Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Dat ten con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.67 KB, 17 trang )

Contents
Contents................................................................................................................................................1
ĐẶT TÊN CON THEO CÁC LOẠI HOA..........................................................................................1
6 THANH CỦA TIẾNG VIỆT............................................................................................................9
ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH CỦA TIẾNG VIỆT............................................................................10
TƯƠNG ỨNG CỦA SÁU THANH TIẾNG VIỆT VỚI NGŨ HÀNH............................................11
ÂM DƯƠNG CỦA THANH TRONG NGÔN NGỮ VĂN HỌC....................................................12
NGŨ HÀNH NẠP ÂM......................................................................................................................16
ĐẶT TÊN CON THEO CÁC LOẠI HOA
Dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để
từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dùng để đặt tên cho con mình, và để
các bạn có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho con
mình. Chúng tôi xin giới thiệu những loài hoa phổ biến nhất với tư cách tên người, và cũng
là những loài hoa nổi tiếng, đẹp và rất giàu ý nghĩa.
Từ xưa tới nay, các loài hoa là một trong những ứng cử viên sáng giá thường được người Việt
Nam và Trung Quốc dùng để đặt tên, đặc biệt họ thích dùng hoa để so sánh với vẻ đẹp của người
con gái, ví dụ như: Mai, Đỗ Quyên, Thủy Tiên, Mẫu Đơn…, bởi bản thân hoa có ý nghĩa phong
phú, có thể nói mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng của mình. Ở một số nước còn có “quốc hoa”
của mình, như Mẫu Đơn được tôn vinh là “quốc sắc thiên hương” tượng trưng cho sắc vẻ của
đất nước Trung Quốc, Anh Đào tượng trưng cho Nhật Bản, người Chilê lại yêu thích loài
hoa Bách Hợp (chỉ mọi sự đều hòa hợp, tốt lành)… Có thể nói rằng người nào đặt tên con theo
tên các loài hoa là người rất am hiểu và yêu quý các loài hoa.
Nếu dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để từ
đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dùng để đặt tên cho con mình, và để các bạn
có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho con mình. Chúng tôi
xin giới thiệu những loài hoa phổ biến nhất với tư cách tên người, và cũng là những loài hoa nổi
tiếng, đẹp và rất giàu ý nghĩa.
HOA MAI: Nhà thơ Viên Mai thời Tống (Trung Quốc) đã miêu tả về cốt cách kiên cường, hương
thơm êm dịu của hoa Mai như sau: Trong khi các loài hoa khác phải cúi đầu khuất phục trước giá
rét tê tái của mùa đông khắc nghiệt thì chỉ có hoa Mai vẫn kiên cường ngẩng cao đầu, nở những
bông sặc sỡ sắc màu. Và sắc màu thanh khiết nhưng đầy tự tin ấy choáng ngợp không gia u tối,


lạnh lẽo của đêm đông giá rét, nó như thắp sáng lên ngọn lửa ấm cho các loài hoa khác.
Hoa Mai hay còn gọi là “Xuân Mai” là loài
hoa từ màu sắc, hương thơm đến tư thế đều
khiến các loài hoa khác phải ngưỡng mộ. Có
rất nhiều người thích hoa Mai và cũng có rất
nhiều người lấy hoa Mai để đặt tên, ví dụ như
Hiểu Mai, Đông Mai, Tú Mai, Ngọc Mai,
Nguyệt Mai, Tố Mai, Hoàng Mai… Những
cái tên này rất dễ nghe, nhưng nếu thấy nhiều
người đặt tên như thế thì bạn hoàn toàn có thể
tìm hiểu thêm ý nghĩa của loài hoa này (hoa Mai không những có cái thanh tao, trong trắng của
tuyết, mà còn có mùi hương quyến rũ, lan tỏa) để tự sáng tạo ra một cái tên thật hay và mang nét
đặc trưng nhất của loài hoa này cho con mình.
HOA MẪU ĐƠN- được tôn vinh là “quốc sắc thiên hương” tượng trưng cho sắc vẻ của đất nước
Trung Quốc
HOA ĐỖ QUYÊN: Đỗ Quyên hay còn gọi là ánh Sơn Hồng, hoa Ứng Xuân, mọc rộng rãi ở vùng
Tây Nam Trung Quốc, là một trong những loài hoa nổi tiếng, đẹp vào hiếm. Ở Việt Nam, loài hoa
này mọc rất nhiều ở vách đá của một thác nước nổi tiếng trong rừng quốc gia Bạch Mã, thác Đỗ
Quyên – dòng thác mang tên loài hoa này.
Đỗ Quyên có thể phân ra làm nhiều loài như Đỗ Quyên tuyết, Đỗ Quyên gấm vân, Đỗ Quyên cảo
nguyệt… nở vào hai mùa xuân, hạ trong năm. Hoa có hình hoa sen, hình hoa cúc, hình hoa Tú Cầu
dáng hoa mẫu đơn, dáng hoa nguyệt quý… với màu sắc hết sức phong phú như màu hồng nhạt,
hồng đậm, hồng đào, màu đỏ, trắng, vàng, màu da cam, xanh. Đỗ Quyên là một loài cây chịu được
giá rét, có thể sống được 100 năm, một cây có thể nở hơn 1000 bông hoa. Hoa Đỗ Quyên thời kì
nở rộ đẹp lộng lẫy mê hồn.
Dùng hoa Đỗ Quyên làm tên, ngoài tên gọi Đỗ Quyên, còn có thể tách ra và có thể lựa chọn sắc
thái màu sắc để kết hợp lại, ví dụ Hồng Quyên, Bạch Quyên, Hoàng Quyên… Hoặc bạn có thể lấy
cách gọi nho nhã của Đỗ Quyên để đặt tên như Thiên Hương, ví dụ Trương Thiên Hương, Trịnh
Thiên Hương.
THỦY TIÊN: Thủy Tiên cũng được liệt vào hàng Top 10 hoa đẹp nhất Trung Quốc. Cành của

Thủy Tiên thẳng và trên cành đó mọc ra 4-8 bông hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm của hoa tỏa ra sẽ
làm ngây ngất lòng người. Đặc tính của Thủy Tiên là mùi hương không quyến rũ, nhưng dáng hoa
lại thướt tha yểu điệu như thần như tiên. Thủy Tiên, với đặc tính này của mình, rất xứng đáng để
bạn chọn làm tên cho con gái mình.
BÁCH HỢP (HUỆ TÂY): Cây hoa Bách Hợp cao khoảng 1m, hoa nở vào mùa hạ, có thể nở từ
một đến bốn bông trên cùng một cành, hoa có màu trắng sữa, mùi rất thơm.
Hai chữ “Bách Hợp” là ý chỉ mọi sự được hòa thuận, tốt lành, nên nhiều người khi tặng hoa cho
bạn bè thường chọn mua hoa Bách Hợp. Tức là hoa này có hàm ý cát tường, nên chọn loài hoa này
để đặt tên cho con là rất hợp lý, chỉ có điều hai chữ Bách Hợp nghe có vẻ giống tên nam giới mà
thôi.
HOA LÊ (LÊ HOA): Hoa Lê thuộc họ cây Tường Vi, có màu trắng, thời kì hoa nở rực rỡ nhất thì
toàn bộ cây được bao bọc bởi màu trắng xóa như tuyết, trông rất đẹp mắt.
Trong lịch sử đã không ít danh nhân miêu tả đặc tính của hoa Lê:
một loài hoa thanh khiết, trắng trong. Lấy chứ hoa Lê để đặt tên
tương đối dễ nghe, ví dụ như: Phạm Lê Hoa, Phan Lê Hoa, Hà
Lê Hoa…
HỢP LAN (HỢP HOAN, DẠ LÝ HƯƠNG): Hợp Lan cũng có thể gọi là “cây dạ hợp”. Cây
Hợp Hoan này có thân cao khoảng 16m, trên ngọn cây có hình ô, lá nhỏ và hoa chỉ nở về đêm.
Hợp Hoan là loài hoa rất đẹp, thuộc dạng khó kiếm. Khi hoa Hợp Hoan nở vào những đêm mùa
hạ, đưa hoa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi hương quyến rũ lòng người của nó.
Lấy tên Hợp Lan, hoặc Hợp Hoan để đặt tên cho con thì có nghĩa
là cầu mong cho gia đình được vui vẻ.
HOA ĐẠI LỆ: Hoa Đại Lệ cũng có thể gọi
là hoa Đỗ Quyên thiên tiếu. Đại Lệ có khoảng 3000 loài và là loài hoa
nổi tiếng trên thế giới. Hoa chia làm hai loại là hoa đơn và hoa kép.
Loài hoa này có hình dáng giống hoa Thược Dược, hình cầu, hình tổ
ong… màu sắc vô cùng phong phú: màu phấn hồng, hồng tím, màu trắng,
màu vàng.
Bạn có thể dùng hai chữ Lệ Hoa từ tên hoa này để đặt tên cho con.
CÁT TƯỜNG THẢO: Cát Tường Thảo thuộc họ cây bách hợp. Loài

hoa này có chiều cao từ 25 đến 35cm, màu xanh đậm, nhưng đến mùa
đông và hạ thường xanh nhạt. Cát Tường Thảo thường nở hoa vào
mùa hạ hoặc mùa thu, hoa có màu đỏ tía và có mùi rất thơm, quả của
cây có hình cầu sắc đỏ, điều hay của loài cây này là nhìn lá có thể
đoán được quả.
Lấy Cát Tường Thảo để đặt tên có thể giản lược thành hai từ “Cát
Thảo”, vì bản thân chữ cát đã bao hàm nghĩa là Cát Tường (may mắn).
Tên Cát Thảo có thể hơi lạ nhưng rất dễ nghe và hay nữa.
HOA NGỌC TRÂM: Nhà thơ Xuân Diệu đã tả về
hoa Ngọc Trâm như sau:
Lá biếc đơn sơ, cánh nuột nà,
Rung rinh trên nước một cành hoa.
Ngọc Trâm còn được gọi là “Ngọc xuân bồng”, thuộc họ cây Bách Hợp. Ngọc Trâm có chiều cao
từ 75cm trở lên, nở hoa màu trắng và nở vào ban đêm. Hoa có mùi thơm rất ngào ngạt.
Để con mang tên hoa Ngọc Trâm là cách đặt
tên khá phổ biến của nhiều người.
HOA TRƯỜNG XUÂN: Hoa Trường Xuân
có nguồn gốc ở châu Phi. Chiều cao của hoa
khoảng 60cm, tán hoa có màu đỏ sẫm của hoa
hồng, giống khác của loài hoa này là Bạch
hoa và Bạch hoa hồng tâm, các giống hoa này
đều vô cùng xinh đẹp nho nhã.Hoa Trường
Xuân là loài hoa cỏ thuộc diện đẹp nhưng nhã
nhặn. Nếu bạn thích con mình xinh đẹp nho
nhã bạn có thể lấy tên của hoa Trường Xuân
đặt cho con bạn. Cách gọi khác của loài hoa
này là Sơn Phàm.
HOA TRÀ (SƠN TRÀ): Hoa Sơn Trà cũng được gọi là hoa Trà, hoa Nại đông (hoa chịu
được mùa đông giá rét). Lá hoa trà có nhiều loại: lá đơn, lá kép, lá nửa đơn nửa kép. Hoa có dáng
hoa mai, hoa sen, hoa mẫu đơn với màu sắc đa dạng không kém gì hoa Đỗ Quyên: màu hồng đậm,

hồng phớt, hồng đào, màu trắng ngọc, trắng sữa, và một số hoa có màu lốm đốm, màu vằn trên
cánh hoa. Trong số các màu của hoa thì màu hồng là quý phái trang trọng nhất gọi là “Kim Trà”.
Vào đời Kim Đường (Trung Quốc), Trà được mệnh danh là loài hoa làm ngây ngất lòng người.
Dùng hoa Trà để đặt tên cho con, bạn có thể học tập cách tưởng tượng phong phú lãng mạn của
người Trung Quốc như: nếu họ Chu có thể đặt tên con gái là Chu Kim Trà. Hoặc có thể dùng cách
gọi khác của hoa Sơn Trà là “Hải Hồng” để đặt tên gọi như Nguyễn Hải Hồng (hoa Trà màu hồng)

HOA NGUYỆT QUẾ: Nguyệt Quế hay còn
gọi là hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt
Nguyệt là loài hoa rất nổi tiếng trên thế giới,
vì nó vừa có hương lại vừa có sắc. Nguyệt
Quế, với hơn 20.000 loài, được xếp vào một
trong 10 loài hoa nổi tiếng của người Trung
Quốc. Hoa có nhiều màu sắc như: màu trắng,
màu phấn hồng, màu hồng đào, màu mận
chín… Nguyệt Quế có khả năng chịu giá rét
cao. Thân cây cao từ 2m trở lên. Vòng nguyệt
quế, làm từ hoa Nguyệt Quế, đã được dùng
làm phần thưởng cho người chiến thắng tại
các cuộc thi đấu Olympic của người Hy Lạp
cổ đại.
Để con mình mang tên hoa Nguyệt Quế là điều rất tuyệt
vời. Nhưng căn cứ vào các loài hoa Nguyệt Quế khác
nhau (Nguyệt Quế Hòa bình, Nguyệt Quế Vân hương,
Nguyệt Quế Minh tinh siêu cấp, Chi Nguyệt Quế, Quế
Thanh…) bạn cũng có thể đặt cho con những cái tên
khác có nguồn gốc từ loài hoa này như Vân Hương, Hòa
Bình…
HOA HẢI ĐƯỜNG: Theo sự tích, Hải Đường mang tên vị linh mục Kamelia, một người châu
Âu đã đến Nhật Bản truyền đạo. Hải Đường còn được gọi là Hải Đường Lê Hoa. Cây hoa Hải

Đường cao khoảng 8m, khi còn là nụ, hoa Hải Đường có màu trắng, còn khi đã nở thành hoa thì có
màu hồng. Có nhiều loại Hải đường khác nhau: Hải Đường Trắng, Hải Đường Đỏ…
Các văn nhân Trung Quốc trước kia đã gọi Hải
Đường là “mắt xanh”, họ miêu tả loài hoa này
giống như má hồng của các thiếu nữ khi thẹn
thùng hay xấu hổ với ai đó. Hải Đường là loài
hoa vừa thuần khiết vừa quý phái nhưng màu sắc
của hoa lại không kém phần tươi mới, nên Hải
Đường rất thích hợp để đặt tên cho những người
con gái đẹp.
HOA TỬ VI: Tử Vi là loài hoa rất lâu tàn, không
dễ gì bị tàn úa. Thời gian hoa nở đến khi hoa tàn có khi kéo dài từ hai tháng đến nửa năm. Hoa Tử
Vi có nhiều màu sắc: hồng, trắng, xanh thẫm, đỏ thẫm… Loài hoa này có nhiều giống khác như
Ngân Vi, Thuý Vi. Vì hoa rất lâu tàn nên nó còn có một tên gọi nhã xưng khác là Hồng Bách Nhật.
Dưới góc độ tên của hoa thì Tử Vi là một cái tên đẹp, mĩ miều, bạn có thể lấy tên Tử Vi, hoặc
Ngân Vi, Thuý Vi để đặt tên cho con mình.
PHÙ DUNG: Trái với Tử Vi, Phù Dung là loài hoa sớm nở tối tàn.
Nhưng điều đặc biệt lý thú của loài hoa này là tự đổi màu theo thời
điểm: buổi sáng tinh mơ hoa có màu trắng phớt, đến giữa trưa có màu
đỏ đậm, còn lúc chiều tà hoa lại ngả màu đỏ sẫm, và trên một cành
cây vừa có hoa màu đỏ lại vừa có hoa màu trắng. Có người nói rằng
nếu được ngắm cây Phù Dung đương độ khoe sắc với cảnh cả hoa
trắng lẫn hoa đổ nở cùng một cành mới cảm thấy hết được vẻ tuyệt
vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Khi lấy Phù Dung để đặt tên bạn có thể dùng trực tiếp hai chữ “Phù
Dung” hoặc chỉ cần một chữ “Dung” rồi kết hợp với một chữ khác
đều được.
MỘC LAN: Mộc Lan còn có tên gọi khác là hoa Nữ nương vì gắn với câu
chuyện về nàng Mộc Lan xinh đẹp. Mộc Lan vì thương cha già yếu, thương em
trai còn nhỏ dại nên đã giả trai thay cha tòng quân đi đánh giặc. Sau ngày chiến

thắng mọi người mới biết Mộc Lan là nữ. Xúc động trước tấm lòng cao đẹp của
nàng, tên nàng đã được tạc vào lịch sử như một dấu ấn anh hùng của người phụ
nữ Trung Quốc.
Mộc Lan còn có thể gọi là “Tử Ngọc Lan”, Hồng Ngọc Lan. Cây Lan cao

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×