Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Dạy học Toán bằng Tiếng Anh môn Đại số trong chương trình trung học cơ sở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 77 trang )

`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM HẠNH NGUYÊN

DẠY HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH
MÔN ĐẠI SỐ TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM HẠNH NGUYÊN

DẠY HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH
MÔN ĐẠI SỐ TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM ĐỨC HIỆP


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp và chỉ bảo
tận tình của thầy TS.Phạm Đức Hiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy, ngƣời đã dành nhiều thời gian giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để với
khả năng của mình, tác giả có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả có cơ hội tiếp cận với nhiều kiến
thức bổ ích và thú vị trong suốt quá trình tác giả học tập tại trƣờng.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng các cô giáo trong tổ
Toán và các bạn học sinh trƣờng THCS- THPT Nguyễn Siêu đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng.
Và cuối cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn ở
bên cạnh động viên, nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong
quãng thời gian học tập vừa qua.
Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi một số sai sót dù đã đƣợc
chỉnh sửa nhiều lần, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý
báu của thầy cô và các bạn. Tác giả xin trân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Phạm Hạnh Nguyên

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Nguyên nghĩa

Viết tắt

1

ĐC

Đối chứng

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

SGK

Sách giáo khoa


5

THCS

Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

7

TN

Thực nghiệm

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 7

1.1. Đặc điểm của dạy học Toán bằng Tiếng Anh .......................................... 7
1.1.1. Đặc điểm .......................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của từ vựng Toán học trong dạy học Toán bằng Tiếng Anh .. 8
1.2. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc dạy học Toán bằng
Tiếng Anh .................................................................................................... 11
1.3. Thực trạng dạy và học Toán bằng Tiếng Anh ở trƣờng phổ thông hiện
nay ............................................................................................................... 13
1.3.1. Mở đầu ........................................................................................... 13
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 13
1.3.3. Kết quả về nhu cầu của học sinh trƣờng THCS Nguyễn Siêu đối với
việc học Toán bằng Tiếng Anh ................................................................. 13
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 17
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH
MÔN ĐẠI SỐ LỚP 9 ................................................................................... 18
2.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng gợi động cơ trong các hoạt động dạy để gây
hứng thú cho học sinh .................................................................................. 18
2.2. Biện pháp 2: Các kỹ thuật rèn luyện nâng cao vốn từ vựng toán học ..... 19
2.2.1. Kỹ thuật bức tƣờng từ (Word walls) ............................................... 20
2.2.2. Kĩ thuật sử dụng Tổ chức đồ họa (Graphic Organizers) .................. 24
2.3. Xây dựng từ điển từ vựng toán học ........................................................ 27

iii


2.4. Một số ví dụ .......................................................................................... 36
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 36
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 41
3.1. Khái quát về thực nghiệm sƣ phạm........................................................ 41
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 41
3.1.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 41

3.1.3. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................... 41
3.1.4. Thời gian thực nghiệm .................................................................... 42
3.1.5. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................... 42
3.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 43
3.2.1. Các phƣơng diện đƣợc đánh giá ...................................................... 43
3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................ 44
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 52
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC .................................................................................................... 60

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự cần thiết của việc học Toán bằng tiếng Anh ............................ 14
Bảng 1.2. Mục đích học Toán bằng tiếng Anh .............................................. 14
Bảng 1.3. Chƣơng trình học Toán bằng tiếng Anh........................................ 15
Bảng 1.4. Thời gian học Toán bằng tiếng Anh ............................................. 16
Bảng 1.5. Khó khăn khi học Toán bằng tiếng Anh ....................................... 16
Bảng 1.6. Khó khăn khi học từ vựng toán học .............................................. 17
Bảng 2.1. Thuật toán .................................................................................... 29
Bảng 2.2. Đại số ........................................................................................... 31
Bảng 2.3. Các góc và đƣờng thẳng ............................................................... 32
Bảng 2.4. Tam giác ...................................................................................... 32
Bảng 2.5. Các đa diện................................................................................... 33
Bảng 2.6. Đƣờng tròn ................................................................................... 34
Bảng 2.7. Các hình khác ............................................................................... 34
Bảng 2.8. Lập luận cơ bản ............................................................................ 35

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số kết quả của bài kiểm tra số 1..................... 44
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất kết quả của bài kiểm tra số 1 .................. 44
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 1 ..... 45
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp phân loại kết quả của bài kiểm tra số 1 ................ 45
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số kết quả của bài kiểm tra số 2..................... 47
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất kết quả của bài kiểm tra số 2 .................. 47
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 2 ..... 48
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp phân loại kết quả của bài kiểm tra số 2 ................. 48
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng của hai bài kiểm tra .......... 50

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tần suất học sinh đạt điểm Xi trong bài kiểm tra số 1 ............... 45
Biểu đồ 3.2. Đƣờng lũy tích phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
trong bài kiểm tra số 1 .................................................................................. 46
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập học sinh bài kiểm tra số 1 .... 46
Biểu đồ 3.4. Tần suất học sinh đạt điểm Xi trong bài kiểm tra số 2 ............... 48
Biểu đồ 3.5. Đƣờng lũy tích phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ... 49
trong bài kiểm tra số 2 .................................................................................. 49
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập học sinh bài kiểm tra số 2 .... 49
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh điểm trung bình kết quả hai bài kiểm tra ......... 51

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Phân số ......................................................................................... 21

Hình 2.2. Phần trăm...................................................................................... 21
Hình 2.3. Đƣờng tròn ................................................................................... 22
Hình 2.4. Đƣờng thẳng ................................................................................. 22
Hình 2.5. Song song ..................................................................................... 22
Hình 2.6. Đối xứng ....................................................................................... 23
Hình 2.7. Hàm số ......................................................................................... 23
Hình 2.8. Lớn hơn ........................................................................................ 23
Hình 2.9. Bé hơn .......................................................................................... 24
Hình 2.10. Khác ........................................................................................... 24

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Anh là một phƣơng tiện ngôn ngữ để dạy học đã trở nên phổ biến
ở nhiều nƣớc châu Á. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập quốc tế,
giáo dục chuyên môn bằng tiếng nh là một sự cần thiết, trong xu hƣớng phát
triển chung của thế giới và khu vực, cũng nhƣ trong bối cảnh đất nƣớc đang
phát triển và hòa nhập.
Thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 nhằm đổi mới hoàn toàn việc
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chƣơng
trình mới dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đạt
đƣợc một bƣớc tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực quan trọng; mục đích là đến năm
2020 thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học đa số có
đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm
việc trong môi trƣờng hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; để ngoại ngữ trở
thành thế mạnh của ngƣời dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.

Tuy nhiên việc dạy học bằng tiếng Anh các môn khoa học tự nhiên nói
chung và môn Toán nói riêng cũng có những khó khăn, thách thức:
• Học sinh không thƣờng xuyên sử dụng tiếng Anh trong các cuộc trò
chuyện hàng ngày.
• Trong khi giao tiếp tiếng nh đòi hỏi kĩ năng nghe và nói, việc dạy học các
môn khoa học nói chung và môn Toán bằng tiếng

nh cũng yêu cầu sử dụng

kĩ năng đọc và viết.
• Sử dụng chính xác về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng rất quan trọng trong
giao tiếp và kĩ năng xử lý khác trong văn bản học thuật.
Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ
thông của khu vực miền Bắc theo định hƣớng của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
1


trong những năm học vừa qua đã triển khai chƣơng trình thí điểm dạy các
môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng nh, đặc biệt ở Thành phố Hà Nội
có khoảng hơn mƣời trƣờng THCS thực hiện. Thế nhƣng, do phải tự mày mò
tìm hƣớng đi nên nhiều trƣờng THCS cảm thấy đuối sức. Nhiều trƣờng đƣa ra
hai cái khó lớn nhất là thiếu giáo viên có trình độ tiếng

nh đạt chuẩn và

thiếu chƣơng trình chuẩn, thống nhất. Chúng ta có thể tham khảo giáo trình
của Đại học Cambridge hoặc các bộ sách của Singapore nhƣng chi phí mua
bản quyền lại cực kỳ cao nên nhiều trƣờng không kham nổi. Về giáo viên, các
trƣờng đều phải tự đào tạo, tự bồi dƣỡng hoặc thuê giáo viên nƣớc ngoài, hợp
đồng từ bên ngoài là chính. Sau vài năm thí điểm, chƣơng trình mang lại kết

quả không đƣợc nhƣ mong đợi và đa phần các hiệu trƣởng đều cảm thấy “hụt
hơi” nếu tiếp tục đi tiếp vì nhiều lý do.
Để đạt hiểu quả giáo dục cao thì phải đáp ứng nhu cầu của học sinh, thời
lƣợng chƣơng trình hợp lý và dạy theo các nƣớc tiên tiến phù hợp với các
chuyên môn khác nhau. Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy rằng tại thời
điểm hiện tại để dạy Toán bằng tiếng Anh thì yêu cầu đặt ra là học sinh có thể
dịch đƣợc một đề Toán bằng tiếng Anh và trình bày lời giải bằng tiếng Anh là
đạt yêu cầu. Về kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thì thầy và trò cùng nhau
học tập để nâng cao năng lực giao tiếp.
Dạy học Toán bằng tiếng Anh cũng nhƣ đối với các ngôn ngữ thông
thƣờng, từ vựng đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ toán học. Việc dạy
học từ vựng toán học bằng tiếng Anh cho học sinh Việt Nam đòi hỏi học sinh
phải thực hiện hai nhiệm vụ: nắm đƣợc nghĩa của từ vựng và nhớ thuật ngữ
tiếng Anh của từ vựng đó. Điều này dẫn đến những khó khăn không chỉ đối
với học sinh mà còn ảnh hƣởng lớn đến giáo viên vì tiếng Anh là ngoại ngữ
của cả hai đối tƣợng này. Chính vì vậy, việc hiểu các khó khăn của học sinh
gặp phải khi học từ vựng toán học và nắm đƣợc các kĩ thuật đa dạng trong
xây dựng từ vựng toán học là cần thiết đối với giáo viên nhằm giúp họ biết
cách dạy từ vựng toán học bằng tiếng Anh cho học sinh một cách hiệu quả.
2


Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên
cứu của luận văn là : “Dạy học Toán bằng Tiếng Anh môn Đại Số lớp 9
trong chương trình trung học cơ sở”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy học Toán cho ngƣời học ngoại ngữ tiếng Anh là một vấn đề đƣợc
quan tâm nghiên cứu ở cả những nƣớc mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ
đẻ (foreign language )cũng nhƣ ở các nƣớc mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ (first
language ). Ở những nƣớc nói tiếng nh nhƣ nƣớc Mỹ, trong một lớp đa ngôn

ngữ xuất hiện vấn đề là làm sao để các học sinh không nói tiếng anh nhƣ tiếng
mẹ đẻ có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các hoạt động toán học với các
học sinh còn lại ( những ngƣời nói tiếng anh nhƣ tiếng mẹ đẻ ).
Ở Việt Nam, dạy học Toán bằng Tiếng anh là một lĩnh vực nghiên cứu
mới. Toán và khoa học là các lĩnh vực kiến thức thay đổi cơ động và nhanh chóng
nhất, cả hai đều đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nƣớc. Hầu hết các
phát minh, các công trình khoa học trong toán học và khoa học đều đƣợc trình bày
bằng tiếng Anh. Việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh sẽ thúc đẩy việc lĩnh
hội kiến thức khoa học để phát triển thành một quốc gia mạnh về khoa học, kỹ
thuật vào năm 2020. Tiếng

nh đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các

thách thức của toàn cầu hoá và sự bùng nổ thông tin nên Bộ Giáo Dục muốn cải
thiện sự thành thạo tiếng Anh của học sinh ở cả bậc phổ thông lẫn cao đẳng , đại
học. Sau đây là một số công văn và đề án tiêu biểu:
- Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020” với mục tiêu đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp
trung cấp, cao đẳng, và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự
tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trƣờng hội nhập đa ngôn ngữ,
đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của ngƣời dân Việt Nam, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
3


Việc thực thi chính sách dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh
tạo cho giáo viên dạy Toán và các môn khoa học nhƣ tôi có một sự thay đổi

đầy trách nhiệm nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ năng lực hoạt động trong
các lĩnh vực môn học này bằng tiếng Anh. Việc dạy Toán cho ngƣơì học
ngoại ngữ Tiếng Anh không chỉ nằm ở việc tạo ra các bài học hiểu đƣợc đối
với học sinh mà còn trong việc đảm bảo rằng học sinh sử dụng ngoại ngữ
mình cần để hiểu sự chỉ dẫn và biểu thị việc nắm khái niệm toán học bằng cả
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngƣời học ngoại ngữ tiếng Anh có nhiệm vụ
kép là học đồng thời một ngôn ngữ thứ hai và nội dung môn học.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các kĩ thuật phát triển dạy học toán học trong dạy học Toán
bằng tiếng Anh ở trƣờng phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy
học Toán bằng tiếng Anh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong việc dạy học Toán bằng tiếng Anh, nếu giáo viên đƣợc biết và sử
dụng các kĩ thuật dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh
khắc phục đƣợc khó khăn khi học Toán bằng tiếng Anh.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các kĩ thuật dạy học toán học trong dạy học Toán bằng tiếng Anh ở
trƣờng phổ thông.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Toán bằng tiếng Anh
ở trƣờng THCS.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tƣ liệu (sách, tài
liệu, các bài tập tiểu luận, khóa luận, luận văn, bài báo cáo khoa học, …) để
xây dựng cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
4



6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra, quan sát thông qua tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý
kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi toán, có kinh nghiệm; tìm hiểu thực tiễn
giảng dạy các dạng toán toán Tiếng Anh.
+ Sử dụng phiếu hỏi, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá thực trạng và
hiệu quả của việc dạy học Toán bằng Tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án soạn theo hƣớng của đề tài
nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm thống kê toán học để xử lí số liệu điều tra khảo sát.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các phƣơng pháp về dạy học toán bằng tiếng Anh cho học
sinh sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh (tiếng nh đƣợc xem là ngôn ngữ thứ hai).
- Tìm hiểu thực trạng dạy học Toán bằng tiếng Anh ở trƣờng phổ thông
Việt Nam hiện nay, chủ yếu là ở các trƣờng có chƣơng trình tự chủ riêng.
- Vận dụng các phƣơng pháp toán học trong dạy học Toán bằng tiếng
Anh ở trƣờng phổ thông.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
8.1. Giới hạn nghiên cứu
Chƣơng trình Toán học trung học cơ sở.
8.2. Địa bàn thực nghiệm
Lớp 9VN trƣờng THCS- THPT Nguyễn Siêu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

5



Chƣơng 2: Một số biện pháp dạy học Toán bằng Tiếng
Số lớp 9.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

6

nh môn Đại


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đặc điểm của dạy học Toán bằng Tiếng Anh
1.1.1. Đặc điểm
Dạy học Toán cho ngƣời học ngoại ngữ tiếng Anh (ELLs) là một vấn đề
đƣợc quan tâm nghiên cứu ở cả những nƣớc mà tiếng Anh không phải là tiếng
mẹ đẻ (foreign language) cũng nhƣ ở các nƣớc mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ
(first language). Ở những nƣớc nói tiếng nh nhƣ nƣớc Mỹ, trong một lớp đa
ngôn ngữ (multilingual classrooms) xuất hiện vấn đề là làm sao để các học
sinh không nói tiếng Anh nhƣ tiếng mẹ để có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả
vào các hoạt động toán học với các học sinh còn lại (những ngƣời nói tiếng
nh nhƣ tiếng mẹ đẻ). Ở Việt Nam, dạy học Toán bằng tiếng Anh là một lĩnh
vực nghiên cứu mới.
Tiếng

nh đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các thách thức

của toàn cầu hoá và sự bùng nổ thông tin nên Bộ Giáo dục muốn cải thiện sự
thành thạo tiếng Anh của học sinh ở cả bậc phổ thông lẫn cao đẳng, đại học.

Toán và khoa học là các lĩnh vực kiến thức thay đổi cơ động và nhanh chóng
nhất, cả hai đều đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nƣớc. Hầu hết
các tiến bộ trong toán học và khoa học đƣợc trình bày trong các tài liệu đƣợc
viết bằng tiếng Anh. Việc dạy các nội dung trong các môn khoa học bằng
tiếng Anh sẽ thúc đẩy việc lĩnh hội kiến thức khoa học để phát triển thành một
quốc gia mạnh về khoa học vào năm 2020.
Nhƣ vậy, cơ sở để dạy Toán và khoa học bằng tiếng Anh bao gồm bốn
phát biểu về nhu cầu sau đây :
 Cải thiện năng lực của học sinh trong việc sử dụng tiếng Anh, vì nó là
một ngôn ngữ quốc tế để lĩnh hội kiến thức và giao tiếp;
 Ngăn chặn sự xuống dốc về sự thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh của các
học sinh, cả ở trƣờng phổ thông lẫn ở bậc cao đẳng, đại học;
7


 Trang bị cho thế hệ tƣơng lai một ngoại ngữ mà sẽ giúp họ tiếp cận các
tiến bộ và phát triển mới trong khoa học và công nghệ để đáp ứng
những thách thức của toàn cầu hoá;
 Giải quyết nhiệm vụ khó khăn gặp phải khi dịch những phát triển công
nghệ mới nhất sang tiếng Việt Nam.
Việc thực thi chính sách dạy Toán và khoa học bằng tiếng Anh tạo cho
giáo viên dạy toán và các môn khoa học có một sự thay đổi đầy trách nhiệm
nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ năng lực hoạt động trong các lĩnh vực môn
học này bằng tiếng Anh. Vai trò của giáo viên trong việc quyết định sự phát
triển của chính sách mà họ có thể thực hiện và sự tiến triển của các đổi mới
giáo dục cốt yếu dựa vào các cách thức phát triển năng lực của giáo viên.
Việc dạy Toán cho ngƣời học ngoại ngữ tiếng Anh không chỉ nằm ở
việc tạo ra các bài học hiểu đƣợc đối với học sinh mà còn trong việc đảm bảo
rằng học sinh sử dụng ngoại ngữ mình cần để hiểu sự chỉ dẫn và biểu thị việc
nắm khái niệm toán học bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngƣời học

ngoại ngữ tiếng Anh có nhiệm vụ kép là học đồng thời một ngôn ngữ thứ hai
và nội dung môn học.
1.1.2. Đặc điểm của từ vựng Toán học trong dạy học Toán bằng Tiếng Anh
1.1.2.1. Từ vựng Toán học
Từ vựng toán học là các thuật ngữ chuyên môn (technical terms) đƣợc sử
dụng trong các tài liệu chuyên ngành, bài viết, sách báo, hội thoại, giao tiếp,
các bài diễn thuyết… có chủ đề thuộc về chuyên ngành Toán.
Khác với từ vựng thông thƣờng, từ vựng toán học đƣợc sử dụng nhiều
hơn trong học thuật hoặc trong các lĩnh vực chuyên môn toán. Từ vựng không
thuộc lĩnh vực chuyên ngành thì có thể thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong các
hoạt động giao tiếp của cuộc sống hàng ngày nhiều hơn và không tạo nên sự
khác biệt quá lớn trong ngôn ngữ phổ thông.
Trong giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành nói chung và tiếng Anh
chuyên ngành toán nói riêng, từ vựng là yếu tố quan trọng không những tạo
8


nên những đặc điểm đặc thù của ngoại ngữ từng chuyên ngành mà còn cho
ngoại ngữ chuyên ngành khác với ngoại ngữ phổ thông.
Từ vựng toán học là một khía cạnh quan trọng trong ngôn ngữ toán học
và có rất nhiều nét đặc trƣng riêng. Trên cơ sở đó có thể coi tập hợp các kí
hiệu, thuật ngữ (từ, cụm từ), biểu tƣợng dùng trong toán học đƣợc gọi là từ
vựng toán học. Trong đó kí hiệu là bộ phận chính và có tầm quan trọng trong
từ vựng toán học. Nhờ có kí hiệu toán học mà học sinh có thể dễ dàng thực
hiện đƣợc những phép toán với những con số. Nhờ có hệ thống kí hiệu mà các
nhà toán học trên thế giới có thể hiểu và trao đổi với nhau các vấn đề toán
học. Bên cạnh kí hiệu toán học thì thuật ngữ (từ, cụm từ) là một phần không
thể thiếu trong từ vựng toán học và đƣợc dùng để diễn đạt nội dung toán học
cụ thể. Các từ và cụm từ xuất hiện trong toán học có thể đƣợc chia thành ba
loại sau:

Loại 1: từ, cụm từ có ý nghĩa trong toán học đƣợc sử dụng để thiết lập các bối
cảnh trong toán học hoặc đóng vai trò là lời dẫn trong bài toán, trong một nội
dung toán học cụ thể. Chẳng hạn nhƣ các từ, cụm từ sau: let (cho), find (tìm),
By definition ...(theo định nghĩa …), It follows from .... that ... (từ….suy ra
…), In others word... (nói một cách khác…)…
Loại 2: từ, cụm từ chỉ xuất hiện trong toán học và có một nghĩa duy
nhất. Chẳng hạn: parallelogram (hình bình hành), rectangle (hình chữ nhật),
square (hình vuông) …
Loại 3: từ có ý nghĩa trong toán học khác với ý nghĩa sử dụng thông thƣờng. Ví dụ
từ: power nghĩa trong toán học “lũy thừa”, nghĩa thông thƣờng là “sức mạnh”,
hay root nghĩa trong toán là “căn, nghiệm” nghĩa thông thƣờng là “rễ cây”…
Vai trò của từ vựng trong việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh là hết
sức quan trọng. Toán học đƣợc xem là một ngôn ngữ . Có thể thấy ngôn ngữ
toán học là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không
hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhƣng điều đó không đồng
nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ
9


có thể nắm vững đƣợc ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các
đơn vị từ vựng. Nhƣ vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ
vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ toán
học nói chung và dạy Toán bằng tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn
vị ngôn ngữ nên nó đƣợc thể hiện dƣới hai hình thức: lời nói và chữ viết.
Muốn sử dụng đƣợc ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt
của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các
yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình
huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp và
các yếu tố khác đƣợc coi nhƣ các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà
toán học.

1.1.2.2. Đặc điểm của từ vựng Toán học
Theo [29] toán học đƣợc xem là một ngôn ngữ. Theo [12] ngôn ngữ toán
học là một thành phần quan trọng của việc dạy học Toán. Điều này đƣợc thể
hiện ở ít nhất ba khía cạnh sau:
 Giáo viên dạy học thông qua phƣơng tiện là ngôn ngữ. Đó là phƣơng
tiện giao tiếp chính.
 Học sinh xây dựng sự hiểu biết của mình khi họ xử lí các vấn đề thông
qua ngôn ngữ.
 Giáo viên chẩn đoán và đánh giá sự hiểu biết của học sinh bằng cách
lắng nghe sự giao tiếp qua lời nói và đọc các bài viết toán học của họ.
Vì vậy, cũng nhƣ đối với các ngôn ngữ thông thƣờng, từ vựng đóng vai trò
quan trọng trong ngôn ngữ toán học. Từ vựng là toàn bộ hệ thống từ trong một
ngôn ngữ. Từ vựng (vocabulary) đƣợc xác định là yếu tố quan trọng nhất của
năng lực ngoại ngữ khi học nội dung khoa học (Kessler, Quinn, & Hayes, 1985).
Từ vựng toán học trong dạy học Toán bằng tiếng Anh có những đặc điểm
sau:
 Là từ chuyên môn chỉ tìm thấy trong tài liệu toán học nhƣ quadrilateral
(tứ giác), polynomial (đa thức), rectangle (hình chữ nhật).etc.
10


 Một từ có nhiều nghĩa, chẳng hạn từ “degree” vừa có nghĩa là “độ” trong
đo góc vừa có nghĩa là “bậc” của phƣơng trình, hay từ “base” vừa có nghĩa là
“cơ số” trong loragit vừa có nghĩa “cạnh đáy, mặt đáy” trong hình học.
 Nhiều từ có cùng một nghĩa, chẳng hạn khái niệm “cộng” có thể đƣợc
diễn đạt bởi các từ khác nhau nhƣ “combine, add, plus, sum, increased by”.
 Là một cụm từ toán học, chẳng hạn cụm từ “if and only if” (nếu và chỉ
nếu), “at most” (nhiều nhất), “without loss of generality”(không mất tính tổng
quát), rectangular solid(hình hộp chữ nhật)
 Nghĩa toán học khác với nghĩa thông thƣờng, chẳng hạn, từ “volume”

đƣợc sử dụng trong toán học với nghĩa “thể tích” còn trong tiếng Anh hàng
ngày đƣợc hiểu là “mức độ ồn”, từ “prime” đƣợc sử dụng trong toán học với
nghĩa “số nguyên tố” còn trong tiếng

nh hàng ngày đƣợc hiểu là “xuất sắc,

hoàn hảo, ưu tú”
Việc dạy học từ vựng toán học trong dạy học toán bằng tiếng Anh cho
học sinh Việt Nam đòi hỏi học sinh phải thực hiện hai nhiệm vụ: nắm đƣợc
nghĩa của từ vựng và nhớ thuật ngữ tiếng Anh của từ vựng đó. Điều này dẫn
đến những khó khăn không chỉ đối với học sinh mà còn ảnh hƣởng lớn đến
giáo viên vì tiếng Anh là ngoại ngữ của cả hai đối tƣợng này.
1.2. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc dạy học Toán bằng
Tiếng Anh
Theo [12], [14] những khó khăn của học sinh xem tiếng Anh là ngoại
ngữ khi học từ vựng toán học bằng tiếng

nh đến từ hai khía cạnh: nghĩa của

từ vựng và thuật ngữ tiếng Anh của từ vựng. Do đó, ngôn ngữ toán học chứa
đựng một vài loại từ vựng có ảnh hƣởng đến việc hiểu của đối tƣợng học sinh
này nhƣ sau:
 Các từ chuyên môn chỉ tìm thấy trong tài liệu toán học nhƣ
quadrilateral (tứ giác), hyperbola (hy-pec-bôn), polynomial (đa thức),
rectangle (hình chữ nhật).etc.

11


 Các định nghĩa bao hàm đầy đủ từ chuyên môn, các kí hiệu và sơ đồ

(Pimm 1987). Giáo viên cần giúp học sinh làm sáng tỏ nghĩa của ngôn ngữ
mới này (Schlepegrell 2007).
 Nhiều khái niệm toán học có thể diễn đạt đƣợc theo các cách khác
nhau. Chẳng hạn, phép nhân 35 có thể đƣợc diễn đạt theo nhiều cách nhƣ: “3
times 5” (3 lần 5), “3 multiplied by 5” (3 nhân với 5), “the product of 3 and 5”
(tích của 3 và 5).
 Các thuật ngữ khác nhau có thể đƣợc dùng để truyền đạt cùng một khái
niệm toán học, chẳng hạn khái niệm “cộng” có thể đƣợc diễn đạt bởi các từ
khác nhau nhƣ “combine, add, plus, sum, increased by”.
 Các cụm từ ghép đƣợc sử dụng để diễn đạt các khái niệm mới, nhƣ
“least common denominator” (mẫu chung nhỏ nhất), “regular polygon” (đa
giác đều), “greatest common divisor” (ước số chung lớn nhất), “least
common multiple”( bội số chung nhỏnhất)
 Một số cụm từ toán học phải đƣợc học và hiểu trọn vẹn, chẳng hạn cụm
từ “if and only if” (nếu và chỉ nếu), “at most” (nhiều nhất), “without loss of
generality”(không mất tính tổng quát)
 Nhiều từ toán học có nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn từ “degree” vừa có
nghĩa là “độ” trong đo góc vừa có nghĩa là “bậc” của phƣơng trình, hay từ “root”
vừa có nghĩa là “căn” trong tập số vô tỷ vừa có nghĩa là “nghiệm” của phƣơng
trình. Do đó, học sinh cần phải biết rằng cùng một từ nhƣng trong các tình huống
khác nhau thì có nghĩa khác nhau (Moschkovich 2002).
 Một số từ đƣợc sử dụng cả trong toán học lẫn trong tiếng Anh hàng
ngày với nghĩa khác nhau (Kotsopoolos 2007; Moschkovich 2002). Chẳng
hạn, từ “volume” đƣợc sử dụng trong toán học với nghĩa “thể tích” còn trong
tiếng

nh hàng ngày đƣợc hiểu là “mức độ ồn”, từ “prime” đƣợc sử dụng

trong toán học với nghĩa “số nguyên tố” còn trong tiếng nh hàng ngày đƣợc
hiểu là “xuất sắc, hoàn hảo, ưu tú”


12


 Các từ đồng âm và các từ nghe giống nhau có thể gây thêm sự nhầm
lẫn. Chẳng hạn, cặp từ “sum (tổng) - some (một số)” đồng âm /sʌm/ nhƣng
khác nghĩa nhau; hoặc cặp từ “eight (tám) - ate (quá khứ của eat (ăn))” nghe
giống nhau nhƣng nghĩa khác nhau.
 Một vài từ toán học có quan hệ với nhau nhƣng học sinh có thể nhầm
lẫn giữa nghĩa của chúng, chẳng hạn “equation” và “expression”, “factor” và
“multiple”.
1.3. Thực trạng dạy và học Toán bằng Tiếng Anh ở trƣờng phổ thông
hiện nay
1.3.1. Mở đầu
Việc dạy học Toán bằng tiếng Anh nhận đƣợc sự quan tâm của các
trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để đi du
học và phục vụ cho các cuộc thi: Toán bằng tiếng Anh Hà Nội mở rộng
(HOMC), IMO, IKMC…. Tuy nhiên, do khó khăn về chƣơng trình, đội ngũ
giáo viên và trình độ tiếng Anh của học sinh mà việc dạy và học Toán bằng
tiếng Anh mới chỉ đƣợc thí điểm ở một số trƣờng. Chúng tôi đã khảo sát nhu
cầu dạy và học Toán bằng tiếng nh để chỉ rõ thực trạng của việc dạy và học
Toán bằng tiếng Anh của trƣờng THCS Nguyễn Siêu.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập dữ liệu về nhu cầu của việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh,
chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi (xem phục lục 1) với 618 học sinh khối 6, 7,8,9
của trƣờng THCS Nguyễn Siêu).
1.3.3. Kết quả về nhu cầu của học sinh trường THCS Nguyễn Siêu đối với
việc học Toán bằng Tiếng Anh
1.3.3.1. Sự cần thiết của việc học Toán bằng tiếng Anh
Có 46,7% học sinh cho rằng học Toán bằng tiếng Anh là cần thiết;

15,9% cho rằng ít cần thiết; 30,3% rất cần thiết và 7,1% cho rằng không cần
thiết học Toán bằng tiếng Anh.

13


Bảng 1.1. Sự cần thiết của việc học Toán bằng tiếng Anh
Nội dung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Rất cần thiết

34,7%

34,2%

47,1%

41,9%

Cần thiết

30,8%


28,2%

26,5%

33,7%

Ít cần thiết

21,8%

25,3%

14,7%

13,3%

Không cần thiết

12,7%

12,3%

11,7%

11,1%

1.3.3.2.Mục đích học Toán bằng tiếng Anh
Trong những năm gần đây, học sinh có xu hƣớng đi học đại học ở nƣớc
ngoài ngày càng nhiều; một trong các yêu cầu bắt buột là học sinh phải trải qua

kỳ thi toán bằng tiếng Anh.Các cuộc thi Toán bằng Tiếng Anh ngày càng có uy
tín. Vì vậy học sinh phải có kiến thức tối thiểu để tham gia kỳ thi cũng nhƣ
phải dành nhiều thời gian học toán bằng tiếng Anh nếu muốn đạt kết quả cao.
Bảng 1.2. Mục đích học Toán bằng tiếng Anh
Nội dung
Học Toán bằng tiếng
nh để đi du học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

21,4%

13,8%

19,7%

16,3%

13,3%

11,1%

6,6%


10,6%

19,7%

15,8%

7,9%

14,5%

13,4%

21,8%

40,8%

23,6%

Học Toán bằng tiếng
nh để học thuật ngữ
chuyên ngành Toán
tiếng Anh
Học Toán bằng tiếng
nh để thi các cuộc thi
Toán bằng Tiếng Anh
Học Toán bằng tiếng Anh
để học môn tiếng Anh và
môn Toán tốt hơn.

14



Học toán bằng tiếng
nh để có điều kiện
giao lƣu với bạn bè

15,3%

14,7%

11,8%

14,5%

4,8%

3,8%

1,3%

4,8%

12,1%

19,0%

11,9%

15,7%


trong nƣớc và quốc tế
Toán bằng tiếng Anh là
môn học bình thƣờng
cần phải học ở trƣờng
Không thấy việc học
toán bằng tiếng Anh là
cần thiết
1.3.3.3. Chương trình học Toán bằng tiếng Anh
Có 54,2% học sinh muốn học chƣơng trình các nƣớc tiên tiến; 31,1%
muốn học chƣơng trình đƣợc soạn riêng mà tích hợp môn Toán, môn tiếng
Anh và môn chuyên và 14,7 % muốn học chƣơng trình Toán của Việt Nam
dịch ra tiếng Anh.
Bảng 1.3. Chƣơng trình học Toán bằng tiếng Anh
Nội dung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Chƣơng trình Toán của
Việt Nam dịch ra tiếng

9,7%

15,6%


17,6%

14,7%

65,6%

53,5%

45,6%

54,2%

24,7%

30,9%

36,8%

31,1%

Anh
Chƣơng trình của các
nƣớc tiên tiến
Chƣơng

trình

đƣợc

soạn riêng mà tích hợp

môn Toán, môn tiếng
Anh và môn chuyên

15


1.3.3.4. Thời gian học Toán bằng tiếng Anh
Với chƣơng trình học toán bằng tiếng Anh, tỉ lệ học sinh muốn học 1
tiết/ 1 tuần là 46,8%; 32,6% muốn học 2 tiết/ 1 tuần; 7,4% muốn học 3 tiết/ 1
tuần và 13,2% muốn học 4 tiết/ 1 tuần.
Bảng 1.4. Thời gian học Toán bằng tiếng Anh
Nội dung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

3 tiết/ 1 tuần

21,8%

55,4%

44,6%

46,8%


4 tiết/ 1 tuần

48,5%

25,7%

38,5%

32,6%

5 tiết/ 1 tuần

15,8%

6,5%

4,6%

7,4%

6 tiết/ 1 tuần

13,9%

12,4%

12,3%

13,2%


1.3.3.5. Khó khăn khi học Toán bằng tiếng Anh
Có 54,3% học sinh cho rằng khó khăn khi học toán bằng tiếng Anh là
trình độ tiếng Anh học sinh chƣa cao; 30,2% cho rằng khó khăn là do nội
dung chƣơng trình dạy và học toán bằng tiếng

nh chƣa có và 15,5% cho

rằng do trình độ tiếng nh giáo viên chƣa cao.
Bảng 1.5. Khó khăn khi học Toán bằng tiếng Anh
Nội dung
Trình độ tiếng Anh
giáo viên chƣa cao
Trình độ tiếng Anh
học sinh chƣa cao

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

21,2%

16,4%

2,7%


15,5%

35,6%

56.0%

71,6%

54,3%

43,2%

27,6%

25,7%

30,2%

Nội dung chƣơng trình
dạy và học toán bằng
tiếng nh chƣa có

16


×