Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9 trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.98 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XI ban hành ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gần đây nhất vào tháng
7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Chương trình phổ thông tổng thể với mục
tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm trang bị những năng lực và phẩm chất cho
học sinh để có thể phát triển toàn diện trong tương lai.
Thực tiễn trong những năm gần đây ở các nhà trường phổ thông hiện nay, hoạt
động ngoại khoá nói chung và hoạt động ngoại khoá hóa học nói riêng ít được tổ
chức, lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn chưa có sự đầu tư cho hoạt động này.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông,
thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học một cách hiệu quả nhằm
phát triển năng lực cho HS, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy, đồng thời bổ
sung nguồn tư liệu cho GV khi tổ chức ngoại khóa hóa học, tôi quyết định chọn đề tài:
“Thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9 trung học cơ sở nhằm phát triển
năng lực hợp tác cho học sinh”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động thiết yếu tại các
trường phổ thông và bậc đại học. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, hoạt động ngoại khóa chỉ thực sự bắt đầu phổ biến từ những năm 2000. Các
nghiên cứu tập trung vào cơ sở lý luận về quy trình tổ chức, đề ra một số yêu cầu và các
biện pháp sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu sâu về những hoạt động ngoại khóa các môn học, trong đó có môn Hóa học lớp 9
cấp THCS - cấp học đầu tiên được tiếp xúc với bộ môn Hóa học cũng như thiết kế các
giáo án hoạt động ngoại khóa bộ môn Hóa học THCS còn chưa nhiều.
3. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các hoạt động ngoại khóa môn Hóa học cho học sinh lớp 9 THCS với
nhiều hình thức phong phú nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khái niệm năng lực, năng lực hợp tác, các vấn đề liên quan đến


NLHT và việc phát triển NLHT cho HS.
- Nghiên cứu lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoại khóa
hóa họcở các trường THCS hiện nay; phân tích nội dung kiến thức trong chương trình
Hóahọc lớp 9 cấp THCS.
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát triển NLHT.
- Thiết kế các hoạt động ngoại khóa hóa học cho học sinh lớp 9 THCS.
- Thiết kế một số giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9.
- Đề xuất bộ công cụ đánh giá NLHT cho HS.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đề tài.

1


5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9
để phát triển năng lực hợp tác của HS THCS.
5.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 9 THCS
6. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động ngoại khóa hóa học được thiết kế và thực hiện như thế nào trong dạy
học nhằm giúp HS phát triển năng lực hợp tác?
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Kiến thức Hóa học lớp 9 cấp THCS và các kiến thức hóa học đời
sống liên quan.
- Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS
Liên Ninh – huyện Thanh Trì.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018
8. Giả thuyết khoa học
Nếu các hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9 cấp THCS được thiết kế và thực hiện có
chất lượng tốt thì sẽ giúp học sinh có thêm niềm hứng thú, say mê học tập, phát triển
toàn diện các năng lực, đặc biệt lànăng lực hợp tác, góp phần nâng cao chất lượng dạy

và học ở trường phổ thông.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
9.3. Phƣơng pháp xử lí thông tin
10. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Đóng góp phần tổng quan về cơ sở lí luận về đổi mới giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy; về năng lực, năng lực hợp tác và các biện pháp đánh giá năng lực hợp tác;
về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoại khóa.
- Đóng góp vào hệ thống các hoạt độngngoại khóa hóa học lớp 9 cấp THCS.
- Các bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế giáo án và tổ chức thực hiện các hoạt
động ngoại khóa hóa học.
11. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 9 THCS nhằm phát triển
năng lực hợp tác cho học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

2


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
1.1.1. Định hướng chung
1.1.2. Định hướng phát triển chương trình nhà trường
1.2. Năng lực và việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THCS
1.2.1. Khái niệm năng lực

“Năng lực hợp tác là một dạng năng lực, cho phép cá nhân kết hợp một cách linh
hoạt và có tổ chức giữa tri thức cần thiết cho sự hợp tác, kỹ năng và thái độ, giá trị,
động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh
cụ thể.Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm
cao trên cơ sở huy động những tri thức, kỹ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu
quả hoạt động hợp tác.”
1.2.2. Phân loại năng lực
1.2.3. Năng lực hợp tác
Trong đề tài này, chúng tôi đề xuất quan niệm “NLHT là một dạng năng lực, cho
phép cá nhân kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức cần thiết cho sự
hợp tác, kỹ năng và thái độ, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu
của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể.Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích
cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kỹ
năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động hợp tác.”
1.2.4. Biểu hiện của năng lực hợp tác
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác; xác định được công việc phù hợp với bản
thânkhi được giao nhiệm vụ hợp tác theo nhóm.
- Đánh giá được khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ
chức hoạt động hợp tác.
- Chủ động hoàn thành phần việc được giao, tương tác với các thành viên trong nhóm.
- Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm
và của cả nhóm trong công việc.
1.2.5. Các phương pháp đánh giá năng lực hợp tác
Để đánh giá NLHT có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sau:
- Đánh giá qua quan sát.
- Đánh giá bằng phỏng vấn sâu.
- Đánh giá qua hồ sơ học tập.
- Đánh giá bằng sản phẩm học tập (power point, tập san,…).
- Đánh giá bằng phiếu hỏi HS.
- Tự đánh giá.

1.2.6. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua môn Hóa học
1.3. Hoạt động ngoại khóa và vấn đề giáo dục toàn diện học sinh ở trƣờng THCS
1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự huy động
tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực
3


tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động
phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như:
năng lực thiết kế và tổchức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích
ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.
1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.3. Khái niệm hoạt động ngoại khóa
Theo tác giả Nguyễn Cương thì “HĐNK là những hoạt động học tập, giáo dục học
sinh được tổ chức ngoài chương trình bắt buộc và tự chọn do GV điều khiển, có sự hỗ
trợ của các đoàn thể, xã hội”.
1.3.4. Phân loại hoạt động ngoại khóa
HĐNK được phân loại theo nhiều tiêu chí, có thể phân loại theo hình thức tổ chức:
CLB môn học, diễn đàn, hội thi, trò chơi,...; theo đặc thù của người tham gia/ tính
chất của sự kiện: dạng tập thể, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng thường kì hay đột
xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội. Ví dụ: tổ chức cắm trại chào mừng Ngày
thành lập Đoàn TNCS HCM...; học nhảy cuối tuần; nữ công...
1.3.5. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa với giáo dục toàn diện học sinh ở
trường THCS
1.4. Hoạt động ngoại khóa hóa học
1.4.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học
Hoạt động ngoại khóa hóa học là hoạt động ngoại khóa có lồng ghép lí thuyết liên
quan đến hóa học nhằm củng cố, mở rộng kiến thức, phát triển hứng thú và các năng

lực chuyên biệt hóa học.
1.4.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa hóa học
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm: được thực hiện
ngoài giờ học, không mang tính bắt buộc; có nhiều hình thức tổ chức phong phú; nội
dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hoá, khoa học công nghệ, thể dục thể
thao, kĩ thuật; có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức, hình thành nhân
cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, tính tự chủ và năng lực sáng tạo cho HS.
1.4.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học
1.4.4. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học
1.4.4.1. Tổ ngoại khóa hóa học
1.4.4.2. Câu lạc bộ hóa học
1.4.4.3. Ngày hội hóa học
1.4.4.4. Hội thi hóa học
1.4.4.5. Thi học sinh giỏi hóa học
1.4.5. Một số phương pháp dạy học sử dụng trong hoạt động ngoại khóa hóa học
1.4.5.1. Phương pháp dạy học theo dự án
1.4.5.2. Phương pháp dạy học theo góc
1.5. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học ở trƣờng THCS
1.5.1. Mục đích điều tra
1.5.1.1. Đối với giáo viên
4


1.5.1.2. Đối với HS
1.5.2. Đối tượng điều tra
Điều tra một số GV dạy học bộ môn Hóa học và HS THCS trên địa bàn huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.5.3. Phương pháp điều tra
Phát phiếu điều tra cho 12 GV dạy môn Hóa học ở 4 trường THCS Chu Văn An, THCS
Liên Ninh, THCS Tứ Hiệp, THCS Đông Mỹ và 220 HS (6 lớp) ở 3 trường THCS Chu

Văn An, THCS Liên Ninh, THCS Đông Mỹ trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
1.5.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra
1.5.4.1. Kết quả điều tra đối với GV
Trong số 12 GV tham gia điều tra 6 GVcó trên 10 năm công tác, 4 GV trên 5 năm
công tác, 2 GV dưới 5 năm công tác. Đa phần các GV có tuổi đời trẻ và ít nhiều đã có
kinh nghiệm áp dụng các PPDH tích cực.
Điều tra số HĐNK được tổ chức trong một năm học, đa phần các GV chưa có sự
quan tâm đến việc tổ chức HĐNK (75% GV không tổ chức HĐNK nào trong một
năm học). Một số khó khăn của GV gặp phải để tổ chức HĐNK như: không có sự hỗ
trợ từ nhà trường/không có kinh phí (58.3% GV đồng ý), cơ sở vật chất còn thiếu thốn
(75% GV đồng ý hoàn toàn).
1.5.4.2. Kết quả điều tra đối với HS
Đánh giá mức độ yêu thích khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do GVCN
tổ chức và các HĐNK hóa học cho thấy hơn 60% HS cảm thấy hứng thú khi tham gia
các hoạt động này, khoảng 80% HS nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
HĐNK trong việc phát triển các phẩm chất cá nhân.
*Từ kết quả tham khảo ý kiến GV – HS, chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:
- Đa số các GV và HS đều thấy được vai trò mà các HĐNK mang lại đặc biệt trong
việc phát triển và rèn luyện các năng lực chung và năng lực chuyên môn cho HS. Các GV
và HS trên địa bàn huyện Thanh Trì đều đánh giá cao tầm quan trọng của HĐNK tuy nhiên
việc tổ chức các HĐNK lại chưa được các thầy cô quan tâm đến.
- Hình thức tổ chức các HĐNK còn nghèo nàn, chưa thu hút được đông đảo HS
tham gia mà chỉ lôi cuốn được một số bộ phận học sinh yêu thích môn Hóa học.
Tiểu kết chương I
Trong chương I, chúng tôi đã trình bày tổng quan cơ sở lí luận về định hướng đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay sau năm 2017 với định hướng phát triển năng lực HS;
những năng lực cần phát triển cho HS THCS đồng thời đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận
về năng lực hợp tác (khái niệm, biểu hiện, các phương pháp đánh giá năng lực).
Cũng trong chương I, chúng tôi đã trình bày tổng quan về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo – một hoạt động mới trong CT GDPT mới được ban hành, tổng quan về HĐNK

và tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức HĐNK hóa học thông qua việc phát vấn với
các thầy cô và các em HS lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì từ đó
đánh giá tính cần thiết và khả thi của đề tài.
Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi xây dựng và thiết kế các
HĐNK hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực cho HS đặc biệt là năng lực hợp tác.
5


CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 9 THCS
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH
2.1. Phân tích cấu trúc, mục tiêu của môn Hóa học lớp 9 ở trƣờng THCS
2.1.1. Cấu trúc và mục tiêu của chương trình Hóa học lớp 9 THCS
2.1.1.1. Cấu trúc chương trình hóa học THCS, Hóa học 9
Chương trình Hóa học THCS được phân bố với 2 tiết/ tuần và tổng 140 tiết
dạy, trong đó lớp 8 có 70 tiết và lớp 9 có 70 tiết.
2.1.1.2. Mục tiêu của chương trình Hóa học 9 THCS
2.1.2. Nhiệm vụ của việc dạy học Hóa học lớp 9 THCS
2.2. Nguyên tắc và qui trình thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học
Nguyên tắc 1: Bảo đảm tính mục đích và tính kế hoạch.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung ngoại khóa với chương trình
nội khóa.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa yêu cầu của giáo viên với sự tự
nguyện, tự quản của học sinh.
Nguyên tắc 5: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt,
phong phú, cân đối giữa các loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân.
Nguyên tắc 6: Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và

hội cha mẹ học sinh.
Nguyên tắc 7: Có sự tự nguyện, chủ động và hứng thú của HS.
Nguyên tắc 8: Trong điều kiện khách quan cho phép, huy động tối đa HS tham gia
không phân biệt trình độ, năng lực.
2.2.2. Qui trình thiết kế hoạt động ngoại khóa hóa học
Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 2: Đặt tên hoạt động
Bước 3. Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS.
Bước 4.Xây dựng hình thức hoạt động và những yêu cầu cần đạt.
Bước 5. Lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp.
Bước 6. Nắm rõ các đối tượng tham gia, có kế hoạch phân công cụ thể.
Bước 7. Dự đoán tình huống phát sinh, chuẩn bị biện pháp khắc phục.
Bước 8. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Bước 9.Xây dựng thành kịch bản, xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp.
2.2.3. Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chương trình Hóa học 9 THCS
Trong đề tài luận văn này, tôi thiết kế các hoạt động ngoại khóa theo học kì, mỗi
học kì có thể tổ chức từ 2 đến 3 hoạt động ngoại khóa, tùy điều kiện của từng trường.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chương trình Hóa học 9 THCS như
sau:
6


TT
1.
2.
3.
4.

Thời gian
thực hiện

Tuần 4
Tuần 8
Tuần 10
Tuần 14

5.
6.
7.
8.

Cuối học kì I
Tuần 18
Tuần 20
Tuần 30

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hội vui học tập “Học tốt cùng oxit và axit”
Hội thảo khoa học “Khám phá axit – bazơ”
Hội thi hóa học “Vui cùng hợp chất vô cơ”
Hội thi tìm hiểu “Kim loại và những ứng dụng trong cuộc
sống”
Tổ chức hội chợ hóa học “Chemistry fair”
Tham quan hóa học “Trải nghiệm thực tế về công nghiệp silicat”
Hội diễn “Khám phá lịch sử các nhà hóa học”
Hội thi “Đi tìm vòng nguyệt quế với hợp chất hữu cơ”

2.3. Thiết kế một số hoạt động ngoại khóa hóa học 9 THCS
2.3.1. Hội vui học tập “Học tốt cùng oxit và axit”
2.3.2. Hội thảo khoa học “Khám phá axit – bazơ”
2.3.3. Hội thi hóa học“Vui cùng hợp chất vô cơ”

2.3.4. Hội thi tìm hiểu “Kim loại và những ứng dụng trong cuộc sống”
2.3.5. Hội chợ“Chemistry fair”
2.3.6. Tham quan hóa học“Trải nghiệm thực tế về công nghiệp Silicat”
2.3.7. Hội diễn “Khám phá lịch sử các nhà hóa học”
2.3.8. Hội thi Đi tìm vòng nguyệt quế với hợp chất hữu cơ
2.4. Sử dụng các hoạt động ngoại khóa hóa học trong dạy học nhằm phát triển
năng lực hợp tác cho học sinh THCS
2.4.1. Sử dụng hoạt động ngoại khóa để củng cố kiến thức nhằm phát triển năng
lực hợp tác cho HS THCS
Nhằm mục đích ôn tập, củng cố kiến thức về hai loại hợp chất vô cơ là oxit và axit,
tôi thiết kế HĐNK áp dụng PPDH theo góc.
Tên chủ đề: “HỌC TỐT CÙNG OXIT VÀ AXIT”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tính chất hóa học của oxit, mối liên hệ giữa oxit axit và oxit bazơ.
- Nêu được tính chất hóa học của axit.
- Giải thích được mối liên hệ giữa oxit axit, oxit bazơ và axit.
- Trình bày được mối liên hệ giữa tính chất với ứng dụng, phương pháp nhận biết các chất
và phương pháp điều chế.
2. Kĩ năng
- Lập sơ đồ tóm tắt tính chất hóa học của oxit và axit.
- Lập sơ đồ hoặc bảng tóm tắt tính chất hoặc mối liên hệ giữa tính chất với ứng
dụng, phương pháp điều chế, sản xuất.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất và mối liên hệ giữa oxit axit,
oxit bazơ và axit, giữa đơn chất kim loại, phi kim với hợp chất oxit và axit.

7


- Giải bài tập hóa học: Nhận biết, tính khối lượng chất/ dung dịch, tính nồng độ

mol/ phần trăm, tính phần trăm khối lượng, phần trăm thể tích trong hỗn hợp.
3. Thái độ
- Nhận thức được lợi ích và tác hại của axit trong cuộc sống từ đó có phương pháp
sử dụng axit an toàn và hợp lý.
4. Định hƣớng các năng lực đƣợc hình thành
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán hóa học, năng
lực thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị
1. GV lập kế hoạch ngoại khóa
a. Hình thức tổ chức: Tổ chức hội vui hóa học áp dụng PPDH theo góc.
- Góc “Chinh phục”: Nhiệm vụ của HS là giải được các câu hỏi, bài tập ẩn sau mỗi
mảnh ghép; mở hết tất cả các mảnh ghép, các nhóm sẽ thấy một hình ảnh với nhiệm vụ
kèm theo, sau đó thuyết trình về hình ảnh khám phá được.
- Góc “Vượt thử thách”: HS tham gia giải “Ô chữ thông minh” với 4 ô chữ hàng
ngang từ đó tìm ra được ô chữ hàng dọc và hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến ô chữ
hàng dọc.
- Góc “Trải nghiệm”: có 2 ngôi sao, ở mỗi ngôi sao sẽ có những điều bí ẩn và yêu
cầu HS phải hoàn thành. (HS tiến hành thí nghiệm nhận biết và giải thích các hiện tượng
trong thực tế).
- Góc “Đỉnh Cao”: bao gồm các câu hỏi với mức độ vận dụng kiến thức, những
bài tập khó, dành cho HS giỏi. (GV chuẩn bị thêm phiếu hỗ trợ với góc này).
b. Đối tượng: Học sinh lớp 9
c. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian tổ chức: Tiết 8 - Tuần 4.
- Địa điểm: Lớp học hoặc phòng đa năng
- Thời lượng tiến hành: 50 đến 60 phút.
2. Học sinh
- Chuẩn bị trang trí, kê bàn ghế.
- Ôn tập các nội dung kiến thức về oxit và axit.
III. Tiến trình thực hiện

Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích của giờ ngoại khóa và PPDH theo góc
- Giới thiệu mục đích của ĐHNK: ôn tập về oxi, axit
- Chia nhóm, giới thiệu các góc học tập và nhiệm vụ của các góc, thời gian thực
hiện ở mỗi góc.
- Yêu cầu về sản phẩm cần hoàn thiện ở mỗi góc học tập.
Hoạt động 2: Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa về tính chất, ứng dụng, điều chế
- Các nhóm lần lượt luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ ở các góc dưới sự giám
sát và hỗ trợ của GV.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc
- Các nhóm báo cáo sản phẩm nhóm của mỗi góc học tập
- GV và các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo của nhóm bạn.
8


Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHIẾU HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
(1) GÓC CHINH PHỤC
1. Mục tiêu
HS hệ thống hóa, củng cố và ôn tập về tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của
oxit. Trình bày được mối liên hệ giữa oxit axit và oxit bazơ.
2. Nhiệm vụ
- Giải được các câu hỏi, bài tập ẩn sau mỗi mảnh ghép.
- Mở hết tất cả các mảnh ghép, HS sẽ thấy một hình ảnh là sơ đồ tư duy về oxit.
- Thuyết trình về sơ đồ tư duy của oxit.
PHIẾU HOẠT ĐỘNG GÓC “CHINH PHỤC”
Thời gian: 7 phút
Có 4 mảnh ghép với các câu hỏi, các nhóm thảo luận và trả lời các mảnh ghép:
Mảnh ghép 1: Cho các oxit: Fe2O3, Al2O3, CO2, N2O5, CO, BaO, SO2.
a. Phân loại các oxit có trong dãy?
b. Những oxit nào phản ứng với nước?

c. Những oxit nào phản ứng với axit?
d. Những oxit nào phản ứng với bazơ trong dung dịch?
Mảnh ghép 2: Cho các oxit có công thức sau: Na2O, SO2, P2O5, BaO, CO. Có bao
nhiêu cặp oxit có thể phản ứng được với nhau? Viết PTPƯ?
Mảnh ghép 3: Hãy viết PTHH của các phản ứng minh họa cho sở đồ điều chế oxit
dưới đây:
Kim loại + oxi
(1)

Nhiệt phân muối
(3)

OXIT

Nhiệt phân bazơ
không tan
(4)

Phi kim + oxi
(2)

Mảnh ghép 4: Hòa tan 2 g SO3 vào 100ml H2O.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được (sự thay đổi thể tích nước khi hòa
tan SO3 là không đáng kể).
b. Tính nồng độ % của dung dịch (khối lượng riêng của nước 1g/ml)
(2) GÓC VƢỢT THỬ THÁCH
1. Mục tiêu
HS hệ thống hóa, củng cố và ôn tập về tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của
axit. Trình bày được mối liên hệ giữa oxit và axit.
2. Nhiệm vụ

- Tham gia giải “Ô chữ thông minh” với 4 ô chữ hàng ngang từ đó tìm ra được ô
chữ hàng dọc.
- Thiết kế một sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về ô chữ hàng dọc vừa tìm được.

9


PHIẾU HOẠT ĐỘNG GÓC “VƢỢT THỬ THÁCH”
Thời gian: 7 phút
Có một ô chữ thông minh với 4 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc cần các em
khám phá:
Ô chữ 1: Quan sát hình ảnh và cho biết đây là hiện tượng gì?

Ô chữ 2: Chất chỉ thị nào thường dùng để nhận biết axit?
Ô chữ 3: Axit sunfuric có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hãy cho
biết oxit nào được sử dụng để sản xuất ra H2SO4?
Ô chữ 4: Các axit HCl, HNO3, H2SO4 thuộc loại axit nào?
Sau khi giải đáp đươc tất cả các ô chữ hàng ngàng hãy tìm ra ô chữ hàng dọc và thiết
kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức liên quan đến ô chữ hàng dọc vừa tìm được.
Thuyết trình trên giấy A0.
(3) GÓC TRẢI NGHIỆM
1. Mục tiêu
HS có kĩ năng giải các bài tập hóa học: nhận biết, giải thích hiện tượng thực tế và
rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm.
2. Nhiệm vụ
- Có 2 ngôi sao, ở mỗi ngôi sao sẽ có những điều bí ẩn và yêu cầu HS phải hoàn thành.
- HS tiến hành thí nghiệm nhận biết và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
PHIẾU HOẠT ĐỘNG GÓC “TRẢI NGHIỆM”
Thời gian: 7 phút
Có hai ngôi sao, các nhóm mở lần lượt từng ngôi sao và thực hiện các nhiệm vụ ẩn chứa

bên trong:
Ngôi sao đỏ: Sử dụng các dụng cụ và hóa chất cần thiết, bằng phương pháp hóa học hãy
nhận biết các hóa chất riêng biệt sau: CaO, NaCl và P2O5.
Trình bày rõ các bước tiến hành thí nghiệm nhận biết trên giấy A0 và quay lại các thao
tác tiến hành thí nghiệm nhận biết trên. (ghi rõ hóa chất, dụng cụ cần dùng)
Ngôi sao xanh: Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô
nhiễm môi trường? Nêu biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và giải thích?
10


*Nhiệm vụ ngôi sao đỏ: Các nhóm ghi rõ các bước nhận biết 3 hóa chất riêng biệt trên
giấy A0 và hóa chất, dụng cụ cần dùng để nhận biết. Sau đó tiến hành quay lại video
thực tiện theo các bước.
- Hóa chất: nước cất, quì tím.
- Dụng cụ: thìa thủy tinh, cốc thủy tinh 25ml (hoặc ống nghiệm).
Các bước nhận biết:
- Đánh số thứ tự 3 lọ đựng hóa chất.
- Lấy ở mỗi lọ một ít hóa chất làm thí nghiệm nhận biết.
- Hòa tan hóa chất vừa lấy ở mỗi lọ bằng nước cất.
+ Hóa chất nào tan tạo thành dung dịch vẩn đục, màu trắng là bột CaO.
+ 2 hóa chất còn lại tan tạo dung dịch trong suốt. (P2O5 + 3H2O → 2H3PO4)
- Nhúng quì tìm vào 2 dung dịch trong suốt vừa thu được.
+ Dung dịch nào làm quì tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch H3PO4 → hóa chất ban
đầu là P2O5.
+ Dung dịch nào không làm quì tím chuyển màu là dung dịch NaCl.
*Nhiệm vụ ngôi sao xanh: Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường khi đốt than là:
- Khi đun, đốt than đã tác dụng với O2 làm giảm lượng O2 trong không khí.
- Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là khí CO2, CO, SO2,… gây độc.
- Nhiệt lượng tỏa ra của các phản ứng rất lớn.
Cần chỉ ra được biện pháp tích cực nhất giảm thiểu ô nhiễm môi trường là trồng và bảo

vệ cây xanh sẽ tăng lượng O2, giảm lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm
giảm sức nóng của môi trường.
(4) GÓC ĐỈNH CAO
1. Mục tiêu
Từ phiếu hỗ trợ của GV, HS có thể giải được các bài tập hóa học ở mức độ vận
dụng cao, bài tập dành cho HS giỏi.
2. Nhiệm vụ
- HS nghiên cứu nội dung trong phiếu hỗ trợ kiến thức.
- Hoàn thành các câu hỏi với mức độ vận dụng kiến thức, những bài tập khó, dành
cho HS giỏi.
PHIẾU HOẠT ĐỘNG GÓC “ĐỈNH CAO”
Thời gian: 7 phút
Câu hỏi 1: Tính khối lượng S cần lấy để sản xuất được 98 tấn axit H2SO4 đặc 98%.
Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
Câu hỏi 2: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH
2M thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A?

2.4.2. Sử dụng hoạt động ngoại khóa để vận dụng kiến thức nhằm phát triển năng
lực hợp tác cho HS THCS
11


Nhằm mục đích vận dụng các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ, trong đó
hai loại hợp chất axit và bazơ có mối liên hệ mật thiết, gần gũi với đời sống, vì vậy tôi
thiết kế HĐNK áp dụng PPDH dự án.
TÊN DỰ ÁN HĐNK:
“HỘI THẢOKHOA HỌC – KHÁM PHÁ AXIT VÀ BAZƠ”
* Bối cảnh xây dựng dự án
* Đối tƣợng áp dụng: Học sinh lớp 9.
* Thời gian thực hiện: 1 tiết trên lớp, 1 tuần làm ở nhà, 1 tiết ngoại khóa.

I. Mục tiêu dự án
1. Kiến thức
- Phân biệt được tính chất hóa họccủa axit và bazơ.
- Vận dụng các kiến thức đã học về hai loại hợp chất axit và bazơ để giải thích các
vấn đềthực tiễn:
+ Dựa vào nhữnghiểu biết về thang pH, nêu được tác dụng của chất chỉ thị tự
nhiên. Tiến hành thí nghiệm để phát hiện một số chất chỉ thị màu tự nhiên trong đời
sống.
+Giải thích được lợi ích và tác hại của axit và bazơ với các vấn đề về sức khỏe:
bệnh đau dạ dày, sức khỏe răng miệng, điều trị khi bị ong hay kiến đốt,…
+ Giải thích được các vấn đề thực tiễn như: vì sao phải đánh răng, thành phần
thuốc chống đau dạ dày như thế nào, ảnh hưởng của mưa axit tới các công trình kiến
trúc,…
+ Phân tích được ảnh hưởng của mưa axit đối với môi trường và đề xuất một số
biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Viết được các PTHH của axit và bazơ
- Tiến hành thành côngcác thí nghiệm vui liên quan đến phản ứng của axit và bazơ.
- Biết cách tiến hành các thí nghiệm chứng minh về chất chỉ thị màu tự nhiên, sử
dụng thang pH để đo độ axit của một số chất, mẫu nước từ đó đánh giá mức độ an
toàn của các mẫu nước.
- Làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm dự án.
3. Thái độ
- Yêu thích, say mê tìm hiểu và khám phá về môn Hóa học.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân.
- Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học…
II. Nội dung dự án
Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:

1. Nội dung 1: Thang pH – Các chất chỉ thị màu tự nhiên: Ôn tập về tính chất của
axit, bazơ; các thao tác an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm với axit, bazơ;
tìm hiểu về thang PH và các chất chỉ thị màu tự nhiên.

12


2. Nội dung 2: Axit và bazơ với các vấn đề về sức khỏe: Tìm hiểu một số vấn đề
trong thực tiễn liên quan đến sức khỏe con người như: bệnh đau dạ dày, sức khỏe
răng miệng, điều trị khi bị ong hay kiến đốt.
3. Nội dung 3: Mưa axit và ảnh hưởng với môi trường: Tìm hiểu về hiện tượng
mưa axit (nguyên nhân, tác hại, biện pháp khắc phục và phòng ngừa mưa axit).
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Thiết bị (máy tính, máy chiếu)
- Dụng cụ và hóa chất tiến hành 2 thí nghiệm vui về axit, bazơ:
 Thí nghiệm chuyển động của băng phiến
Vật liệu: cốc thủy tinh 250ml chứa 2/3 nước cất, 5ml dấm ăn, 5ml nước sođa
(bicacbonat NaHCO3), 3 viên băng phiến.
 Thí nghiệm làm nước giải khát.
Vật liệu: 3 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê nước chanh nguyên chất, ½ thìa cà
phê NaHCO3, cốc giấy.
-Nhiệm vụ và bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm
- Phiếu thông tin hỗ trợ học sinh.
- Sổ theo dõi dự án cho các nhóm; phiếu đánh giá dự án.
- Tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức có liên quan.
- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Chuẩn bị trình bày sản phẩm nhóm dưới dạng sơ đồ tư duy, ấn phẩm, powerpoint,

thí nghiệm, mẫu vật, ….
IV. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp DHDA được sử dụng làm phương pháp dạy
học chính. Ngoài ra GV còn sử dụng các phương pháp khác như: đàm thoại nêu vấn
đề; phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan…
2. Tổ chức thực hiện dự án
Hoạt động 1: Tiết 1 – Tổ chức giới thiệu chủ đề và lập kế hoạch thực hiện dự án.
Giáo viên giới thiệu dự án: “Hội thảo khoa học – Khám phá axit – bazơ”
- Giới thiệu về nội dung chủ đề và các mục tiêu HS cần đạt được sau khi hoàn thành
dự án.
- Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm 10 HS).Các nhóm đặt tên cho nhóm mình
(Tiếng vang, Hòn đá, The light). Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Phát phiếu bộ câu hỏi định hướng và phiếu hướng dẫn tìm hiểu thông tin cho
các nhóm.
- Giới thiệu một số tài liệu tham khảo cho HS.
*Nhiệm vụ và bộ câu hỏi định hướng, phiểu hướng dẫn thông tin của các nhóm
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
Tiếng vang
Thang pH – Các chất chỉ thị màu tự nhiên.
Hòn đá
Axit và bazơ với các vấn đề về sức khỏe.
13


The light

Mưa axit và ảnh hưởng với môi trường.

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG NHÓM “TIẾNG VANG”

Câu hỏi khái quát: Có thể tìm thấy axit – bazơ ở đâu trong tự nhiên?
Câu hỏi nội dung:
Cho biết các tính chất của axit và bazơ? Nêu những điểm giống và khác nhau
giữa axit và bazơ?
+ Thang pH là gì và được sử dụng như thế nào?
+ Tìm hiểu các thao tác an toàn khi tiến hành các thí nghiệm với các axit mạnh
và bazơ mạnh?
+ Trong tự nhiên, có những chất chỉ thị màu nào? Sử dụng chất chỉ thị màu để
kiểm tra tính axit, bazơ như thế nào?
+ Để đánh giá mức độ an toàn của các mẫu nước chúng ta sử dụng thang pH như
thế nào?
Sản phẩm: Sơ đồ tư duy & quay clip thí nghiệm.
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG NHÓM “HÒN ĐÁ”
Câu hỏi khái quát: Axit – Bazơ các tác động như thế nào đến sức khỏe con
người?
Câu hỏi nội dung:
+ Trong khoang miệng có tính axit hay không? Tại sao chúng ta phải đánh răng
với kem đánh răng có chứa florua?
+ Trong dạ dày có thành phần nào giúp chúng ta tiêu hóa được thức ăn?
+ Dạ dày có bản chất là protein. Tại sao dịch dạ dày có tác dụng tiêu hóa protein
trong thức ăn nhưng lại không tiêu hóa dạ dày của em?
+ Giải thích tại sao một số axit yếu mà em ăn hoặc uống như nước chanh, nước
cam lại không làm hại dạ dày của em?
+ Khi bị các loại động vật như ong, kiến hay sứa đốt, em sẽ điều trị như thế nào?
Sản phẩm: báo cáo bằng PowerPoint
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG NHÓM “ THE LIGHT”
Câu hỏi khái quát: Con người đã làm biến đổi tự nhiên như thế nào?
Câu hỏi nội dung:
+ Nguyên nhân hình thành nên mưa axit là gì?
+ Tác hại của mưa axit đối với môi trường và con người, đời sống động, thực vật

ra sao?
+ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tình trạng mưa axit, bảo vệ môi trường?
Sản phẩm: báo cáo bằng PowerPoint
Hoạt động 2: Triển khai thực hiện nhiệm vụ (1 tuần)
Hoạt động 3: Báo cáo dự án, đánh giá và tổng kết (HĐNK)
- Giới thiệu lí do, mục tiêu, nội dung của buổi ngoại khóa
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm dự án
- Tiến hành các thí nghiệm vui về axit – bazo
14


-

Củng cố, nhận xét, đánh giá.

2.5. Đề xuất các tiêu chí và thiết kế bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác của HS
2.5.1. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác thông qua hoạt động ngoại
khóa hóa học
Bảng 2.6.Những mức độ cần đạt với từng tiêu chí đánh giá NLHT
Các tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Biết chủ động đề Chưa đề xuất được Chủ động đề xuất Chủ động đề xuất
xuất mục đích hợp mục đích hợp tác.
mục đích hợp tác mục đích hợp tác
tác khi được giao
nhưng chưa phù phù hợp với nhiệm
nhiệm vụ.
hợp với nhiệm vụ. vụ.

Biết xác định được Chưa biết xác định Biết xác định được Biết cách xác định
những công việc có những công việc có những công việc được những công
thể hoàn thành tốt thể hoàn thành bằng hoàn thành bằng việc có thể hoàn
nhất bằng hợp tác hợp tác theo nhóm. hợp tác theo nhóm thành bằng hợp tác
theo nhóm.
nhưng chưa đầy đủ. theo nhóm đầy đủ
và hợp lý.
Hiểu rõ nhiệm vụ Chưa hiểu được Hiểu được nhiệm Hiểu được nhiệm
của nhóm.
nhiệm vụ của của nhóm nhưng của nhóm một cách
nhóm.
chưa đầy đủ.
đầy đủ.
Đánh giá được khả Chưa đánh giá Đánh giá được khả Đánh giá được khả
năng của mình và được năng lực của năng bản thân năng của bản thân
tự nhận công việc bản thân và chưa nhưng nhận công và nhận công việc
phù hợp với bản sẵn sàng nhận công việc chưa phù hợp. phù hợp với bản
thân.
việc.
thân.
Đánh giá được Không đánh giá Đánh giá được Đánh giá được
nguyện vọng, khả được nguyện vọng, nguyện vọng, khả nguyện vọng, khả
năng của từng khả năng của từng năng của từng năng của từng
thành viên trong thành viên trong thành viên trong thành viên trong
nhóm để đề xuất nhóm.
nhóm nhưng đề nhóm và đề xuất
phương án tổ chức
xuất phương án tổ phương án tổ chức
hoạt động hợp tác.
chức hoạt động hoạt động hợp tác

hợp tác chưa phù phù hợp.
hợp.
Biết chủ động và Chưa chủ động và Biết chủ động và Chủ
động

gương mẫu hoàn gương mẫu trong gương mẫu hoàn gương mẫu hoàn
thành phần việc công việc được thành phần việc thành tốt phần việc
được giao, góp giao, ảnh hưởng tới được
giao, được giao, góp
phần điều chỉnh hoạt động chung.
nhưngchưa đóng phần điều chỉnh
thúc đẩy hoạt động
góp cho hoạt động thúc đẩy hoạt động
chung.
chung.
chung.
Khiêm tốn học hỏi Chưa tiếp thu học Tiếp thu ý kiến Tiếp thu ý kiến và
15


các thành
trong nhóm.

viên hỏi các thành viên nhưng chưa tích
trong nhóm.
cực học hỏi các
thành viên trong
nhóm.
Nhận xét được ưu Chưa đánh giá Đánh giá tương đối
điểm, thiếu sót của được ưu điểm, đúng ưu điểm,

bản thân, của từng thiếu sót của bản thiếu sót của bản
thành viên trong thân, của từng thân, của từng
nhóm và của cả thành viên trong thành viên trong
nhóm trong công nhóm và của cả nhóm và của cả
việc.
nhóm trong công nhóm trong công
việc.
việc.

học hỏi các thành
viên khác một cách
khiêm tốn và tích
cực.
Đánh giá được ưu
điểm, thiếu sót của
bản thân, của từng
thành viên trong
nhóm và của cả
nhóm trong công
việc.

2.5.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực hợp tác thông qua hoạt động ngoại khóa
hóa học
1.5.2.1. Bảng kiểm quan sát dành cho GV
Bảng 2.7. Bảng kiểm quan sát các mức độ phát triển NLHT của HS
Chủ đề HĐNK: ……………………………….
Họ tên GV đánh giá:……..
Trường THCS: …………………….
HS được quan sát:……….
Lớp:…………..

Nhóm:……………………
Mức độ
Tiêu chí NLHT
Mức 1
Mức 2
Mức 3
0–4
5–7
8 – 10
1. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao
nhiệm vụ.
2. Xác định được những công việc có thể hoàn thành
tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
3. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
4. Đánh giá được khả năng của mình và tự nhận
công việc phù hợp với bản thân.
5. Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng
thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ
chức hoạt động hợp tác.
6. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần
việc được giao, góp phần điều chỉnh thúc đẩy hoạt
động chung.
7. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
8. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân,
của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm
trong công việc.
Tổng số điểm đạt được: ……/80
16



2.5.2.2. Phiếu tự đánh giá của học sinh về tình hình học tập và mức độ phát triển
năng lực hợp tác
Bảng 2.9.Nội dung phiếu tự đánh giá của HS
Họ và tên: ..................................................................................................................
Lớp: .................... Trường: ...................................................................................

TT
1.
2.

3.

4.
5.
6.

(Chú thích các mức độ đồng ý:
4 = Hoàn toàn đồng ý; 3= Đồng ý; 2 = Đồng ý một phần; 1= Không đồng ý)
Mức độ đồng ý
Các nội dung khảo sát
4
3
2
1
Được tham gia các HĐNK hóa học giúp em hiểu
bài và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Việc thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm trong
các góc học tập, các dự án, các hội thi giúp em
phát triển được năng lực hợp tác.
Trong quá trình tham gia các HĐNK hóa học,

em được tham gia và tiến hành các thí nghiệm
vui và thú vị.
Em thấy tự tin hơn khi được tham gia các HĐNK
hóa học.
Khi được tham gia các HĐNK hóa học em cảm
thấy hứng thú và yêu thích môn Hóa học hơn.
Em muốn được tiếp tục được tham gia các
HĐNK hóa học trong thời gian sắp tới.

2.5.2.3. Phiếu đánh giá sự phát triển NLHT cho học sinh (đánh giá đồng đẳng)
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình Hóa học lớp 9
THCS, dựa trên cấu trúc của NLHT. Chúng tôi đã:
- Đề xuất các nguyên tắc và qui trình thiết kế các hoạt động ngoại khóa hóa học
dành cho chương trình Hóa học 9 THCS.
- Thiết kế 08 hoạt động ngoại khóa hóa học và 02 kịch bản chi tiết về HĐNK để
củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức vào thực tế nhằm phát triển NLHT cho HS.
- Thiết kế bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác cho HS THCS thông qua
các HĐNK.

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
17


3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Kiểm nghiệm sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính thiết thực của đề tài
nghiên cứu.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức các hoạt động

ngoại khóa hóa học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS THCS.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế phiếu điều tra và tiến hành điều tra GV và HS về sử dụng và tổ chức
HĐNK hóa học nhằm phát triển các năng lực cho học sinh trong đó có năng lực hợp
tác trong dạy học Hóa học tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đề xuất tiêu chí và thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác cho HS trong
quá trình thực nghiệm sư phạm.
- Chọn địa bàn, đối tượng để tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn, hướng dẫn GV thực
hiện theo nội dung và phương pháp của tài liệu.
- Tiến hành TNSP: Tổ chức các HĐNK, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy,
trao đổi và rút kinh nghiệm với GV.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lí và đánh giá kết quả TNSP từ đó rút ra kết luận về:
+ Kết quả nắm kiến thức, kĩ năng giải bài tập của nhóm TN và nhóm ĐC.
+ Sự phù hợp, tính khả thi, số lượng và chất lượng của các HĐNK chúng tôi xây
dựng và các biện pháp đề xuất sử dụng HĐNK phù hợp với yêu cầu của việc phát
triển năng lực hợp tác cho HS THCS.
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chọn các trường để tiến hành TN là THCS Liên Ninh – Thanh Trì – Hà
Nội, THCS Chu Văn An – Thanh Trì – Hà Nội, mỗi trường 2 lớp: 01 lớp ĐC và 01 lớp TN.
3.3.Tiến trình và nội dung thực nghiệm
3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Qua điều tra cơ bản, chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp, 1 lớp TN và 1 lớp ĐC. Số
lượng, trình độ và chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau.
3.3.2.Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm
3.3.3.Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.3.3.1. Chuẩn bị tổ chức HĐNK
3.3.3.2. Tổ chức kiểm tra
3.3.3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Tổ chức dạy TNSP ở các HĐNK:

+ Học tốt cùng oxit và axit.
+ Ngày hội khoa học – Khám phá axit và bazơ.
3.4. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm
So sánh kết quả nhóm TN và nhóm ĐC. Tiến hành sử dụng PP thống kê toán học
xử lý theo các bước sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích theo bảng phân phối tần suất lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập
18


4. Tính các tham số thống kê đặc trưng và rút ra kết luận.
3.5. Kết quảthực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả tham khảo ý kiến GV
Trong phiếu tham khảo ý kiến GV về giáo án thiết kế các HĐNK, hình thức,
phương pháp tổ chức nhằm mục đích phát triển năng lực hợp tác cho HS do chúng tôi
đề xuất, các ý kiến đều cho rằng các hoạt động, nhiệm vụ thiết kế cho HS phù hợp với
chủ đề, nội dung của buổi HĐNK và có hiệu quả trong việc phát triển năng lực hợp
tác cho HS. Qua đó, HS yêu thích hơn với bộ môn Hóa học, học tập hiệu quả hơn.
3.5.2. Kết quả bài kiểm tra
3.5.2.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1
120
100
80
TN

60

ĐC


40
20
0
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Lớp
TN
ĐC


Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
% Yếu - Kém
% Trung Bình (TB)
%Khá - Giỏi
0.00
12.16
87.84
1.39
15.28
83.33

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

TN
ĐC

Yếu Kém

Khá Giỏi

TB


Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1
Lớp
S
V%
xm

19


TN

7.82 ± 0.14

1.22

15.6

ĐC

7.625 ± 0.15

1.28

16.79

3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2
120
100

80
TN

60

ĐC
40
20
0
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
% Yếu - Kém
% Trung Bình (TB)
%Khá - Giỏi

Lớp
TN

1.35

20.27

78.38

ĐC

6.94

30.56

62.50

80

70
60
50


TN

40

ĐC

30
20
10
0
Yếu kém

Khá giỏi

TB

Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2
Lớp
S
V%
xm
TN
7.43 ± 0.15
1.3
17.5
ĐC
6.96 ± 0.17
1.46
20.98

3.6.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm sau 2 bài kiểm tra
Sau khi tiến hành TNSP và xử lý các số liệu kiểm tra, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
20


- HS ở các nhóm TN nắm vững kiến thức hơn, có khả năng tái hiện và vận dụng
các kiến thức vào thực tiễn tốt hơn, biết cách giải quyết vấn đề và tìm ra các giải pháp
tối ưu; kết quả điểm trung bình cao hơn ở các nhóm ĐC (bảng 3.2; bảng 3.5)
- Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS yếu,
kém và HS trung bình ở các nhóm TN thì thấp hơn (bảng 3.3; bảng 3.7). Đặc biệt,
trong quá trình TNSP, tôi nhận thấy không khí học tập và tham gia các HĐNK ở các
nhóm TN rất sôi nổi, các em HS hào hứng với các nhiệm vụ học tập.
- Đồ thị các đường lũy tích của nhóm TN luôn nằm bên phải, phía dưới đồ thị
các đường lũy tích của nhóm ĐC (hình 3.1; hình 3.3), chứng tỏ kết quả học tập của
nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC. Mặt khác, hệ số biến thiên V của các nhóm TN cũng nhỏ
hơn các nhóm ĐC (bảng 3.4; bảng 3.8). Mức độ phân tán quanh giá trị trung bình
cộng của nhóm TN cũng nhỏ hơn nhóm ĐC, nghĩa là chất lượng của các nhóm TN
đồng đều hơn, ổn định hơn so với các nhóm ĐC.
3.6.3. Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh.
3.6.3.1. Kết quả bảng kiểm quan sát học sinh của giáo viên
Bảng 3.9. Kết quả bảng kiểm quan sát và đánh giá NLHT của HS lớp TN
Tiêu chí NLHT
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được Số HS
4
28
42
giao nhiệm vụ.
%

5,4% 37,8% 56,8%
2. Xác định được những công việc có thể hoàn Số HS
5
25
44
thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
%
6,7% 33,8% 59,5%
3. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
Số HS
3
24
47
%
4,1% 32,4% 63,5%
4. Đánh giá được khả năng của mình và tự Số HS
6
29
39
nhận công việc phù hợp với bản thân.
%
8,1% 39,2% 52,7%
5. Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của Số HS
5
31
38
từng thành viên trong nhóm để đề xuất
%
6,7% 41,9% 51,3%
phương án tổ chức hoạt động hợp tác.

6. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành Số HS
4
37
33
phần việc được giao, góp phần điều chỉnh
%
5,4%
50%
44,6%
thúc đẩy hoạt động chung.
7. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong Số HS
3
25
46
nhóm.
%
4,1% 33,8% 62,2%
8. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản Số HS
7
36
31
thân, của từng thành viên trong nhóm và của
%
9,5% 48,6% 41,9%
cả nhóm trong công việc.
Tổng số lượng/trung bình (%)
Số HS
37
235
320

%
6,25% 39,7% 54,05%
Bảng 3.10. Kết quả bảng kiểm quan sát và đánh giá NLHT của HS lớp ĐC
21


Tiêu chí NLHT
1. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi
được giao nhiệm vụ.
2. Xác định được những công việc có thể hoàn
thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
3. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
4. Đánh giá được khả năng của mình và tự
nhận công việc phù hợp với bản thân.
5. Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của
từng thành viên trong nhóm để đề xuất
phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
6. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành
phần việc được giao, góp phần điều chỉnh
thúc đẩy hoạt động chung.
7. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong
nhóm.
8. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản
thân, của từng thành viên trong nhóm và của
cả nhóm trong công việc.
Tổng số lượng/trung bình (%)

Số HS
%
Số HS

%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%

Mức độ
Mức 1 Mức 2
14
33
19,4% 45,8%
15
34
20,8% 47,2%
13
38
18,1% 52,7%
18
35
25%
48,6%
15
38
20,8% 52,7%

Mức 3
25
34,7%

23
31,9%
21
29,1%
19
26,4%
19
26,4%

Số HS
%

12
16,6%

35
48,6%

25
34,7%

Số HS
%
Số HS
%

9
12,5%
17
23,6%


38
52,7%
44
61,1%

25
34,7%
11
15,3%

Số HS
%

113
19,6%

295
51,2%

168
29,2%

Từ kết quả khảo sát mức độ phát triển NLHT của HS nhóm TN và nhóm ĐC có thể
thấy rằng điểm trung bình đánh giá mức độ phát triển NLHT ở các mức độ của lớp
TN cao hơn lớp ĐC. Kết quả cho thấy, khi học sinh lớp TN được tham gia các HĐNK
sẽ phát triển NLHT nhiều hơn lớp ĐC.
3.6.3.2. Kết quả điều tra lớp TN sau khi tham gia HĐNK
Kết luận: Việc thiết kế và tổ chức các HĐNK hóa học đã đạt được hầu hết các mục
tiêu đặt ra trong đó mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của việc học tập môn

Hóa học, giúp các em yêu thích môn học hơn, cảm thấy môn học có ý nghĩa việc cuộc
sống và phát triển các năng lực cần thiết đặc biệt là năng lực hợp tác.
Bảng 3.11. Nội dung phiếu tự đánh giá của HS
Mức độ đồng ý
TT
Các nội dung khảo sát
4
3
2
Được tham gia các HĐNK hóa Số HS
38
18
15
1. học giúp em hiểu bài và tiếp thu
%
53,5% 24,3% 21,1%
kiến thức hiệu quả hơn.
34
24
14
Việc thực hiện các nhiệm vụ theo Số HS
2.
nhóm trong các góc học tập, các
%
47,8% 32,4% 19,7%
22

1
3
4,2%

2
2,8%


3.

4.
5.

6.

dự án, các hội thi giúp em phát
triển được năng lực hợp tác.
Trong quá trình tham gia các
HĐNK hóa học, em được tham
gia và tiến hành các thí nghiệm
vui và thú vị.
Em thấy tự tin hơn khi được tham
gia các HĐNK hóa học.
Khi được tham gia các HĐNK
hóa học em cảm thấy hứng thú và
yêu thích môn Hóa học hơn.
Em muốn được tiếp tục được
tham gia các HĐNK hóa học
trong thời gian sắp tới.

Số HS

31


28

13

2

%

43,6%

37,8%

18,3%

2,8%

Số HS
%
Số HS

33
46,5%
40

26
35,1%
24

12
16,9%

9

3
4,2%
1

%

56,3%

32,4%

12,7%

1,4%

Số HS

35

27

10

2

Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và tiến
trình thực nghiệm sư phạm với 2 HĐNK, đã xử lý kết quả của bộ công cụ đánh giá
NLHT và kết quả 2 bài kiểm tra theo phương pháp thống kê toán học. Chất lượng của

lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, thể hiện qua bài kiểm tra và kết quả
đánh giá NLHT qua quan sát của GV và tự đánh giá của HS. Kết quả TNSP là cơ sở
khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng HĐNK trong dạy học hóa
học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
23


1. Kết luận
Luận văn đã thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, cụ thể như sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài vềđổi mới PPDH; hoạt động

ngoại khóa; năng lực và phát triển năng lực hợp tác và sử dụng HĐNK hóa học để
phát triển NLHT cho HS.Kết quả điều tra thực trạngtổ chức và sử dụng HĐNK trong
dạy học Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì cho thấy việc thực
hiện đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
-

Thiết kế tiêu chí đánh giá NLHT và bộ công cụ đánh giá NLHT cho HS thông

qua các HĐNK hóa học.Thiết kế được 8 HĐNK và lập kế hoạch chi tiết cho 2 HĐNK
hóa học với nội dung và hình thức phong phú, sáng tạo, thu hút học sinh.
-

Tiến hành thu thập ý kiến của GV về việc tổ chức HĐNK hóa học nhằm phát

triển NLHT. Tiến hành TNSP ở 2 trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì là

trường THCS Chu Văn An và trường THCS Liên Ninh. Kết quả TNSP cho thấy khi tổ
chức các HĐNK trong dạy học Hóa học lớp 9 cấp THCS đã có hiệu quả trong việc
phát triển các năng lực cho HS đặc biệt là năng lực hợp tác đồng thời cũng nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học.
-

Kết quả TN sau khi đã xử lí thống kê đã bước đầu khẳng định sự đúng đắn của

giả thuyết khoa học được đặt ra và tính khả thi của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu.
Việc thiết kế và tổ chức HĐNK hóa học đã bước đầu cho thấy sự phát triển các năng
lực chung đặc biệt là năng lực hợp tác cho học sinh THCS.
2. Khuyến nghị
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài và nhận được phản
hồi tích cực từ HS và GV, nhưng trong quá trình thực hiện chúng tôi vẫn nhận thấy
một số trở ngại. Vì thế tôi xin có một số khuyến nghị:
-

Trong chương trình Hóa học THCS nên có những yêu cầu bắt buộc về số tiết tổ

chức HĐNK cho HS, tạo điều kiện cho HS được thực hiện các dự án học tập, được tự
nghiên cứu tìm hiểu từ đó kích thích hứng thú học tập và phát triển các năng lực, kĩ
năng sống cần thiết.
- Đề tài cần được thực nghiệm trên diện rộng để nâng cao hơn nữa giá trị thực
tiễn của biện pháp xây dựng và sử dụng HĐNK hóa học.

24




×