BẢN ĐĂNG KÍ “LÀM THEO”
Tên tôi là: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Giáo viên: bộ môn Sinh- công nghệ - tổ Hoá – Sinh - Thể - Công nghệ
Trường THPT Trần Phú – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
Năm 2009 cũng là năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành các hoạt
động kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh Cuộc
vận động trong năm 2009 với chủ đề: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân” là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho cuộc
vận động từ nay đến năm 2011.
Trên cơ sở được học tập, nghiên cứu và nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , tôi xin đưa ra và
cam kết thực hiện bản đăng kí “Làm theo ” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Về ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
nắm vững, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào
tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư
tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.
Là một GV, tôi tự thấy mình luôn phải nâng cao ý thức học tập, rèn luyện nâng
cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức của bản thân, tích cực phấn đấu, gương
mẫu trong lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển GD- ĐT của nhà trường, địa phương. Cụ thể:
+ Thường xuyên tham gia tích cực các buổi bồi dưỡng chuyên môn của tổ
chuyên môn
+ Cập nhật các thông tin trên các sách, báo, internet… về các vấn đề liên quan
tới bộ môn mà tôi đang giảng dạy
+ Luôn gương mẫu, hoàn thành tốt mọi công việc được giao
+ Luôn học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi
việc... học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một
cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế . Tôi thiết nghĩ mình không những phải cố gắng
giỏi về kiến thức chuyên môn mà phải giỏi cả về cách thức, phương pháp vận dụng
kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, làm cho ích nước lợi dân. Vì theo Bác “Tài
SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
không có nghĩa là kiến thức hoàn chỉnh, tuyệt đối, khép kín, mà là một kiến thức mở,
"dĩ bất biến, ứng vạn biến", luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng
sinh động”.
+ Với các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tôi sẽ luôn
chấp hành đúng, vận dụng sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể như việc quyết tâm
thực hiện “hai không” của ngành GD. Đồng thời sẽ tuyên truyền cho các HS của mình
để các em cùng thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng các việc làm cụ thể, các hình
thức sinh hoạt tập thể …
2. Ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, do cơ chế,
chính sách chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ nên trong bản thân các trường học, các
cơ quan, bộ phận của ngành giáo dục - đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu
sót. Những căn bệnh phổ biến, như "bệnh thành tích", hiện tượng tiêu cực, bất công,
gian lận trong thi cử, ngồi "nhầm" chỗ, "nhầm" lớp… vẫn chưa được khắc phục một
cách triệt để. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng có tính
chỉ đạo của Hồ Chí Minh: dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy thật tốt, học
thật tốt.
Với mục đích đó, tôi thấy mình cần phải nâng cao tinh thần tránh nhiệm hơn
nữa trong công việc như đi làm đúng giờ, thực hiện tốt các qui định của ngành, của
nhà trường. Tích cực tham gia dự giờ, trao đổi kiến thức chuyên môn với đồng
nghiệp…
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn tôi cần phải tận tâm, tận lực, hết
làng tâm huyết với các thế hệ học trò mà tôi đảm nhiệm dạy dỗ vì tôi xác định nhà
trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để chuẩn bị bước
vào đời, trau dồi đạo đức ý chí, luyện rèn những phẩm chất cần thiết cho một tương
lai tươi sáng. Trong đời sống mới, tôi cần phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi,
phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không
chịu làm nô lệ"
3. Ý thức, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân
Là 1 GV, công việc của tôi thường xuyên phải tiếp xúc với các em HS, các bậc
phụ huynh và cả các đối tượng nhân dân trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức
chính trị, XH khác. Vì thế tôi cần đặt lợi ích của các em HS, của tập thể lên trên hết,
tận tâm, tận lực, chăm lo cho mọi mặt đời sống của các em để các em có điều kiện tốt
tham gia học tập.
Tôi cần thường xuyên theo dõi, kịp thời khích lệ, động viên hay có những xử
phạt hợp lí với từng đối tượng HS để các em có ý thức vươn lên trong hộ tập và tu
dưỡng đạo đức.
Tôi cũng cần có sự trao đổi, liên hệ với các phụ huynh, kết hợp chặt chẽ với họ,
với nhà trường để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp cho con em họ để đạt kết quả
tốt.
Vì môn Sinh tôi dạy cần liên hệ khá nhiều với thực tiễn đời sống và sản xuất
nên tôi nhận thấy mình cần liên hệ chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa tới các cơ quan,
tổ chức, gia đình hay cá nhân làm các công việc, ngành nghề có liên quan tới mỗi bài
học để có dịp cho các em tìm hiểu thực tế, giúp vốn kiển thức hiểu biết của HS sinh
động hơn, kích thích sự say mê học tập và nghiên cứu của các em hơn. Làm được điều
này là tôi đã thực hiện đúng theo phương châm của Đảng: “học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
4. Ý thức, tinh thần tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xác định vì
dân mà làm việc.
Người có tài tham gia hoạt động thực tiễn phải biết dựa vào dân, bởi theo Hồ
Chí Minh, "có dân là có tất cả". Để thực hiện tốt công việc được giao tôi cần:
+ Tin tưởng sức mạnh, năng lực sáng tạo, năng lực cách mạng của các em HS
và phải giúp các em thấy và tin được vào chính bản thân các em, có như vậy các em
mới tự tin bức vào cuộc sống tương lai.
+Huy động, tổ chức, lãnh đạo tập thể, cá nhân HS để thực hiện những nhiệm vụ
thích hợp với từng lớp, từng giai đoạn,
+ Luôn luôn lắng nghe để biết nguyện vọng của từng HS, phụ huynh để hiểu
họ, tìm tòi phát huy sáng kiến của họ, rồi căn cứ vào đó mà chủ trương cho đúng và
kịp thời sửa chữa những chủ trương sai lầm.
+ Học tập ngay cả các em HS, các bậc phụ huynh và các cách thức tổ chức, lao
động tại các cơ sở sản xuất…vì chúng ta là thầy dạy nhưng cũng là học trò của quần
chúng nhân dân. Chúng ta muốn lãnh đạo thì phải học tập, muốn làm thày dạy thì phải
làm học trò quần chúng nhân dân và chúng ta càng học được nhiều bao nhiêu thì càng
lãnh đạo vững vàng sáng suốt bấy nhiêu.
+ Luôn ý thức: cán bộ là công bộc, là đầy tớ của dân theo khẩu hiệu hành động
“Trọng dân, gần dân, trách nhiệm với nhân dân”. Không có biểu hiện tham nhũng,
lãng phí, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân. Cụ thể với GV không được có tư tưởng
“trù dập”, gây khó khăn với các đối tượng HS hư, không nhận tiền, quà của phụ
huynh để “cho điểm, nâng cao thành tích”…cần phải công bằng với tất cả HS.
=> Tôi thấy cần phấn đấu trở thành một công chức có đạo đức, lối sống trong sáng,
giản dị, nói đi đôi với làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đuợc
nhân dân tin tưởng, tôn trọng.
5. Ý thức tham gia hoạt động xây dựng các tổ chức chính trị - XH, cộng
đồng dân cư nơi sinh sống
Tôi cam kết phát huy tình đồng chí, đồng đội, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau trong lao động, học tập và rèn luyện; chống các biểu hiện cục bộ, bè phái,
gây mất ổn định chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Cụ thể:
+ Thường xuyên trao đổi, liên hệ, quan tâm tới đời sống mọi mặt của các đồng
nghiệp trong trường. Kịp thời động viên, giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, con cái
đau ốm hay đơn giản chỉ là chia sẻ niềm vui với các gia đinh có con đỗ ĐH, chị em
sinh con nhỏ…
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động, tổ chức chính trị, xã hội nơi tôi sinh sống.
Thực hiện nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.
6. Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình
Luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê, không có thái độ thờ ơ, thiếu trách
nhiệm, vị nể, trung bình chủ nghĩa bởi vì nguyên nhân “ Sợ mất lòng”, thấy cái sai
không dám mạnh dạn góp ý, đấu tranh chờ thời cơ gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Có ý thức góp ý trong hội họp, chống thói quen ngại phát biểu xây dựng trực
tiếp trong các buổi hội họp
Thực sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của đồng nghiệp, lãnh đạo chỉ đạo để
điều chỉnh công việc đạt kết quả tốt hơn
7. Tinh thần đoàn kết chống cục bộ, bè phái, vụ lợi cá nhân, chống tham
nhũng, lãng phí
Nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, đưa lợi ích tập
thể lên trên hết.
Luôn giữ đoàn kết nội bộ, không chia rẽ bè phái.
Chống mọi hành vi, hoạt động tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong
mọi mặt của đời sống.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh là một quá trình lâu dài, phải
tiến hành thường xuyên, liên tục nhiều năm, đòi hỏi tính tự giác rèn luyện, phấn đấu không
ngừng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Năm 2009 và các năm tiếp theo, tình
hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường, có nhiều tác động, ảnh
hưởng đến nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong tình hình chung đó,
tôi xin đưa ra và cam kết thực hiện đúng bản đăng kí trên, coi đó là một nhiệm vụ
quan trọng, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức
mạnh tổng hợp, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra.
Vĩnh Yên, ngày 17 tháng 8 năm 2009.
Người viết
Nguyễn Thị Bích Ngọc