BÀI TẬP TỰ LUẬN
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: Chuyển động thẳng đều
Dạng toán 1:Bài toán về quãng đường và vận tốc. .
Bài 1. Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không
đổi.
Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút khoảng cách giữa hai xe giảm 25km.
Nếu đi cùng chiều thì sau 15 phút khoảng cách hai xe chỉ giảm 5km.
Tính vận tốc của mỗi xe.
Đs: v
1
= 40 km/h, v
2
= 60 km/h
Bài 2. Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe 1 có vận tốc 15km/h
và đi liên tục không nghỉ. Xe 2 khởi hành sớm hơn 1 h nhưng dọc đường phải ngừng 2 h.
hỏi xe 2 phải có vận tốc nào để tới B cùng lúc với xe 1.
Đs: v2 = 20 km/h
Bài 3. Một cano rời bến chuyển động thẳng đều. thoạt tiên, cano chạy theo hướng nam bắc
trong 2 phút 40 giây rồi tức thì rẽ sang hướng đông tây và chạy thêm 2 phút với vận tốc
như trước và dừng lại. khoảng thời gian từ nơi xuất phát tới nơi dừng là 1km. Tính vận tốc
của cano.
Đs: 18km/h
Bài 4: Một vật chuyển động đều từ A đến B rồi rẽ phải một góc 90
0
để đến C. biết AB =
600m, BC = 800m và thời gian đi mất 20min. hãy tính:
a. đường đi và độ dời của chuyển động trên.
b. Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.
Đ/s: a. s = 1400m. độ dời: tgα = 4/3.
Bài 5: Một người đi mô tô toàn quãng đường dài 100km. lúc đầu, người này dự định đi với
vận tốc 40 km/h. nhưng sau khi đi được 1/5 quãng đường, người này muốn đến nơi sớm
hơn 30min. Hỏi quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu? Tính vận tốc
trung bình trên cả quãng đường.
Đ/s: v
tb
= 50km/h.
Bài 6: Lúc 6h, xe thứ nhất chuyển động đều từ A đến C. đến 6h 30ph, xe thứ hai đi từ B về
C với cùng vận tốc xe thứ nhất. lúc 7h, một xe thứ ba đi từ A đến C. Xe thứ ba gặp xe thứ
nhất lúc 9h và gặp xe thứ hai lúc 9h30ph. Biết AB = 30km.
Tính vận tốc mỗi xe bằng đồ thị chuyển động.
Đ/s: v
1
= v
2
= 40km, v
3
= 60km.
Cần bổ sung thêm
Dạng toán 2: Xác định thời gian và vị trí gặp nhau của hai xe.
Bài 1: Lúc 6h sáng một người di xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 8km. cả hai
chuyển động thẳng đều với các vận tốc tốc 12km/h và 4km/h. tìm vị trí và thời gian người
đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Đs: lúc 7h, cách vị trí khởi hành 12km.
Bài 2: Hai ôtô chuyển động thẳng đều hướng về nhau với các vận tốc 40km/h và 60km/h.
lúc 7h sáng, hai xe cách nhau 150km. hỏi hai oto sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? ở đâu?
Đs: Hai ôtô gặp nhau lúc 8h30 tại nơi cách vị trí chọn làm gốc tọa độ 60km.
Bài 3: Một xe khỏi hành từ A lúc 9h để về B theo chuyển động thẳng đều với vận tốc
36km/h. nửa giờ sau, một xe đi từ B về A với vận tốc 54km/h. cho AB = 108km.
Xác định lúc và nơi hai xe gặp nhau.
Đs: 10h30, 54km.
Bài 4: Lúc 7h có một xe khỏi hành từ A chuyển động về B theo chuyển động thẳng đều với
vận tốc 40km/h. lúc 7h30 một xe khác khỏi hành từ B đi về A theo chuyển động thẳng đều
với vận tốc 50km/h. cho AB = 110km.
a. xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 8h, 9h.
b. hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? ở đâu?
Đs: a. cách A 40km, 85km, 45km. cách A 80km, 35km, 45km
b. 8h30, cách A 60km.
Bài 5: lúc 6h ô tô thứ nhất từ A đi về B với vận tốc v
1
= 60km/h. lúc 7h ô tô thứ hai đi từ B
về A với vận tốc v
2
= 40 km/h. cho AB = 120km. hãy lập phương trình chuyển động của
hai ô tô khi chọn trục ox trùng với AB và:
a. Gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Gốc thời gian là lúc 6h.
b. Gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B. Gốc thời gian là lúc 7h.
c. Gốc tọa độ tại B, chiều dương từ B đến A. Thời điểm ban đầu lúc 6h.
Đ/s: a. x
1
= 60t, x
2
= 120 – 40(t-1)
b. x
1
= 60(t+1), x
2
= 120 – 40t
c. x
1
= 120 -60(t-6), x
2
= 40(t-7).
Bài 6: Lúc 8h một người đi xe đạp với vận tốc đều 12km/h gặp một người đi bộ đi ngược
chiều với vận tốc đều 4km/h trên cùng đoạn đường thẳng. Tới 8h30 phút người đi xe đạp
dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như
trước. Xác định và nơi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Đs: 10h15phut. Cách chỗ gặp trước 9km.
Bài 7: Lúc 8h một người đi xe đạp với vận tốc đều 12km/h gặp một người đi bộ đi ngược
chiều với vận tốc đều 4km/h trên cùng đoạn đường thẳng. tới 8h30 phút người đi xe đạp
dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như
trước. xác định và nơi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Đs: 10h15phut. Cách chỗ gặp trước 9km.
Bài 8: lúc 7h một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h đuổi theo
một người ở B đang chuyển động với vận tốc 5m/s. biết AB = 18km.
a. viết phương trình chuyển động của hai người.
b. người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ? ở đâu?.
c. Lúc mấy giờ hai người cách nhau 6km.
đ/s:a. x1 = 36t, x2 = 18 + 18t.
b. 8h, cách A 36km.
c. 8h20min.
Cần bổ sung thêm.
Dạng toán 3: Tính tương đối của chuyển động thẳng đều.
Bài 1: Một hành khách trên toa xe lửa chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h quan sát
qua khe của thấy một đoàn tàu khác chạy cùng phương cùng chiều trên đường sắt bên
cạnh. Từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất 8s. đoàn tàu
mà người này quan sát gồm 20 toa, mỗi toa dài 4m. tính vận tốc của nó. ( coi các toa sát
nhau).
Đs: v
2
= 18km/h.
Bài 2: Một chiếc tàu chuyển động với vận tốc v
1
= 30km/h gặp một đoàn xà lan dài l =
250m đi ngược chiều với vận tốc v
2
= 15km/h. hỏi người ấy thấy đoàn xà lan qua trước
mặt mình trong bao lâu?
Đs: t = 22,5s
Bài 2: Chuyển động thẳng biến đổi đều