Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

BAI GIANG TAP HUAN HDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 23 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm 2009

PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, học viên cần:
- Nắm được một số phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới và cách
thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp tổ
chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động
của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng
tạo vào thực tế.

II. NỘI DUNG TẬP HUẤN
1- Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS.
2- Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng
đổi mới.
3- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL.
4- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL cho HS.
5- Thực hành tổ chức một hoạt động cụ thể.
(làm tại lớp)
6- Viết bài thu hoạch chương trình bồi HĐGDNGLL.



(làm ở nhà)
7- Lập kế hoạch triển khai ở đơn vị trường.
(Kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL năm học 2009-2010)
III. PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
- Phương pháp cùng tham gia thảo luận, trao đổi.
- Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm.
- Luyện tập, thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Ngày thứ nhất:
- Khai mạc lớp tập huấn, tổ chức lớp.
- Nghe giới thiệu chung về khóa tập huấn.
- Nghe giới thiệu về chương trình HĐGDNGLL bậc
THCS.
- Tập huấn về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL.
Ngày thứ hai:
- Tập huấn về đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của
học sinh.
- Giới thiệu về giáo dục KNS cho học sinh THCS.
- Thực hành tổ chức một hoạt động thể hiện đổi mới
phương pháp và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Thảo luận, nộp bài thu hoạch, giáo án, tổng kết lớp.

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN KHI
THAM GIA LỚP TẬP HUẤN
- Tham dự đầy đủ thời gian tập huấn trong
hai ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và
phải báo cáo với ban quản lí lớp tập huấn.
- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý

kiến trong nhóm và trong lớp.
- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc
mắc để cùng nhau giải quyết.
- Giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong quá
trình tập huấn.

PHẦN II: CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ
Nội dung 1
Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS
1. Vai trò của HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa như
thế nào trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ?
- HĐGDNGLL là một phần rất quan trọng của kế hoạch giáo
dục vì nó tạo ra điều kiện và môi trường thống nhất với quá
trình dạy học, quá trình giáo dục để tiềm năng của mỗi cá
nhân học sinh có cơ hội bộc lộ và phát triển các phẩm chất
năng lực của mình.
- Thông qua HĐGDNGLL giúp HS củng cố hệ thống thái độ,
hình thành cảm xúc, tình cảm, niềm tin, thẩm mỹ đạo đức
cũng như phát triển hệ thống năng lực của con người.
Bước đầu hình thành 8 năng lực của con người: Năng lực
tự hoàn thiện. Năng lực giao tiếp ứng xử. Năng lực thích ứng.
Năng lực tổ chức quản lí. Năng lực hoạt động chính trị xã hội.
Năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Năng lực lao động
nghề chuyên biệt. Năng lực nghiên cứu khoa học.
-
Chương trình HĐGDNGLL nhằm khép kín không gian, thời
gian GD đối với HS. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.

- Chương trình HĐGDNGLL nhằm tạo ra sự thống nhất tác
động giáo dục của toàn xã hội vào quá trình phát triển nhân
cách HS.

2. Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL:
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có những mục tiêu nào?
- Một là: Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các
môn học. Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm phong phú thêm vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.
- Hai là: Rèn luyện, phát triển ở HS các kĩ năng cơ bản
phù hợp với lứa tuổi HS mới như: năng lực tự hoàn thiện;
kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản
lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể
hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt
trong học tập, lao động và trong các công tác xã hội.
- Ba là: Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia
các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động xã hội; hình
thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương, đất nước; có thái độ đúng đắn đối với
các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Tóm lại: HĐGDNGLL là sự nối tiếp của hoạt động dạy-học
trên lớp. Nhằm thu hút toàn bộ HS cùng tham gia, giúp HS
bộc lộ năng lực, thái độ của mình và có cơ hội để rèn luyện
các kĩ năng sống. HĐGDNGLL là con đường gắn lý thuyết
với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động của HS.



3. Nội dung chương trình HĐGDNGLL bậc THCS
? Các đ/c hãy cho biết cấu trúc của chương trình
HĐGDNGLL?
? Các đ/c hãy cho biết nhận xét của mình về mức độ
nội dung chương trình HĐGDNGLL của từng lớp từ
lớp 6 đến lớp 9?
Chương trình HĐGDNGLL bậc THCS có cấu trúc đồng tâm,
gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
a, Phần bắt buộc:
- Phần bắt buộc yêu cầu các trường và mọi HS phải tham gia
hoạt động. Vì đó là những nội dung góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục diện nhân cách HS THCS. Chương trình bắt
buộc được coi là nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của
mỗi HS và là tiêu chuẩn thi đua của các tập thể lớp.
-
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo các chủ điểm
giáo dục. mỗi chủ điểm giáo dục thường gắn với ngày kỉ
niệm lịch sử trong tháng và nhiệm vụ trọng tâm của từng
thời điểm giáo dục trong năm học.
-
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo nguyên tắc
phát triển các hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp.
-
Chương trình bắt buộc được thực hiện trong suốt 12 tháng
nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của HS, tạo ra
quá trình chăm sóc, giáo dục liên tục của toàn xã hội.
b. Phần tự chon.
-
Là những hoạt động không bắt buộc, tuỳ theo điều kiện của

từng trường và khả năng, sở thích của HS mà lựa chọn
những nội dung, hoạt động cho phù hợp.
-
Ví dụ: Hoạt động CLB, giao lưu văn hoá, vui chơi giải trí,
sáng tác văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội,...

4. Những quan điểm đổi mới về phương thức
tổ chức HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo quan điểm của các đ/c thì HĐGDNGLL
cần phải đổi mới như thế nào cho phù hợp với mục tiêu
giáo dục hiện nay?
-
Phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của
học sinh.
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
-
Phải rèn luyện cho HS tác phong làm việc và những kĩ năng
của người lao động thời kì CNH-HĐH.
-
Phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng trường,
từng địa phương.
-
Phải thu hút được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường
cùng tham gia tổ chức hoạt động cho HS.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×