PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 – VÒNG 1
Năm học : 2008 - 2009
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ
Câu Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
1(3,0
điểm)
+ Giới thiệu khái quát về châu Á
0,5
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước
chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch
nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ
cực...
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các
nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc
lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo
nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được
thành tựu to lớn.
0,25
0,25
+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
2,25
- Ấn Độ:
* Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế
hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt
được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu
lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông
nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số
hơn 1 tỉ người .
* Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp
chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông,
xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin
và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố
gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm,
công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc:
* Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất
thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế
giới...
*Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến
1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng
133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên
5160,3 nhân dân tệ.
- Một số nước khác:
* Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng
12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
* Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh
tế 6,3%.
* Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
0,5
0,25
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”...
0,25
2(3,0
điểm)
- Hoàn cảnh:
1,0
+ Đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai
đoạn cuối...
+ Ba cường quốc là Liên xô, Mỹ, Anh họp ở thành
phố Ianta ( Liên xô ) từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2
năm 1945.
0,5
0,5
- Nội dung: Thông qua quyết định về việc phân chia
khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên xô và
Mỹ:
+ Ở châu Âu....
+ Ở châu Á....
1,0
- Hệ quả: Những thoả thận qui định trên trở thành
khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi
trật tự 2 cực Ianta do Liên xô và Mỹ đứng đầu mỗi
cực.
1,0
3 (4,0
điểm )
a Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức
ASEAN:
2,25
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ở Đông Nam Á
chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực
nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển.
+ Mặt khác, để hạn chế ảnh hưởng của các cường
quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là khi cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng
không thuận lợi và khó tránh khỏi thất bại.
+ Ngày 8 tháng 8 năm 1967 Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc
gồm 5 nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,
Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Trụ sở đóng ở Gia-cac-ta ( In-
đô-nê-xi-a).
- Mục tiêu hoạt động:
Thông qua tuyên bố Băng-côc- Tuyên ngôn thành
lập. Mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá
thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định
khu vực.
1,5
0,5
0,5
0,5
0,75
b Giải thích 1,75
Cần chỉ rõ:
- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến
tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng
việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình
hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện.
- Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành
viên lên 10 thành viên . ASEAN chuyển trọng tâm
hoạt động sang hợp tác kinh tế và đẩy mạnh các lĩnh
vực khác.
- Năm 1992 thiết lập khu vực mậu dịch tự do
(AFTA) . Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) với
sự tham gia của 23 quốc gia.
Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của
ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á”.
0,5
0,5
0,5
0,25