Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm2009
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TUẦN 1
CẬU BÉ THÔNG MINH
(2 tiết)
I - MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước
đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . trả lời được các câu hỏi trong
sách giáo khoa
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.....
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
- Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).
• Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh
1. Ổn định tổ chức (1
’
)
2. Bài mới
Giới thiệu bài (1
’
)
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS : Bức
tranh vẽ cảnh gì ?
- Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện
với nhà vua ? Cậu bé có tự tin không ?
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì,
vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng
học bài hôm nay, Cậu bé thông minh.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần
mục tiêu. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện
giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,
dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với
nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện
của hai người.
- Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua.
- HS theo dõi GV đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS
chỉ đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáo viên. Lưu
1
Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS
mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát
âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý
với các từ mà nhiều HS trong lớp mắc lỗi thì GV cần
cho HS cả lớp luyện phát âm từ đó, với các từ có ít
HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu
cho đến hết bài.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. GV theo dõi HS
đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.
- Giải nghĩa : Khi được lệnh vua ban, cả làng đều lo
sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu
bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng
túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 tương tự như cách
hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy
om sòm có nghĩa là gì ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Sứ giả là người như thế nào ?
- Thế nào là trọng thưởng ?
ý các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần
mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo
viên.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:
Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài giúp
nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ /
nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có
thì cả làng phải chịu tội.//
- Trái nghĩa với bình tĩnh là : bối rối, lúng túng.
- Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
+ Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// ( Đọc
với giọng oai nghiêm )
- Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ
em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,// con không xin
được, // liền bị đuổi đi,// ( Đọc với giọng lễ phép
bình tĩnh tự tin ).
+ Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm !// Bố ngươi
là đàn ông thì đẻ sao được ?// ( Đọc với giọng hơi
giận dữ, lên giọng ở cuối câu).
+ Muôn tâu,/ vậy tại sao đức vua lại hạ lệnh cho
làng con / phải nộp gà chống biết đẻ trứng ạ. ?//
- Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3.
Chú ý ngắt giọng đúng :
Hôm sau, / nhà vua cho người đem đến một con
chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// Cậu bé
đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, / nói
- Xin ông tâu với Đúc Vua / rèn cho tôi chiếc kim
này thành một con giao thật sắc / để sẻ thịt chim.
- Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệp với
người khác, nước khác...
- Trọng thưởng nghĩa là tặng cho một phần thưởng
lớn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1
đoạn.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình,
2
Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm
- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu
cầu đọc từng đoạn theo nhóm.
- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng
cho từng nhóm.
* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (8
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được
lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một
cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô để gặp Đức
Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế
nào ?
Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài
là vô lí ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố
sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận
gà trống không thể đẻ trứng .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì.
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim
không ?
- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không
thể làm được ?
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một
con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với
Đức Vua rèn cho một con dao thật sắc từ một chiếc
kim khâu. Đây là việc mà đức Vua không thể làm
được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba
mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế
nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục.
Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài
trí của một cậu bé.
sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh
sửa lỗi cho nhau.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải
nộp một con gà trống.
- Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được
lệnh của nhà vua.
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhà vua
lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ
em bé), từ đó làm cho vuat phải thừa nhận :lệnh của
ngài cũng vô lí.
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm phát
biểu:
- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc
kim khâu thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là
làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và
gửi cậu vào trường học để thành tài.
- HS trả lời.
3
Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6
’
)
Mục tiêu :
Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời
của người kể và lời của nhân vật.
Cách tiến hành :
- GV đọc mẫu đoạn 2 của bài. Chú ý: Biết phân biệt
lời người kể, các nhân vật khi đọc bài :
+ Giọng người kể : chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu
truyện ; lo lắng khi cả làng cậu bé nhậnđược
lệnh của nhà vua ; vui vẻ, thoải mái, khâm
phục khi cậu bé lần lượt vượt qua được
những lần thử thách của nhà vua.
+ Giọng của cậu bé : Bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng của nhà vua : nghiêm khắc.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS
và yêu cầu HS luyện đọc lại truyện theo hình thức
phân vai.
- Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai :
người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi nhận xét.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (2
’
)
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp
học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh
minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện
Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như
trong sách TV3/1 lên bảng.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu
chuyện theo tranh (18
’
)
Mục tiêu :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được
từng đoạnvà toàn bộ câu truyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời
kể của bạn.
Cách tiến hành :
Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi : +Quân
lính dang làm gì ?
+Lệnh của Đức Vua là gì ?
+ Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của
Đức Vua ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
- Hướng dẫn HS kể các đoạn còn lại tương tự như
cách hướng dẫn kể đoạn 1. Các câu hỏi gợi ý cho HS
kể là:
Đoạn 2
- HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên
bảng lớp (hoặc tranh trong SGK).
- Nhìn tranh trả lời câu hỏi :
+ Quân lính đang thông báo lệnh của Đức Vua.
+ Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp
một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Dân làng vô cùng lo sợ.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét lời kể của bạn
theo các tiêu chí : Kể có đúng nội dung ? Nói đã
thành câu chưa ? Từ ngữ được dùng có phù hợp
không ? Kể có tự nhiên không? .....
- Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng : Bố con mới
4
Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh
- Khi được gặp Vua, Cậu bé đã nói gì, làm gì ?
- Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều
cậu bé nói.
Đoạn 3
- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm
gì ?
Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài thứ
hai ?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt,
có sáng tạo.
sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được,
liền bị đuổi đi.
- Đức Vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói : Bố
ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?
- Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một
con chim sẻ nhỏ.
- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một
con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông
minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
- HS kể lại chuyện khoảng 2 lần, mỗi lần 3 HS kể
nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện. Cả lớp theo dõi
nhận xét sau mỗi lần có HS kể.
Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò (3
’
)
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu
chuyện vừa học.
- Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho
người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Tổng kết bài học, tuyên dương các em học tốt,
động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các
em chưa chú ý trong giờ học
- Đức Vua trong câu chuyện là một ông Vua tốt, biết
trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được
người tài.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................==
==== ======
TOÁN
Tiết 1 : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
− Biết cách đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số
−Vận dụng kiến thức và làm bài tập.
− Giáo dục: HS vui thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ ghi nội dung bài tập Bài 1, Bài 2 , Bài 3, Bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Giới thiệu - Giới thiệu chương trình Toán học ở lớp Ba. - HS lắng nghe.
5
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Kiểm tra dụng cụ học tập môn Toán.
- Những qui định chung trong học Toán.
II - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu
bài:
Ôn tập về số thứ tự:
Ôn tập về so sánh số và
thứ tự số:
Trò chơi:
Làm toán tiếp sức
3. Củng cố dặn dò
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
- Ôn tập về đọc, viết số.
- GV đọc cho HS viết các số sau: 456 (Bốn
trăm năm mươi sáu), 227, 134, 506, 609, 780.
- GV viết lên bảng các số có 3 chứ số,
khoảng 10 số.
- Gọi HS làm
Bài 1 ở bảng phụ.
- Lớp làm bài vào vở.
- Kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung
của bài tập 2.
- Chữa bài: tại sao phần a lại điền 312 vào
sau 311 ?
- Tại sao trong phần b lại điền 398 ?
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng
ta làm gì ?
- Gọi HS lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
+ Tại sao điền được 303<330.
- Tương tự đến hết bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 5: Gọi HS đọc đề.
- HS tự làm bài.
- Chấm chữa bài, nhận xét.
- Điền dấu < hay > vào chỗ chấm trong các
dãy số sau:
a) 162 ... 241 ... 425 ... 519 ... 537.
b) 537 ... 519 ... 425 ... 241 ... 162.
c) 184 ... 481 ... 814 ... 841 ...
d) 720 ... 127 ... 227 ...427 ...
- GV nhận xét trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm.: đọc,
viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ các số có ba
chữ số (không nhớ).
- HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng lớp viết vào vở
nháp.
- HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét.
- 2 HS làm.
- HS đổi chéo vở, chữa lỗi.
- HS suy nghĩ tự làm bài.
- Vì: 310+1=311
311+1=312.
- Vì: 400-1=399.
399-1=398.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu so sánh các số.
- 3 em lên bảng.
- Vì: Hai số có cùng số trăm là
3. Nhưng 303 có số 0 là chục,
còn 330 có 3 chục.
0 chục < 3 chục nên 303>330.
- 2 HS đọc.
- Đối chéo bài chấm.
- 3 HS đọc.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào
vở.
- Chia 4 đội để chơi.
- Các tổ tự nhận xét.
Thứ ba ngày 18/8/2009
TOÁN
6
Tiết 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ).
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
− Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) và giải toán có lời văn về , nhiều hơn
,ít hơn
− Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
− Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận trong học toán.
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ viết Bài 1 ( cột a , c ) ,Bài 2 ,Bài 3,Bài 4
HS : Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu:
(2 phút)
b) Hướng dẫn TH bài:
Ôn tập về phép cộng và
phép trừ các số có 3
chữ số:
Ôn tập giải toán nhiều
hơn, ít hơn:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết
1 (3, 4, 5).
- GV đọc: 340, 259, 537. Xếp theo thứ tự tăng
dần.
- GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm
- Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng
Bài 1: Bài yêu cầu làm gì ?
- Gọi HS nhẩm miệng bài a/
400 + 300 =
700 - 300 =
700 - 400 =
- HS tự làm bài c vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm vào vở.
- Nhận xét bài làm bảng.
- HS tự chữa bài làm của mình.
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
Phân tích: Khối lớp Một có bao nhiêu HS ?
- Số HS của khối lớp Hai như thế nào so với
số HS của khối lớp Một ?
- Muốn tính số HS khối Hai ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Giá tiền một tem th như thế nào so với giá
tiền 1 phong bì ?
- HS lên bảng giải.
- Lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS lên bảng tự xếp.
- HS đọc đề.
- Yêu cầu tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhẩm.
- 2 em lên bảng.
- HS tự chấm.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng.
- 2 HS đọc.
- Khối lớp Một: 245 HS.
- Khối Hai ít hơn khối Một 32
HS.
- Ta phải thực hiện:
245 + 32 =
- 1 HS làm bài bảng.
- Lớp làm vở bài tập.
- 3 HS đọc.
- Bài toán hỏi giá tiền tem thư ?
- Giá tiền một tem thư nhiều
hơn giá tiền một phong bì là
200 đồng.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số tiền một tem thư :
7
Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3. Củng cố:
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS làm vào vở.
- Chấm bài. Nhận xét.
- Khi thay đổi vị trí của các số hạng thì tổng
không thay đổi.
- Lấy tổng trừ đi một số hạng thì được kết
quả là số nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện tập nhiều về Cộng trừ
các số có ba chữ số.
200+600 = 800 đồng.
Đáp án: 800 đồng.
- 3 HS đọc.
- Khi lấy tổng trừ đi một số
hạng thì kết quả là số hạng còn
lại.
TIẾT 2
TẬP ĐỌC
HAI BÀN TAY EM
I - MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi đung sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm .
2. Đọc hiểu
- Hai bàn tay rất đẹp , rất có ích rất đáng yêu , ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2 , 3
khổ thơ trong bài )
- Hiểu nghĩa các từ ngữ , hình ảnh trong bài : ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng
giăng, thủ thỉ,....
3. Học thuộc lòng bài thơ
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.
• Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Cậu
bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung
câu truyện.
• Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Bài mới
Giới thiệu bài (1
’
)
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính
mình.
- 2 HS phát biẻu ý kiến.
- Nghe GV giới thiệu bài.
8
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe
những lời tâm sự, những suy nghĩ của một bạn nhỏ
về đôi bàn tay. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay ?
Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt, đáng yêu ? chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài thơ Hai bàn tay em.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (15
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần
mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và
giữa các khổ thơ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện
giọng đọc như đã nêu ở Mục tiêu.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ
lẫn.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng
thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài .
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS
mắc lỗi.
* Hướng dẫn đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo từng khổ
thơ.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó
đọc nếu HS không đọc đúng.
- Giải nghĩa các từ khó :
+ Giải nghĩa các từ Siêng năng, giăng giăng theo
chú giải của TV3/1. Giảng thêm từ Thủ thỉ .
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm:
- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu
cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm.
GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa
riêng cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời
câu hỏi : Hai bàn tay của em bé được so sánh với cái
gì ?
- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé qua
hình ảnh so sánh trên ?
- 10 HS tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
Đọc từ 2 đến 3 lần như vậy.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các
từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần
Mục tiêu .
- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của
GV:
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt. Đọc khoảng 3
lượt.
- Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúng khi
đọc.
Hai bàn tay em /
Như hoa đầu cành //
Hoa hồng hồnh nụ /
Cánh tròn ngón xinh //
+ Đọc chú giải : Đặt câu với từ thủ thỉ. ( Đêm
đêm mẹ thường thủ thỉ kể chuỵên cho em
nghe. )
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của
mình, sau mỗi bạn đọc các HS trong nhóm nghe
và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa
hồng, ngón tay xinh như cánh hoa.
- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
- Đọc thầm các khổ thơ còn lại.
9
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Hai bàn tay của em bé không chỉ đẹp
mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé. Chúng ta
cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được điều
này.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : hai
bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? ( có thể hỏi :
Hai bàn tay rất thân thiết với bé. Những hình ảnh nào
trong bài thơ nói lên điều đó ?)
* Khi HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu được,
GV nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu thêm và
cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh.
+ Khổ thơ 2 : Hình ảnh Hoa áp cạnh lòng.
+ Khổ thơ 3 : Tay em bé đánh răng, răng trắng và
đẹp như hoa nhài, tay em bé chải tóc, tóc sáng lên
nnhư ánh mai.
+ Khổ thơ 4 : Tay bé viết chữ làm chữ nở thành hoa
trên giấy.
+ Khổ 5 : Tay làm người bạn thủ thỉ, tâm tình cùng
bé.
- Em thích nhất khổthơ nào ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6
’
)
Mục tiêu :
HS học thuộc lòng bài thơ.
Cách tiến hành :
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS học
thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài.
- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS đọc
thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ ( có thể cho HS
chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương
ứng ).
- Tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài thơ,
đọc bài hay.
4/ Củng cố dặn dò (3
’
)
- Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
- Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ,
tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.
- Tổng kết bài học, tuyên dương những HS học tốt,
động viên những HS còn yếu cố gắng hơn, nhắc nhở
những HS chưa chú ý trong giờ học.
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời:
+ Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa ( hai bàn tay )
cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má hoa thì ấp
cạnh lòng.
+ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng chải tóc.
+ Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng năng viết
chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy.
+ Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi
bàn tay.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Thích khổ 1 vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ
hoa hồng.
+ Thích khổ 2 vì tay và bé luôn ở cạnh nhau, cả
lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân
thiết, tình cảm.
+ Thích khổ 3 vì tay bé thật có ích, tay giúp bé
đánh răng, chải đầu. Tay làm cho răng bé trắng
như hoa nhài, tóc bé sáng như ánh mai.
+ Thích khổ 4 vì tay làm chữ nở hoa đẹp trên
giấy.
+ Thích khổ 5 vì tay như người bạn biết tâm
tình, thủ thỉ cùng bé.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Thi theo 2 hình thức :
+ HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
+ Thi đọc đồng thanh theo bàn.
- Bài thơ dược viết theo thể thơ 4 chữ, được
chia thành 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.====== ======
10
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TUẦN 2
AI CÓ LỖI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A- Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
- Biết ngắt hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời
người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó ( khuỷu, nguyệch,Cô-rét-ti, En-ri-cô) hoặc dể lẫ do ảnh hưởng của
phương ngữ: nắn nót, làm cho, nổi giận,nên, lát sau, đến nỗ,lát nữa,xin lỗi,ói, vui lòng,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của
câu chuyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử
không tốt với bạn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hạn, can đảm,thơ ngây,....
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của câu chuyện : Khuyên các em, đôí với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn,
không nên nghĩ xấu về bạn bè.
B- Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng lời của
mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diến biến nội dung của
câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.
• Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài Đơn xin
vào Đội và yêu cầu HS nêu hình thức trình bày
của đơn.
• GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Giới thiệu bài (1
’
)
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu :
Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-
ret-ti , hai bạn ngồi học cạch nhau. Có một làn,
En-ri-cô hiều lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng rồi
sau đó, cách xử sự của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô
hiểu bạn hơn và tình bạn của họ càng thêm gắn bó.
Nội dung cụ thể của câu chuyện như thế nào ?
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện và nghe GV
giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
11
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
Chúng ta cùng học bài, Ai có lỗi.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở
phần mục tiêu. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành :
a, Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt . Chú ý thể hiện
giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung của câu
chuyện mà chủ yếu là suy nghĩ, tình cảm của nhân
vật tôi:
+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh khi En- ri-cô giận
bạn.
+ Đoạn 3 4 5 : trở lại giọng chậm, hơi trầm khi
En-ri-cô bắt đầu hối hận.
+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng ; Lời của
En-ri-cô trả lời bạn xúc động ; Lời của bố En-ri-cô
nghiêm khắc .
b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
? Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ
đầu cho đến hết bài.
? Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn1 của bài.
- Theo dõi HS và hướng dẫn ngắt giọng câu khó
đọc.
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác, trái
nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự như
cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
(Trong vòng đọc tiếp nối theo đoạn thứ nhất, khi
có HS đọc hết đoạn 3, GV dừng lại để giải nghĩa
từ hối hận, can đảm, dừng lại ở cuối đoạn 4 để
giải nghĩa từ ngây. Có thể cho HS đặt câu với các
từ này).
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn cảu GV. Các từ
dễ phát âm sai đã giới thiệu ở phần Mục tiêu .
- Tiếp nối nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của
GV :
- HS cả lớp đọc thầm,1 HS đọc thành tiếng .
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu :
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm
khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một
đường rất xấu.//
-Trái nghĩa với kiêu căng là : khiêm tốn.
- HS lần lượt đọc các đoạn 2, 3, 4, 5 ( mỗi đoạn 1
HS đọc).
+ Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải
không / En-ri-cô ?( giọng đọc thân thiện, dịu
dàng)
-Khôngbao giờ ! không bao giờ !// - tôi trả lời.//
( bgiọng xúc động).
-Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có
lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.// (
giọng nghiêm khắc )
- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài . Cả
lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn
trong nhóm, các HS trong cùng nhóm nghe và
chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm đọc bàii, các nhóm khác nghe và nhận
12
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần
thứ 2.
?Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
? Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung của câu chuyện.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.
- Câu chuyện kể về ai ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- GV: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét-ti
đã giận nhau . Câu chuyện tiếp diễn thế nao ? Hai
bạn có làm lành với nhau được không ? Chúng ta
cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn3 .
- GV hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi
Cô-rét-ti ?
- En-ri-cô có đủ can đảm đẻ xin lỗi Cô-rét -ti
không ?
GV: En-ri-cô thấy hối hận về việc làm cuả mình
nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti .
Chuyện gì đã sảy ra ở cổng trường sau giờ tan học,
chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5.
- GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào ?
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai ? Vì
sao ?
- Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô vẫn có
điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của
En-ri-cô ?
xét.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti .
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vàokhuỷu tay En-ri-cô,
làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất
xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của
mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằn
cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
- HS thảo luận theo cặp,. Sau đó đại diện HS trả
lời, các HS khác theo dõi để bổ sung ( nếu cần) :
En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại
En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào
khuỷu tay mình . En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt
chỉ , thấy thương bạn và càng hối hận.
- En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-
ti.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .
- 1 đến 2 HS trả lời: Đúng lời hẹn, sau giờ tan học
En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường, tay lăm lăm
cây thước. Khi Cô-rét-ti tới En-ri-cô giơ thước lên
doạ nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành .
En-ri-cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy
bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận
nhau nữa .
- Bố đã trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin
lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là
người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng
không đủ can đảm. Sau đó , En-ri-cô còn hiểu lầm
Cô-rét-ti nên đã giơ thước doạ đánh bạn.
- En-ri-cô có lỗi nhưng có điểm đáng khen, đó klà
cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả , biết hối
hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của
bạn giành cho mình.
- Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quí trọng tình bạn
13
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen ?
Kết luận : Câu chuyện muốn khuyên các em,
đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn,
không nên nghĩ xấu về bạn bè.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5
’
)
Mục tiêu :
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay
đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu
chuyện.
Cách tiến hành :
- Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5.
- Chia HS làm nhám nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu
cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm đọc tốt.
, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động
làm lành với bạn.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện đọc trong nhóm, mỗi HS nhận một trong
các vai: En-ri-cô,Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi
và chọn nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Định hướng yêu cầu (2
’
)
- Gọi 1 HS đọc yều cầu của phần kể chuyện.
- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của
ai ?
- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời
của ai ?
Vậy nghĩa là khi kể chuyện, con phải đóng vai trò
là người dẫn chuyện. Muốn vậy các em cần
chuyển lời của En-ri-cô thành lời của.
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu
Hoạt động 5 : Thực hành kểå chuyện (18
’
)
Mục tiêu :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được
từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng lời của
mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và
giọng điệu phù hợp với diến biến nội dung của câu
chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét
được lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu
HS tập kể trong nhóm.
- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức
tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể 1 đoạn truyện
tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
- Tuyên dương các HS kể tốt.
- Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng đoạncủa
câu chuyện Ai có lỗi
- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô .
- Kể lại chuyện bằng lời của em.
- 1 HS đọc bài , cả lớp theo dõi.Sau đó 1 HS tập kể
lại nội dung bức tranh 1.
- Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm các HS trong
nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
- Lần lượt từng nhóm kể. Sau mỗi lần có nhóm kể,
các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn
đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm đó
14
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
4/ Củng cố dặn dò(3
’
)
- Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra
được bài học gì ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể cho
người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến:
+ Phải biết nhường nhịn bạn bè.
+ Phải biết tha thứ cho bạn bè.
+ Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.
+ Không nên nghĩ xấu về bạn bè.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.====== ======
TẬP ĐỌC
TIẾT 2
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bắt chước, khoan thai,
khúc khích, tỉnh khô, ngọng líu, núng nính,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ND tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ , bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và
mơ ước trờ thành cô giáo ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, châm bầu, núng nính,...
- Hiểu được nội dung của bài : Bài văn là bức tranh sinh động, ngộ nghễnh về trò chơi lớp học của
bốn chị em. Qua đó, thấy được tình yêu đối với cô giáo của bốn chị em và ước mơ trở thành cô
giáo của bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
•Hai HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Khi mẹ
vắng nhà và trả lời câu hỏi 3, 4 của bài.
•GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Giới thiệu bài (1
’
)
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Các bạn
nhỏ đang chơi trò chơi gì ?
- Khi còn nhỏ, chúng ta thường chơi các trò chơi
- Các bạn đang chơi trò chơi lớp học (bé đóng vai
cô giáo, các bạn khác đóng vai học trò...).
15
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
đóng vai làm cô giáo, bác sĩ, người bán hàng,...Bài
đọc hôm nay đưa các em đến tham quan một lớp
học mà cả cô giáo và học trò đều là em nhỏ.
Chúng ta hãy xem các bạn đóng vai có đạt không
nhé.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (15
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữõ dễ phát âm sai. Ngắt, nghỉ
hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm
từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm, thích thú.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong bài.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Bé kẹp tóc lại ... khúc khích cười chào
cô.
+ Đoạn 2 : Bé treo nón ... đàn em ríu rít đánh vần
theo.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc
1 đoạn.
(Trong lần đọc thứ nhất, GV cho HS dừng lại ở
cuối đoạn 1 để giải nghĩa các từ khoan thai, khúc
khích, tỉnh ngộ; dừng lại ở cuối đoạn 2 để giải
nghĩa từ trâm bầu; dừng lại ở cuối đoạn 3 để giải
nghĩa từ núng nính. Ngoài các từ này, GV có thể
giải nghĩa thêm các từ mà HS lớp mình không hiểu
)
+ Hỏi : Khoan thai có nghĩa là gì ? Tìm từ trái
nghĩa với khoan thai ?
+ Cười khúc khích là cười như thế nào ? Đặt câu
có từ khúc khích ?
+ Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô ?
+ Giới thiệu : Cây trâm bầu là loại cây mọc nhiều
ở vùng Nam Bộ nước ta. Cây này cùng họ với
bàng, lá cây mọc đối nhau, mặt dưới có nhiều
- Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Đọc 2 lần.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ
dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục
tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc bài theo đoạn, đọc khoảng 2 lần. Đọc đúng
các câu :
Nó cố bắt trước dáng đi khoan thai của cô
giáo/khi cô bước vào lớp.//
Bé đưa mắt/nhìn đám học trò,/tay cầm nhánh trâm
bầu/ nhịp nhịp trêm tấm bảng.//
+ Khoan thai có nghĩa là thong thả, nhẹ nhàng.
Trái nghĩa với khoan thai là vội vàng, hấp tấp.
+ Cười khúc khích là tiếng cười nhỏ, phát ra liên
tục và thể hiện sự thích thú. Đặt câu sau khi đọc
truyện về bé, các bạn nhỏ đều cười khúc khích.
+ Là khuôn mặt không biểu lộ tình cảm, thái độ gì.
+ Quan sát tranh ảnh .
- Mỗi nhóm 3 HS, từng em đọc 1 đoạn trước
nhóm, các bạn trong một nhóm theo dõi và chỉnh
sửa lỗi cho nhau.
16
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
lông, quả có bốn cánh, có thể dùng làm thuốc.
+ Gợi cho HS nhớ lại hai má của em bé mập mạp
và giải nghĩa từ núng nính.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung bài.
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi :
+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì ?
+ Ai là "cô giáo", "cô giáo" có mấy "học trò", đó
là những ai ?
- Tìm những cử chỉ của "cô giáo" bé làm em thích
thú. GV cho nhiều HS phát biểu ý kiến, đến khi
HS tìm đủ các chi tiết đáng yêu của bé thì tổng kết
lại.
- Như vậy, bé đã vào vai "cô giáo" một cách rất
đáng yêu, vậy còn "học trò" thì sao ? Hãy tìm
những hình ảnh ngộ nghễnh, đáng yêu của đám
"học trò". GV cho nhiều HS phát biểu ý kiến. Có
thể gợi ý :
+ "Học trò" đón "cô giáo" vào lớp như thế nào ?
+ "Học trò" đọc bài của "cô giáo" như thế nào ?
+ Từng "học trò" có nét gì đáng yêu ?
- Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em
bé ?
- Theo em, vì sao bé lại đóng vai cô giáo đạt đến
thế ?
Kết luận : Bài văn đã vẽ nên cho chúng ta thấy
trò chơi lớp học rất sinh đông, đáng yêu của bốn
chị em bé khi mẹ vắng nhà. Qua đó chúng ta cũng
thấy được tình yêu đối với cô giáo của bé.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6
’
)
Mục tiêu :
Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng
chậm dãi, vui vẻ, thích thú.
Cách tiến hành :
- Gọi 1 HS đọc khá đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc cá nhân.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi lớp học (đóng
vai cô giáo - học sinh).
+ Bé đóng vai là "cô giáo" ba em của bé là thằng
Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vai học trò.
- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xung phong :
+ Bé ra vẻ người lớn : Thả ống quần xuống, kẹp
lại tóc, lấy nón của má đội lên đầu.
+ Bé bắt chước cô giáo khoan thai bước vào lớp,
treo non, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám "học
trò".
+ Bé bắt chước cô giáo dạy học : lấy nhánh trâm
bầu làm thước, nhịp nhịp trên bảng, bé đánh vần
và yêu cầu các em đánh vần theo.
- Đám "học trò" làm y như thật, chúng khúc khích
đứng dậy chào "cô giáo", ríu rít đánh vần theo cô.
Mỗi học trò lại có một nét đáng yêu riêng ; Thằng
Hiển ngọng níu, nói không kịp hai đứa lớn; cái
Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ
khoai, bao giờ cũng dành phần đọc xong trước; cái
Thanh mở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mê
mớ tóc mai.
- Trò chơi thật hay, lí thú, sinh động, đáng yêu.
- Vì bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong
SGK.
- Tự luyện đọc.
- HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc bài hay
nhất.
- HS đọc thầm lại bài và trả lời : Cái Anh hai má
núng ninh, ngồi gọn như củ khoai, bao giờ cũng
dành phần đọc xong trước.
17
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Gọi 3 đến 4 HS lên thi đọc, mỗi HS chỉ đọc một
đoạn.
- Tuyên dương những HS đọc tốt biết diễn cảm.
4/ Củng cố dặn dò (3
’
)
- GV : Câu văn nào trong bài có sử dụng biện pháp
so sánh, em có cảm nhận gì về hình ảnh được so
sánh trong câu văn đó ?
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhàø chuẩn bị
bài sau.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
====== ======
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TUẦN 3
CHIẾC ÁO LEN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
- Biết ngắt hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt
lời người dẫn chuyện
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : thổi, lất phất, mặc
thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của
câu chuyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau ( trả lời được các câu hỏi
1,2,3,4 )
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bối rối, thì thào,...
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu được nghĩa của câu chuyện : Khuyên các em cần biết yêu thương nhường nhịn anh, chị,
em trong nhà.
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý
- Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
• Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
18
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
• Hai, ba hs đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các
câu hỏi1 và 2 trong SGK.
• GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
+ Giới thiệu chủ điểm và bài mới (1
’
)
- Yêu cầu HS mở SGK trang 19 và đọc tên chủ
điểm của tuần.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp Mái
ấm.
- Em hiểu thế nào là Mái ấm ? - HS tự do phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu : Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ được
học những bài tập đọc nói về những người thân
yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi
người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là Chiếc
áo len.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (31
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở
phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các
dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Chú ý :
+ Giọng mẹ : bối rối khi nói với Lan, cảm động
khi nói với Tuấn.
+ Giọng Lan : phụng phịu làm nũng.
+ Giọng Tuấn : nhỏ nhẹ, thì thào nhưng dứt
khoát, mạnh mẽ thuyết phục.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn. - HS tiếp nối đọc bài. Mỗi HS đọc 1
câu.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của
GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã
giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ
đầu cho đến hết bài.
- Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc
1 câu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc
thầm,
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng
câu khó đọc.
- Tập ngắt giọng đúng (nếu cần) khi
đọc câu :
Aùo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ
để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất
phất.//
- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự
như đọc đoạn 1.
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4.
Chú ý các lời thoại của nhân vật.
- Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả lớp
dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì thào . Có thể
- Tìm hiểu nghĩa của các từ bối rối, thì
thào. (Đọc thầm phần chú giải). 1 HS
19
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
yêu cầu HS đặt câu với các từ này. đọc thành tiếng phần chú giải.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,
mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm
theo dõi để nhận xét và chỉnh s][ar
cách đọc cho nhau.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗinhóm
khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau
đọc từng đoạn trong bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung của truyện
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Đọc thầm.
- Mùa đông năm nay như thế nào ? - Mùa đông năm nay đến sớm và buốt
lạnh.
- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những
chiếc áo len là vật rất cần và dược mọi người
chú ý. Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho
thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện
lợi.
- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần
xung phong. Câu trả lời đúng là :
Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây
kéo ở giữa, có mũ để đội khi có gió
lạnh hay trời mưa và rất ấm.
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả lời
câu hỏi : Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm. Trả lời : Vì em muốn mua một
chiếc áo như của Hoà nhưng mẹ bảo
không thể mua được chiếc áo đắt tiền
như vậy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Khi
biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại
không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời :
Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo
cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo
vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ
mặc nhiều áo ở bên trong.
- Tuấn là người như thế nào ? - Tuấn là người con thương mẹ, người
anh biết nhường nhịn em.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi : Vì sao
Lan ân hận ?
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả
lời :
+ Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải
buồn.
+ Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỷ
không nghĩ tới anh trai.
+ Lan ân haanj vì thấy anh trai yêu
thương và nhường nhịn cho mình.
- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu
chuyện này ? (GV giúp HS phát hiện thấy Lan
là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo đẹp, em cũng
muốn có và đòi mẹ phải mua cho mình chiếc áo
như thế) nhưng em cũng rất ngoan khi mình rất
ích kỷ, làm mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi
ngay.)
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác
cho câu chuyện.
- HS tự do phát biểu ý kiến, khi phát
biểu cần giải thích rõ vì sao em lại đặt
20
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
tên đó cho câu chuyện. Ví dụ : Ba mẹ
con vì đó là các nhân vật trong truyện;
người anh tốt bụng vì câu chuyện ca
ngợi sự thương yêu, nhường nhịn của
người anh dành cho em gái; Chuyện
của Lan vì câu chuyện kể về bạn Lan...
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5
’
)
Mục tiêu
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết
thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến
của câu chuyện.
Cách tiến hành :
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có
4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm
của mình.
- Mỗi HS trong nhóm nhận một trong
các vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ
Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài theo
nhóm.
- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước lớp. - Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để
chọn nhóm đọc hay nhất.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1
’
)
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Dựa vào các gợi ý dưới đây kể lại
từng đoạn truyện chiếc áo len theo lời
của Lan.
- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ? - Là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể
bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng
hô là tôi, mình hoặc em.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19
’
)
Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại được từng
đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp
cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn
biến nội dung của câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận
xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
+ HS khá , giỏi kể lại được từng đoạn câu
chuyện theo lời của Lan
Kể mẫu đoạn 1
- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý
và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn 1.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần thể
hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng
ý ?
- Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể
rõ 3 ý : Mùa đông năm nay rất lạnh,
chiếc áo len của banbj Hoà rất đẹp và
rất ấm; Lan đòi mẹ mua cho mình chiếc
áo giống như chiếc áo của bạn Hoà.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của
câu chuyện.
-1 HS khá kể trước lớp.
Kể theo nhóm
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm có 4
HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối nhau kể
truyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn.
- Từng HS kể trước nhóm, các bạn
trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau
trong quá trình bạn kể.
Kể toàn bộ câu chuyện
21
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước lớp. - 1 đến 2 nhóm thực hành kể trước lớp,
cả lớp theo dõi và nhận xét như hướng
dẫn như tiết kể chuyện tuần 1.
- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
4/ Củng cố, dặn dò(3
’
)
- GV hỏi : Theo con câu chuyện Chiếc áo len
muốn khuyên chúng ta điều gì ?
- HS tự do phát biểu ý kiến :
+ Anh em phải biết nhường nhịn yêu
thương nhau.
+ Không nên đòi bố, mẹ mua những
thứ mà gia đình không có điều kiện.
+ Khi có lỗi phải biết nhận và sửa lỗi.
- Em thích nhất đoạn nào trong truyện ? Vì
sao ?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu
chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
Rút kinh nghiệm - bổ sung :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
===========
=============
TẬP ĐỌC
TIẾT 2
QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ , nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : chích troè,
vẫy quạt, đã vắng,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
2. Đọc hiểu
- Hiểu tình cảm yêu thương , hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà ( trả lời được các câu
hỏi trong SGK ; thuộc cả bài thơ )
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : thiu thiu.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh thơ trong bài.
- Hiểu được nội dung của bài thơ : Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương, hiếu thảo
của bạn đối với bà.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
22
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• Hai, ba hs đọc bài Chiếc áo len và trả lời
các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
• GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
+Giới thiệu bài(1
’
)
- Bà yêu quý và chăm sóc các em như thế nào ?
- Bà là người rất yêu thương, quý mến các cháu,
luôn hết lòng chăm sóc cho các cháu, và chúng ta
cũng rất yêu quý bà của mình. Bài tập đọc hôm
nay sẽ gúp các em hiểu về tình cảm của một bạn
nhỏ đối với bà.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (15
’
)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữõ dễ phát âm sai. Ngắt,
nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa
các khổ thơ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ
trong bài.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.
* Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa các
từ khó.
- Yêu cầu HS đọc khổ 1 của bài thơ.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng cho
đúng nhịp, ý thơ.
- Hướng dẫn HS đọc các khổ còn lại tương tự
như ý 1.
- Khi HS đọc xong đoạn 2, GV cho cả lớp dừng
lại để tìm hiểu từ thiu thiu. Có thể yêu cầu HS
đặt câu với các từ này.
- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc
hai câu. Đọc từ đầu cho đến hết. Đọc
khopangr 3 lượt.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của
GV. Các từ dễ phát âm sai đã giới thiệu
ở phần Mục tiêu.
* Đọc từng khổ trong bài theo hướng
dẫn của GV.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành
tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc khổ 1.
Ơi/ chích choè ơi!//
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng/ cho bà ngủ.//
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú
ý ngắt nhịp khi đọc khổ 4 :
Hoa cam, hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/
Quạt đầy hương thơm.//
- HS đọc chú giải trong SGK, sau đó
một số em đặt câu với từ thiu thiu.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.
- Đọc bài theo nhóm, HS cùng nhóm
theo dõi và chỉnh sửa cách đọc cho
23
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,
mỗi HS đọc một khổ thơ.
* Luyện đọc bài theo nhóm.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS
và yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng khổ
thơ trong bài.
* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7
’
)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung bài thơ.
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
- Tìm câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất quan tâm đến
giấc ngủ của bà.
- Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như thế
nào ? (GV cho nhiều HS trả lời, khi HS trả lời
đủ ý thì tổng kết ý).
(Nếu HS chưa trả lời được câu hỏi trên thì GV
yêu cầu HS tìm những câu thơ tả cảnh vật trong
nhà và ngoài vườn, sau đó giảng cho HS thấy
cảnh vật trong nhà và ngoài vườn đều yên tĩnh).
- GV giảng thêm về hình ảnh ngấn nắng thiu
thiu. Đậu trên tường trắng : Ngấn nắng đậu trên
tường cũng đang mơ màng, sắp ngủ.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm câu trả lời cho
câu hỏi 3 ? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?
- Bài thơ cho ta thấy tình cảm của bạn nhỏ đối
với bà như thế nào ?
Kết luận : Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu
thương, hiếu thảo của bạn đối với bà.
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6
’
)
Mục tiêu :
HS học thuộc lòng bài thơ.
Cách tiến hành :
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài, sau đó
yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ.
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, sau đó xoá
dần nội dung bài thơ cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Tuyên dương HS đọc tốt, cho điểm HS.
nhau.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong
SGK.
- Bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ.
- Bạn nhỏ nhắc chích choè chim đừng
hót nữa. Lặng cho bà ngủ. Bạn vẫy
quạt thật đều và mong bà ngủ ngon bà
nhé.
- Trong nhà và ngoài vườn rất yên tĩnh,
ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc
chén nằm im, hoa cam, hoa khế chín
lặng. Chỉ có một chu chích troè đang
hót.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó một số
em trả lời trước lớp :
Bà mơ thấy tay cháu quạt đầy hương
thơm vì :
+ Trước khi bà ngủ, cháu đã quạt cho
bà, khi bà thiếp đi cháu vẫn quạt cho bà
thật đều tay.
+ Vì hoa cam, hoa khế đưa hương vào
nhà nên trong giấc ngủ bà vẫn thấy mùi
thơm của chúng.
+ Vì cháu vẫn luôn đều tay quạt cho bà,
hương hoa cam, hoa khế theo tay của
cháu đến với bà nên trong giấc ngủ, bà
thấy tay cháu quạt đầy hương thơm.
+ Vì cháu rất yêu quý bà và bà cũng rất
yêu cháu...
- Bạn nhỏ rất yêu quý bà của mình.
- Tự nhẩm và học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thuộc bài thơ theo yêu cầu của
GV.
- Từ 3 đến 5 HS thi đọc thuộc lòng theo
tinh thần xung phong.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
24
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
4/ Củng cố dặn dò(3’)
- GV hỏi : Em thích nhất khổ thơ nào trong bài
thơ ? Vì sao ?
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc
bài thơ và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
==== ======
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TUẦN 4
NGƯỜI MẸ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm,
nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ND : Người mẹ rất yêu con . Vì con , người mẹ có thể làm tất cả .( trả lời được các CH trong
SGK
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,...và các từ ngữ khác do GV tự chọn.
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
B - Kể chuyện
• Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuỵen theo từng vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ
nước, thần chết.
• Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).
• Đồ dùng hóa trang đơn giản để đóng vai (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh sinh
1 . Ổn định tổ chức (1
’
)
2 . Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• Hai, ba HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
• GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Giới thiệu bài (1
’
)
- Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự chăm sóc mà mẹ dành cho
em.
- 1 đến 2 HS kể trước lớp.
25