Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 19 trang )


YÊU CẦU, TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH RA ĐỀ
KIỂM TRA HỌC KÌ.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ
chặc chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là
động lực đổi mới PPDH, góp phần thực hiện mục
tiêu đào tạo. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn đổi mới kiểm tra, đánh giá
ở ngành học phổ thông , tập trung vào công tác ra
đề kiểm tra học kì cấp tiểu học như sau:

I. YÊU CẦU CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
Đề kiểm tra học kì phải đáp ứng các yêu cầu
cơ bản sau:
1.Nội dung bao quát chương trình đã học.
2. Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ
đã được qui định trong chương trình môn học, cấp
học.
3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
4. Phù hợp với thời gian kiểm tra.
5.Góp phần đánh giá khách quan trình độ học
sinh.

II. TIÊU CHÍ CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ.
Các tiêu chí đề kiểm tra học kì cần đạt là:
1.Nội dung không nằm ngoài chương trình.
2.Nội dung rải ra trong chương trình học kì.
3.Có nhiều câu hỏi trong một đề. Tùy theo đặc
trưng của từng bộ môn, phân định tỉ lệ phù hợp


giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự
luận. Đối với đề kiểm tra có câu trắc nghiệm
khách quan: không ít hơn 5 câu đối với thời lượng
từ 40 - 45 phút.


4. Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với
tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng
và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn; đảm bảo tỉ lệ
chung cho cấp học như sau:
-Nhận biết 50%; thông hiểu 30%; vận dụng
20%.
5. Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa,
nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến
trả lời và với số điểm dành cho nó.

III. QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
1.Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và
hình thức kiểm tra
Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục
tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung
và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan
trình độ học sinh, đồng thời thu thập các thông tin
phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý
giáo dục.

2. Thiết lập bảng hai chiều
a.Lập một bảng có hai chiều; trong đó, một chiều thể
hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận

thức cần kiểm tra.
b.Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ
nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của
bảng.

c. Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và
mức độ nhận thức cần kiểm tra.
-Xác định số điểm cho từng nội dung căn cứ
vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương
trình và mức độ quan trọng của nội dung đó.
-Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức
để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối
chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản
nên có tỉ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ
nhận thức khác.

×