Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tổng hợp de thi vật lý lớp6 HKI 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 12 trang )

Đề 1
Câu 1: (1,5đ)
a/ Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN) của thước là gì?
b/ Quan sát hình vẽ sau và cho biết:
-GHĐ của thước :.............................
-ĐCNN của thước :..........................
-Độ dài của khúc gỗ: ::.....................
Câu 2: (2,5đ)
a/ Thế nào là hai lực cân bằng? Đơn vị đo lực là gì?
b/ Một quả nặng có khối lượng 200g treo vào một đầu lò xo thì quả nặng
đứng yên.
1. Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
2. Cho biết phương, chiều, độ lớn của các lực đó.
3. Tại sao quả nặng đứng yên?
Câu 3: (2đ)
Thả chìm một thỏi đồng vào bình chia độ thì nước trong bình chia độ
dâng từ vạch 60 cm3 đến vạch 110 cm3
a/ Tính thể tích của thỏi đồng.
b/ Tính khối lượng của thỏi đồng, biết khối lượng riêng của đồng là 8900
kg/m3.
c/ Tính trọng lượng của thỏi đồng.
Câu 4 : (2đ)
a/ Nêu các kết quả tác dụng của lực?
b/ Chỉ ra lực tác dụng và nói rõ kết quả lực đó gây ra trong các
trường hợp sau:
- Vận động viên đang uốn cong cây sào khi nhảy sào.
- Quả táo rơi từ trên cây xuống đất.
Câu 5: (2đ)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 8cm. Khi treo vật có trọng lượng 2N vào một đầu lò xo thì
chiều dài lò xo là 9,5cm.
a/ Tính độ biến dạng của lò xo .


b/ Nếu chỉ treo vật có trọng lượng 6N vào đầu lò xo thì lò xo dãn ra thêm bao nhiêu cm và chiều
dài lò xo lúc đó là bao nhiêu cm?
c/ Lò xo có tính chất gì? Kể thêm hai vật có tính chất như lò xo.
Đề 2
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Quan sát hình 1 và 2, hãy cho biết tên các dụng cụ đo và nêu
công dụng của mỗi dụng cụ.
b) Em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi dụng
cụ đo.


Câu 2: (3,0 điểm)
a) Một quả bóng cao su được ném vào tường và bật ra. Theo em, khi bóng chạm tường thì
lực do tường tác dụng lên quả bóng đã gây ra những kết quả gì?
b) Một vật nặng được đặt nằm yên trên bàn. Theo em, có mấy lực tác dụng lên vật? Các lực
này có phương và chiều như thế nào?
c) Một vật có khối lượng 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Em hãy tính cường độ các lực
tác dụng lên vật.
Câu 3: (2,0 điểm)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 15,0 cm. Khi treo vật 100 g thì lò xo dãn dài ra và
chiều dài lò xo khi vật đã đứng yên là l1 = 15,5 cm.
a) Biết khi vật đã đứng yên thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo. Tính độ dãn ∆l1 của lò xo.
b) Biết rằng trong giới hạn đàn hồi của lò xo thì khi độ dãn lò xo tăng lên bao nhiêu lần thì
lực đàn hồi cũng tăng lên gấp bấy nhiêu lần. Hỏi khi treo vật có trọng lượng gấp đôi ban đầu thì
độ dãn ∆l2 của lò xo là bao nhiêu?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Khối lượng riêng của một chất là gì?
b) Viết công thức tính khối lượng riêng và nêu tên, đơn vị của từng đại lượng có trong công
thức.

c) Để tính gần đúng thể tích của một người thì ta có thể dựa vào khối lượng và khối lượng
riêng trung bình của cơ thể người. Một người đứng trên cân đồng hồ thì thấy kim cân nằm ở
vạch 51 kg, khối lượng riêng trung bình của người khoảng 1021 kg/m 3. Em hãy tính gần đúng
thể tích của cơ thể người này.
Đề 3
Câu 1 : (2 điểm)
a) Em hy cho biết đơn vị đo độ đài hợp pháp của nước Việt
52 inch
Nam là gì ? Dụng cụ đo độ dài là gì ?
b) “Inch” là đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và
các nước sử dụng tiếng Anh. 1inch = 2,54 cm. Ở Việt Nam đơn vị “
inch” chủ yếu được dùng để xác định chiều dài đường chéo màn
hình tivi.
Hình bn l chiếc ti vi 52 inch. Em hy tính xem chiều di đường chéo
của màn hình ti vi đó là bao nhiêu centimet (cm)?
Câu 2 : (2 điểm) An cần xác định trọng lượng của cuốn sách giáo khoa Vật Lý 6.
Hình 1
a) Theo em An sẽ chọn dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây? Tên của dụng cụ này là gì?
b) Biết rằng trọng lượng của sách giáo khoa Vật Lý 6 l 1,5N. Hy tính khối lượng của nó theo
đơn vị kg và g.

Hình 4

Hình 2

Hình 3


Câu 3 : ( 2 điểm ) Theo dự báo trong năm 2018 sẽ có 12 - 13 cơn bo v
p thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó

có 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.Vào thời kỳ đầu
mùa, bo v p thấp nhiệt đới có xu hướng xuất hiện nhiều ở khu vực phía
Bắc Biển Đông và xu hướng sẽ dịch dần về phía nam Biển Đông trong
những tháng cuối năm 2018. Khả năng cao bo v ATNĐ sẽ ảnh hưởng
nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ.
Nguồn : “ tuoitre.vn”

Hình 5
Hình 5 l hình ảnh hậu quả sau khi cơn bo đi qua. Cây cối bị ng, cnh
cy bị gy rơi xuống đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thơng.
a) Em hy cho biết vật tc dụng lực lm cho cnh cy bị gy rơi xuống đất là gì ?
b) Tên lực mà vật đó gây ra ?
c) Kết quả tác dụng của lực đó gây ra là gì ?
Câu 4 : ( 2 điểm)
Một vật được treo nằm yên trên một lị xo như hình 6.
a) Em hy cho biết tn cc lực tc dụng ln vật ?
b) Các lực đó có cân bằng nhau không ?
c) Hy cho biết phương và chiều của mỗi lực ?

Hình 6
Câu 5: ( 2 điểm )
Để xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước và chìm trong nước người
ta làm như sau :
- Thả vật rắn vo bình chia độ đang chứa 80mL nước thì thấy nước dâng lên đến vạch 120mL.
- Đặt vật lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan, đặt lên đĩa cân bên phải: một quả cân 200g,
một quả 100g, một quả 10g v con m chỉ 2g thì địn cn nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng
giữa bảng chia độ. Dựa vo những kết quả thí nghiệm trn em hy :
a) Tính thể tích của vật ?
b) Tính khối lượng của vật ?
c) Tính khối lượng ring của vật ?

Đề 4
Câu 1:
a) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
b) Tính khối lượng của một bao cát có trọng lượng là 45 N?
Câu 2: Mực nước trong bình chia độ ban đầu là 325 cm 3, khi thả chìm một hòn đá
vào thì nước dâng lên tới vạch 475 cm3. Thể tích của hòn đá là bao nhiêu?
Câu 3: Một vật có khối lượng 150 g treo vào một lò xo cố định.
a) Giải thích vì sao vật đứng yên?
b) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Cho biết phương, chiều,
độ lớn của từng lực?
Câu 4:
a/ Nêu các loại máy cơ đơn giản thường dùng?
b/ Nêu 1 ví dụ về 1 máy cơ đơn giản mà em đã học. Dùng máy này có lợi ích gì?
Câu 5: Một vật có khối lượng 180 kg, có thể tích 1200 dm3.


a) Tìm trọng lượng của vật.
b) Tính khối lượng riêng của vật theo đơn vị kg/m3.
Câu 6: Trong các công việc sau đây, nên dùng loại máy cơ đơn giản nào:
a) Thợ nề kéo một sô vữa lên cao để xây nhà.
b) Đưa một cái lốp xe nặng từ mặt đất lên sàn xe otô.
c) Nhổ cái đinh bằng búa tay.
d) Kéo lá cờ lên đỉnh của trụ cờ.
Đề4
Câu 1:(2 điểm) Đổi các đơn vị sau.
a. 23,5 km = ......................... m
b. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước

b. 12 dm3 = ....................... cm3


Câu 2: (2 điểm)
Trò chơi nhà phao giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể
chất, từ đó giúp trẻ phát huy sự khéo léo trong vận động,
giúp các bé phát triển thuận lợi các kỹ năng vận động
toàn thân, sự phối hợp đa dạng giữa các bộ phận chân tay
và thân thể, giúp giảm nguy cơ bị cận thị cũng như béo
phì, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và khỏe khoắn hơn.
Khi các bé chạy nhảy trên nhà phao, các bé đã tác dụng
một lực lên bề mặt nhà phao. Em hãy cho biết
a. Lực này gây ra kết quả gì?
b. Từ đó em hãy cho biết lực là gì? Đơn vị đo lực là gì?
Câu 3: (2 điểm) Cân Rôbecvan ra đời năm 1670, do nhà toán học, vật lý và cơ học Pháp G. P.
de Roberval phát minh. Cái cân hai đĩa được đỡ bởi một đòn cân và gắn với một đòn đỡ bởi hai
cọc cứng dẫn hướng cho chuyển động của chúng.
Bạn An sử dụng cân Rôbecvan đã được điều chỉnh vạch số 0 để cân một quả dưa hấu. Khi để lên
đĩa bên trái quả dưa hấu thì để đòn cân thăng bằng trở lại, An phải lên đĩa cân bên phải 2 quả cân
200g, 1 quả cân 100g, 5 quả cân 10g.
a. Tính khối lượng quả dưa hấu?
b. Tính trọng lượng của quả dưa hấu trên? Từ đó em hãy cho biết trọng lượng của một
vật là gì?
Câu 4: (2 điểm) Nồi cơm điện là một trong những phát minh quan
trọng, nó giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức trong việc
nấu nướng. Việc sử dụng nồi cơm điện giúp cơm chín đều, hạn chế
tiêu hao năng lượng vô ích, bên cạnh đó bên trong nồi cơm điện có
những vạch chia độ giúp dễ dàng xác định lượng nước đun nấu.
Bạn An dùng nồi cơm điện để nấu cơm, đầu tiên bạn đổ nước vào
nồi đến vạch 200ml, sau đó An đổ gạo vào nồi thì mực nước dâng
đến 380ml.
a. Nồi cơm điện giống với loại dụng cụ đo thể tích nào em đã
học? Nêu cách đo thể tích viên đá bằng dụng cụ trên

b. Vật rắn cần phải có những đặc điểm gì thì mới có thể sử
dụng phương pháp đo thể tích bằng dụng cụ nêu trên ?
c. Xác định thể tích lượng gạo trong nồi (trước khi nấu)
Câu 5: (2,0 điểm)


Cột sắt Delhi là một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ thứ 5,
do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong
giai đoạn 320-540, dựng lên. Cột có những dòng chữ cho thấy
nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới
vị thần Vishnu của đạo Hindu, và tưởng nhớ vị
vua Gupta là Chandragupta II (375-413). Nó cao 7.21 m và
có đường kính 0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ
năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành
phần và gia công thép. Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà
khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ
sét trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Để xác định khối lượng của cột người ta đã đo và tính toán thể
tích của cột vào khoảng 3,8m3, biết khối lượng riêng của chất
liệu làm cột là 7800kg/m3.
a. Em hãy xác định khối lượng của cột sắt
b. Từ đó e hãy cho biết để xác định khối lượng riêng của một vật rắn nhỏ không thấm nước
ta cần dùng những dụng cụ gì? Và tiến hành các bước thực
nghiệm như thế nào?
Đề 5
Câu 1: ( 2 điểm) Quan sát hình vẽ bên và cho biết:
a. Dụng cụ trên hình có tên là gì?
b. Nêu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ trên.
c. Khối lượng 2 quả cà chua là bao nhiêu? Từ đó hãy tính
trọng lượng của quả cà chua.

Câu 2: ( 2 điểm) Quan sát các hình dưới đây:

Hình 1

Hình 2
Hình 3
a. Các vật trên hình có tính chất gì giống nhau?
b. Đặt lò xo ở hình 3 thẳng đứng rồi treo một quả nặng lên. Hãy kể tên những lực tác dụng
lên quả nặng. Các lực này có đặc điểm gì? Nêu phương, chiều và độ lớn các lực đó.
Câu 3: ( 2 điểm)
a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản và nêu công dụng của chúng.
b. Trong các công việc sau máy cơ đơn giản nào được sử dụng:

Một người đang nhổ đinh
bằng một chiếc búa

Một học sinh đang kéo cờ

Một người đang đang dắt xe máy
từ đường vào nhà


Câu 4: ( 2 điểm)
a. Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng.
b. Một vật A không thấm nước có khối lượng 540g. Người ta thả chìm vật A vào bình chia
độ có dung tích 500cm3 đang chứa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra ngoài là 100cm3.
Tính thể tích của vật A.
c. Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật A.
Câu 5: ( 2 điểm) Đổi đơn vị:
a.5 tấn = …tạ

c.270cm3 = … m3

b.14dm3 = …lít
d.0,2cm = …m
Đề 6

Câu 1: (2 điểm)
Lực là gì?cho 1 ví dụ .
Vận dụng : Cho các ví dụ sau :
a) Một cậu bé dùng chân đá quả bóng vào tường .
b) Cô gái đang dùng tay uốn cong cây thước
Em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà nó gây ra .
Câu 2: (1,5 điểm) Đổi đơn vị sau:
a)35,7 dm =…………………. m = ………………..mm
b) 1,29m3 = ........................... l = ........................... dm3
c) 17,1kg = ............................. g =………………….mg
Câu 3: (1,5 điểm) Treo một vật vào đầu dưới của lò xo như hình bên thì :
a) Vật chịu tác dụng của mấy lực ? Kể tên các lực đó .
b) Các lực này có phương chiều như thế nào ?
Câu 4: (2 điểm)
a) Em hãy cho biết kí hiệu , đơn vị đo , dụng cụ đo độ dài
b)Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước hình dưới đây :

Câu 5 : (2 điểm) Một quả cầu kim loại đặc có thể tích 8 dm3 có khối lượng 62,4 kg.
a)Tính trọng lượng của quả cầu này
b)Tìm khối lượng riêng của kim loại làm quả cầu.
Câu 6 : (1điểm) Khối lượng của một vật cho biết điều gì ? Trên một hộp bánh có ghi 500g con
số này có ý nghĩa gì ?
Đề 7
Câu 1: ( 2 điểm)

a) Hãy kể tên 3 loại máy cơ đơn giản.
b) Máy cơ đơn giản có tác dụng gì?
Câu 2:( 2 điểm)


a) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả
nào?
b) Tò he không chỉ là một thứ đồ chơi dân gian
mang đậm hồn dân tộc, mà còn được xem như
những tác phẩm nghệ thuật. Những người nghệ
nhân với đôi tay khéo léo đã nặn ra các con tò he
vô cùng sinh động từ bột. Nó không không đơn
thuần là một trò chơi dân gian, mà nó còn mang
theo cái hồn của làng quê Việt.
Hãy cho biết kết quả tác dụng của lực khi tạo hình
tò he của các nghệ nhân ?

cm3

cm3

125

125

Câu 3: ( 2 điểm)
100
100
Cho bình 1 và bình 2:
75

75 chia
a) Quan sát hai hình chia độ ở hình bên và cho biết giới hạn đo, độ
nhỏ nhất của mỗi bình.
50
50
b) Người ta đổ cùng một lượng chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi
lại
25
25
kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình.
c) Theo em thì bình nào đo chính xác hơn ? Vì sao ?
Câu 4: ( 2 điểm)
Bình 1
Bình 2
a) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
b) Viết công thức tính trọng lượng.
Áp dụng: Một thùng nước có khối lượng 25kg. Muốn nâng thùng nước lên thì lực tối
thiểu ta phải dùng là bao nhiêu?
Câu 5: ( 2 điểm)
Khi đòn cân nằm thăng bằng, đĩa bên trái của một cân Roberval có 5 hòn bi giống nhau, đĩa
bên phải có 1 quả cân 100g, 2 quả 20g.
a) Tính khối lượng của một hòn bi.
b) Đổ 300ml nước vào bình chia độ, thả 5 hòn bi trên vào, thể tích nước lúc sau là 370 ml.
Tính khối lượng riêng của chất làm bi.
Đề 8
Câu 1 (2,5 điểm)
a) Hãy cho biết tên gọi của mỗi loại thước ở Hình 1.a), Hình 1.b).

a)


b)
Hình 1

b) Quan sát thước ở Hình 2, Hình 3:
- Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ở mỗi thước.
- Xác định độ dài của cây bút chì khi sử dụng thước ở Hình 2, Hình 3 để đo.

0 cm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 2

0 cm 1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 3


Câu 2 (2,5 điểm)
a) Thế nào là hai lực cân bằng?
b) Lực sĩ cử tạ Nguyễn Thị Phương Loan của Việt Nam, huy
chương vàng hạng cân 69 kg tại SEA Games 25 năm 2009 ở Lào (Hình
4). Hãy cho biết:
- Có những lực nào tác dụng lên tạ?
- Tại sao tạ vẫn đứng yên?
Câu 3 (1,5 điểm)

Hình 4
Issac Newton (sinh năm 1643, mất năm 1727) là người nước Anh. Ông là một nhà khoa học
lớn trong lịch sử nhân loại. Một trong những thành tựu nổi tiếng nhất của Newton là khám phá ra
lực hút của Trái Đất. Để ghi nhớ công lao của Newton, người ta đã dùng tên ông để đặt tên cho
đơn vị đo lực.
a) Lực hút của Trái Đất được gọi tên là gì và có phương, chiều như thế nào?
b) Đơn vị của lực là gì? Muốn đo độ lớn của lực thì ta dùng dụng cụ nào?
Câu 4 (1,5 điểm)
Có 1 cái cân Robervan. Trên đĩa cân bên trái có đặt một nửa trái dưa hấu. Trên đĩa cân bên
phải có đặt: 1 quả cân 500g, 2 quả cân 100g, 1 quả cân 50g. Ta thấy cân thăng bằng. Hỏi khối
lượng của trái dưa hấu là bao nhiêu? Biết trái dưa hấu tròn đều đặn.
Câu 5 (2 điểm)
Cách đây hơn 1500 năm, ở Ấn Độ người ta đúc một chiếc cột
bằng sắt được giữ nguyên vẹn đến ngày hôm nay. Thể tích của chiếc
cột đo được khoảng 0,9 m3. Cho biết khối lượng riêng của sắt là
7800 kg/m3.
a) Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m 3 điều đó có ý nghĩa
gì?
b) Tính khối lượng của chiếc cột này.
Đề 9

Hình 5

Câu 1: (1,5 điểm)
a) Trọng lực là gì? Nêu phương, chiều của trọng lực? (1 điểm)
b) Tính trọng lượng của một gói kẹo có khối lượng 250g. (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
a) Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng. (0,5 điểm)
b) Quan sát hình 1 cho biết người này sử dụng máy cơ đơn giản nào?
Dùng máy cơ đơn giản này có lợi ích như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3: (1 điểm)
Hình 1
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Người ta treo vào một quả
nặng 50g thì chiều dài của lò xo là 10,5cm. Hỏi khi người ta treo 3 quả nặng 50g thì chiều dài lò
xo tăng thêm là bao nhiêu cm?
Câu 4: (1,5 điểm)


Bạn Nam dùng một thước thẳng để đo chiều dài của cây bút chì (hình 2)
a) Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là bao nhiêu ? (1 điểm)
b) Chiều dài của bút chì là bao nhiêu ? (0,5 điểm)

Hình 2
Câu 5: (2,5 điểm)
Một pho tượng bằng kim loại (đặc, không rỗng), có thể tích là 1,2 dm 3. Dùng cân
Rôbecvan: đặt pho tượng lên đĩa cân bên trái, sau đó đặt lên đĩa cân bên phải 2 quả cân 5 kg, 3
quả cân 200 g và 4 quả 20g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.
a) Tính khối lượng và trọng lượng của pho tượng. (1,5 điểm)
b) Pho tượng trên có phải làm bằng đồng nguyên chất hay không? (biết khối lượng riêng
của đồng 8900 kg/m3) (1 điểm)
Câu 6: (2,5 điểm)
Đối với người bị tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng. Rèn
luyện sức khỏe, tập thể dục dù chỉ là những động tác cơ đơn giản nhất cũng khiến lượng đường
trong máu giảm.
Một trong những bài tập cơ bản đó là bài tập cho cơ ngực: ngồi trên sàn nhà, hai chân hơi
co. Hai tay cầm 1 sợi dây. Giữ lưng thẳng, hai tay cầm sợi dây duỗi thẳng về phía trước và đẩy ra
sau như hình 3. Sợi dây này được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, chun co giãn chất lượng, có
khả năng chịu lực tốt, phù hợp nhiều đối tượng.
Dựa vào những thông tin trên và những hiểu biết của mình, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Trong hình, cô gái đã tác dụng loại lực nào lên sợi dây? Và kết quả tác dụng lực trong

trường hợp này là gì? (1 điểm)
b) Sợi dây này có tính chất gì khác so với các sợi dây thừng (hình 4) hoặc dây vải thông
thường? Hãy tìm ra hai vật có tính chất giống sợi dây trên. (1 điểm)
c) Để đo được lực bỏ ra trong mỗi lần kéo sợi dây như hình cô gái sẽ dùng dụng cụ như hình
5. Cho biết dụng cụ này có tên gọi là gì? (0,5 điểm)

Hình 3

Hình
4 5
Hình

Đề 10
Câu 1: (2,0 điểm) Một học sinh học tốt được mẹ thưởng con
búp bê. Bạn dùng thước để đo chiều cao của búp bê như hình 1,
hãy cho biết:

Hình 1


a) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.
b) Búp bê cao bao nhiêu?

Câu 2: (2,0 điểm) Móc lò xo vào giá treo M và treo quả
nặng A vào lò xo, lò xo dãn ra khi đứng yên như hình 2a.
Dùng hai bàn tay ép lò xo lại như hình 2b. Hãy cho biết:
a) Ở hình 2a, lò xo tác dụng lực đàn hồi lên những vật
nào? Quả nặng A chịu tác dụng của những lực nào?
b) Ở hình 2b, lò xo tác dụng lực đàn hồi lên những vật
nào?

b)

a)
Hình 2
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Lực là gì? Hãy nêu kết quả tác dụng của lực lên một vật.
b. Em hãy chỉ ra vật đã tác dụng lực và kết quả mà lực đó gây ra trong
các trường hợp sau:
- Quả bóng rơi chạm mặt đất bị nẩy lên.
- Dùng hai tay uốn cong thước nhựa dẻo.
Câu 4 : ( 2,0 điểm )
- Cho một quả bóng bàn như hình bên, biết rằng quả bóng bàn
này bỏ lọt vào bình chia độ và không chìm trong chất lỏng.

Câu 5: (2,0 điểm) Người ta dùng cân điện tử để xác định
khối lượng của một bức tượng thì thu được kết quả như ở
hình 4. Sau đó thả bức tượng vào trong bình tràn chứa đầy
nước, thu được lượng nước tràn ra. Lượng nước này được
đổ vào bình chia độ, mực nước dâng lên như hình 5.
a) Em hãy xác định Giới hạn đo và Độ chia nhỏ nhất của
bình chia độ.
b) Dựa vào số liệu trên hình, em hãy xác định khối lượng
riêng của chất làm bức tượng.
Hình 4

Đề 11
Câu 1: (2 điểm)
a)Trên vỏ hộp sữa có ghi khối lượng tịnh 900 g? Con số đó có ý nghĩa gì?

Hình 5



b) Một bạn học sinh dùng cân Rôbecvan để cân một quả cam. Khi cân thăng bằng thì trên đĩa cân
bên trái có 2 quả cam, trên đĩa cân bên phải có 1 quả cân 500 g và 1 quả cân 200g. Hãy tính khối
lượng 1 quả cam.
Câu 2: (2 điểm)
a) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì?
b) Cho ví dụ minh họa về một kết quả tác dụng lực đã nêu
trên?
Câu 3: Một gàu nước được treo đứng yên ở đầu một sợi dây
như hình dưới. (2 điểm)
a) Hãy nêu các lực cân bằng tác dụng lên gàu nước?
b) Hãy nêu phương, chiều của mỗi lực tác dụng lên gàu
nước?
Câu 4: (2 điểm)
a) Khối lượng riêng của một chất là gì?
b) Một viên bi thủy tinh có khối lượng 30 g, thể tích 12
cm3. Hãy tính khối lượng riêng của thủy tinh?
Câu 5: (2 điểm)
a) Hãy tính trọng lượng của một bạn học sinh nặng 45 kg?
b) Trước một chiếc cầu bắc qua sông có một biển báo giao thông ghi 10 T. Biển báo đó cho
ta biết điều gì?
Đề 12
Câu 1: (2,0 điểm)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương.
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc
Bộ và biển
Đông ở
phía
đông, Trung

Quốc ở
phía
bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình
chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1648 km.
a) Em hãy cho biết khoảng cách từ bắc tới nam của nước ta là bao nhiêu
mét?
b) Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và
khoảng cách ngoài thực địa. Tỉ lệ bản đồ là 1: 1000000 nghĩa là 1 cm
trên bản đồ tương ứng với 1000000 cm ngoài thực tế. Em hãy tính xem
với tỉ lệ 1: 1000000 thì khoảng cách từ bắc đến nam của nước ta được
vẽ là bao nhiêu cm trên bản đồ. Câu 2: (2,0 điểm)
a) Ngày 29/07/2017, tại giải điền kinh TPHCM mở rộng, vận
động viên Bùi Thị Xuân đã lập kỉ lục quốc gia mới ở nội dung
ném lao nữ. Với lực ném lớn, cô đã lập thành tích đáng nể là
51,70 m. Em hãy cho biết lực là gì? Nêu dụng cụ đo và đơn vị
của lực.
b) Viên phấn được thả rơi xuống đất, nó vỡ ra. Trọng lực đã gây
nên những kết quả gì lên viên phấn?
c) Khi một sợi dây bị kéo căng, lực kéo của dây tác dụng lên các
vật tiếp xúc ở hai đầu dây có phải là lực đàn hồi không? Em hãy
giải thích vì sao?
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Những tấm cầu sắt làm cho việc dắt xe lên nhà trở nên đơn
giản hơn. Tấm cầu sắt như Hình 3 là loại máy cơ đơn giản nào?
b) Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học.

Hình 1

Hình 2


Hình 3


Câu 4: (3,0 điểm)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10 cm. Treo lò xo thẳng đứng, một đầu móc lên giá, đầu kia
treo vật nặng có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra đến độ dài 12 cm thì dừng lại, vật nặng đứng
yên như Hình 4.
a) Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào? Nêu phương, chiều của các lực đó.
b) Tính độ biến dạng của lò xo khi treo vật nặng.
c) Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo thì vật nặng đứng yên cân bằng.
Câu 5: (1,5 điểm)
Một bước tượng làm bằng vàng, các phép cân và đo cho biết bức tượng có trọng
lượng là 18 N và thể tích là 0,0001 m 3. Hỏi bức tượng làm bằng vàng nguyên chất
hay được pha thêm các kim loại khác, biết khối lượng riêng của vàng là 19300
kg/m3.
HẾT

Hình 4



×