QÚA KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- 1866: Nhà thực vật học người Áo Gregor Menđel đã xây dựng nên
những quy tắc cơ bản về việc di truyền dựa trên những thí nghiệm của ông
với cây đậu Hà lan. Những phát hiện của ông đã được công bố trên một tờ
báo địa phương và bị quên lãng trong hơn 30 năm.
- 1882: Trong lúc quan sát ấu trùng của con kỳ nhông dưới kính hiển
vi, nhà phôi thai học người Đức Walther Fleming đã nhận ra những sợi
mảnh nhỏ li tiatrong nhân tế bào và thấy rằng chúng có xu hương phân chi.
Những sợi này chính là các nhiễm sắc thể sau này.
- 1883: Francis Galton - một người anh họ của Charles Darwin và là
người ủng hộ thuyết tiến hoá thông qua chọn lọc tự nhiên- đã phát minh ra
“thuyết ưu sinh” (di truyền được thực hiện qua thích nghi và chọn lọc tự
nhiên)
- 1910: Nhà sinh vật học người Mỹ Thomas Hunt Morgan đã làm thí
nghiệm trên ruồi giám và nhận ra rằng những đặc điểm kiểu hình của chúng
có liên quan tới giới tính. Công trình của ông cũng khẳng định rằng các gen
quyết định kiểu hình nằm trong các nhiễm sắc thế.
- 1926: Nhà sinh vật học người Mỹ Hermann Muller phát hiện ra rằng
tia X có thể gây đột biến gen trên ruồi giấm.
- 1944: Trong khi nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh về phổi, Oswld
Avery, Colin Mac Leod và Maclyn mc Carty đã chứng minh được rằng,
chính AND chức không phải Prôtêin là vật chất di truyền trong hầu hết các
sinh vật.
- 1953: Nhà sinh hoá người Mỹ James Watson và nhà sinh lý người
Anh Francis Crick công bố phát hiện của họ về cấu trúc đôi của AND - phân
tử chứa mã di truyền.
- 1964: Nhà di truyền học Charles Yanofsky và các đồng nghiệp của
ông chứng minh được rằng các nuclêotit trong AND tương ứng với trật tự
các amino axit trong prôtêin.
- 1969: Một nhóm nghiên cứu của trường y thuộc Đại học Harward đã
tách được gen đầu tiên.
- 1970: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin đã tổng hợp
được gen đầu tiên.
- 1973: Hai nhà sinh hoá người Mỹ Stanley Cohen và Herber Boyer
đã cấy một gen của loại ếch chấu Phi vào AND vi khuẩn. Thí nghiệm của họ
đánh dấu sự bát đầu của công nghệ di truyền.
- 1976: Công ty công nghệ di truyền đầu tiên được thành lập tại phía
Nam của San Francisco: công ty Genentech.
- 1978: Các nhà khoa học thuộc công ty Genentech và một trung tâm
y tế tai California đã nhân được gen có tác dụng tạo chất Insulin trong cơ thể
người.
- 1980: Martin Cline và các đồng nghiệp đã tạo ra một con chuột có
gen cấy ghép và chứng minh rằng người ta có thể cấy các gen quy định chức
năng của loài vật này sang loài vật khác.
- 1983: Trong lúc lái xe trên đường cao tốc California, nhà sinh hoá
học Kảy Mullis đã nảy ra ý tưởng về phản ứng dây chuyền polymerase
(PCR)- một kỹ thuật cho phép các nhà khoa học tái tạo nhanh chóng các
mẫu AND.
- 1984: Alec Jeffreys thuộc Đại học Leicester của Anh đã xây dựng
nên kỹ thuật lấy dấu vân tay để nhận dạng một người dựa vào di truyền học.
Đến năm 1985 kỹ thuật này lần đầu tiên được dùng để điều tra tội phạm.
- 1986: Hiệp hội thực phẩm và thuốc Mỹ phê chuẩn loại vacxin đầu
tiên được tạo ra nhờ kỹ thuật di truyền để trị bệnh viêm gan B.
- 1988: Đại học Harward được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho việc
cấy ghép gen trên động vật. Họ đã tạo ra một con chuột có khả năng mắc
bệnh ung thư vú do bị cấy gen.
- 1990: Toàn thế giới khoa học bắt đầu một công trình nghiên cứu
chúng có tính chất xuyên thế kỷ và có ý nghĩa lớn với nhân loại: công trình
mang tên Human Genome Project (dự án về bộ gen cho nhân loại). Cũng
trong năm này, bác sỹ người Pháp Anderson đã tiến hành thực hiện biện
pháp điều trị gen đầu tiên cho một em bé gái 4 tuổi mắc bệnh rối loạn hệ
thống miễn dịch. Năm 1990 còn là năm nhà văn Micheal Crichton cho ra
mắt cuốn tiểu thuyết Công viên kỷ Jura trong đó ông nói đến việc các nhà
khoa học tái tạo lại Khủng long từ các phôi và tế bào hoá thạch hoặc bị đóng
trong hổ phách. Người ta cho rằng đây không hề là ý tưởng viễn tưởng.
- 1991: Trong khi phân tích nhiễm sắc thể của các phụ nữ thuộc các
gia đình có bệnh ung thư vú di truyền, bà Mary Clair King thuộc Đại học
California đã tìm ra bằng chứng rằng một gen trên nhiễm sắc thể số 17 là thủ
phạm gây ra di truyền căn bệnh quái ác này.
- 1993: Sau khi phân tích phả hệ của những người đàn ông đồng tính
luyến ái và phân tích AND của nhiều cặp anh em mắc bệnh này, các nhà
sinh học của Học viện ung thư quốc gia Hoa kỳ đã phát hiện ra rằng ít nhất
một gen có liên quan tới tình trạng đồng tính luyến ái nằm ở nhiễm sắc thể X
và được di truyền sang từ mẹ.
Cũng trong năm 1993, các nhà nghiên cứu của Đại học George
Washington đxa nhân bản thành công phôi người và nuôi chúng vài ngày.
Tuy nhiên kết quả này gặp phải sự phản đối kịch liệt của các nhà nhân chủng
học, các nhà chính trị và những người vốn vẫn chỉ trích công nghệ gen.
- 1995: Các nhà khoa học tại trung tâm y tế thuộc Đại học Duke Bắc
Carolina công bố rằng họ đã cấy ghép được tim của những con lợn đã bị
biến đổi gen sang khỉ đầu chó. Cả 3 quả tim cấy ghép đều sống được vài giờ
và nó chứng minh rằng việc cấy ghép các cơ quan giữa các loài với nhau là
có thể thực hiện được.
- 1997: Các nhà nghiên cứu tại viện Roslin thuộc Scotland mà đứng
đầu là nhà phôi thai học Ian Wilmut công bố rằng họ đã nhân bản vo tính
thành công một con cừu có tên là Dolly từ 1 tế bào trưởng thành của 1 con
cừu cái.
- 1998: Nhà sinh học Craig Venter công bố một kế hoạch táo bạo là
thay đổi lại mã di truyền của con người vào năm 2001. Cùng lúc đó các nhà
khoa học ở Đại học Hawai đã áp dụng phương pháp nhân bản vô tính của
Ian Wilmut để nhân ra không phải một mà 3 thế hệ chuột giống hệt nhau.
- 2003: Dự án về bộ gen cho nhân loại sẽ hoàn thành và loài người có
thể có một mã di truyền hoàn hảo hơn.
Trong tương lai nhờ vào công nghệ di truyền, con người có thể làm
công việc sáng tạo ra các loài sinh vật trong phòng thí nghiệm cũng như có
thể cải tạo lại chính chúng ta sao cho hoàn hảo hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Báo NN Việt nam số 30/789