Bảo hiểm y tế: Có luật nhưng phải chờ hướng dẫn
TT - Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1-7-2009 nhưng đến nay nghị
định và thông tư hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Thứ trưởng
Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết do vậy trước mắt vẫn sẽ thực
hiện quy chế cũ.
Đề cập những điểm mới của quy định bảo hiểm y tế (BHYT), Thứ trưởng
Nguyễn Thị Xuyên khẳng định ngoài nhóm đối tượng BHYT bắt buộc mở
rộng (thêm 15 triệu học sinh, sinh viên...), Nhà nước sẽ đảm bảo chi phí
mua thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, người có công; thành
viên hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ ít nhất 50% chi phí
mua thẻ. Quỹ BHYT cũng sẽ thanh toán cho bệnh nhân bị các bệnh bẩm
sinh.
Nhưng trong luật mới cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề nơi đăng
ký khám chữa bệnh ban đầu được dồn về tuyến xã, huyện hoặc tương
đương. Đọc thấy trong dự thảo thông tư hướng dẫn có nêu: người có thẻ
BHYT được lựa chọn nơi khám chữa bệnh thuận tiện với nơi cư trú và
công tác, nhưng trên thực tế hiện nay tại nhiều địa phương chỉ 60-70%
trạm y tế có bác sĩ.
Đó là chưa kể ngay trong danh mục thuốc đã tạo sự phân biệt đối xử bệnh
nhân BHYT giữa các tuyến: khống chế dần số thuốc từ tuyến quận huyện
trở xuống. Điều đó dẫn đến tình huống bác sĩ tuyến dưới chỉ là người làm
giấy chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Như vậy hầu hết bệnh nhân lại bị
“thiệt kép” vì luật chỉ thanh toán chi phí vận chuyển từ tuyến huyện lên
tuyến trên cho một số đối tượng ưu tiên.
Ông Cao Văn Sang - giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM - cho rằng dù
TP.HCM là địa phương có nhiều đầu tư cho y tế nhưng sắp tới sẽ chỉ làm
thí điểm ở một số trạm y tế của Q.1, Củ Chi, Hóc Môn. Bệnh nhân đến các
trạm y tế này chủ yếu lấy các thuốc thông thường.
Trên mặt bằng chung, ông dẫn chứng: trong số trên 3,1 triệu người tham
gia BHYT tại TP, có 1,4 triệu thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các
bệnh viện quận huyện nhưng đã quá tải, và cho dù các bệnh viện có nỗ
lực tối đa, sắp tới cũng chỉ có thể tiếp nhận 2,1 triệu thẻ. Số còn lại sẽ phải
đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở đâu? Đó là chưa tính hiện tại chỉ mới
60% HSSV tham gia BHYT tự nguyện, đến đầu năm 2010 thì tất cả HSSV
phải tham gia BHYT bắt buộc.
- 1 -
Cơ chế thanh toán cũng là chuyện còn gây nhiều lo ngại. Theo ông
Nguyễn Đình Khương - phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, hiện 98%
cơ sở y tế thực hiện cơ chế thanh toán theo phí dịch vụ, 2% thực hiện
thanh toán theo định suất.
Ông Khương cho rằng cơ chế thanh toán theo phí dịch vụ là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, lạm
dụng xét nghiệm, gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh và quỹ
BHYT. Tuy nhiên khi trở lại thanh toán theo định suất vào thời gian tới đây,
mặt trái có thể xảy ra (thực tế đã từng xảy ra trước năm 2006) là bệnh viện
sẽ “siết” phần chi cho người bệnh, do lo ngại thủng “trần”, tức định suất
thanh toán trung bình cho người bệnh mà quỹ BHYT đã khoán!
K.SƠN - L.ANH
Thứ Bảy, 06/12/2008, 09:23 (GMT+7)
11 đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế
TT (Hà Nội) - Sáng 5-12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công
bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật: đa dạng sinh học, công
nghệ cao, giao thông đường bộ, bảo hiểm y tế (BHYT).
Luật BHYT quy định cụ thể 24 nhóm đối tượng tham gia BHYT. Trong đó
có 11 đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách nhà nước bảo
đảm (trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, cựu chiến binh, bảo trợ xã hội,
người nghèo, người cao tuổi…). Luật cũng đã xác định mức trần đóng
BHYT là 6% tiền lương và có ba mức hưởng BHYT là 100%, 95%, 80%.
Luật công nghệ cao có quy định về việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm
công nghệ cao quốc gia. Đây là tổ chức tài chính nhà nước để đầu tư vốn,
cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển
doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ
cao.
Luật giao thông đường bộ dành một điều để quy định về việc thi công công
trình trên đường bộ đang khai thác. Theo đó, đơn vị thi công không thực
hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định,
để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cả bốn luật này đều có hiệu lực từ ngày 1-7-2009.
- 2 -
V.V.THÀNH
Thứ Tư, 01/07/2009, 04:04 (GMT+7)
Thực hiện luật bảo hiểm y tế: Sẽ rối về nhóm đối tượng?
TT - Trong Luật bảo hiểm y tế (BHYT) phân thành 25 nhóm đối tượng,
thì trong dự thảo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện luật này có 30 nhóm - thêm năm đối tượng như: công nhân
cao su nghỉ việc, thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, thân nhân học sinh cơ yếu, người lao động nghỉ việc đang
hưởng chế độ ốm đau, người hoạt động không chuyên trách xã,
phường, thị trấn...
Thông tư cũng cụ thể hóa rất chi tiết một số nhóm đối tượng - như đối
tượng 9 (người có công với cách mạng) - có đến 12 nhóm nhỏ: bà mẹ VN
anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh,
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học... Một cán bộ làm
công tác BHYT cho biết: “Rất khó xác định đối tượng nhiễm chất độc hóa
học vì chỉ có thể căn cứ vào con cái họ sinh ra bị dị tật. Trường hợp họ
không có con thì làm sao?”.
Việc phân loại chi li để xác định ai thuộc nhóm đối tượng tự đóng BHYT
hay Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn phần, khi khám chữa bệnh được
chi trả 100% hay phải đồng chi trả 5% hoặc 20%... khá rối rắm và có
trường hợp để ngỏ. Như đối tượng 18 là người đã hiến bộ phận cơ thể và
hiến, lấy xác. Theo Luật BHYT, những người này được ngân sách nhà
nước đóng BHYT, thông tư thì hướng dẫn: căn cứ vào giấy xác nhận đã
hiến bộ phận cơ thể để cấp thẻ BHYT. Nhưng đối với người hiến xác thì
sao?
Thông tư không nói rõ sẽ cấp thẻ BHYT ngay khi đăng ký hiến hay khi lấy
xác, trong khi số lượng người đăng ký hiến xác hiện khá đông, chỉ riêng
ĐH Y dược TP.HCM hiện tại có trên 12.000 hồ sơ đăng ký, số xác đã hiến
là 326 xác. Người đó đăng ký hiến nhưng lúc chết thân nhân không cho
lấy xác thì sao?
Khi triển khai, các cơ quan, đơn vị còn phải xem lại trong cán bộ nhân viên
của mình có ai thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định mới hay
không.
- 3 -
Cách đóng phí cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ một phần mức
đóng BHYT lại không đưa ra một nguyên tắc chung để làm căn cứ tính
toán, mà thông tư hướng dẫn lại đưa ví dụ một hộ nông nghiệp có ba
người có mức sống trung bình được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng! Vậy
nếu gia đình có năm, sáu hoặc chín người thì sao? Đã có thông tư hướng
dẫn mà chưa sáng tỏ thì làm sao triển khai thực hiện?
Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng trong khám chữa bệnh, trước đây
BHYT từng áp dụng quy định bệnh nhân đồng chi trả 20%. Hậu quả là
tăng việc cho bộ máy thu phí ở các bệnh viện và bệnh nhân vô cùng vất vả
khi cùng chi trả. Sau một thời gian phải bỏ. Đến khi quỹ khám chữa bệnh
BHYT tự nguyện thâm thủng nặng thì BHYT buộc đối tượng này phải đồng
chi trả 20%.
Nay Luật BHYT và thông tư chia làm ba nhóm: một số đối tượng được
hưởng 100%, khám chữa bệnh tại tuyến xã hoặc chi phí cho một lần khám
chữa bệnh dưới 100.000 đồng; một nhóm cùng chi trả 5% và các nhóm
còn lại cùng chi trả 20%. Hiện nay ở nhiều bệnh viện lớn vốn quá tải, khu
vực khám chữa bệnh BHYT chật hẹp, bệnh nhân phải đợi chờ trong ngột
ngạt thì dự báo chuyện xếp hàng để đóng phí cùng chi trả 5%, 20% sẽ vô
cùng nhiêu khê. Không chỉ bệnh nhân mất rất nhiều thời gian chờ đợi mà
bộ máy thu chi của bệnh viện cũng vất vả.
KIM SƠN
Chủ Nhật, 21/06/2009, 04:14 (GMT+7)
Bảo hiểm y tế: Được hoàn trả chi phí kỹ thuật cao
TT - Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM cho biết đã sẵn sàng tiếp nhận
hồ sơ hoàn trả chi phí kỹ thuật cao (theo quyết định 21 của Bộ Y tế)
cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế tại TP. Ông Cao Văn Sang - giám
đốc BHXH TP.HCM - cho biết:
- Ngày 9-6-2008, Bộ Y tế ký quyết định 21 về việc ban hành danh mục vật
tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế dùng trong các dịch vụ kỹ thuật cao khi
khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT). Quyết định này có
hiệu lực từ 12-7-2008. Tuy nhiên, do phải đợi hướng dẫn của một số bộ,
ngành và thỏa thuận mức thanh toán với các bệnh viện, đến nay BHXH TP
mới có thể hoàn trả chi phí kỹ thuật cao cho bệnh nhân đã đóng cho các
bệnh viện theo quyết định này.
- 4 -
* Thưa ông, theo quyết định 21, quỹ BHYT chi trả bao nhiêu loại dịch
vụ kỹ thuật cao và mức chi trả như thế nào?
- Có 64 loại dịch vụ kỹ thuật cao (xem chi tiết ở phần sau) được quỹ BHYT
chi trả. Tùy theo bệnh nhân thuộc diện BHYT nào mà mức chi trả có khác
nhau. Cụ thể, đối với đối tượng là người hoạt động cách mạng trước
tháng 8-1945, bà mẹ VN anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ, người
hưởng chính sách như thương binh, người cao tuổi thì được quỹ BHYT
thanh toán 100%.
Đối với đối tượng là người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng, người
tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học đang
hưởng trợ cấp hằng tháng, người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa,
người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng, các đối
tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng, người được hưởng
chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo được quỹ BHYT thanh toán
100% chi phí dịch vụ kỹ thuật cao, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng
cho một lần sử dụng dịch vụ đó.
Trường hợp người bệnh thuộc diện BHYT tự nguyện có thời gian tham gia
BHYT liên tục sáu tháng trở lên (tính đến thời điểm được bác sĩ chỉ định
sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao), quỹ BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí
nhưng không quá 20 triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
Nếu chưa đủ điều kiện về thời gian tham gia BHYT liên tục (dưới sáu
tháng), người bệnh phải tự trả toàn bộ chi phí dịch vụ kỹ thuật đó cho cơ
sở y tế mà họ đến điều trị.
Các đối tượng BHYT còn lại được thanh toán 60% chi phí nhưng mức
thanh toán tối đa không quá 20 triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ đó.
Hồ sơ xin hoàn trả chi phí dịch vụ kỹ thuật cao gồm giấy tờ gì?
- Người bệnh BHYT chỉ cần nộp bản photo giấy ra viện, bản photo thẻ
BHYT (đem bản chính hai loại giấy tờ này theo để đối chiếu), biên lai hoặc
hóa đơn thu tiền dịch vụ kỹ thuật cao của bệnh viện (bản chính).
* Hồ sơ xin hoàn trả nộp ở đâu, khi nào?
- Kể từ ngày 12-7-2008 đến nay nếu người bệnh BHYT chưa được hưởng
quyền lợi theo quy định của quyết định 21 thì nộp hồ sơ tại BHXH 24
- 5 -
quận, huyện hoặc BHXH TP.HCM để được thanh toán lại. Thời gian tiếp
nhận hồ sơ từ 22-6.
* Bệnh nhân BHYT ở tỉnh được chuyển đến TP.HCM điều trị và đã
đóng dịch vụ kỹ thuật cao cho các bệnh viện ở TP thì việc hoàn trả
thế nào, thưa ông?
- Bệnh nhân phải đến BHXH của tỉnh phát hành thẻ BHYT để được thanh
toán lại.
LÊ THANH HÀ thực hiện
64 dịch vụ kỹ thuật cao được quỹ BHYT thanh toán:
Kim sinh thiết cơ tim; bộ dụng cụ thông tim và chụp buồng tim; bộ dụng
cụ thông tim, chụp động mạch vành và các động mạch khác; dây dẫn
can thiệp các loại; ống thông can thiệp; Micro catheter các loại; bộ dụng
cụ để bít thông liên nhĩ, thông liên thất, bít ống động mạch; bộ dụng cụ
điều trị rối loạn nhịp tim bằng RF; dụng cụ thăm dò điện sinh lý tim; bóng
nong trong điều trị tim mạch; bộ máy tạo nhịp gồm máy và dây dẫn; bộ
máy tạo nhịp và phá rung (cấy vào trong cơ thể): gồm máy và dây dẫn,
máy cắt nối tự động và ghim khâu máy;
Bộ tim phổi nhân tạo dùng trong mổ tim phổi máy các số, các cỡ (gồm
cả dây chạy máy); vòng xoắn kim loại (coil) các loại, các cỡ; stent các
loại; van tim nhân tạo (gồm cả van động mạch chủ); vòng van tim nhân
tạo; mạch máu nhân tạo (gồm cả động mạch chủ nhân tạo); hạt nhựa
PVA (sử dụng trong nút mạch); đầu dò thần kinh; cement hóa học sử
dụng trong phẫu thuật tạo hình thân đốt sống qua da, tạo hình vòm sọ và
thay khớp; keo sinh học điều trị rò dịch não tủy, thoát vị nền sọ, rò mỏm
cắt phế quản, tràn khí màng phổi, phẫu thuật tai mũi họng, phẫu thuật
phình tách động mạch chủ; van dẫn lưu nhân tạo (não thất - màng
bụng);
Dầu silicon, đai silicon (dùng trong phẫu thuật cắt dịch kính và điều trị
bong võng mạc); đầu cắt dịch kính; đầu lưỡi laser các loại; ống silicon
dùng trong phẫu thuật mắt; thể thủy tinh nhân tạo các loại (cứng, mềm,
treo); giác mạc; xương con (phẫu thuật tái tạo hệ thống truyền âm); van
phát âm, thanh quản điện, stent thanh khí quản; vật liệu thay thế sử
dụng trong phẫu thuật nâng sống mũi, lép mặt; điện cực ốc tai; máy trợ
- 6 -