I/ Đặt vấn đề:
Trong lý luận dạy học,các nhà sư phạm đánh giá cao việc
sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả và chất lượng
dạy học . Trước đây chúng ta quen sử dụng thuật ngữ " giáo
cụ trực quan". Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
là quy luật của quá trình nhận thức . Trực quan có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong quá trình truyền thụ kiến thức cho hs.
Ta thường nghe người xưa bảo "Trăm nghe không bằng một
thấy".Xuất phát từ các cơ sở đó việc sử dụng các phượng tiện
dạy học có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói
chung và dạy học ngữ văn nói riêng .Hiện nay thế giới đã
bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc
ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực kể cả giáo dục -đào
tạo CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện ,thiết bị dạy
học,góp phần đổi mới phương pháp dạy học
I/ Đặt vấn đề:
Thật vậy theo quan điểm thông tin,thì học là một quá trình thu
nhận thông tin có định hướng ,có sự tái tạo và phát triển thông tin
.Như vậy nếu dạy học chỉ đơn thuần truyền tới người học dưới dạng
văn bản thì sẽ kém hứng thú cho nên tìm ra những phương pháp làm
tăng giá trị,trao đổi thông tin nhanh hơn,nhiều hơn và hiệu quả hơn .
Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để gv trình bày bài giảng
sinh động hơn,dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi của khoa
học kết hợp với các phần mềm dạy học làm tăng tính năng động cho
người học và cho phép hs học theo khả năng .. Các phương tiện dạy
học sẽ hỗ trợ chuẩn hóa các bài giảng,hs không bị thụ động có nhiều
thời gian nghe giảng và đào sâu suy nghĩ,hs sẽ được giải phóng khỏi
những công việc thủ công vụn vặt ,nên dễ đi sâu vào bản chất bài học.
Từ những vấn đề được đặt ra như thế ta thấy việc sử dụng phương tiện
dạy dạy nói chung và trong giờ dạy điện tử nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong quá trình dạy học.
II/ vai trò của phương tiện dạy học trong giờ dạy trên máy:
- Làm cho giờ học sinh động và hứng thú hs học tập dễ
hơn,tích cực hơn
- Làm cho lao động của người thầy nhẹ nhàng và có hiệu
quả hơn.
- Giúp cho gv có thể đổi mới phương pháp một cách tích
cực
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học trong g/án điện tử
giúp gv minh họa,giải thích trình bày,mô tả trực quan ,bổ
sung tư liệu củng cố mở rộng khắc sâu kiến thức một cách
thuận lợi và nhanh chóng .
* Tuy vậy việc sử dụng phương tiện dạy học phải đúng
chỗ,đúng lúc,tránh việc phân tán sự chú ý của hs.
III/ Cách thực hiện :
1/ Việc sử dụng ngữ liệu, bảng biểu
Đối với tiết dạy bằng GAĐT thì việc sử dụng ngữ liệu
là cách làm thuận lợi nhất .Trước hết những ngữ liệu đưa
ra về hình thức là rất chuẩn và sử dụng lâu dài. Trong các
tiết tiếng Việt việc đưa ngữ liệu vào để qui nạp kiến thức
là việc làm rất tích cực - Từ những ngữ liệu giúp hs hình
thành những khái niệm một cách nhẹ nhàng và sinh động
I.Phương châm về lượng:
Xét đoạn đối thoại sau
An : - Cậu có biết bơi không ?
Ba: - Biết chứ ,thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: - Cậu học bơi ở đâu vậy ?
Ba: - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
Khi An hỏi “Học bơi ở đâu” Ba trả lời: “Ở dưới
nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn
biết không ?
Tieát : 3
I/ Phương châm quan hệ:
Xét đoạn
đối thoại
sau
-
Nằm lùi vào!
-
Làm gì có hào nào .
-
Đồ điếc !
-
Tôi có tiếc gì đâu
Theo em đoạn đối thọai đó có thành công không ?Vì sao ?
•
Em hãy so sánh các từ xưng hô của t/Việt với
từ xưng hô của tiếng Anh ? Và nêu nhận xét.
Cách xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn
Tiếng Anh Tiếng Việt
I
We
Tôi - Tớ - Tao - mình
Chúng tôi, chúng em ,
chúng mình
3/ Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a. Về khuya đường phố rất im lặng .
b.Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã
thành lập quan hệ ngoại giao với hầu
hết các nước trên thế giới .
c. Những hoạt động từ thiện của ông
khiến chúng tôi rất cảm xúc .
Yên tĩnh
thiết lập
cảm phục ,
xúc động
Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau :
a. Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh
b. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã
có cách đây khoảng 2500 năm .
c. Trong những năm gần đây ,nhà trường đã đẩy mạnh
quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội .
Trong câu (a) Dùng thừa từ “ đẹp”
Trong câu ( b )
Dùng sai từ “ dự đoán”
Trong câu ( c )
Dùng sai từ “đẩy mạnh”
ước đoán
mở rộng
đẹp .
Một vài đoạn văn mẫu
Có một nỗi nhớ đã thấm vào thơ ca
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”.
Nhớ đến đào là nhớ đến một kiếp hoa đẹp mà
ngắn ngủi.Nói ngắn ngủi vì mỗi năm người ta
chỉ gặp đào một lần thôi . Không muốn lỡ hẹn
cùng hoa,năm hết tết đến, nhà nào cũng muốn
sắm một cành đào như một quy luật vậy và
người ta bỗng nhiên yêu cái quy luật ấy.
Một vài đoạn văn mẫu
Cây đào Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc ,thuộc loại
cây gỗ thân nhỏ,sớm rụng lá,cao trung bình từ 3 đến 5 mét .
Lá đào hình mũi mác hẹp một đầu,thuôn và nhọn,mọc so le
với nhau. Lạ thật đào thường ra hoa trước khi ra lá.
Người ta yêu hoa đào trước hết vì dáng vẻ thanh nhã mà
mặn mà,mỏng manh mà dạt dào sức sống,cành tíu tít mà
không rậm,nụ đơn sai mà không nhàm,hoa nhiều hơn lá mà
không tẻ.
Hoa đào có nhiều loại và màu sắc cũng thật tuyệt diệu .
Phổ biến nhất là đào bích,cành tròn như chiếc ô.Hoa thắm
đỏ,rải đều trên khắp các cành chi,cành tăm.Hoa chen nụ ,nụ
đỡ hoa,như một tình yêu nồng nàn chan chứa. Có thể
cắm hoa trong phòng khách sang trọng ,phòng lễ tân,trên ban
nhỏ tiếp khách,cũng có thể đặt lên bàn thờ gia tiên làm
hương nến thêm lung linh huyền ảo
Một vài đoạn văn mẫu
Rõ ràng,tập tục chơi đào ngày tết ở đất Hà thành đã có từ
lâu rồi. Ngay đến Nguyễn Du người sống cách ta hơn 200
năm,cũng từng mượn ý của nhà thơ Thôi Hộ đưa vào Kiều
hai câu thơ :
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngói còn cười gió đông”
Không biết ai đã gọi cánh đồng đào rực rỡ là : dinh đào Nhật
Tân.Nói đến đào thì không thể không nhắc đến đào Nhật
Tân.Ngày xưa thú chơi đào chỉ dành cho kẻ sĩ,văn nhân,nhà
quan ,quyền quý.Giờ đây đào đã trở thành người bạn thân
thiết của mọi nhà trong những ngày tết và đào đâu còn là của
riêng miền Bắc mà đào đã cư ngụ vào cả miền Trung,Nam
của đất nước.
Giữ lấy đào nhật Tân là giữ lấy một mảnh hồn của Hà Nội
,một di sản văn hóa của dân tộc ,để mỗi khi xuân về ta lại
được đón một mùa đào trong niềm vui viên mãn .
4/ Chữa lỗi chung:
Trong cuộc sống,có rất nhiều điều mà em đã thấy,làm
cho em xúc động vô cùng,và buồn tủi.( phong)
Trong cuộc sống không ít câu chuyện xảy ra và đã
để lại trong lòng của người đọc và người nghe
những xúc động khó quên .Câu chuyện tôi sắp kể
cho bạn là câu chuyện như thế .
Ông nội em rất gay nhưng rất vui tính em liền
cảm ơn nội.(Bình)
Ông tôi rất hiền nhưng tính tình rất nghiêm khắc .
4/ Chữa lỗi chung:
Em gặp lại cô giáo cũ , em rất vui mừng vì cô
vẫn còn trẻ như ngày xưa nhưng cô bạc tóc
nhiều .
Gặp lại cô giáo cũ , em rất vui mừng .Mặc dầu
tóc đã điểm bạc ,nhưng trông cô vẫn còn trẻ.
Bao nhiêu năm trôi qua mặc dầu nhà mình ở xa
trường lắm nhưng vì không có cơ hội để ghé thăm
trường. (Trí)
Nhiều năm trôi ,vì ở xa ở xa quê nên tôi chưa có
cơ hội để ghé thăm trường.
Bài "Côn Sơn ca"
Qua trí tưởng tượng và nghệ thuật so
sánh tài hoa của Nguyễn Trãi tạo vật thiên
nhiên bỗng trở nên sinh động,có hồn và
đẹp đến lạ kì.Tiếng suối róc rách chảy
ngày đêm vốn đơn diệu bỗng trở thành cây
đàn đa thanh trầm bổng,mặt đất khô cằn
thành mặt chiếu xanh êm dịu.Chỉ bằng vài
nét chấm phá đơn sơ,thiên nhiên Côn Sơn
hiện ra trước mắt chúng ta đẹp như một
bức tranh sơn thủy hữu tình.
Một vài đoạn văn giáo viên bình
"Động Phong Nha"
Dười ngòi bút của tác giả trần Hoàng vẻ đẹp của động
Phong Nha hiện lên vừa có nét hoang sơ,bí hiểm ,vừa
thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hòa tấu của âm
thanh"khác nào,tiếng đàn ,tiếng chuông nơi cảnh chùa ,
đất bụt“, như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Mái chèo đưa ta qua rèm đá thêu hoa
Ngắm những tiên nga ngực trần mơ mộng
Những vị phật điềm nhiên phơi bụng
Bên những thằng quỹ dữ nhe nanh
Động tỏ mờ nghe gió hú luồn quanh
Như sáo tự trời xanh thổi linh hồn cho đá
Thuyền cứ trôi ... ta ngồi nghe con sông kì lạ
Chảy lặng thầm trong núi thẳm hang sâu."
Một đoạn văn bình trong bài "Nói với con"
Trong cuộc đời có bao nhiêu ngày đáng nhớ :
Ngày cất tiếng khóc chào đời,ngày đầu tiên đi học ...
Người cha lại nhắc tới ngày cưới,bởi đó là ngày đẹp
nhất,viên mãn nhất của đời người.Ngày cha mẹ gắn
bó sống cuộc đời chung và yêu hơn "người đồng
mình",là một cá thể trong "người đồng mình" ...
Người cha muốn nói với con về cội nguồn yêu
thương,cội nguồn hạnh phúc mà gia đình quê hương
chính là chiếc nôi êm ái của đời con.
Một đoạn văn bình hình ảnh "Đầu súng trăng treo"
trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu Tiết 46 lớp 9
Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không
gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn
tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao.
Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng
mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng
lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ
quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là
“Đầu súng trăng treo”.
Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người
cho máu” thì chúng ta hãnh diện nói với văn sĩ rằng: Chính Hữu đã
cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng
chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim
trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh
"đầu súng trăng treo" mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng
nay đã thành hiện thưc.
Một đoạn văn ghi lại ý kiến của nhà thơ Viễn Phương khi viết bài thơ “Viếng lăng
Bác
Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước giải
phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại
nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền
Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.
Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối
vào dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột.
Sương toả mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa
đỏ rực… Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng
thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh
sáng dịu dàng toả xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã.
Tôi không cầm nổi nước mắt.
Ra khỏi lăng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép
đẳng lập
Từ ghép
chính phụ
Từ láy
hoàn toàn
Từ láy
bộ phận
Từ láy âm
Từ láy vần
I/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bài tập 1
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái Gọi đáp Cảm thán Phụ chú
xây cái
lăng ấy
Dường
như
Thưa
ông
Vất vả
quá
Những
người
con
gái...
như vậy
I/ Hệ thống từ loại tiếng Việt
1/Danh từ, động từ, tính từ
Danh từ Động từ Tính từ
Lần
Cái lăng
Làng
Ông giáo
Đọc
Nghĩ ngợi
Phục dịch
đập
Sung sướng
Phải
Hay
Đột ngột
Danh từ, động từ ,tính từ thường đứng sau
những từ nào?
TỪ LOẠI
CÓ THỂ ĐỨNG SAU
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÍNH TỪ
Những , các , một …
Hãy, đã, vừa …
Rất , hơi, khá …