Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

GA T.VIỆT lớp 5 ÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.9 KB, 86 trang )

Tự chọn (Tiếng việt)
Ôn tập: Th gửi các học sinh
I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS cách đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- Rèn cho các em kĩ năng đọc diễn cảm.
- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV nêu yêu cầu của giờ học.
- Gọi HS đọc bài : Th gửi các học sinh.
- GV nhận xét cách đọc.
2. Hớng dẫn HS cách đọc.
* Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, đúng cách đọc.
- Hớng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : Từ sau 80 năm giời nô lệ.nhờ một phần lớn
ở công học tập của các em
- Yêu cầu HS nhấn giọng các từ sau : xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tơi đẹp,
hay không, sánh vai, phần lớn.
- Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ : ngày nay / chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ
mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta ; nớc nhà trông mong / chờ đợi ở các em rất
nhiều.
* HS đọc theo cặp (nhóm đôi). GV theo dõi, hớng dẫn các em đọc.
* HS đọc nối tiếp cả bài theo từng đoạn.
* GV quan sát chung, sửa sai.
* HS thi đọc diễn cảm.
* Cho HS thi theo nhóm.
* Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài.
Tiếng việt (ôn)
Từ đồng nghĩa
I.Mục đích, yêu cầu:


- HS nắm đợc thế nào là từ đông nghĩa.
- HS biết vận dụng những kiến thức đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ
đồng nghĩa.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị :
Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK (8).
- HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
- GV nhận xét.
2.Hớng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau : ăn, xơi, biếu, tặng, chết, mất.
Bài giải:
a.Cháu mời ông xơi nớc ạ.
Hôm nay, em ăn đợc hai bát cơm.
b.Bố mẹ cháu biếu ông bà cân cam.
Nhân dịp sinh nhật Lan, em tặng bạn bông hoa.
c.Ông Minh mới mất sáng nay.
Con hổ bị trúng tên chết ngay tại chỗ.
Bài 2:
- Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.
- Các từ cần điền : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.
Bài giải:
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ.
- Sóng lợn nhấp nhô trên mặt sông.
Bài 3:
Đặt câu với mỗi từ sau : cắp, ôm, bê, bng, đeo, vác.
Bài giải :

+ Bạn Nam tung tăng cắp sách tới trờng.
+ Mẹ em đang ôm bó lúa lên bờ.
+ Hôm nay, chúng em đi lao động bê gạch.
+ Chị Lan đang bng mâm cơm.
+ Chú bộ đội đeo ba lô về đơn vị.
+ Bà con nông dân đang vác cuốc ra đồng.
Dặn dò: Về nhà ôn lại các từ đồng nghĩa.
Tự chọn (Tiếng việt)
Ôn tập : cấu tạo của bài văn tả cảnh
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm dợc cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần.
- Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ SGK (12)
- GV nhận xét.
2.Hớng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiếng việt 5 tập I (10)
- Một học sinh dọc to bài văn.
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn
- Đọc thầm phần giải nghĩa từ khó :
* Lụi: cây cùng loại với cây rau, cao 1-2m, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và rắn,
dùng làm gậy.
* Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
- HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luân.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Bài gồm có 3 phần:

* Từ đầu đến khác nhau. Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu
vàng.
* Tiếp theo đến lạ lùng. Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
* Đoạn còn lại. Tả thời tiết, con ngời.
Vậy: Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần.
Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của ngời viết.
- HS nhắc lại.
3.Dặn dò: HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt (ôn)
Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Quang cảnh làng mạc ngày
mùa.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết chính tả.
- Giáo dục HS ý thức tự giác rèn chữ viết.
II.Chuẩn bị:
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hớng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết : Từ đầu vẫy vẫy trong bài: Quang cảnh làng mạc ngày
mùa.
- HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày.
- Giáo viên hớng dẫn học sinh viết các từ khó.
- HS viết bảng con.
c. Hớng dẫn HS viết bài.

- Giáo viên nhắc nhở HS một số điều trớc khi viết.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc bài cho HS soát lỗi. HS soát lại bài.
- Giáo viên thu một số bài để chấm, chữa.
- HS trao đổi vở để soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét chung.
d. Hớng dẫn HS làm bài tập.
Tìm những tiếng có phụ âm đầu: c/k ; g/gh ; ng/ngh.
- Củng cố, cong cong, cân, cuộc, cuồn cuộn,
- Kẽo kẹt, kiến, kĩ, kéo,
- Gỗ, gộc, gậy, gàu, gần gũi,
- Ghế, ghe, ghẻ, ghi,
- Ngô, ngay ngắn, ngóng, ngang, ngoằn ngoèo,
- Nghe, nghiêng, nghĩ, nghỉ,
3. Củng cố dặn dò: Cho HS nhắc lại quy tắc viết chính tả: c/k; g/gh; ng/ngh.
Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai.
Tự chọn (Tiếng Việt)
Ôn luyện tập về từ đồng nghĩa.
I. Mục tiêu:
- HS tìm đợc những từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận đợc sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
Giáo viên nhận xét chung.
2. Bài mới:
Hớng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:Tìm các từ đồng nghĩa.
a. Chỉ màu vàng.

b. Chỉ màu hồng.
c. Chỉ màu tím.
Bài giải:
a. Vàng chanh, vàng choé, vàng kệch, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng t-
ơi,
b. Hồng nhạt, hồng thẫm, hồng phấn, hồng hồng,
c. Tím ngắt, tím sẫm, tím đen, tím nhạt, tím than,
Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.
Bài giải:
Màu lúa chín vàng xuộm.
Tóc nó đã ngả màu vàng hoe.
Mẹ mới may cho em chiếc áo màu hồng nhạt.
Trờng em may quần đồng phục màu tím than.
Bài 3: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.
Bài giải:
Tàu bay đang lao qua bầu trời.
Giờ ra chơi, các bạn thờng chơi gấp máy bay bằng giấy.
Bố mẹ em về quê bằng tàu hoả.
Anh ấy từ Hà Nội đi chuyến xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại bài, về nhà ôn lại bài.
Tiếng Việt (ôn)
Luyện tập tả cảnh.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh.
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.

2. Bài mới: HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trớc ( Tuần 1).
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng
(tra hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- Giáo viên hớng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và
lành lạnh, mọi ngời đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà
trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lử
hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bớc chân ngời đi, tiếng nói
chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những
tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ
ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay
gắt. Trên các con đờng nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tự chọn (Tiếng Việt)
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I.Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, làm đúng những bài tập về từ đồng
nghĩa.
- Phân loại các từ đã đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
- Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
Hớng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

Đất nớc ta giàu đẹp, non sông ta nh gấm, nh vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt,
vẻ vang. Bởi thế mỗi ngời dân Việt Nam yêu nớc dù có đi xa quê hơng, xứ sở tới tận
chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hớng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu
sắc
Không tự hào sao đợc! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm g-
ơng chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con ngời Việt Nam anh dũng, tuyệt vời
Bài giải:
Đất nớc, non sông, quê hơng, xứ sở, Tổ quốc.
Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
Bài 2:
Đặt câu với mỗi từ sau: vui vẻ, phấn khởi, bao la, bát ngát, mênh mông.
Bài giải:
- Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
- Em rất phấn khởi đợc nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
- Biển rộng bao la.
- Cánh đồng rộng mênh mông.
- Cánh rừng bát ngát.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS chẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết trình bày số liệu thống kê, biết đợc tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản với các số liệu về từng tổ trong lớp mình, trình bày đợc kết
quả thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị : phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:

- Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
- Cho HS nhắc lại kiến thức về báo cáo thống kê.
- Các số liệu thống kê đợc trình bày dới những hình thức nào?
+ Nêu số liệu.
+ Trình bày bảng số liệu.
- Nêu tác dụng của các số liệu thống kê?
Giúp ngời đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Giáo viên nhận xét và cho HS vận dụng làm bài tập.
Bài tâp: Thống kê số HS trong lớp theo mẫu sau:
Tổ Số HS HS nữ HS
Nam
HS
giỏi
HS
khá
HS TB HS yếu
HS
khuyết
tật
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4


Tổng
số HS
- Cho HS làm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát hớng dẫn, chú ý các nhóm làm yếu. Gọi các nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.

3. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn): Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nhân dân
I.Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng cho HS những kiến thức đã học về chủ đề : Nhân dân.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Nhân dân.
Ví dụ: nông dân, công nhân, bác sĩ, giáo viên, thợ thủ công, nhà khoa học,
2.Bài mới: GV nêu yêu cầu của bài học.
Hớng dẫn HS vận dụng làm bài tập.
Bài tập 1: Đặt câu với các từ: cần cù, tháo vát.
Bài giải: Bạn Nam rất chăm chỉ, cần cù trong học tập.
Trong mọi hoạt động, bạn Hà là ngời tháo vát, nhanh nhẹn.
Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai,
nghề, phần, làm)
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Có làm thì mới có ăn,
Không dng ai dễ mang phần đến cho.
Lao động là vẻ vang.
Biết nhiều nghề, giỏi một nghề.
Bài tập 3: Em hãy dùng một số từ ngữ đã học , viết một đoạn văn ngắn từ 3 5 câu
nói về một vấn đề do em tự chọn.
Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những ngời thầy
thuốc, họ thờng làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc ngời bệnh. Giáo viên lại là
những thầy, côgiáo làm việc trong các nhà trờng, dạy dỗ các em để trở thành những
công dân có ích cho đất nớc. Còn công nhân thờng làm việc trong các nhà máy. Họ

sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao độngTất cả họ đều có chung
một mục đích là phục vụ cho đất nớc.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà ôn tập cho tốt để giờ sau học bài đợc tốt hơn.
Tự chọn (Tiếng Việt) : Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá cho HS những kiến thức đã học về từ đồng nghĩa.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng học tập : Nội dung bài
III.Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa.
2. Bài mới:
Hớng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau.
(Các từ cần điền: xách, đeo, khiêng, vác, kẹp)
Cả lớp chúng em đang nối đuôi nhau đi tới nơi cắm trại. Bởi vì chủ nhật tuần
này chúng em đợc đi dã ngoại mà. Bạn Hùng khoác trên vai chiếc ba lô con cóc, hai
tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Hà xách chiếc đàn ghi ta. Bạn Tùng vai
đeo một thùng giấy đựng nớc uống và đồ ăn. Hai bạn Tuyển và Hân to khoẻ nhất lớp
cùng hăm hở khiêng các thứ đồ linh tinh. Bạn Thảo bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách
mấy tờ báo, truyện Đô-rê-mon, đến chỗ nghỉ là mở ra đọc cho cả nhóm cùng nghe.
Bài tập 2: Thi tìm từ đồng nghĩa nhanh theo mẫu:
Mẫu: Hiền ( hiền từ hiền hậu)
GV quy định thời gian, phổ biến luật chơi.
Bài giải:
ác ( ác độc hung ác) nhát (nhát gan hèn nhát)
rỗi (rảnh rỗi rỗi rãi) nhanh (nhanh nhẹn nhanh nhảu)
ngọt (ngọt lịm ngọt lừ) đỏ (đỏ rực - đỏ ối)
yên (yên tĩnh yên lặng) chậm (chậm chạp chậm chễ)

nghèo (nghèo túng nghèo khó) buồn (buồn chán buồn phiền)
Tổng kết nhóm nào tìm đợc nhiều từ nhất là nhóm đó thắng.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thật nhiều từ đồng nghĩa.
Tự chọn (Tiếng Việt): Chính tả nghe - viết
Những con sếu bằng giấy
I.Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng các từ : 16 - 7 1945, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki,
Xa-da-cô Xa-xa-ki.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết đúng chính tả.
- Giáo dục HS ý thức tự giác rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng viết từ khó: sung sớng, xinh xinh
2.Bài mới: GV nêu yêu cầu của giờ học.
- GV đọc mẫu đoạn viết trong bài: Những con sếu bằng giấy.
- Học sinh lắng nghe, theo dỏi trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ từ khi nào?
(Khi cô bé mới đợc hai tuổi)
+ Cô bé đã hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
(Gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy và treo quanh phòng).
- GV hớng dẫn HS viết từ khó:
- Gọi một HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào bảng con
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki.
- Học sinh nhận xét, GV chữa bài.
- GV nhắc nhắc học sinh một số điều khi viết bài.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Học sinh viết bài, GV vừ đọc cho HS viết vừa quan sát, nhắc nhở HS viết.
- Đọc soát lỗi.Thu chấm một số bài.

- Học sinh trao đổi vở để cùng nhau soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét bài chấm và tuyên dơng.
3.Củng cố dặn dò: Dặn dò học sinh về nhà viết lại các lỗi đã viết sai.
Tiếng Việt (ôn): Luyện từ và câu
Ôn luyện từ trái nghĩa
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhắc lại kiến thức về từ trái nghĩa. Cho ví dụ?
2. Bài mới: GV nêu yêu cầu của giờ học.
Hớng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa trong doạn văn sau.
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
Đời ta gơng vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đờng đi muôn dặm đã ngời mai sau.
Nơi hầm tối lại là nới sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
Bài giải: ngọt bùi // đắng cay ngày // đêm
vỡ // lành tối // sáng
Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé,
bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi,
rộng rãi, ngoan ngoãn
Bài giải:
hiền từ //độc ; ác cao // thấp ; dũng cảm // hèn nhát ; dài // ngắn ;
vui vẻ // buồn dầu ; nhỏ bé // to lớn ; bình tĩnh // nóng nảy ;
ngăn nắp // bừa bãi ; chậm chạp // nhanh nhẹn ; sáng sủa //tối tăm ;
khôn ngoan // khờ dại ; mới mẻ // cũ kĩ ; xa xôi // gần gũi ;
rộng rãi // chật hẹp ;
ngoan ngoãn // h hỏng.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thật nhiều từ trái nghĩa.
Tiếng việt (ôn): Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ Hoà bình
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ sau: béo, nhanh, khéo,
Béo // gầy ; nhanh // chậm ; khéo // vụng.
2.Bài mới: GV nêu yêu cầu giờ học
Hớng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hoà bình.
Bài giải: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2.
Bình yên: Ai cũng mong muốn có đợc cuộc sống trong cảnh bình yên.
Thanh bình: Cuộc sống nơi đay thật thanh bình.
Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình.

Bài tập 3:
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em.
Bài giải:
Quê em nằm bên con sông Cầu hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em
cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò
bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lợn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nằm
trên bờ sông mợt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ
hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em
bay lên cao, cao mãi.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thêm các từ thuộc chủ đề Hoà bình.
Tự chọn (Tiếng việt): Luyện từ và câu
ôn tập từ đồng âm
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
2.Bài mới: Hớng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
a.Bác(1) bác(2) trứng.
bác(1) : dùng để xng hô.
bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
tôi(1) : dùng để xng hô.
tôi(2) : thả vôi sống vào nớc cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.
c.Bà ta đang la(1) con la(2).
la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
la(2) : chỉ con la.

d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
giá(2) : giá đóng trên tờng ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2).
giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
a. Đỏ: Hoa phợng đỏ rực cả một góc trờng.
Số tôi dạo này rất đỏ.
b. Lợi: Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
Bạn Hơng chỉ làm những việc có lợi cho mình.
c. Mai: Ngày mai lớp em học môn Thể dục.
Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
d. Đánh : Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
Chị ấy đánh phấn trông rất xinh.
Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không.
Con ngựa đá con ngựa đá.
Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
đá(1)là động từ, đá(2) là danh từ.
3. Củng cố dặn dò: Về nhà tìm tiếp các từ đồng âm cho thêm phong phú.
Tự chọn (Tiếng việt): Luyện từ và câu
Luyện tập dùng từ đồng âm để chơi chữ
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về từ đồng âm.
- HS hiểu đợc tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nôụi dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS lấy ví dụ về từ đồng âm.
2.Bài mới: Hớng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài tập 1: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân.
Chín ngời ngồi ăn nồi cơm chín.
Đừng vội bác ý kiến của bác.
Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.
Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.
Bài tập 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đờng, chiếu, cày, đặt câu với
mỗi từ đó và giải thích.
Đá :Tay chân đấm đá. Con đờng này mới đợc rải đá.
Đờng: Bé thích ăn đờng.
Con đờng rợp bóng cây.
Là: Mẹ là quần áo.
Bé Mai là em của em.
Chiếu: ánh nắng chiếu qua cửa sổ, chiếu rộng khắp mặt chiếu.
Cày: Bố em mới cày xong thửa ruộng.
Hôm qua, nhà em mới mua một chiếc cày.
Giải thích:
- Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đờng.
- Đờng trong ăn đờng là đờng để ăn còn đờng trong con đờng là đờng đi.
- Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình.
- Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng
mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giờng.
- Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày
là chỉ tên cái cày.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại các kiến thức về từ đồng âm.
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006
Tiếng việt ôn: Tập làm văn
Luyện tập văn tả cảnh
Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vờn cây ( hay trên một cánh đồng).
I.Mục tiêu:
- Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trớc khi làm bài viết.
II.Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu,
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát đợc về vờn cây hoặc cánh đồng.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p). Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p).
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
1.Hớng dẫn học sinh luyện tập.
- Giáo viên chép đề bài len bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài.
* Hớng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài :
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh).
- Đề yêu cầu tả cảnh gì? (Vờn cây vào buổi sáng).
- Trọng tâm tả cảnh gì? (Vờn cây buổi sáng)
- Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài.
* Hớng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề bài.
- Một học sinh nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát đợc để xây dựng một dàn bài
chi tiết.
* Gợi ý về dàn bài:
+ Mở bài: giới thiẹu chung về vờn cây vào buổi sáng.
+ Thân bài :
- Tả bao quát về vờn cây:
Khung cảnh chung, tổng thể của vờn cây.
- Tả chi tiết (tả bộ phận).
Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vờn.
- Học sinh làm dàn ý.
- Gọi học sinh trình bày dàn bài.

- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng.
3.Củng cố dặn dò: Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng.
Thứ sáu ngày 6 tháng 10 năm 2006
Tiếng việt ôn : Tập làm văn
Luyện tập văn tả cảnh
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vờn cây (hay trên một cánh đồng).
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
Phấn màu, dàn bài đã chuẩn bị.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Hớng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài và trình bày bài miệng.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng, học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trớc.
- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Gợi ý về dàn bài :
Mở bài:
Giới thiệu vờn cây vào buổi sáng .
Thân bài :
- Tả bao quát về vờn cây.
Khung cảnh chung, tổng thể của vờn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của v-
ờn).
- Tả chi tiết từng bộ phận :

Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc
trong vờn cây.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vờn.
- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trớc lớp.
- Gọi học trình bày trớc lớp.
- Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm.
- Gọi một học sinh trình bày cả bài.
- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.
4.Củng5 cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sạu.
Tuần 10 Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
Chào cờ
Tập trung dới cờ
------------------------------------------------
Tiếng việt ôn tập
Tiết 1
I.Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- Lập đợc bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam Tổ quốc
em, Cánh chim hoà bình, Con ngời với thiên nhiên.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới: (37p)
A.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.

- GV đặt câu hopỉ về đoạn hoặc bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét. Em nào không đạt yêu cầu để kiểm tra lại ở tiết học sau.
Bài tập 2: Học sinh lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, GV chốt ý và giữ bảng nhóm đúng trên bảng.
Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung
Việt Nam
-Tổ quốc
em
Sắc màu
em yêu
Phạm
Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật,
con ngời trên đất nớc Việt Nam
Cánh chim
hoà bình
Bài ca
về trái
đất
Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất
bình yên, không có chiến tranh.
Ê-mi-li,
con
Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trớc Bộ Quốc phòng
Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lợc của
Mĩ ở Việt Nam.
Con ngời
với thiên
nhiên

Tiếng
đàn ba-
la-lai-ca
trên
sông Đà
Quang
Huy
Cảm xúc của nhà thơ trớc cảnh cô gái Nga chơi
đàn trên công trờng thuỷ điện sông Đà vào một
đêm trăng đẹp.
Trớc
cổng trời
Nguyễn
Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục đọc để kiểm tra tiếp.
Tiếng việt ôn
Tiết 2
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Học sinh nghe viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nớc.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3p). GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới: (37p)
A.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
B.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- GV gọi từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài và chuẩn bị 1 phút.

- Học sinh đọc trong SGK một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi bài vừa đọc để học sinh trả lời.
- GV nhận xét và ghi điểm. Những học sinh cha đợc kiểm tra để giờ sau kiểm tra tiếp.
C.Học sinh nghe viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK.
- Học sinh đọc thầm lại bài chính tả.
- Hớng dẫn học sinh viết các từ: Đà, Hồng, nỗi niềm, ngợc, cầm trịch, đỏ lừ
- Cho học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con, GV nhận xét và chữa bài.
- GV nhắc các em cách trình bày bài viết, lu ý cho học sinh các chữ cái đầu câu phải
viết hoa.
- GV đọc bài cho học sinh viết, chú ý đọc chậm thong thả để các em viết cho đúng.
- GV đọc lại bài chính tả một lợt,HS soát lại bài và tự phát hiện lỗi.
- Thu chấm một số bài, nhạn xét chung bài viết của học sinh.
3.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn những HS cha đợc kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiếng việt ôn
Tiết 3
I.Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục đợc kiểm tra lấy điểm tập dọc và học thuộc lòng.
- Trau dồi cho học sinh kĩ năng cảm thụ văn học.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3p). GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới: (37p)
A.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Bài tập 1: Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị 1 phút.
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu trong phiếu học tập.

- Đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét và ghi điểm, còn học sinh nào để giờ sau kiểm tra tiếp.
Bài tập 2: Học sinh dọc yêu cầu của bài tập.
* GV ghi tên 4 bài văn:
Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Một chuyên gia máy xúc.
Kì diệu rừng xanh.
Đất Cà Mau.
* Cho HS làm việc độc lập :
- Mỗi em chọn một bài văn và thực hiện theo yêu cầu SGK.
- GV quan sát chung và nhắc nhở các em.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu chi tiết mình thích và giái thích lí do mình thích.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dơng những học sinh tìm đợc chi tiết hay, giải thích
đúng lí do mình thích.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho bài sau.
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần
I.Mục tiêu:
- HS nắm đợc những u khuyết điểm trong tuần qua để có hớng phấn đấu, sửa chữa cho
tuần tới.
- Rèn cho HS có tinh thần phê, tự phê.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt các nề nếp.
II. Chuẩn bị: Nội dung
III. Hoạt động dạy học:
1.Tổ trởng nhận xét tổ mình và xếp loại các thành viên trong tổ.
Cả lớp có ý kiến nhận xét.
2. Lớp trởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
Các tổ có ý kiến.
3. Giáo viên có ý kiến.
Đạo

đức:--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
Học
tập:---------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
Các hoạt động
khác:-------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------
Phơng hớng tuần
tới:---------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
4. DÆn dß: VÒ nhµ thùc hiÖn tèt nh÷ng néi quy ®· quy ®Þnh.
Tiếng việt ôn
Tiết 5
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh tiếp tục đợc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

- Học sinh đợc thể hiện đóng vai các nhân vật trong vở kịch Lòng dân.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ: (3p). Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1: Từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài.
- Học sinh đọc trong SGK theo yêu cầu trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn, bài vừa đọc.
- GV ghi điiểm, nhận xét.
Bài tập 2:
- Học sinh nêu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
Ví dụ:
Nhân vật
Dì Năm
An
Chú cán bộ
Lính
Cai
Tính cách
- Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
- Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ
- Bình tĩnh, tin tởng vào lòng dân.
- Hống hách
- Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Học sinh diễn một trong hai đoạn của vở kịch lòng dân.
- Giáo viên cho mỗi nhóm diễn một đoạn kịch.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
3.Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, khen ngợi những học sinh làm tốt.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa. (đọc từ Có lẽvẫy vẫy)
Nghìn năm văn hiến. (Đọc đoạn 1)
Lòng dân.(Đoạn 1-2)
Những con sếu băng giấy. (đoạn 3)
Một chuyên gia máy xúc.(đoạn 2)
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. (đoạn 3)
Tác phẩm của sin-le và tên phát xít.(đoạn 1)
Những ngời bạn tốt.(đoạn 1)
Kì diệu của rừng xanh.(đoạn 1-2)
Cái gì quý nhất.(cả bài)
Đất Cà Mau.(đoạn 1-2)
Th Bác Hồ gửi học sinh. (đọc đoạn học thuộc lòng)
Sắc màu em yêu. (Những khổ thơ em thích)
Bài ca về trái đất.(cả bài)
Ê-mi-li, con(khổ 3-4)
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.(cả bài)
Trớc cổng trời. (những câu thơ mà em thích)
Tiếng việt (ôn): Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ Hoà bình
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ sau: béo, nhanh, khéo,
Béo // gầy ; nhanh // chậm ; khéo // vụng.
2.Bài mới: GV nêu yêu cầu giờ học

Hớng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hoà bình.
Bài giải: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2.
Bình yên: Ai cũng mong muốn có đợc cuộc sống trong cảnh bình yên.
Thanh bình: Cuộc sống nơi đay thật thanh bình.
Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình.
Bài tập 3:
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em.
Bài giải:
Quê em nằm bên con sông Cầu hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em
cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò
bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lợn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nằm
trên bờ sông mợt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ
hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em
bay lên cao, cao mãi.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thêm các từ thuộc chủ đề Hoà bình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×