Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Tài liệu tuyên truyền phòng,chống cúm A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.13 KB, 34 trang )


CÚM A ( H1N1)
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG
LÂY NHIỄM

1.Tình hình dịch trên thế giới:
Theo thông báo của Trung tâm
dự phòng và kiểm soát dịch bệnh
Châu Âu (ECDC), đến ngày
13/8/2009, toàn thế giới đã ghi
nhận 219.681 trường hợp dương
tính với cúm A(H1N1) tại 168
quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó
có 1.882 trường hợp tử vong

Hiện nay, dịch đang diễn biến phức
tạp tại một số nước nam bán cầu
nơi hiện giờ là mùa đông như:
Argentina (338 ca tử vong), Chi Lê
(97 ca tử vong), Brazil (96 ca tử
vong), Australia (mắc: 24.949, tử
vong: 92), Newzeland (mắc: 2.935,
tử vong: 14).

Thông báo của Trung tâm dự
phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa
Kỳ cho biết, đến ngày 7/8/2009, tại
các bệnh viện ở 50 bang và vùng
lãnh thổ của nước Mỹ đã ghi nhận
6.506 ca dương tính cúm A(H1N1),


436 trường hợp đã tử vong.

Tại khu vực Đông Nam Á, số
trường hợp mắc mới tăng nhanh,
nhiều nước đã ghi nhận tử vong:
Philippine (mắc: 3207, tử vong: 08);
Singapore (mắc: 1217, tử vong:
09); Brunei (mắc: 850, tử vong: 01);
Malaysia (mắc: 1.780, tử vong: 32);
Lào (mắc: 156, tử vong: 01);
Indonesia (mắc: 691, tử vong: 03).
Thái Lan (mắc 10.043, tử vong81).

2.Tình hình dịch tại Việt Nam:
Ngày 11/8/2009, Việt Nam đã ghi
nhận thêm 33 trường hợp dương
tính với cúm A(H1N1) (Miền Nam:
16 ca, miền Bắc: 10 ca, miền
Trung: 7 ca).
Như vậy, tính đến 17h00 ngày
13/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận
1300 trường hợp dương tính, 02 ca
tử vong.

Số bệnh nhân đã ra viện là 883;
328 trường hợp còn lại hiện đang
được cách ly, điều trị tại các bệnh
viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng
đồng trong tình trạng sức khỏe ổn
định, không có biến chứng nặng.


Tại tỉnh Bến Tre:
Đến ngày 6/8/2009 có 59 trường
hợp được giám sát. Trong đó có 09
trường hợp (+). Riêng tại huyện
Châu Thành cũng đã có 02 trường
hợp (+)

3.Khuyến cáo của Bộ Y tế:
1.Học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân
viên công tác tại các trường học
chủ động theo dõi sức khoẻ hàng
ngày để phát hiện triệu chứng cúm.
Nếu có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau
họng…) thì không đến trường,
đồng thời gia đình thông báo cho
Ban giám hiệu, y tế địa phương để
được tư vấn.

2.Học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân
viên công tác tại các trường học
nếu phát hiện triệu chứng cúm khi
đang ở trường thì chủ động cách ly
vào phòng riêng, thông báo cho
Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại
trường học để xử lý kịp thời, tránh
lây lan.

3.Những người đang công tác tại
các công sở, đặc biệt người dân

sinh sống và làm việc tại các khu
vực tập trung đông người như nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,
ký túc xá... nếu có biểu hiện cúm
hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ
động cách ly và thông báo cho đơn
vị và y tế cơ quan biết để được tư
vấn và hỗ trợ kịp thời.

4.Những người mắc bệnh mạn tính
(bệnh TM, hen, lao phổi, tiểu
đường, béo phì, SDD, bệnh nhân
AIDS...), thai phụ, người già, trẻ em
cần được đặc biệt quan tâm tới
tình trạng sức khỏe của mình, tránh
tiếp xúc với người nghi ngờ mắc
bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần
đến ngay cơ sở y tế để được
khám, chữa kịp thời, hạn chế biến
chứng nặng và tử vong.

5.Mọi người dân tự bảo vệ bản
thân, thường xuyên rửa tay bằng
xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn, VSMT, thông thoáng nơi ở.
Che miệng khi bị ho, không khạc
nhổ bừa bãi. Đặc biệt, để tránh các
biến chứng do sử dụng thuốc
không đúng cách, người dân không
nên tự ý mua và sử dụng thuốc

kháng vi rút.

×