Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

LỜI CHÀO QUÁ KHỨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.56 KB, 11 trang )

Lời chào quá khứ
Truyện ngắn của Trung Trung Đỉnh
Thực ra câu chuyện không phức tạp như những lời đồn đại mà nó giản đơn tới mức không ngờ.
Người đời chẳng còn bày vẽ gì được hơn, khi mà trong thực tế cũng chỉ tưởng tượng được tới
mức đó. Chị nói với tôi. Một khi có chuyện gì xảy ra, người ta kháo nhau. Lúc đầu cố gắng sao
cho đúng với sự thật, nhưng phải có chút ly kỳ, nghĩa là sao cho hấp dẫn. Và thế là người ta bắt
đầu thêm thắt! Cuối cùng sự thật chẳng còn là sự thật, đến nỗi chính người trong cuộc cũng
không nhận ra…
Chị, người mà tôi được nghe tên, nghe tiếng cả những điều hay lẫn không hay từ hồi trong rừng
Tây Nguyên đánh Mỹ. Rồi tên chị, những tai tiếng về chị dần dần được lãng quên có tới hơn
chục năm nay. Thời gian sau giải phóng, qua nhiều đợt công tác trở lại đơn vị, tôi luôn hỏi thăm
nhưng cũng chỉ được nghe, hoặc, ừ nhỉ, không hiểu rồi người ta có biết trường hợp ấy thế nào?
Hoặc, chắc là không phải như dư luận. Nhưng bây giờ làm sao biết được cụ thể kia chứ. Nói
chung những câu hỏi lại chỉ được trả lời bằng những câu hỏi…
Thế mà, bỗng dưng đêm nay, đúng lúc giao thừa, cái thời khắc chuyển giao độc đáo của thời
gian ấy, giữa lúc cháu gái, con đầu của tôi ra đời, tôi không hề nghĩ tới chị thì lại được gặp.
Cũng thật độc đáo, chính chị đuổi tôi, bảo tôi vô duyên. Rằng đàn ông đàn ang gì mà không
biết mắc cỡ. Rằng cái nhà anh này sao cứ để nhắc miết miết.
Quả tôi có lì, không chịu nghe lời nhắc của chị sau lúc dìu nhà tôi từ trên xích lô vào phòng đẻ.
Tôi cứ muốn đứng ngay bên bàn đẻ để cùng chịu cái đau đớn của nhà tôi, cũng như mọi người
chồng khác khi vợ mình mới sinh con đầu lòng. Tôi cho rằng việc chị mắng tôi không phải vì
thái độ phục vụ kém. Đến lúc không thể nói nhỏ với nhau được thì phải hét lên. Thế thôi. Còn
cái sự lì lợm của tôi cũng tự nhiên thế. Chẳng lẽ chị lại mắng tôi thật? Và chẳng lẽ tôi lại thiếu
tự trọng tới mức ấy? Thế nhưng, sau khi nghe tiếng cháu khóc trong buồng đẻ và tiếng nựng
cháu của chị, tôi không thể tự kiềm chế mình. Cứ muốn reo to. Cứ muốn đi lại. Cứ muốn phóng
ngay về nhà báo tin cho mọi người. Cứ muốn nhào vô buồng đẻ ôm ghì lấy mẹ cháu, ôm ghì
lấy chị. Gặp ai đi qua hành lang bệnh viện tôi cũng toét miệng ra cười. Tôi không còn chú ý gì
nữa ngoài tiếng khóc oa oa thiêng liêng ấy. Tôi dán mắt, dán tai vào kẽ hở trên cánh cửa ra vào
buồng đẻ, nghe trộm, nhìn trộm. Tôi nghe rõ tiếng reo nhỏ của chị: “A, cái mũ giải phóng con
đã ra đây rồi!”. Chắc chị này có ở Tây Nguyên? Rõ ràng khi nãy chị mắng tôi: “Sao cứ để nhắc
miết miết?”. Những câu ấy chỉ cánh lính Tây Nguyên chúng tôi hay nói. Và chính những lời ấy


khiến tôi nhận được tín hiệu và tôi nơm nớp mong chị làm xong công việc. Mong chị bước ra
để hỏi “cái mũ giải phóng của tôi là gái hay trai?”.
Chị ôm cháu khẽ nghiêng người lách khỏi cửa. Tôi xáp lại:
- Cháu trai hay gái, chị?
- Gái. Mà anh vẫn đứng đây à?
Tôi cười trừ:
- Vâng ạ. Cám ơn chị.
Chị bước nhanh trên hành lang. Tôi xoải cẳng bước theo, cố nhìn cho được mặt cháu. Hình như
chị bước nhanh hơn.
- Anh về đi!
Tôi rụt rè “vâng” và thẫn thờ dừng lại. Phải mười phút sau chị mới ra khỏi phòng trẻ sơ sinh.
Tôi mạnh dạn tới bên:
- Chúc chị…năm mới….,
Chị bật cười nhỏ:
- Thôi, chú về đi. Mọi việc êm thấm rồi.
- Nhưng….tôi muốn hỏi thăm chị…
- Ủa - chị vẫn nghiêm khắc - Cái nhà anh này! Tôi đã nói là cháu gái…
- Không chị ạ - Tôi mạnh bạo - Có đúng chị là chị Thản?
- Sao chú biết tôi? - Chị sững người.
- Đích là chị rồi - Tôi reo lên - Em là Thiêm, y tá K10 đây.
Chị vẫn đứng nhìn tôi. Tôi thấy mắt chị có vẻ như không trông thấy gì. Chị đang cố rọi sâu về
quá hứ.
- Có phải chú là nhà báo, bạn anh Quảng ở bên ban quân y không?
- Đúng.
Chúng tôi nhận ra nhau. Tôi kể lược qua những cuộc thuyên chuyển của mình và báo cho chị
biết, ở Hà Nội này, chị cũng sẽ có những “đồng hương Tây Nguyên” và tôi mời chị, đúng mùng
năm tết tới nhà tôi chơi. Gặp các “đồng hương” hẳn chị sẽ vui hơn.
*
* *
Hội “đồng hương Tây Nguyên” của chúng tôi gồm có năm người. Anh Thảo, trước ở trên cơ

quan mặt trận, bây giờ là nhà nghiên cứu lịch sử quân sự. Anh có cái dáng trịnh trọng, lúc nào
cũng cầm quyển sách. Anh là người đề xướng lập hội: “Để anh em có dịp mà tề tựu”. Đối với
chúng tôi, anh là “pho từ điển sống” về những sự kiện diễn ra ở Tây Nguyên. Anh có trí nhớ
thật kỳ lạ. Nếu bỗng dưng ai đó hỏi: “Thằng Mỹ bị ta bắt đầu tiên ở Tây Nguyên tên là gì? Anh
trả lời ngay và còn kể thêm những chi tiết quanh chuyện đó. Anh Thuỷ trước là chiến sĩ dưới sư
đoàn 2, bây giờ là nhà văn, đang công tác ở một toà báo trung ương. Anh Thuỷ bao giờ cũng tất
bật và hóm. Gần như chuyện gì anh cũng có thể tham gia. Anh Thực là bác sĩ, một con người
có bàn tay vàng, chúng tôi thường nói với nhau thế. Thực có dáng người bé nhỏ, lúc nào cũng
trấn tĩnh và thư thái. Chưa bao giờ thấy anh vội. Đối với anh, mọi việc đều phải cân nhắc, tính
toán trước. Bác Thiềng, trước là trợ lý tác chiến một huyện đội, bây giờ đã về hưu. Bác về hưu
nhưng lúc nào cũng quân phục chỉnh tề, trừ khi ở nhà với nghề thợ mộc làm thêm của bác. Và
tôi, trước là phóng viên của báo mặt trận.
Tôi thông báo sự kiện sinh cháu đúng lúc giao thừa và mới “sưu tầm” thêm được một “đồng
hương” mới, chị Thản. Có thể nói ai cũng phấn khởi và ngạc nhiên khi biết chị Thản còn. Hơn
thế chiều mùng năm chị sẽ lại chơi.
Anh Thuỷ và anh Thảo kéo đến sớm. Các anh mang theo một ghè rượu cần loại nhỏ, mấy cái
cần hút rượu và hai quả bầu đựng nước đen bóng. Anh Thực và bác Thiềng tới sau một chút,
nhưng cũng là tới sớm hơn hẹn.
- Nhà cháu chật - Tôi vui vẻ nói - xin mời các bác cứ tự nhiên cho.
- Ái chà - Bác Thiềng nói - Bố Kẹo Chanh ra dáng đáo để.
Anh Thuỷ bê tô canh từ bếp lên, nói:
- Hay! Ta đặt tên cháu là Kẹo Chanh được đấy anh Thiêm ạ.
Mọi người cùng cười vui. Bác Thiêng nhất thiết đề nghị dọn bàn, để hết xôi thịt lên cúng cụ.
- Con cháu ở đâu, ông bà cha mẹ theo đó. Bác nói.
Chúng tôi đồng ý ngay.
Anh Thảo và anh Thực nãy giờ đứng hai bên giá sách lục. Rồi anh Thảo cầm quyển sổ ghi chép
của tôi mấy năm trước đã rách hết bìa, nói:
- Có phải chú ghi chép nhiều xung quanh sự kiện cô Thản lắm phải không?
- Có tới vài chục trang, trong quyển ấy đấy - Tôi nói.
Anh Thuỷ chạy ra:

- Thế nào rồi tôi cũng phải viết một cái truyện về chị Thản. Anh Thảo thử đọc to, nghe chung
xem cậu Thiêm ghi chép được những gì nào.
Anh Thực rời giá sách, lại bên anh Thảo, nói:
- Có lẽ trong lúc chờ chị Thản, anh Thảo đọc nghe một vài chỗ.
- Này - Bác Thiềng góp - Cô ấy ra ngoài này hồi nào nhỉ.
- Chuyện ấy chỉ cô Thản biết - Anh Thảo nói.
- Thật là không bình thường.
- Sự không bình thường trong chiến tranh, âu cũng là chuyện thường tình vậy. Anh Thuỷ triết
lý.
Anh Thảo ngả người vào thành giường, mở cửa sổ, hắng giọng và đọc:
“Chấm chấm chấm, - Cái tay Thiêm này tỉ mẩn thật - Anh bình luận rồi mới đọc tiếp - Ngày
hai, tháng bảy, sáu sáu. Giữa mùa mưa lũ Tây Nguyên, những trận đánh Mỹ vẫn tiếp diễn quyết
liệt. Ấy vậy mà trong hậu cứ có tin cô Thản, y sĩ của ban quân y bị mất tích. Lúc ấy chừng giữa
trưa, người ta đồn: Cô Thản đi lĩnh thuốc ngoài quân khu về, tới suối Đắc Kơ Piar thì bị người
rừng Kơn Hà Nừng bắt. Anh Bươm, chiến sĩ trinh sát, người Bahnar còn kể là, chính anh đã
từng gặp người rừng, khi ấy anh là liên lạc cho huyện đội K10, đang trên đường đưa công văn
về. Trời mưa, anh trùm ni lon kín, ngược dốc La Pà. Anh đang cắm cúi đi thì bỗng gặp một
người rừng chạy ngang. Người rừng ngã sóng soài trước mặt anh. Mấy người rừng khác xúm
lại, lôi cái người rừng ngã vào bụi. Tiếng hú, tiếng la ré hoảng loạn khiến anh Bươm mất hết
bình tĩnh. Anh quăng luôn cả đồ đạc, chạy tháo thân.
Theo anh Bươm kể thì người rừng cao to hơn anh, nhưng gày lắm. Rằng cẳng chân người rừng
nhỏ và dài, đầu người rừng to bằng cái gùi! Rằng người rừng không phải có nhiều long như xưa
nay ta tưởng. Và rằng, tiếng hú của người rừng thì thật là ghê. Nó cứ choi chói, khàn khàn
giống như tiếng rít của đài mười lăm oát. Anh Bươm nhất quyết nói người rừng còn nhiều và
mặt người rừng thì thật là dài. Anh bảo hôm ấy anh chạy xé rừng, xé núi. Chạy như chưa bao
giờ anh có thể chạy được như thế. Khi tới làng Đê Tung Chà thì trời vừa tối và anh ngất lịm.
Dân làng đã cứu anh và anh bị đau một tháng, rụng tóc. Anh Bươm còn nói đi nói lại là, nếu chị
Thản về một mình chỗ suối Đăk Kơ Piar thì đúng là bị người rừng bắt thật rồi. Rằng dân làng
Đê Tung Chà cũng nói khu rừng ấy có người rừng thiệt. Các thợ săn người Bahnar trong vùng
ấy cay cú vì gặp người rừng mấy lần đều không kịp tổ chức bắt thì đã mất hút. Chấm chấm

chấm chấm.
Anh Thảo trở nghiêng người, lấy kính ra đeo và tiếp tục đọc:
“Ngày, tháng, năm….Người ta đồn là cô Thản không phải bị người rừng bắt mà bị người cọp
vồ. Người cọp là gì, chưa xác minh được. Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh có ra thông báo về
vấn đề này. Rằng người cọp là do bọn biệt kích đội lốt. Rằng chúng làm như vậy cốt gây rối
vùng căn cứ ta. Nhưng dân các làng trong vùng đồn là người cọp có thật. Rằng người cọp chính
là Ma Lai, thứ ma biến bóng tối thành ánh sáng và ngược lại. Ma Lai có thể bắt hết dân làng,
lần lượt từng người một. Và rằng, không phải bây giờ người cọp mới xuất hiện. Nó đã có từ xa
xưa lắm rồi. Vân vân.
Tối ngày ba tháng mười, đoàn văn công tỉnh uỷ đi phục vụ bộ đội phía trước về, có ba cô gái đi
sau bị người cọp nhảy ra vồ sểnh - người ta đồn - có hai cô bị lạc ba ngày sau mới tìm thấy.
Chính cái cô đi sau cùng trong số ba cô về được trong đêm đã kể là, cô bị người cọp đẩy ngã,
khẩu các bin co đeo bị giộng xuống cướp cò. Súng nổ, người cọp hoảng quá bỏ chạy,
Làng Dê Bơ Ngăn bị người cọp phục lúc dân làng đi gùi đạn về. Người ta đã quả quyết là
người cọp lông xám, vện trắng, mặt cọp, mình người. Chấm chấm chấm chấm.”
Anh Thảo sang trang, đọc tiếp:
“Ngày…tháng….năm sáu bảy. Bộ đội trinh sát F10 - B3 bắt được một người rừng trong hang
đá. Cũng là những lời đồn. Người ta kể rằng, bộ phận chỉ huy mặt trận đã phái một B trinh sát
vừa bám địch, bảo vệ vùng căn cứ, vừa bám vào rừng sâu tìm dấu vết và theo dõi những hoạt
động của “người rừng”. Sau hơn hai tháng bộ đội ta đã tìm được một hang đá tít trên đỉnh núi
KK, nơi mà gần như xưa nay chưa có dấu chân người. Nhưng rất tiếc ai cũng chỉ mới bắt được
một “con người rừng” chứ không bắt được “mẹ người rừng”. Người ta kể là, sau đó các chiến
sĩ trinh sát đã vây rất chặt đỉnh núi, khép dần vòng vây cho tới khi chỉ còn cái hang đá trên cao
ấy. Rốt cuộc, “mẹ người rừng” vẫn trốn biệt tích.
“Mẹ người rừng” rất khôn - người ta đồn - Không thể bao vây được. Bộ đội ta đã nuôi đứa bé
bằng mọi cách trên bệnh viện, nhưng các bác sĩ đã phải chịu bó tay, nhận thấy không cách chi
nuôi đuợc, ngoài mẹ nó. Đành phải đem “trả” con người rừng cho mẹ nó nuôi. Người ta trả
bằng cách nào nhỉ?”
“Ngày…tháng, năm sáu bảy - Anh Thảo đọc tiếp - Người ta đồn là cô y sĩ Thản được điều về
cơ quan thủ trưởng. Rằng cô ta đã “tụt tụt” với tham mưu trưởng Q trong khi đang yêu và sắp

cưới anh L, phó ban quân y. Rằng anh L đã không những thông cảm cho thủ trưởng Q và người
yêu của mình, mà còn tỏ ra như không hay biết chuyện đã xảy ra. Anh L làm như thế để bảo vệ
uy tín cho thủ trưởng Q, hơn thế, anh sẽ khỏi phải điều tra phía trước. Anh L còn lên thêm một
“hạt” và chức trưởng ban sẽ ở trong tầm tay.”
“Tuy nhiên - vẫn là những lời đồn - cô Thản đã không chịu đựng nổi dư luận, nhân đi lấy thuốc
quân khu về đã trốn vào một làng Bahnar sống. Hiện nay dân làng đã chấp nhận cô ta như là
một thành viên của mình. Chấm chấm chấm chấm.”
“Ngày, tháng, năm một chín sáu tám. Người ta đã thôi không đồn về cô quân y Thản. Nhưng
bây giờ lại rộ lên. Rằng cô Thản không bị người rừng, người cọp vồ cũng không phải cô ta
chạy trốn dư luận bỏ vào làng mà đích thị cô ta đã đi chiêu hồi. Có lời đồn cô Thản là tình báo
của ta. Đảng “tổ chức” cho cô ta đóng vai chiêu hồi như vậy, sau đó sẽ hoạt động mật trong
lòng địch.”
“Người ta kháo nhau là, thủ trưởng Q, sau khi nghe tin cô Thản mất tích đã cầm súng ngắn, vào
rừng, bắn lên trời ba phát, không nói nửa lời. Đó là câu chào hay một lời thề? Còn anh L thì
ngay lập tức xin chuyển xuống đơn vị chiến đấu!”
“Ngày, tháng năm sáu tám. Rõ ràng là cô Thản đi chiêu hồi! - Người ta đồn - Rằng cơ sở ta đã
báo ra, hiện cô Thản đang làm y sĩ trong trung tâm chiêu hồi P. Rằng cô ta đã trực tiếp ngồi trên
máy bay Mỹ thả loa kêu gọi các “Binh sĩ cộng quân Bắc Việt, hãy trở về với chính nghĩa quốc
gia!”.
“Và bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Truyền đơn của chúng đã in ảnh cô Thản và những
lời kêu gọi của cô ta. Người ta lại đồn là, hồi cô Thản còn ở ban quân y, cứ cô ta vừa rời khỏi
đâu thì y rằng, B52 địch giội nát khu rừng cô ta vừa ở. Vân vân.”
Anh Thảo bỏ quyển sổ xuống giường, gỡ kính, xoa xoa tay lên mặt, một lúc sau, nói:
- Còn một đoạn nữa. Đọc hết nhé?
Mọi người không ai xê dịch, cũng không ai nói gì. Anh Thảo đeo kính, đọc tiếp:
“Ngày, tháng, năm sáu tám. Thế là không còn gì để cho mọi người đồn đại nữa. Người ta coi
như sự đã hai năm rõ mười. Trong chiến tranh, bản chất của mỗi con người được phô bày. Có
người dũng, cũng có kẻ hèn nhát. Có người trung thành, cũng có kẻ phản bội. Nếu không bình
tĩnh ta sẽ luôn luôn bị bất ngờ và những bất ngờ đó thật là nguy hại.”
*

* *
Chúng tôi, từ khi nào đã đứng vây quanh anh Thảo. Chợt anh Thực, nãy giờ tựa lưng vào giá
sách kêu lên:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×