Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PLĐC dungsai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.71 KB, 10 trang )

CHƯƠNG I. NHÀ NƯỚC
1. Nhà nước ra đời vào thời điểm nào?
A. Khi XH có giai cấp
B. Khi XH có mâu thuẫn giai cấp
C. Khi XH có mâu thuẫn giai cấp gay gắt, không thể điều hoà được
➔ Đáp án C. Nhà nước ra đời khi xã hội có mâu thuẫn giai cấp gay gắt,
không thể điều hoà được. Khi xã hội có giai cấp thì chưa có vấn đề gì,
không cần phải có Nhà nước. Khi xã hội bắt đầu có mâu thuẫn giai cấp,
các hội đồng thị tộc vẫn còn có khả năng quản lý và điều tiết xã hội,
do đó chưa cần xuất hiện Nhà nước. Khi mâu thuẫn ấy gay gắt hơn,
không thể điều tiết được nữa thì rất cần có sự xuất hiện Nhà nước, một
tổ chứcc quyền lực tách riêng hẳn ra khỏi xã hội, điều hoà mâu thuẫn
và dung hoà lợi ích giữa các giai cấp.

2. Nhà nước ra đời có triệt tiêu được mâu thuẫn.
➔ Câu khẳng định này sai. Vì nếu Nhà nước triệt tiêu được mâu thuẫn thì
đồng thời Nhà nước cũng không cần phải tồn tại nữa, vì mục đích ra
đời Nhà nước là điều tiết, dung hoà mâu thuẫn làm cho nó bớt căng
thẳng, gay gắt, nên nếu mâu thuẫn được triệt tiêu hoàn toàn thì nhà
nước cũng biến mất. Tuy nhiên Nhà nước vẫn luôn tồn tại cùng với
mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

3. Nhà nước Việt Nam có ra đời giống như học thuyết trên
đã trình bày hay không?
➔ Không. Bởi vì nhà nước Việt Nam đầu tiên là Văn Lang với vai trò tập
trung lực lượng để chống lại quân xâm lược phương Bắc và canh tác
thuỷ lợi, xây dựng tưới tiêu và đê điều phục vụ cho nông nghiệp và nền


văn minh lúa nước, khi đó mâu thuẫn giai cấp gay gắt trongg xã hội
còn chưa xuất hiện hoặc chưa trở nên gay gắt.



4. Hình thức nhà nước của Việt Nam là gì?
➔ 3 yếu tố cấu thành hình thức Nhà nước của Việt Nam:
- Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức và trình tự để lập râ các cơ
quan quyền lực tối cao của Nhà nước và những mối quan hệ cơ bản
của cơ quan nhà nước. Ở VN là hình thức Cộng hoà dân chủ. Vì cơ quan
quyền lực tối cao của VN là Quốc hội do toàn thể nhân dân cả nước
bầu ra, có nhiệm vụ đại diện cho nhân dân và bảo vệ quyền lợi cho
toàn thể nhân dân Việt Nam.
- Hình thức cấu trúc: Nhà nước đơn nhất. Nhà nước Việt Nam chỉ dùng
một hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ cả
nước, và chỉ có 1 hệ thống cơ quan nhà nước duy nhất đứng đầu là
Quốc hội.
- Chế độ chính trị của Việt Nam là chế độ dân chủ xây dựng sự bình đẳng
cho nhân dân, để nhân dân được trực tiếp tham gia vào đời sống chính
trị của đất nước.

5. Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc tập quyền hay
phân quyền như NN tư sản?
➔ Nhà nước VN theo nguyên tắc tập quyền nhưng có phần khác biệt.
Quyền lực vẫn tập trung vào một tổ chức quan trọng nhất đứng đầu
Nhà nước, đại diện cho toàn thể nhân dân, chịu trách nhiệm trước toàn
thể nhân dân cả nước là Quốc hội. Tuy nhiên 3 quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp cũng được phân chia ra, nhưng không độc lập như
nhà nước tư sản. Quốc hội là tổ chứcc nắm quyền lập pháp duy nhâst,
không một cơ quan nào được nắm quyền này, QH phân công các cơ


quan khác thực hiện các nhiệm vụ của mình và vânx phải phối hợp
trong công việc và kiểm tra lẫn nhau. Chính phủ là cơ quan chủ yếu

thực hiện quyền hành pháp, và Toà án, Viện kiểm sats thực hiện quyền
tư pháp.

6. Viện Hàn lâm khoa học VN/ Bộ công thương là cơ quan
của chính phủ?
➔ Câu khẳng định này sai. Vì theo quy định thì đây là một cơ quan thuộc
chính phủ chứ không phải 1 cơ quan của chính phủ. Cơ quan của chính
phủ gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ, do quốc hội thành lập và bổ
nhiệm người đứng đầu, thực hiện chức năng quản lys nhà nước đối với
từng ngành, lĩnh vực trong cả nước. Còn cơ quan thuộc chính phủ chỉ
có 8 cơ quan được chính phủ quy định riêng, được chính phủ thành lập
và Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm người đứng đầu, thực hiện các nhiệm
vụ chức năng riêng biệt được quy định và không thực hiện quản lý nhà
nước như cơ quan của chính phủ.

7. Bộ Chính trị là cơ quan của Chính phủ?
➔ Sai. Vì đây là cơ quan của Đảng cộng sản VN, đứng đầu là Tổng Bí thư.

8. Tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân
cả nước bầu ra?
➔ Sai. Nhân dân cả nước chỉ bầu ra Quốc hội. Còn các cơ quan khác ở
cấp địa phương nào thì nhân dân địa phương cấp đó bầu ra, không
phải là nhân dân cả nước. (theo khoản 1 điều 113 Hiến Pháp năm 2013)

9. Quốc hội do mọi công dân bầu ra?
➔ Sai. Quy định về công dân là khi đủ 14 tuổi, còn một công dân có quyền
bầu cử Quốc hội khi đã đủ 18 tuổi, như vậy công dân phải đủ tuổi và
các điều kiện kèm theo khác mới được bầu cử.



10.

Chính phủ hoạt động theo chế độ 1 thủ trưởng?

➔ Sai. Chế độ 1 thủ trưởng tập trung quyền lực vào tay 1 người, quyết
định được ra bởi 1 người. Theo khoản 1 điều 95 Hiến pháp 2013, Chính
phủ hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

11.
Mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước?
➔ Sai. Chỉ có Chính phủ (tức là các cơ quan của Chính phủ), UBND các
cấp mới thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, còn các cơ quan khác
trong bộ máy Nhà nước và các cơ quan thuộc chính phủ thì không thực
hiện hoạt động quản lý nhà nước.

12.
Nhà nước chỉ lập ra để duy trì và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị
➔ Sai. Bản chất xã hội của nhà nước là phải đảm bảo cả lợi ích của giai
cấp cầm quyền và các tầng lớp khác khi những lợi ích đó không mâu
thuẫn căn bản với của giai cấp cầm quyền. Phải như vậy mới có thể
thực hiện được nhiệm vụ điều hoà mâu thuẫn giai cấp, giúp XH ổn định
và phát triển.

13.
Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấpp
hành chính
➔ Sai. Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức đến cấp xã ở nông thôn và
cấp quận ở thành phố, trong khi điều 2 luật tổ chứcc chính quyền địa

phương ghi rõ 4 loại đơn vị hành chính của VN.


CHƯƠNG II: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là tiêu chuẩn duy
nhất đánh giá hành vi con người?
➔ Sai. Trong xã hội có giai cấp, ngoài xã hội còn có các quy phạm khác,
các quy tắc xử sự chung khác điều chỉnh và đánh giá hành vi con người
được nhiều người thừa nhận như quy tắc đạo đức, quy tắc đoàn thể,
tôn giáo….

2. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là các
cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự?
➔ Sai. Theo điều 1 bộ luật dân sự 2015 quy định phạm vi điều chỉnh của
BLDS 2015 ghi rõ: “Bộ luật này quy định…. Của cá nhân, pháp nhân..”.
Như vậy, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân hoặc
pháp nhân. Thứ hai, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự cũng chỉ là
1 loại chủ thể của QHPL dân sự. Điều 21, 22, 23, 24 quy định về các chủ
thể cá nhân của QHPL dân sự không có đầy đủ năng lực hành vi.

3. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý.
➔ Sai. Chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật mới phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lý. Bên cạnh đó còn phải xem xét cấu thành vi phạm pháp
luật để xác định mức độ áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể.
Hành vi trái pháp luật chỉ là một phần yếu tố khách quan trong cấu
thành vi phạm pháp luật, do đó chưa đủ để định đoạt chủ thể có hay
không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Hành vi đó có lỗi không, lỗi
vô ý hay cố ý, hành vi đó gây ảnh hưởng tới khách thể nào, và chủ thể
của hành vi có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để gánh

chịu trách nhiệm pháp lý hay không cũng cần được xem xét.


4. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể
xuất hiện tại cùng một thời điểm.
➔ Đúng. Theo điều 16 và 86 Luật Dân sự 2015, Năng lực pháp luật của cá
nhân và pháp nhân đều được sinh ra từ thời điểm cá nhân, pháp nhân
được sinh ra, thành lập và mất khi cá nhân, pháp nhân mất đi, hoặc
chấm dứt pháp nhân. Năng lực hành vi của pháp nhân cũng được sinh
ra khi pháp nhân được công nhận thành lập và mất đi khi pháp nhân
chấm dứt. Năng lực hành vi của cá nhân cũng vậy, xuâst hiện khi cá
nhân được sinh ra. Tuy nhiên năng lực hành vi khi đó chưa đầy đủ, một
cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ khi đến một độ tuổi nhất định và
có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển và quyết định hành vi của
mình. Theo điều 20 là khi cá nhân đạt đủ 18 tuổi và trừ các trường hợp
có năng lực hành vi chưa đầy đủ được quy định ở điều 22,23,24.

5. Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp đều là pháp nhân?
➔ Sai. Vì được thành lập hợp pháp mới chỉ là 1 điều kiện được công nhận
là pháp nhân. Theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định các điều kiện
để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân: …

6. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ
pháp luật?
➔ Sai. Vì độ tuổi chỉ là 1 trong các yếu tố để quyết định 1 cá nhân có phải
là chủ thể của các quan hệ pháp luật hay không. Ngoài yếu tố đó còn
phải xét đến năng lực hành vi của cá nhân đó có đầy đủ hay không, có
đủ nhận thức để điều khiển và quyết định hành vi của mình hay
không,… được quy định ở điều 22,23,24 bộ Luật DS năm 2015. Bên
cạnh đó, có một số quan hệ pháp luật mà không phải người đủ 18 tuổi



là có thể tham gia như quan hệ hôn nhân, nam phải đủ 20 tuổi trở lên
mới được tham gia vào quan hệ này….

7. Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật?
➔ Sai. Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội quan trọng, do quy phạm
pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của các bên được đảm bảo bằng cưỡng chế của Nhà nước. Một quan
hệ xã hội trở nên quan trọng, có sự tác động điều chỉnh của quy phạm
pháp luật, được Nhà nước quan tâm đến và bảo vệ, cùng lúc đó xảy ra
sự kiện pháp lý xác lập phần giả định của quy phạm pháp luật đã xảy
ra, xác lập sự áp dụng của quy phạm pháp luật đối với mối quan hệ đó
thì quan hệ xã hội đó trở thành quan hệ pháp lý. Những quan hệ thông
thường không được quy định trong quy phạm pháp luật thì chỉ là quan
hệ xã hội thông thường.

8. Mọi sự kiện diễn ra trong đời sống đều là sự kiện pháp
lý?
➔ Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống hàng
ngày, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đã được dự liệu trong 1 quy
phạm pháp luật, từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt 1 quan hệ
pháp luật. Như vậy, chỉ những sự kiện giống với những gì được giả
định trong quy phạm pháp luật, và làm phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt 1 quan hệ PL thì mới là sự kiện pháp lý, những sự kiện mà không
được quy định trong điều luật nào diễn ra, hoặc không gây ảnh hưởng
gì tới một QHPL thì không phải SKPL.

9. Chế tài của quy phạm pháp luật là trách nhiệm pháp lý?
➔ Sai. Chế tài là bộ phận nêu ra các hậu quả bất lợi đối với chủ thể không

thực hiện đúng theo phần quy định được nêu ra trong quy phạm pháp


luật trong những hoàn cảnh được nêu ra ở phần giả định. Trách nhiệm
pháp lý là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật áp
dụng với chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật. Có thể nói trách
nhiệm pháp lý là một hình thức áp dụng chế tài.

CHƯƠNG III: HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
1. Trong bộ máy Nhà nước VN, QH được ban hành tất cả
các văn bản quy phạm pháp luật
➔ Sai. Vì theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật, Quốc
hội được phép ban hành Hiến Pháp, Bộ luật, nghị quyết của QH,… một
số loại vb ko thuộc quyền ban hành của QH:….

2. Mọi vấn đề do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành đêuf là văn bản quy phạm pháp luật
➔ Sai. Vì một số loại văn bản được ban hành là văn bản áp dụng quy
phạm pháp luật, không phải văn bản quy phạm pháp luật như các
Quyết định bổ nhiệm, bản án….

3. Án lệ không được áp dụng tại VN do nó lạc hậu, lỗi thời.
➔ Sai. Án lệ là một loại nguồn của pháp luật, khi Nhà nước thừa nhận
những bản án, những quyết định giải quyết vụ việc của Toà án làm
khuôn mẫu để trở thành quy định áp dụng cho các vụ việc tương tự
như vậy trong tương lai. Hình thức Án lệ đã được sử dụng là một nguồn
ở Việt Nam. Nó không phải là hình thức lạc hậu, lỗi thời mà là kết tinh
của cơ sở khoa học và lý luận, được áp dụng tại nhiều nước phát triển
trên thế giới như là một nguồn đặc thù như Pháp, Anh Mỹ….



CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Các biện pháp xử lí vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối
với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính?
➔ Sai. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm các quy tắc quản lý của nhà nước nhưng chưa đến mức nguy
hiểm để coi là tội phạm. Việc xử lí vi phạm hành chính theo điều 5 Luật
xử lí vi phạm hành chính 2012 được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đều phải
chịu hình phạt
➔ Sai. Theo điều 30 Bộ Luật Hình sự năm 2015, hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất ủa Nhà nước do toà án quyêts định áp
dụng với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của pháp nhân đó. Khái niệm phạm tội
được quy định ở điều 8 như sau: “hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Như
vậy, hình phạt chỉ được áp dụng cho cá nhân hoặc pháp nhân thương
mai có hành vi vi phạm hình sự, còn cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính, có đầy đủ nhận thức và điều khiển được hành vi của
mình, có đầy đủ năng lực pháp lý và các cơ sở khácc của trách nhiệm
pháp lý thì phải chịu những hình thức xử phạt hành chính theo quy
định.


CHƯƠNG VI, VII: LUẬT DÂN SỰ, HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1. Mọi quan hệ Nhà nước tham gia với tư cách một bên
chủ thể đều mang tính chất quyền lực phục tùng?
➔ Sai. Vì theo điều 97 bộ Luật dân sự 2015, Nhà nước khi tham gia vào

quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định. Trong quan hệ hành chính và hình sự thì Nhà
nước có quyền lực cao, mang tính quyền lực phục tùng. Do vậy không
thể nói mọi quan hệ Nhà nước tham gia đêuf mang tính quyền lực
phục tùng.

2. Nhà nước áp dụng phương pháp quyền uy cưỡng chế
đối với mọi quan hệ pháp luật
➔ Sai. Đối với quan hệ hành chính Nhà nước áp dụng phương pháp mệnh
lệnh, đối với quan hệ dân sự áp dụng phương pháp bình đẳng thoả
thuận. Chỉ với quan hệ hình sự mới áp dụng quyền uy cưỡng chế

3. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền áp dụng hình
phạt?
➔ Sai. Theo điều 30 Bộ Luật Hình sự 2015, khái niệm hình phạt chỉ ra rằng
chỉ có Toà án mới có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với người
hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, các cơ quan nhà nước khác
không có quyền hạn này.

4. Mọi pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm hình sự?
➔ Sai. Theo điều 8, chỉ có pháp nhân thương mại thực hiện hành vi tội
phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×