Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm soạn giảng hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.09 KB, 10 trang )

KINH NGHỊÊM SỌAN GIẢNG ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG
GIẢNG DẠY
SUNDAY, 6. APRIL 2008, 02:49:36
DÀNH CHO GIÁO VIÊN
I- LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ:
a) Lý do:
Lập kế họach bài học hay còn gọi là sọan giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt
buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện. Sọan bài lên lớp chuẩn bị cho
việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo PPCT nhằm thực hiện
mục tiêu đào tạo.
Lập kế họach bài học tuy là công việc bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi giáo viên
trước khi lên lớp, nhưng cho đến nay công việc này thường được giáo viên hiểu rất
khác nhau. Có giáo viên cho rằng lập kế hoạch bài học phải nhất thiết theo một mẫu cố
định, có giáo viên khác cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự tóm tắt nội dung SGK, thậm chí
chép lại SGK cũng được. Một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có
sẵn để lên lớp.
Trong khi đó phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều giáo viên áp dụng
đòi hỏi phải có sự đổi mới cách lập kế họach bài học theo hướng chỉ ra một hệ thống
các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh tự tìm kiếm, khám phá, giải
quyết vấn đề đi đến mục tiêu bài học. Gần đây, có giáo viên cho rằngviệc sọan giáo án
là hình thức, là một việc làm vô bổ, tốn nhiều thời gian, có người yêu cầu bỏ công đọan
này giảm công đọan kia trong giáo án; thậm chí có ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn việc soạn
giáo án. Để hiểu sâu và đúng vấn đề với tinh thần "Đổi mới giáo dục". Hôm nay trường
THCS Nhơn Mỹ 2 tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về "Đổi mới phương pháp sọan giáo
án", mong rằng qua chuyên đề này, với ý kiến đóng góp xây dựng của quý thầy cô sẽ
góp nhặt những kinh nghiệm quý báu, xây dựng thống nhất "chuẩn" giáo án chung cho
nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương nhà.
b) Bàn về giáo án:
* Về khái niệm giáo án: là bài sọan của giáo viên để lên lớp giảng dạy (từ điển tiếng
Việt-NXBKHXH, Hà Nội 1994), không dùng với nghĩa: "kế họach bài dạy" hoặc "thiết kế
bài giảng"


* Về mặt nguyên tắc: giáo án là lọai hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên (Điều lệ trường
trung học), Nhằm nhắc nhở nếu không muốn nói là "buộc" người giáo viên phải chuẩn bị
trước khi lên lớp; mặt khác đó là cơ sở căn cứ để các cấp quản lý giáo dục ki?m tra
đánh giá việc chuẩn bị của giáo viên.
* Về chuyên môn: đã là giáo viên được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và được tập
huấn bồi dưỡng trong hè.
* Về phương tiện: giáo viên luôn có trong tay SGK do bộ GD_ĐT ban hành, SGV do
những chuyên gia hàng đầu của ngành biên sọan để tham khảo trong việc sọan giảng.
* Về thực tiễn: có giáo án tốt chưa hẵn đã dạy tốt mà tiết dạy tốt phần lớn phụ thuộc vào
năng lực thực sự của nguời giáo viên lên lớp; không ít trường hợp giáo viên chép giáo
án của đồng nghiệp hoặc trong sách bài soạn để đối phó thanh, ki?m tra.
* Về chuẩn bị: để có bài sọan tốt giáo viên thường thực hiện qua các bước:
+ Nghiên cứu bài trong SGK, SGV và các sách tham khảo khác, xác định mục tiêu bài
dạy.
+ Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học thích hợp, chuẩn bị đồ dùng dạy
học.
+ Chuẩn bị sắp xếp hệ thống câu hỏi một cách logic.
c) Tiêu chí để bình chọn giáo án:
Một giáo án tốt, phải giải đáp được 4 vấn đề sau:
1.Có đề ra được mục tiêu bài học một cách cụ thể, vừa đáp ứng được yêu cầu của
chương trình, vừa phù hợp với trình độ thực tế của học sinh (tính mục đích)
2.Có tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực 50% thời lượng tiết học trở lên, theo
hướng mục tiêu cuả bài học (tính tích cực)
3.Nhìn từ gốc độ cuả người đứng lớp, giáo án này có thực hiện được không? Có vận
dụng được không? (tính thiết thực)
4.Nếu giáo án được thực hiện suôn sẻ thì có thể đánh giá mục tiêu bài học thể hiện ở
học sinh không? (tính hiệu quả)
Giải thích:
* Tiêu chí 1:
Thể hiện tính mục đích cuả bài học. Đích là nơi phải đến, học xong bộ môn này hs phải

đạt tới chỗ nào. Trên đường đi tới đích, phải hoàn thành từng chặng, mỗi chặng cấm
một cọc tiêu. Đó chính là chuẩn chương trình cuả từng lớp, từng cấp. Để đạt chuẩn cuả
từng lớp, từng cấp thì mỗi bài học phải cấm được một cọc tiêu, xác nhận đã đạt đến
chỗ ấy. Đó chính là mục tiêu bài học, hoặc nêu chung chung, hoặc nêu to tát quá đều
làm cho tiết lên lớp mất phương hướng, kém hiệu quả.
* Tiêu chí 2:
Có mục tiêu rồi thì vấn đề quan trọng đạc biệt là cách đạt mục tiêu. Phải lựa chọn
những họat động nào bám sát mục tiêu mà các em thực hiện. Thầy giáo nói nhiều dàn
trãi, tổ chức các họat động thiếu chọn lọc . . .đều dẫn tới bài học xa rời mục tiêu hoặc đi
chệch hướng. Khi nói thời lượng của trò chiếm 50% trở lên thì không có nghĩa có thầy
họat động dưới 50% thời lượng. Mà tốt nhất thầy và trò hoạt động tích cực. Thầy đọc
trò chép, thầy giảng trò nghe cũng là thầy trò cùng họat động nhưng không tích cực, bởi
vì trò thụ động. Thầy đàm thọai với trò cùng đàm thọai với trò, đến từng nhóm gợi ý
thảo luận . . .như vậy hoạt động của thầy có thể trên 50% và hoạt động của trò cũng
chiếm trên 50% thời lượng tiết học. Nếu một tiết học mà từ đầu đến cuối, thầy trò cùng
trao đổi bàn luận theo mục tiêu bài học và khi đối chiếu với mục tiêu bài học để đánh
giá, học sinh đạt chuẩn ở cả ba mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ . . . thì đó là tiết học lý
tưởng, thầy họat động 100% thời lượng, trò họat động 100% thời lượng, không có trò
họat động 80% thì thầy chỉ hoạt động 20% thời lượng thôi. Họat động dạy và họat động
học luôn tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và nâng cao hiệu quả của nhau. Nếu
thầy cứ độc diễn, tức là tác động một phía thì giả dụ nói đâu hiểu đấy, kiến thức trò thụ
động tiếp nhận vẫn là kiến thức vai mượn, không biến thành của riêng và rất khó sử
dụng.
* Tiêu chí 3:
Giáo án là kế họach thực hiện bài học ở trên lớp. Một giáo án tốt, phải được những
người trực tiếp đứng lớp thừa nhận có thể vận dụng được. Thật ra đối các thầy giáo
lành nghề, giáo án không cần soạn công phu, chỉ cần mấy cái gạch đầu dòng, ghi lại
những ý tưởng mới, những thủ pháp sư phạm đắt giá, để phòng lúc lên lớp bị quên.
Những suy nghĩ mới mẻ cần được thể hiện:
-Một là tính sáng tạo. Thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra

cách thực hiện tối ưu mục tiêu bài học, không chỉ ở trong lớp mà có thể ở mọi môi
trường giáo dục khác, có thể tự làm ĐDDH hoặc hướng dẫn học sinh làm ĐDDH thay
thế cho những thứ gợi ý trong SGV mà lại dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn. Hơn thế có thể thay
thế nội dung SGK bằng một nội dung giáo viên tự soạn mà khả năng đạt hiệu quả cao
hơn.
-Hai là tính thiết thực: Mọi sự đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp sọan giáo án
chỉ có ý nghĩa khi giáo án thể hiện hoặc vận dụng để tiến hành một tiết học. Một giáo án
được sọan rất công phu, bởi người soạn đầy tâm huyết, nhưng nếu ứng dụng khó khăn
thậm chí không thực hiện được thì chưa thể coi là một giáo án tốt.
* Tiêu chí 4:
Một giáo án tốt phải thể hiện được tinh thần đổi mới trong ki?m tra đánh giá, cụ thể với
một tiết học là đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu bài học không. Tuy nhiên không
phải đến cuối tiết mới đưa ra mấy bài tập hoặc câu hỏi mà có thể tiến hành ki?m tra việt
thực hiện mục tiêu bài học trong suốt quá trình tiết học diễn ra. Bởi vì kết quả thực hiện
mục tiêu bài học không phải chỉ là kết quả của bài học hôm ấy mà là kết quả của một
quá trình học tập, không phải chỉ kết quả dạy của thầy mà còn là kết quả tích lũy kinh
nghiệm sống của trò, do đó mới có hiện tượng "chưa dạy các em đã hiểu". Những bài
tập, những câu hỏi đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học nên có dấu hiệu riêng (ví dụ
viết mực đỏ hoặc gạch chân); nên ra dưới dạng trắc nghiệm để dễ thống kê, hoặc ra
dưới dạng câu hỏi kích thích học sinh tự bộc lộ sự hiểu biết, kỹ năng và thái độ. Bài tập
ấy có thể thực hiện ở giữa tiết học, cuối tiết học hoặc về nhà. Bởi vì có những bài học
đòi hỏi học sinh phải đầu tư thêm thời gian và công sức ở nhà nữa mới hoàn chỉnh mục
tiêu.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tâm huyết để truyền
thụ kiến thức đến người học. Để thực hiện tốt điều này mỗi giáo viên phải thiết kế cho
mình một đề án (gọi là giáo án) thật cụ thể, thật khoa học trước khi lên lớp. Đây là công
việc khá nặng nhọc, tốn nhiều thời gian. Thực tế, để giảng dạy thành công một tiết lên
lớp với thời lượng là 45 phút thì giáo viên phải bỏ ra ít nhất là 120 phút để nghiên cứu
và soạn bài giảng.

Tuy nhiên không phải tiết dạy nào cũng thành công theo ý muốn. Có nhiều nguyên
nhân:
- Chủ quan: Giáo viên phần lớn chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Còn hiện tượng
dựa vào sách tham khảo (thiết kế bài giảng), lệ thuộc SGV. Kiến thức bản thân chưa
sâu nên phần đông giáo viên chỉ sọan bài qua loa, hình thức tóm tắt nội dung SGK.
Năng lực sư phạm hạn chế, chưa nắm bắt - hiểu rõ đối tượng người học; còn quan
điểm giáo dục theo kiểu đồng nhất, "đánh đổng" người học. Chưa xác định được yêu
cầu người học; chỉ thực hiện cho hết bài hết giờ. Chưa nắm vững phương pháp đặc
trưng của từng môn. Chưa thật chú ý mục tiêu đề ra trong mỗi chương, mỗi bài; mục
đích giáo dục của từng môn, từng tiết học. Thực tế cho thấy có nhiều giáo viên nếu
không có SGV, sách tham khảo thì không soạn được giáo án hoặc nếu có sọan được
thì cũng tóm tắt nội dung SGK. Công việc này học sinh phần lớn tự làm được. Giáo viên
ngoài việc tham gia công tác giảng dạy, còn phải lo gánh vác việc gia đình với muôn vàn
khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường; một số giáo viên lương tâm nghề nghiệp
chưa cao.
- Khách quan: Đối tượng người học hiện nay rất phức tạp, mất căn bản từ các lớp dưới,
bị ảnh hưởng nhiều bởi các tện nạn xã hội. Địa bàn các vùng nông thôn sâu, người dân
chưa thấy được tầm quan trọng việc học tập của con em. Hòan cảnh kinh tế ảnh hưởng
khá lớn đối với việc học tập của học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho cho dạy và học chưa được đâu tư đúng mức, hợp lý. Học sinh chưa xác định
đúng đắn thái độ, động cơ học tập. Học sinh chưa được hướng dẫn cách học. Vai trò
của người thầy đôi khi chưa được quan tâm xem trọng. Các bậc cha mẹ thường giao
trách nhiệm gần như hòan tòan về giáo dục học sinh cho giáo viên.
III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Thực hiện nghị quyết 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng
chính phủ về Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị 40 của ban bí thư TW:
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bô quản lý giáo dục . Thực hiện tốt nhiệm
vụ chiến lược: Giáo dục là quốc sách, là chiến lược phát triển con người. Thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục đào tạo thì việc quan trọng nhất là làm tốt công
tác giáo dục, giảng dạy cho học sinh trong trường phổ thông.

Với thực trạng như trên, một vấn đề bức xúc là làm thế nào để mỗi giáo viên có điều
kiện sọan giảng tốt mọi giáo án, thực hiện thành công 80% tổng số tiết dạy trong năm
học. Thiết nghĩ phải có một hướng giải quyết khá cụ thể trong việc sọan giảng nhằm
làm thế nào đảm bảo chất lượng tiết dạy, đạt hiệu quả giáo dục qua tiết dạy, giữa giáo
viên và học sinh hình thành sự hứng thú và niềm đam mê trong học tập.
1. Hình thức giáo án:
Giáo án là công trình nghiên cứu của giáo viên trước giờ lên lớp. Là sản phẩm trí não,
là đứa con tinh thần của giáo viên. Do đó một giáo án tốt trước tiên phải có hình thức
thẩm mỹ. Phải có vị trí, bố cục hợp lý cho từng phần: Tuần, tiết, tựa bài, các đề mục,
cách chia cột, chữ viết , hình vẽ . . .
Tuần phải ghi trước bằng chữ in, tiết theo PPCT ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường,
ngày dạy ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường (đầu dòng phải viết hoa). Tất cả ba mục
này nên nằm ở vị trí góc trái phía trên của trang giáo án, nên định chừa lề đầu- lề ngoài
cho giống nhau trong từng bài soạn.
Tựa bài nên dùng mực màu khác, viết to rõ bằng chữ in hoa, canh vào giữa dòng của
trang đầu giáo án. Nên dự kiến số từ của tựa bài để tính toán khỏang cách hai bên cho
đều; hoặc nếu tựa bài quá dài thì phải có tính hợp lý, logic khi cắt từ ngữ xuống dòng 2,
dòng 3. Đóng khung hoặc trang trí tùy khả năng thẩm mỹ.
Chia cột đường kẻ chia cột phải ngay ngắn, vừa đúng từ đầu dòng đầu đến dòng cuối,
không dư trên thừa dưới, phải có sự cân nhắc khi chia trang giấy thành nhiều cột. Đề
nghị có tính chủ quan, ở đây nên chia hai hoặc ba cột và nên chia đều trang giấy không
cần chừa lề có vạch đỏ đối với án sử dụng tập học sinh. Giáo viên viết nội dung vào cả
phần lề vạch đỏ.
Khi ghi chép nội dung cần chú ý chừa lề phải, trái (gióng biên) tương đối thẳng. Khi cần
vẽ hình, sơ đồ không nên sợ tốn giấy mực, cần vẽ to, rõ, chính xác, cân xứng, các ký
hiệu, phụ chú ghi đúng quy cách, rõ ràng.
Trước các câu hỏi có thể sử dụng ký tự dấu chấm hỏi thay cho từ "giáo viên hỏi", trước
câu gợi ý, định hướng trả lời có thể sử dụng kí tự dấu hoa thị, dấu sao, dấu gạch ngang
thay thế cho từ "trả lời"
Hết bài nên chừa khỏang nửa trang để ghi chép các kinh nghiệm sau tiết dạy. Tránh

trường hợp tận dụng 1/3 trang cuối ghi tiếp tựa bài để sọan bài mới nhằm tiết kiệm giấy.
Đối với bài 2 tiết nên sọan tách rời từng tiết, vì mỗi tiết đều có kiến thức khác nhau, mục
tiêu cần đạt có khác. Trừ một số trường hợp giáo viên dạy kiên tục hai tiết (chỉ có giáo
viên dạy môn văn). Nếu điều kiện cần sọan hai tiết liền phải có hoạt động củng cố -
luyện tậpcho tiết trước và hệ thống lại trước khi vào tiết sau.
Cấn ghi chú thêm dự kiến thời lượng cho từng phần, từng hoạt động để giáo viên làm
chủ được thời gian, bảo đảm thời lượng 45 phút của một tiết dạy - học.
Giữa các hoạt động nên trình bày rõ ràng có khỏang cách dễ nhìn thấy trong quá trình
giảng dạy.
Giáo viên có thể sử dụng hệ thống ký tự viết tắt cho nhanh, tuy nhiên không nên tùy tiện
viết tắt quá nhiều dễ gây nhầm lẫn với các ký hiệu trong tóan, lý, hóa . . . các ký tự viết
tắt thế nào mà đồng nghiệp nhìn vào có thể đọc và hiểu được. Chỉ được viết tắt trong
giáo án cá nhân, không được tạo thành thói quen khi viết các văn bản, ghi bảng, nhận
xét trong vở học sinh.
Hệ thống chữ viết cần chân phương (một số giáo viên cần rèn luyện nét chữ "Nét chữ
nết người"). Ta yêu cầu học sinh viết đẹp, ngược lại giáo viên chưa phấn đấu viết đẹp.
Ở đây chỉ yêu cầu viết ngay ngắn, rõ nét. Cần lưu ý tuyệt đối lỗi chính tả căn bản. Là
người thầy không thể viết sai lỗi chính ta. Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu câu, viết
đúng ngữ pháp tiếng Việt. Cần biết khi nào xuống dòng khi hết d0ọan, sử dụng dấu
chấm phẩy đối với các câu dài có nhiều mệnh đề. Sử dụng từ ngữ toàn dân, ngôn ngữ
viết chuẩn mực trong sáng nhất là các từ khoa học - kỹ thuật, không sử dụng ngôn ngữ
nói trong văn viết, không sử dụng các từ ngữ mập mờ, khó hiểu nhất là các câu hỏi
trong hệ thống gợi mở cho học sinh. Bởi vì giáo án là một văn bản khoa học có giá trị
giáo dục tòan diện cho cả người dạy lẫn người học. Một văn bản khoa học trình bày sai
sót, thiếu nghiêm túc, sẽ tự đánh mất sự tự trọng của người viết.
2. Nội dung giáo án:
2.1 Xác định mục tiêu bài học:
Xác định mục tiêu của từng bài dạy là là một công việc rất quan trọng của người giáo
viên, nếu người thầy dạy mà không biết mục tiêu của bài đó là gì thì xem như tiết dạy
đó đã hỏng . . .Mục tiêu bài dạy trong giáo án là phần quan trọng cứ không thể bỏ qua,

việc chép lại mục tiêu và bổ sung thêm vào mục tiêu là phần thầy phải làm. Khi dạy
xong mỗi tiết người thầy phải đem tiết dạy đó đối chứng với mục tiêu của bài dạy, để
xem mình đã thực hiện được hoặc không được cái gì. Mục tiêu của bài học bao gồm: về
kiến thức, mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ. Trong 3 nhiệm vụ này, mục tiêu kiến
thức là nền tảng, là gốc. Giáo dục tư tưởng tinh cảm cũng như hình thành kỹ năng đều
phải dựa trên nền tảng kiến thức cụ thể của bài học. Việc xác định mục tiêu bài học có
tầm quan trọng đặc biệt, nó định hướng toàn bộ hoạt động dạy và học của thầy và trò
trong một tiết lên lớp. Mục tiêu bài học càng cụ thể bao nhiêu, càng giúp cho việc định
hướng rõ bấy nhiêu. Phải lượng hóa mục tiêu thành những đơn vị kiến thức cụ thể.
Để xác định được Mục tiêu, giáo viên phải nghiên cứu chương trình, xác định Mục tiêu
từng chương, nghiên cứu SGK. Bởi vì SGK không chỉ có chức năng là cung cấp kiến
thức cho người học, mà còn có nhiều chức năng khác như: củng cố các hiểu biết, kiểm
tra - đánh giá, tra cứu - tham khảo - ứng dụng; giúp hình thành và phát triển các kỹ
năng, phương pháp giáo dục đối với học sinh, chức năng cung cấp thông tin, bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm, giúp đỡ việc học tập và xác định tiến trình sư phạm đối với giáo
viên.
2.2 Chuẩn bị:
Là công việc đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên nhằm làm cho tiết dạy sinh động, làm
tăng tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải cân nhắc sử dụng ĐDDH gì, thiết bị nào,
sử dụng lúc nào, thời lượng sử dụng, có tính giáo dục không và phải dựa vào các mục
tiêu kiến thức cụ thể ở trên. Xác định các thiết bị này trong nhà trường có hay không, có
thể tận dụng các thiết bị, ĐDDH nào để phục vụ tiết dạy. Nếu không có phải tự làm và
đòi hỏi khi làm phải có chất lượng không, có đạt được hiệu quả không. Đối với môn
toán thì thước thẳng và compa là ĐDDH phải có tất nhiên trước khi lên lớp, không phải
ghi vào phần chuẩn bị. Đối với các môn sinh, sử địa . . . phóng to các hình trong SGK,
nhưng phóng to có chất lượng không, kích thước như thế nào, nếu bằng khổ giấy A4,
màu sắc nhòe thì chẳng có hiệu quả gì đối với không gian của lớp học. Nên phóng to ở
khổ giấy A3. Không thể ghi chung chung: Sử dụng các thiết bị, sơ đồ . . . nếu có. Không
thể ghi: giáo án, SGK, SGV . . . Chỉ nên ghi các thiết bị, ĐDDH thật sự có tác dụng hỗ
trợ tốt cho tiết dạy, ghi rõ tên thiết bị. Phải tính được thời lượng sử dụng thiết bị, ĐDDH

đó bao lâu. Thực tế vẫn còn tình trạng giáo viên đem thiết bị ra sử dụng qua loa sơ sài,
học sinh chưa nhận ra chi tiết trên hình vẽ thì giáo viên đã cất qua một bên hoặc có
trường hợp giáo viên treo tranh giảng dạy xong nhưng quên lấy xuống treo mãi suốt tiết
học.
2.3 Về các bước lên lớp:
Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn tình trạng vận dụng máy móc các bước lên lớp, mặc

×