kỳ, trong đó
diện tích cam, quýt 173,05 ha, tăng 15,05 ha; hồng không hạt 10,1 ha, tăng 2,5
ha; cây ăn quả khác 30,87ha, tăng 10,6 ha.
Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch, bệnh lớn xảy ra.
Trồng rừng được 1.035,5/1.100 ha, đạt 94,14% kế hoạch.
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đầu tư xây dựng 35 công trình/21
xã, có 25 công trình, giải ngân được 8.774/14.400 triệu đồng; vốn hỗ trợ sản
xuất, tổng kinh phí được giao 600 triệu đồng/2 xã (Kim Lư, Hảo Nghĩa), đã giải
ngân xong. Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế huyện năm 2015 hỗ trợ làm đường bê
tông ngõ xóm thi công được 3,524/4,026 km. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí: Có
2/21 xã đạt 12 tiêu chí, 2/21 xã đạt 11 tiêu chí, 5/21 xã đạt 10 tiêu chí, 4/21 xã
đạt 9 tiêu chí, 3/21 xã đạt 8 tiêu chí, 3/21 xã đạt 7 tiêu chí, 2/21 xã đạt 6 tiêu chí.

Dự án hỗ trợ sản xuất Chương trình 135: Đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ
cho 20 xã, thị trấn, kết quả giải ngân được 5.521/5.595 triệu đồng, đạt 98,67%
kế hoạch.
Công tác xây dựng cơ bản được triển khai thực hiện đúng quy định; việc
giám sát thi công được thực hiện thường xuyên. Giải ngân vốn đầu tư xây dựng
cơ bản được 84.409/103.586 triệu đồng, đạt 81,4% kế hoạch, trong đó: Nguồn
vốn do UBND huyện làm chủ đầu tư giải ngân được 69.325/80.684 triệu đồng,
đạt 86%; do xã, thị trấn làm chủ đầu tư giải ngân được 15.084/22.902 triệu
đồng, đạt 67,5%.

16


Hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Hoạt động giao thông vận tải đảm bảo nhu cầu đi lại, vận chuyển
hàng hóa trên địa bàn. Tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 11.509 triệu đồng,
tăng 12% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách cả năm 16.450,3/15.800 triệu đồng, đạt 105,08% kế
hoạch tỉnh, đạt 104,12% kế hoạch huyện. Tổng chi ngân sách 265.294/325.035
triệu đồng, đạt 81% kế hoạch.
Công tác tài nguyên, môi trường được quan tâm chỉ đạo. Công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo kế hoạch; hoàn thành cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng thuộc Dự án 16 xã với 58.640 giấy được cấp.
Công tác Giáo dục và Đào tạo: Kết thúc năm học 2014 - 2015, tỷ lệ huy động
trẻ vào nhà trẻ đạt 42,06%, mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ trẻ được ăn bán trú 71,7%;
tỷ lệ học sinh chuyển lớp tự nhiên bậc Tiểu học đạt 99,85%, bậc THCS đạt
96,06%, bậc THPT đạt 91,54%; tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học đạt
100%, xét tốt nghiệp THCS đạt 99,61%. Tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp trung học
phổ thông quốc gia năm 2015 đạt 97,16% (308/317 em). Năm học 2015 - 2016
tổng số học sinh là 7.595 em, giảm 847 em so với năm học trước.

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giám sát tình
hình dịch bệnh được thực hiện tốt. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, hiện có
15/22 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước và các lễ hội truyền thống của địa phương. Thực hiện tốt công tác
quản lý văn hóa trên địa bàn. Đài Truyền thanh - Truyền hình đưa tin, phản ánh
kịp thời các hoạt động; duy trì tiếp sóng các chương trình của Trung ương, của
tỉnh theo lịch quy định.
Các cấp, các ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với
người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em. Công tác giảm nghèo được
quan tâm, năm 2015 toàn huyện có 1.413/9.769 hộ nghèo, chiếm 14,46% tổng số

17


hộ, giảm 3,52% so với năm 2014; 753/9.769 hộ cận nghèo, chiếm 7,71% tổng số
hộ, giảm 0,78% so với năm 2014.
Các chương trình, chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc được thực hiện
đúng quy định. Tình hình tôn giáo cơ bản ổn định, chưa phát hiện hoạt động ảnh
hưởng đến an ninh, chính trị.
2.1.1.2. Công tác quốc phòng, anh ninh năm 2015
Công tác quân sự địa phương: Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng
chiến đấu; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, tăng cường công tác thăm nắm
tình hình trên địa bàn. Tổ chức tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ
tiêu giao (70/70). Chỉ đạo 28/28 cơ sở xã, thị trấn và 5 đơn vị tự vệ tổ chức huấn
luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch;tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an
ninh cho 591 người thuộc đối tượng 4, đạt 100% kế hoạch.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn
định, không có đột biến phức tạp nảy sinh.
Năm 2015, xảy ra 50 vụ phạm pháp hình sự 46 đối tượng, giảm 3 vụ, 15

đối tượng so với cùng kỳ. Tai nạn, tệ nạn xã hội xảy ra 30 vụ, 45 đối tượng, chết
17 người, bị thương 6 người, thiệt hại khoảng 173 triệu đồng. Điều tra khám phá
án được 57/66 vụ, 63 đối tượng, đạt 86,4%, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng xảy ra 7 vụ, đã khám phá 3 vụ, đạt 43%.
Tuần tra, kiểm soát giao thông 206 ca, phát hiện 336 trường hợp vi phạm
trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 11 xe ô tô, 39 xe mô tô, 50 bộ giấy tờ xe, xử lý
hành chính, thu nộp ngân sách 243,225 triệu đồng.
Phát hiện, lập biên bản xử lý 118 vụ vi phạm Luật Quản lý & Bảo vệ rừng,
giảm 79 vụ so với năm 2014, thu giữ 40 xe máy, 30 cưa xăng, 1 ô tô và 71,341m3
gỗ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước 927 triệu đồng.
Các cơ quan khối nội chính chủ động phối hợp trong công tác điều tra, truy
tố và xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo, thường trực tiếp công dân đúng quy định; tiếp nhận 94 đơn của công dân,
đã giải quyết 70 đơn, đang giải quyết 24 đơn. Công tác cải cách hành chính được

18


tăng cường; tiếp tục duy trì thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính
theo chế độ "Một cửa".
Các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
được thực hiện đúng quy định.
2.1.1.3. Công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể năm 2015
Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực UBND huyện chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị, cơ sở triển khai nhiệm vụ công tác đầu năm, trong đó tập trung chỉ đạo
công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho vật nuôi; tăng cường công tác quản lý,
bảo vệ tài nguyên rừng và khoáng sản; phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh trật
tự, tăng cường thu ngân sách, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
xây dựng cơ bản. Chỉ đạo 61/61 đảng bộ, chi bộ trực thuộc tổ chức đại hội Đảng,
nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần

thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Công tác tuyên giáo: Định hướng tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của
đất nước; tuyên truyền công tác chuẩn bị cho đại hội các cấp tiến tới đại hội Đại
biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tuyên truyền thực hiện Nghị quyết đại hội
Đảng bộ huyện Na Rì lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Công tác xây dựng Đảng về tổ chức được cấp ủy các cấp thường xuyên quan
tâm, chỉ đạo; điều động, bổ nhiệm, kiện toàn kịp thời lãnh đạo các phòng, ban
thuộc huyện. Kiện toàn cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn gồm. Kết nạp 252 đảng
viên, công nhận chính thức 167 đồng chí.
Kết quả xét phân loại tổ chức cơ sở đảng: đạt trong sạch vững mạnh 26 chi,
đảng bộ chiếm 42,62%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ 33 chi, đảng bộ chiếm 54,10%;
hoàn thành nhiệm vụ 02 Đảng bộ chiếm 3,28%; không hoàn thành nhiệm vụ 00
chi bộ.
Tổng số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có 305 chi bộ, đã tham gia đánh giá
305 chi bộ kết quả cụ thể: Đạt trong sạch vững mạnh 146 chi bộ chiếm 47,87%,
hoàn thành tốt nhiệm vụ 137 chi bộ chiếm 44,92%, hoàn thành nhiệm vụ 22 chi
bộ chiếm 7,21%, không hoàn thành nhiệm vụ 00 chi bộ.

19


Đánh giá chất lượng đảng viên: tổng số đảng viên 4.377 đồng chí, số đảng
viên được đánh giá chất lượng 3.832 đồng chí; kết quả hoàn thành suất sắc
nhiệm vụ 418 đồng chí, hoàn thành tốt nhiệm vụ 2.920 đồng chí, hoàn thành
nhiệm vụ 494 đồng chí, số đảng viên vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ
09 đồng chí
Ban Thường vụ Huyện ủy khen thưởng đối 12 tổ chức cơ sở đảng đạt trong
sạch vững mạnh tiêu biểu, 03 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đạt trong sạch
vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền và 15 đảng viên đạt tiêu chuẩn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ tiêu biểu 5 năm liền.

Ủy ban Kiểm tra các cấp tham mưu giúp cấp ủy thực hiện tốt công tác kiểm
tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên. Tổ chức kiểm tra, giám sát tổ
chức đảng cấp dưới theo Điều 30 - Điều lệ Đảng đối với tập thể và cá nhân 3 cơ
sở; kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương
đối với 2 cơ sở; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và tài chính đảng đối với 4 đơn vị. Thi
hành kỷ luật 10 đảng viên; tiếp nhận 24 đơn thư, đã chuyển đến các cơ quan có
thẩm quyền xem xét, giải quyết. Xây dựng quy Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm
tra Huyện ủy, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy nhiệm kỳ
2015 - 2020.
Công tác dân vận: Tăng cường công tác thăm nắm tình hình đời sống đồng
bào ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa và hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Tổ
chức thăm nắm tình hình quần chúng nhân dân ở 26 thôn bản; kiểm tra việc thực
hiện quy chế dân chủ tại 7 đơn vị.
Khối dân vận cơ sở phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể ở
cơ sở vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối

20


của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; tích cực hưởng ứng
phong trào xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng
công tác kết nạp đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; duy trì các
hoạt động phát triển kinh tế, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất.
2.1.2 Thực trạng hoạt động tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2016

2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội quí I năm 2016
Tính đến hết tháng 3 lúa xuân gieo cấy được 1.475/1.400 ha, đạt 105,34%
kế hoạch; cây ngô 1.565/2.000 ha, đạt 78,25% kế hoạch; cây dong riềng trồng
được 200,5/600 ha, đạt 33,41% kế hoạch; thuốc lá 7,59/20 ha, đạt
Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch, bệnh lớn xảy ra; đã
xây dựng kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I năm 2016; các cơ sở đang
tiến hành phun tiêu độc, khử trùng môi trường
Công tác chuẩn bị trồng rừng 2016: Tổng diện tích đăng ký 729,6/810 ha,
đạt 90,07% kế hoạch, diện tích thiết kế và đủ điều kiện trồng rừng 585,78 ha..
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Thực hiện thi công xong 35 công
trình từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2015, đã giải ngân được
12.138/14.400 triệu đồng, đạt 84,29% kế hoạch. Năm 2016 dự kiến đầu tư 31
công trình từ nguồn vốn trái Phiếu Chính phủ; 21 công trình từ nguồn vốn ngân
sách Trung ương hỗ trợ; 03 công trình từ nguồn vốn ngân sách tỉnh; ngoài ra
huyện sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ làm 4,243 km đường giao
thông nông thôn và 2 nhà văn hóa thôn. Đến nay bình quân mỗi xã đạt 9/19 tiêu
chí, cụ thể: 2/21 xã đạt 12 tiêu chí, 2/21 xã đạt 11 tiêu chí, 5/21 xã đạt 10 tiêu
chí, 4/21 xã đạt 9 tiêu chí, 2/21 xã đạt 8 tiêu chí, 3/21 xã đạt 7 tiêu chí, 2/21 xã
đạt 6 tiêu chí.
Xây dựng cơ bản: Triển khai thực hiện 36 công trình, gồm 31 công trình
chuyển tiếp và 05 công trình đầu tư mới; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản
được 13.982/30.606 triệu đồng, đạt 46% kế hoạch.

21


Thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, cung ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất,
tiêu dùng của người dân. Thị trường được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong quý I đạt 1.378 triệu đồng, bằng
44% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách quý I đạt 4.923,8/16.220 triệu đồng, đạt 30,36% kế
hoạch. Tổng chi ngân sách 34.716/253.775 triệu đồng, đạt 14% kế hoạch.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; trong
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tổ chức truy quét 08 lũng, phát hiện tiêu hủy 07
lán, 15 máy móc các loại, 900m vòi. Công tác quản lý đất đai được thực hiện theo
quy định.
Ngành Giáo dục & Đào tạo tổ chức sơ kết học kỳ I để đánh giá các hoạt động
của ngành, bổ sung phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II năm học 2015 - 2016.
Duy trì công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chủ
động giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Công tác đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm được chú trọng, không có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh; Công tác
thông tin tuyên truyền, truyền thanh - truyền hình được duy trì.
Tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, hiện tổng số hộ
trên địa bàn huyện là 9.771 hộ, kết quả như sau:
- Theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015: Số hộ nghèo là
1.419 hộ bằng 14,52%, giảm so với năm trước 3,46%; số hộ cận nghèo là 705 hộ
bằng 7,22%, giảm so với năm trước 1,27%.
- Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020: Số hộ nghèo 3.995 hộ
bằng 40,89%; số hộ cận nghèo 1.530 hộ bằng 15,66%.
Công tác dân tộc tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Tình hình tôn giáo trên
địa bàn huyện cơ bản ổn định, chưa phát hiện hoạt động ảnh hưởng đến an ninh
chính trị.
2.1.2.2. Công tác quốc phòng, an ninh và hoạt động của các ngành nội
chính quý I năm 2016

22


Duy trì nghiêm túc các chế độ trực; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, tăng

cường công tác thăm nắm tình hình trên địa bàn. Tổ chức tuyển chọn, hoàn
thành chỉ tiêu giao quân đợt I năm 2016 với 100 công dân nhập ngũ. Tổ chức ra
quân huấn luyện năm 2016 theo kế hoạch.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững và ổn định, không
có đột biến phức tạp nảy sinh.
Lực lượng công an thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp
tội phạm, bảo vệ an toàn cho nhân dân đón tết Nguyên đán Bính Thân. Trong quý
phạm pháp hình sự xảy ra 10 vụ, 07 đối tượng. Tai tệ nạn xã hội 06 vụ, 04 người
chết, 02 người bị thương.
Tổ chức tuần tra kiểm soát giao thông 63 buổi, phát hiện 66 trường hợp vi
phạm trật tự an toàn giao thông; xử lý hành chính 73 trường hợp vi phạm, thu
nộp ngân sách 61.420.000 đồng.
Tiến hành kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 32 vụ vi phạm Luật Quản
lý & Bảo vệ rừng, tăng 02 vụ so với cùng kỳ. Phát hiện 05 cây gỗ nghiến bị chặt hạ
tại xã Lương Thượng trong khu bảo tồn với tổng khối lượng 55,963m3.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được duy trì, thực hiện
nghiêm túc, trong quý tiếp 04 lượt công dân; tổng số đơn thư tiếp nhận là 13
đơn, đã xem xét giải quyết và trả lời 06 đơn, đang giải quyết 07 đơn.
Các chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện
đúng quy định.
2.1.2.3. Công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể quý I năm 2016
Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực UBND huyện chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị, cơ sở triển khai nhiệm vụ công tác đầu năm, trong đó tập trung chỉ đạo
chăm sóc tốt các cây trồng vụ đông, sản xuất vụ xuân, tăng cường công tác tuần
tra, quản lý bảo vệ rừng, công tác thu ngân sách, xây dựng cơ bản, tăng cường
công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở đón Tết
Nguyên đán an toàn, tiết kiệm. Tổ chức phát động “Tết trồng cây”.

23



Hội đồng nhân dân huyện: Tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016; giám sát thực
hiện nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm
2016.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu
HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được thực hiện theo kế hoạch: Đã ban hành
quyết định thành lập Ban chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử huyện; ban hành kế
hoạch triển khai thực hiện công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn xây
dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại cấp cơ sở; tổ chức Hội nghị triển khai công
tác bầu cử; tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thảo luận và thống
nhất dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu HĐND cấp
huyện; thành lập ban bầu cử Đại biểu Quốc hội và Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp
huyện; hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã, thị trấn; tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai lập danh
sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri
nơi cư trú xong đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử
(không có người tự ứng cử). Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 3; các xã, thị
trấn đã lập và niêm yết danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu; công bố danh sách
những người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Công tác Tuyên giáo được quan tâm, chỉ đạo, trong đó tập trung tuyên
truyền kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự năm 2015, nhiệm vụ trọng
tâm năm 2016; tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (3/2/1930 - 3/2/2016) và các ngày lễ lớn khác, các hoạt động mừng Đảng,
mừng Xuân.
Công tác xây dựng Đảng về tổ chức được cấp ủy các cấp thường xuyên quan
tâm, chỉ đạo; thực hiện các quy trình tổ chức cán bộ theo quy định.


24


Công tác kiểm tra, giám sát: Tiến hành giám sát tổ chức đảng cấp dưới về
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng đối 1 đơn vị; kiểm
tra theo Điều 30 - Điều lệ Đảng đối với 2 đơn vị. Tiếp nhận 09 đơn khiếu nại, tố
cáo, đã chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét. .
Ban Dân vận các cấp đẩy mạnh công tác nắm tư tưởng quần chúng, tình
hình dân tộc, tôn giáo, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân; kịp thời
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề phát sinh; sau Tết
tiến hành thăm nắm tình hình đời sống nhân dân tại 3 thôn của 3 xã.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng tham gia
phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua yêu nước
và tăng cường kết nạp đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; tăng
cường công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng
chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và duy trì các hoạt động giúp nhau
phát triển kinh tế, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, góp phần
tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Sự khác biệt trong hoạt động của huyện Na Rì với kiến thức đã
học tập, nghiên cứu.
Kiến thức đã được học tập nghiên cứu là những luận điểm chung nhất có
tính quy luật khách quan với mục đích cuối cùng là phát triển một nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ
nghĩa với một thể chế chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển bền vững khai
thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có để trở thành lợi thế so sánh của địa
phương, đất nước. Muốn làm được điều đó tất yếu phải có những tư duy, nhận
thức rõ ràng thống nhất trên mọi mặt trận và có sự đồng lòng của toàn đảng
toàn dân, phải phát triển khoa học công nghệ, xây dựng một nền kinh tế tri thức

để hội nhập với kinh tế thế giới.

25


×