Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.41 KB, 24 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có lợi thế trong lĩnh
vực sản xuất (SX) nông nghiệp do được thiên nhiên ưu đãi về điều
kiện tự nhiên. Bên cạnh những sản phẩm (SP) nông nghiệp có lợi thế
so sánh của Việt Nam thì xuất khẩu (XK) chè ngày càng đóng vai trò
quan trọng và trở thành một trong những mặt hàng XK mũi nhọn của
đất nước. So với các loại cây trồng khác, cây chè có giá trị kinh tế
cao, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, xóa đói giảm nghèo và tạo
công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động.
Tuy nhiên, khi đối sánh với các đối thủ cạnh tranh (CT) chính
trên thị trường EU có thể thấy các doanh nghiệp chế biến (DNCB)
chè XK Việt Nam có các lợi thế so sánh và điều kiện thuận lợi trong
hoạt động SX và XK chè. Song, những kết quả đạt được chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng. Các SP chè XK của Việt Nam chủ yếu ở
dạng thô được dùng làm nguyên liệu đấu trộn và chưa có thương
hiệu. Không chỉ có vậy, các rào cản kỹ thuật khắt khe của EU đưa ra
như chất lượng SP, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) và việc tạo ra một SP đáp ứng được thị hiếu của cả 27
nước là một thách thức lớn đặt ra đối với các DNCB chè XK Việt
Nam khi tiếp cận thị trường này.
Xuất phát từ những lý do khách quan trên, tác giả lựa chọn đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các
nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam”
để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có
cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu (NLCTXK) vào thị trường các nước EU của các DNCB chè XK
Việt Nam dựa trên nghiên cứu khung lý luận về NLCTXK của DN.




2
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải được quyết được mục tiêu
nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ của đề tài luận án bao gồm:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh
(NLCT), NLCTXK của DN. Làm rõ quan điểm về NLCTXK của
DNCB chè XK, thiết lập khung nghiên cứu với bộ tiêu chí đánh giá và
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCTXK của DNCB chè XK.
- Phân tích, đánh giá thực trạng NLCTXK của các DNCB chè
XK Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 theo bộ tiêu chí đánh giá
và đối sánh với đối thủ CT trên thị trường EU; làm rõ mối quan hệ
giữa các yếu tố (YT) cấu thành đến NLCTXK của các DNCB chè
XK Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao
NLCTXK sang thị trường các nước EU của các DNCB chè XK Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: Là NLCTXK của
các DNCB chè Việt Nam có thị phần XK sang EU. Đây là các DN
trồng và chế biến chè; cung cấp chè cho các nhà nhập khẩu theo các tiêu
chuẩn kiểm soát chặt chẽ của thị trường EU tại Việt Nam. Qua khảo sát
các DNCB chè XK Việt Nam cho thấy chỉ có 12 DN có thị phần XK
sang thị trường các nước EU.
 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu về NLCTXK
của các DNCB chè Việt Nam có thị phần XK sang EU. Từ việc phát
hiện ra các YT cấu thành và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCTXK của DNCB chè XK. Luận án thiết lập khung nghiên cứu với

các tiêu chí, chỉ số đánh giá NLCTXK của các DNCB chè Việt Nam
có thị phần XK sang EU. Từ việc phân tích thực trạng NLCTXK của
các DNCB chè XK Việt Nam theo khung nghiên cứu và đối sánh với
đối thủ CT theo các cấp độ nguồn lực, phối thức thị trường và vị thế.
Luận án rút ra được những đánh giá chung về thành công, thất bại và


3
nguyên nhân của DNCB chè XK Việt Nam trong thời gian qua. Đây là
cơ sở để luận án đề xuất nhóm giải pháp và các kiến nghị đối với Nhà
nước, Hiệp hội chè Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các DNCB chè XK
nâng cao NLCTXK vào thị trường các nước EU trong thời gian tới.
- Về khách thể nghiên cứu: Là các DNCB chè tham gia vào
chuỗi giá trị cung ứng SP chè ở dạng thô đóng gói trên 3 kg và các
DNCB chè hữu cơ (HC) đóng gói nhỏ dưới 3 kg ở dạng thành phẩm,
chè HC đặc sản địa phương sang thị trường EU.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu
thập trong giai đoạn 2010 - 2018; số liệu điều tra sơ cấp được thu
thập trong năm 2017 - 2018. Các giải pháp, kiến nghị được đề xuất
đến năm 2025.
4. Những đóng góp mới của luận án
 Về lý luận: Xác định được khung nghiên cứu về NLCTXK
bao gồm các khái niệm về NLCT, NLCTXK của DN, NLCTXK của
DNCB chè XK dựa trên sự kế thừa các khái niệm về CT và NLCT từ
các nghiên cứu trước. Trên cơ sở tham vấn các chuyên gia phát hiện
ra các 06 YT cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCTXK của
DN. Thiết lập khung nghiên cứu với các tiêu chí (bao gồm 07 tiêu chí
và 42 chỉ số) đánh giá và phân tích mối quan hệ giữa YT cấu thành
NLCTXK của các DNCB chè XK Việt Nam.
 Về thực tiễn

- Đánh giá được thực trạng nâng cao NLCTXK sang thị trường
các nước EU của các DNCB chè XK Việt Nam trong thời gian qua
theo khung nghiên cứu và đối sánh với đối thủ CT (Sri Lanka).
- Sử dụng phần mềm SPSS nhằm phân tích các giá trị trung
bình của các thang đo và xác định được hệ số quan trọng cũng như
mức độ tác động của các thang đo đến NLCTXK của các DNCB chè
XK Việt Nam.
- Đánh giá những thành công, hạn chế và các nguyên nhân trong
nâng cao NLCTXK của các DNCB chè XK Việt Nam.


4
- Luận án đưa ra được một số dự báo, cùng các định hướng và
mục tiêu phát triển, thiết lập nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao NLCTXK vào thị trường các nước EU của các DNCB chè XK
Việt Nam đến năm 2025.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị
trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Việt Nam
Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của các doanh
nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Những nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
Từ cơ sở lý thuyết về CT, NLCT cho thấy đã có rất nhiều các
quan điểm được các học giả trên thế giới đưa ra. Theo đó, NLCT
được thể hiện qua bốn nhóm YT: (1) Điều kiện các YT sản xuất và
dịch vụ; (2) Điều kiện về cầu; (3) Các ngành hỗ trợ và có liên quan;
(4) Chiến lược, cơ cấu và CT của ngành. Bên cạnh đó, nghiên cứu
NLCT trên các cấp độ cũng có nhiều quan điểm khác nhau những
nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đồng tình và xem xét theo các


5
cấp độ của NLCT được thể hiện ở cấp độ quốc gia, địa phương,
ngành, DN và SP.
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
Cho đến nay khái niệm về NLCT ở cấp độ DN vẫn là một trong
những khái niệm chưa được thống nhất một cách toàn diện. Bắt đầu
từ những năm 1990 đến nay trên thế giới bùng nổ các công trình
nghiên cứu lý thuyết về NLCT. Các hướng nghiên cứu của các tác giả
về NLCT được thường được chia thành 5 hướng tiếp cận chính đó là:
theo quan điểm của lý thuyết CT truyền thống; theo chuỗi giá trị;
theo định hướng thị trường; theo lý thuyết nguồn lực DN và theo lý
thuyết về năng lực (NL).
1.1.3. Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu
Quan tổng quan tài liệu cho thấy những nghiên cứu của các
học giả trên thế giới về NLCTXK thường ở cấp độ của quốc gia hay

của ngành. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự tác động của môi
trường chính sách, sự cải tiến cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics có
ảnh hưởng đến NLCTXK của quốc gia và của ngành. Bên cạnh đó,
các học giả cũng dùng chỉ số biểu hiện lợi thế CT là RCA để đo
lường NLCTXK của ngành. Ở Việt Nam, một số vài nghiên cứu thực
nghiệm được các tác giả thiết lập khung nghiên cứu với các YT ảnh
hưởng đến NLCTXK của DN như: Lựa chọn và thực thi chiến lược
SX và KD, NL về công nghệ (CN), năng suất (NS) lao động, chi phí
SX, quản lý, nghiên cứu và triển khai (R&D).
1.1.4. Những nghiên cứu về xuất khẩu chè
Trong những năm qua, các nghiên cứu về hoạt động XK chè
khá đa dạng và phong phú, các nội dung chủ yếu tập trung vào: Xây
dựng được các tiêu chí đánh giá NLCT của chè XK của Việt Nam;
phân tích các YT ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của chè XK thông
qua mô hình cung XK; những đặc điểm và xu hướng phát triển của
thị trường chè thế giới, các YT marketing trong XK chè; các quy định


6
về tiêu chuẩn VSATTP đối với chè khi XK vào EU; tác động của hội
nhập KTQT đến hoạt động XK; chiến lược thâm nhập thị trường thế
giới cho SP chè Việt Nam; khung phân tích mô hình chuỗi cung ứng
nông lâm đặc sản XK của vùng Tây Bắc và chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam.
1.1.5. Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và
khoảng trống cần nghiên cứu của luận án
1.1.5.1. Các kết luận rút ra
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
của luận án, một số kết luận được rút ra như sau: (1) Đánh giá NLCT
của DN theo hai chủ đề chính là xây dựng mô hình nghiên cứu với

các tiêu chí đánh giá và đo lường thực nghiệm về NLCT của DN cụ
thể; (2) Trong khi khái niệm về NLCT của DN được đề cập khá thống
nhất thì vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu chí, chỉ
số đánh giá NLCTXK của DN vẫn còn nhiều khác biệt. Do vậy, mặc dù
có nhiều mô hình đánh giá NLCT của DN được phát triển bởi các học
giả nhưng chưa có mô hình hay phương pháp nào phù hợp với tất cả các
loại hình DN khác nhau và không có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho
tất cả các DN vào mọi thời điểm; (3) Có rất ít các công trình nghiên
cứu trong nước về mặt lý luận để đánh giá NLCTXK của ngành nói
chung và của DN nói riêng; (4) Quan điểm NLCT của DN từ nguồn
lực nội tại (như tài sản, nguồn lực và NL tạo ra giá trị gia tăng) đã
xác định thành công trong nâng cao NLCT của DN; (5) Rất ít các
công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp (kết hợp định
tính và định lượng); (6) Một số nghiên cứu về NLCT hoặc chiến lược
thâm nhập thị trường chè quốc tế nói chung của các DN chè Việt
Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về NLCTXK
của DNCB chè XK Việt Nam vào thị trường các nước EU.
1.1.5.2. Các khoảng trống cần nghiên cứu
Từ các kết luận được rút ra cho thấy, còn một số khoảng trống
cần nghiên cứu như sau: (1) Xác định các YT cấu thành và đo lường


7
NLCTXK của DNCB chè XK; (2) Xây dựng khung nghiên cứu với
các tiêu chí, chỉ số để đánh giá NLCTXK phù hợp với đặc thù DN
của luận án; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao
NLCTXK của DN; (4) Phân tích thực trạng nâng cao NLCTXK sang
thị trường các nước EU của các DNCB chè XK Việt Nam với các
tiêu chí bằng mô hình hồi qui đa biến; (5) Kiểm định mối quan hệ
giữa các YT cấu thành bằng mô hình tuyến tính SEM; (6) Đánh giá

NLCTXK của DNCB chè XK của Việt Nam nghiên cứu trong tương
quan so sánh với các đối thủ CT chính trên thị trường EU; (7) Trong
giai đoạn 2015 -2018, chưa có nghiên cứu nào tiến hành phân tích về
NLCTXK của các DNCB chè XK của Việt Nam vào thị trường EU.
Xuất phát từ những khoảng trống nêu trên, luận án tập trung
nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, các YT cấu thành
NLCTXK của DNCB chè XK và mối quan hệ giữa các YT? Thứ hai,
khung nghiên cứu với các tiêu chí và chỉ số đánh giá nào được đề
xuất để đánh giá NLCTXK của DNCB chè XK của Việt Nam? Thứ
ba, đánh giá thực trạng NLCTXK của DNCB chè XK của Việt Nam
theo khung nghiên cứu và đối sánh với một đối thủ CT đại diện? Thứ
tư, cần có những giải pháp, kiến nghị nào để nâng cao NLCTXK của
DNCB chè XK của Việt Nam vào thị trường các nước EU trong thời
gian tới?
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích của nghiên cứu định tính trong luận án là nhằm xác
định các YT cấu thành và các tiêu chí đánh giá NLCTXK của DN; từ
đó xây dựng khung nghiên cứu NLCTXK của DNCB chè XK Việt
Nam.
1.2.2. Nghiên cứu định lượng
Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các
thang đo, xác định được giá trị trung bình của các thang đo, đồng thời
xây dựng khung nghiên cứu để đánh giá các tác động của các YT cấu


8
thành đến NLCTXK vào thị trường các nước EU của các DNCB chè
XK Việt Nam. Nói cách khác, đây là quá trình phân tích đánh giá các
chỉ số đo lường NLCTXK của các DNCB chè XK.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU CHÈ
2.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh xuất khẩu
2.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về CT, trong khuôn khổ
của luận án, khái niệm CT được hiểu như sau: CT là sự ganh đua
giữa các chủ thể kinh tế dùng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu về thị
phần, lợi nhuận (LN) và danh tiếng so với đối thủ CT trên cùng một
thị trường.
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu và năng lực cạnh
tranh xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Luận án đề cập đến các vấn đề về NLCT, NLCTXK của DN
theo các quan điểm khác nhau. Từ đó luận án tập trung vào nghiên
cứu và đưa ra khái niệm NLCTXK của các DNCB chè XK phù hợp
với đối tượng nghiên cứu của luận án như sau: NLCTXK của DNCB
chè XK là khả năng khai thác nguồn lực của DN một cách hiệu quả
và tận dụng được các cơ hội thị trường để chiếm được ưu thế về thị
phần XK trong mối tương quan so với đối thủ CT thị trường quốc tế;
đáp ứng được các tiêu chí của thị trường đặt ra đối với SP chè XK
như chất lượng, tính nổi trội, độ an toàn và giá trị sử dụng cao; đồng
thời duy trì và phát triển thị phần trên thị trường mục tiêu nhằm đem
lại LN cho DN.
2.2. Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
doanh nghiệp


9
Để đánh giá NLCT của DN có 4 phương pháp cơ bản đó là: (1) Sử

dụng ma trận SWOT; (2) Sử dụng mô hình kim cương của Michael
Porter; (3) Sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh CT và (4) Sử dụng
phương pháp của Thompson – Strickland. Luận án sử dụng kết hợp cả 4
phương pháp trên để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
2.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Qua tổng quan tài liệu và đặc biệt là kết quả phỏng vấn sâu 15
chuyên gia, các YT cấu thành NLCTXK của các DNCB chè được xác
định cụ thể như sau: (1) NL nghiên cứu và đổi mới trong DN; (2)
Nguồn nhân lực và NL quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
(3) NL tài chính dành cho hoạt động XK; (4) NL marketing XK; (5)
NL tạo dựng mối quan hệ đối với hoạt động XK của DN; (6) NL tạo
dựng thương hiệu.
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Với quan điểm NLCTXK của DN là NL hoạt động, đánh giá
xem việc sử dụng nguồn lực của DN có hiệu quả ra sao để thu hút
KH về phía mình.Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các lý thuyết,
nghiên cứu có liên quan, Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002), Lại
Xuân Thủy (2012). Tác giả đề xuất ba nhóm tiêu chí đánh giá
NLCTXK của DN bao gồm: (1) Khả năng thu hút nguồn lực; (2) Các
phối thức thị trường; (3) Vị thế CT của DN. Như vậy, với 07 tiêu chí
và 42 chỉ số đánh giá, khung nghiên cứu NLCTXK vào thị trường
các nước EU của các DNCB chè XK Việt Nam được đề xuất cụ thể
như sau:


10

Bảng 2.3: Khung nghiên cứu NLCTXK vào thị trường các nước
EU của các DNCB chè XK Việt Nam
Các tiêu chí
Các chỉ số
(các thang
(Các biến quan sát độc lập)
đo)
I. NLCTXK ở cấp độ nguồn lực
(1) NL nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của KH nhằm
tạo ra những SP mới phù hợp với yêu cầu của KH;
(2) NL đổi mới sáng tạo trong SX và CN quản trị
1.NL nghiên của DN khi môi trường KD thay đổi; (3) Mức độ
cứu và đổi
quan tâm của DN đối với hoạt động đổi mới sáng
mới trong DN tạo; (4) Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và triển
(DM01khai; (5) Trình độ nguồn nhân lực của DN so với
DM07)
đổi mới khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến; (6)
NL duy trì các nhóm làm việc liên phòng ban nhằm
kích thích sự đổi mới sáng tạo; (7) Trình độ công
nghệ sản xuất (CNSX) so với các DN cùng ngành
trong nước.
(1) Phương thức quản lý và điều hành DN phù hợp
2. Nguồn
với điều kiện KD quốc tế; (2) NL lãnh đạo của
nhân lực và
người đứng đầu DN; (3) Môi trường làm việc trong
NLQL, đào
DN công bằng, văn minh; (4) NL quản trị rủi ro
tạo và phát

trong hoạt động XK sang thị trường EU; (5) NL
triển nguồn
phân tích thị trường và lập kế hoạch XK phù hợp
nhân lực
với điều kiện SX của DN; (6) Quản lý sự thay đổi
(NL01-NL07) trong tổ chức; (7) Mức độ rất coi trọng vào công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho
hoạt động SX và XK của DN.
3. NL tài
(1) Nguồn tài chính đủ mạnh phục vụ cho hoạt
chính dành
động XK sang thị trường mục tiêu; (2) NL huy
cho hoạt động động, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho hoạt
XK
động XK một cách linh hoạt, chủ động; (3) NL
(TC01-TC04) thanh toán hợp đồng; (4) Nguồn tài chính phân bổ
cho từng khâu của hoạt động SX và XK.
II. NLCTXK ở cấp độ phối thức thị trường


11
Các tiêu chí
(các thang
đo)

Các chỉ số
(Các biến quan sát độc lập)

(1)NL phân tích và điều tra thị trường XK; (2) NL
đáp ứng các qui định của EU đối với SP chè XK;

(3) Chính sách sản phẩm xuất khẩu (SPXK) của DN
phù hợp với chiến lược marketing XK của DN; (4)
4. NL
Chiến lược quảng bá hình ảnh, đối với SPXK; (5)
marketing XK Qui trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng ký
(MAR01kết; (6) NL hội nhập so với sự thay đổi của môi
MAR12)
trường CT quốc tế; (7) NL tạo lập mối quan hệ với
các đối tác tại thị trường mục tiêu; (8) NL đáp ứng
được các rào cản phi thuế quan của SPXK trên thị
trường mục tiêu; (9) NLQL chuỗi cung ứng đối với
SPXK; (10) Năng lực quản lý (NLQL) kho bến bãi,
dây truyền bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa
như đã ký kết như trên hợp đồng; (11) NL chăm sóc
khách hàng (KH) sau bán và quản lý kênh thông tin
về KH; (12) NLQL khâu vận chuyển, giao nhận
hàng hóa.
5. NL tạo dựng (1) NL tạo lập mối quan hệ tốt với các đối tác trong
mối quan hệ chuỗi cung ứng; (2) Các chính sách chăm sóc và
trong hoạt
giữ mối liên hệ với KH cũ; (3) NL xây dựng mối
động XK của quan hệ với chính quyền địa phương; (4) NL tiếp
DN (QH01- cận các đối tượng KH tiềm năng của DN trên thị
QH04)
trường EU.
6. NL tạo
(1) Mức độ nhận diện hương hiệu của KH đối với
dựng thương SPXK; (2) NL xây dựng và quản lý thương hiệu của
hiệu (TH01- DN; (3) Mức độ cảm nhận của KH đối với thương
H03)

hiệu
III.Vị thế của DN
Hiệu quả KD (1) Kết quả KD từ SPXK; (2) Tốc độ tăng trưởng
(NLCTXK01- thị phần (giá trị XK) của DN sang thị trường mục
NLCTXK05) tiêu; (3) Sự hài lòng của KH về chất lượng SPXK
của DN; (4) Vị thế của DN so với DN khác cùng
ngành nội địa trên thị trường mục tiêu; (5) Khả
năng mở rộng qui mô của DN trong dài hạn.


12
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu
của doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và nhóm
môi trường ngành. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Nhân tố công
nghệ; nhóm nhân tố kỹ thuật; chọn giống; điều kiện tự nhiên của vùng
nguyên liệu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC EU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về thị trường chè nhập khẩu EU
3.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
EU là một thị trường lớn mạnh và là đối tác thương mại của
Việt Nam trong nhiều năm qua. Hiệp định TM tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) là một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về TM đôi bên.
Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU
là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính CT đối đầu trực tiếp. Do đó, đây
sẽ là cơ hội tốt cho các DNCB chè Việt Nam tiếp cận thị trường lớn
như EU và được miễn thuế đối với rất nhiều mặt hàng nông sản trong

đó có SP chè.
3.1.2. Kênh phân phối chè của EU
EU là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ chè rất lớn nhưng
nguồn cung về chè của EU lại chủ yếu do nhập khẩu bởi khí hậu của
EU không phù hợp cho trồng chè. Kênh phân phối của thị trường chè
EU bao gồm: Nhà SX, hiệp hội, hợp tác xã trồng chè và người thu
mua; nhà trung gian (những người kết nối người mua với người bán
và nhận hoa hồng); nhà nhập khẩu và phân phối.
3.1.3. Thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân EU
Người tiêu dùng EU có thói quen uống chè hàng ngày bởi SP
này vừa có tính giải khát lại vừa rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra,


13
người tiêu dùng EU rất có trách nhiệm với xã hội, với môi trường
sống. Vì thế họ có xu hướng lựa chọn những SP thân thiện với môi
trường, bao bì của SP phải có khả năng tái chế. Bên cạnh đó, họ
mong muốn sử dụng các SP sự tiện dụng, dễ mang theo và dễ pha
chế.
3.1.4. Các qui định về tiêu chuẩn, chất lượng đối với sản phẩm chè
nhập khẩu của EU
Các SP chè nhập khẩu vào EU phải tuân thủ theo các quy định
về VSATTP như sau: Hệ thống quy định Hệ thống phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn; quy trình thực hành canh tác nông
nghiệp tốt GAP; tiêu chuẩn chất lượng, quản lý thực phẩm và nguồn
gốc rõ ràng; quy định về bao bì và nhãn mác
3.1.5. Các nước xuất khẩu chè vào thị trường EU
Các nước XK chè vào thị trường EU là cường quốc về XK chè
như Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Indonesia. Đây là những
đối thủ CT trực tiếp của các DNCB chè XK Việt Nam trên thị trường

EU.
3.2. Khái quát về chuỗi cung ứng chè và tình hình xuất khẩu chè
vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè
Việt Nam
3.2.1. Chuỗi cung ứng chè xuất khẩu của Việt Nam
Hàng năm Việt Nam XK khoảng 60-70% trong tổng sản lượng
chè và đem lại nguồn ngoại tệ lớn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Để XK ra trên thế giới, SP chè phải trải qua rất
nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng. Từ khâu gieo cấy cho đến
khâu thu hoạch, chế biến và thu gom XK. Hiện nay, Việt Nam chưa
có sàn đấu giá chè quốc tế giống như các nước XK chè lớn trên thế
giới. Việc thiếu một cơ sở thẩm định đối trọng giữa chất lượng và giá
cả của SP mang tầm quốc tế như sàn đấu giá là một nguyên nhân
khiến các DNCB chè chưa chú trọng nâng cao NLCTXK và bị KH
nước ngoài ép giá.


14
3.2.2. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến chè Việt Nam có thị
phần xuất khẩu sang EU
Trong số 12 DNCB chè XK sang EU thì sẽ được phân chia ra
thành 2 nhóm theo chủng loại SPXK: Nhóm các DNCB chè XK đóng
gói thành bao trên 3kg; nhóm các DNCB chè cung cấp SP chè HC
thành phẩm đóng gói dưới 3 kg và chè HC đặc sản.
3.2.3. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường EU
So với các đối thủ CT, giá chè của Việt Nam chỉ bằng 60-70%
giá chè của các nhà XK quốc tế. Mặc dù đều được thu mua ở dưới
dạng nguyên liệu thô, nhưng sở dĩ chè của Việt Nam bị ép giá là do
chất lượng chưa đạt chuẩn với các qui định của EU đưa ra và vấn đề
VSATTP như sử dụng thuốc BVTV còn khá tuỳ tiện, không đủ thời

gian cách ly phổ biến ở nhiều cơ sở SX chè.
3.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị
trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất
khẩu Việt Nam theo khung nghiên cứu
Nhằm đánh giá NLCTXK của các DNCB chè XK Việt Nam
trong thời gian qua. Luận án căn cứ vào kết quả hoạt động KD của
các DNCB chè XK Việt Nam thông qua 3 tiêu chí đã nêu ở Mục
2.3.2 là: Theo cấp độ nguồn lực, các phối thức thị trường và vị thế
CT của DN như sau:
3.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các
nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam ở
cấp độ nguồn lực
3.3.1.1. Năng lực nghiên cứu và đổi mới trong doanh nghiệp
Theo kết quả tự đánh giá, thì 100% các DN đều cho rằng trình
độ CN mà DN đang sử dụng đều tốt hơn hoặc bằng các DN cùng
ngành khác trong nước nhưng nếu so sánh với đối thủ CT quốc tế thì
trình độ CNSX của các DNCB chè của Việt Nam còn thua xa. Lý do
là hạn chế về nguồn lực tài chính để đầu tư và nguồn nhân lực giỏi
trong ngành chè có thể chế tạo ra những CN mới hiện đại tầm quốc


15
tế. Bên cạnh đó, một số DN e ngại sự đổi mới và đầu tư vào nông
nghiệp có CN cao bởi YT này còn phụ thuộc vào quỹ đất của DN.
3.3.1.2. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực
Các DNCB chè có thị phần XK sang EU thường xuyên cập
nhập những kiến thức mới về phương thức quản trị DN hiện đại, kỹ
năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Những DN khi mới thành lập đề có xuất phát điểm là DN tư

nhân, không có vùng nguyên liệu riêng. Vượt bao khó khăn các DN
đã mở rộng thêm nhiều nhà máy, tạo công ăn việc làm cho hàng
nghìn lao động. Đối với khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động XK
sang thị trường EU, các DN này cho rằng việc SX chè đạt chất lượng
EU cần phải được đầu tư cả về vùng nguyên liệu lẫn giống cây trồng
tốt mà DN lại không phải là người sở hữu đất. Việc đầu tư vốn vào
đất đai, chăm bón hoàn toàn bằng phân bón HC rất tốn kém và mất
thời gian từ 5-10 năm mới cho kết quả. Tuy nhiên, nếu có DN khác
trả giá cao hơn, người trồng chè sẵn sàng hủy bỏ cam kết và bán cho
họ. Như vậy, việc đầu tư cho XK có rất nhiều rủi ro mà DN không
thể kiểm soát hết được.
3.3.1.3. Năng lực tài chính dành cho hoạt động xuất khẩu
Mặc dù các DN có đầu tư thêm cho tài sản, mở rộng SX, có
thêm nhiều nhà máy và tuyển thêm nhiều lao động trồng chè song
chưa tận dụng hết NL hoạt động của tài sản, hiệu suất sử dụng tổng
tài sản còn thấp. Trong quá trình đầu tư vào tài sản, các DN chưa tính
toán, cân đối được tài sản của mình sao cho hợp lý. Những khoản thu
hồi vốn và sinh lời của DN như hàng tồn kho, khoản thu từ KH,
những lô hàng chè không đủ tiêu chuẩn XK sang EU phải tìm cách
khắc phục…chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của DN cũng
làm hạn chế hiệu suất sử dụng tài sản.


16
3.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các
nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam ở
cấp độ phối thức thị trường
3.3.2.1. Năng lực marketing xuất khẩu
Công tác điều tra, thăm dò thị trường của DNCB chè còn nhiều
hạn chế do nguồn tài chính cũng như kỹ năng, trình độ của đội ngũ

phục vụ cho công tác điều tra và nghiên cứu thị trường chưa được
chú trọng dẫn đến khó tiếp cận với các đơn hàng lớn của các thị
trường nhập khẩu lớn từ EU.
Các DN chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực SX các SP nông
nghiệp an toàn dẫn đến đầu ra cho SP an toàn còn ít, từ đó tác động
đến tâm lý và các quyết định của nguời SX dẫn đến việc thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định về SP an toàn còn nhiều hạn chế.
3.3.2.2. Năng lực tạo dựng mối quan hệ trong hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp
Cho đến nay các DNCB chè XK Việt Nam vẫn chưa tạo dựng
được các đầu mối để thúc đẩy các mối quan hệ mới, ví dụ như hội
Việt kiều ở các nước sở tại hoặc các thế lực điều khiển kênh phân
phối tại thị trường mục tiêu.
3.3.2.3. Năng lực tạo dựng thương hiệu
Theo kết quả khảo sát điều tra thì cả 2 nhóm DNCB chè thô
và chè HC và chè đặc sản đều đánh giá thương hiệu của DN mình ít
được người tiêu dùng trên thị trường EU biết đến. Nguyên nhân là vì
chất lượng chè Việt kém hơn so với các đối thủ CT quốc tế, hàm
lượng xuất thô là chủ yếu và các DN chưa xây dựng và quản lý
thương hiệu một cách bài bản. Ngoài ra, các DN chưa biết khai thác
những YT về sự khác biệt của thổ nhưỡng của vùng trồng chè, khẳng
định nguồn gốc, chất lượng và nền văn hóa gắn bó với cây chè Việt
Nam.


17
3.3.3. Đánh giá vị thế của doanh nghiệp
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vị thế của các DNCB chè
XK Việt Nam trên thị trường EU ở mức thấp. Trị giá XK chè sang thị
EU của Việt Nam so với các đối thủ CT rất khiêm tốn. Mặc dù, Việt

Nam đang đứng thứ 7 thế giới về SX và thứ 5 thế giới về XK chè
song so với các đối thủ CT, chè của Việt Nam đang có giá XK thấp
nhất.
3.4. Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh
nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU trên
cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh
Thông qua 3 nhóm tiêu chí lớn (theo cấp độ nguồn lực, các
phối thức thị trường và vị thế CT), luận án đã đánh giá NLCTXK của
các DNCB chè XK giữa Việt Nam và Sri Lanka. Từ đó có thấy do
từng là thuộc địa của Anh quốc nên những nhà QLDN chè của Sri
Lanka có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động SX, chế biến, tạo
sức mạnh thương hiệu cho SP và việc am hiểu thị trường mục tiêu.
Lợi thế lớn nhất trong CT của các DNCB chè XK Việt Nam là có
được điều kiện tự nhiên thuận lợi trong XK chè xanh.
3.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh xuất
khẩu vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến
chè xuất khẩu Việt Nam
Từ những phân tích ở trên, có thể đánh giá chung những thành
công và hạn chế trong nâng cao NLCTXK chè của các DNCB chè
XK Việt Nam như sau:
3.5.1. Những thành công và nguyên nhân
3.5.1.1. Cấp độ nguồn lực
 Năng lực nghiên cứu và đổi mới trong DN
- Một số DN lớn đã đầu tư và sử dụng các CNSX hiện đại
nhằm nâng cao NS và chất lượng của SP chè.


18
- Nhằm giải quyết tình trạng NS thấp, các DNCB chè thay thế
dần các diện tích chè giống cũ, lâu năm bằng các giống chè mới có

NS cao, chất lượng tốt.
 Nguồn nhân lực và NL quản lý, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực: Các DNCB chè có thị phần XK sang EU đa phần là những
DN lớn nhất trong ngành và là những DN có sản lượng XK chè ra
các thị trường khác ngoài EU cao nên phương thức quản lý và điều
hành của những DN này khá phù hợp với điều kiện kinh tế quốc tế.
 NL tài chính dành cho hoạt động XK: Một số DNCB đã biết
cách quản lý nguồn vốn, tiết kiệm chi phí, rút ngắn chu kỳ KD thông
qua các hình thức lấy ngắn nuôi dài, chủ động tìm đối tác nhập khẩu
thông qua các kênh khác nhau, giảm chi phí trung gian. Sau một thời
gian hoạt động SXKD, nhiều DNCB chè đã mở rộng được qui mô,
tuyển thêm nhiều lao động và hình thành các vùng nguyên liệu sạch
của riêng mình nhờ có cách quản lý nguồn tài chính hiệu quả cũng
như tạo dựng được thương hiệu. Bên cạnh đó, sự tác động từ những
chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn đối với các DNCB chè XK về
chi phí quảng bá, đào tạo nhân lực và đầu tư dây chuyền thiết bị cho
SX nông nghiệp.
3.5.1.2. Cấp độ phối thức thị trường
 NL marketing XK: Một số các DNCB chè XK đã chủ động
hội nhập, lĩnh hội những CNSX tiên tiến, khoanh vùng nguyên liệu,
kiểm soát chất lượng và đạt các chứng nhận HC của các tổ chức uy
tín đáp ứng các yêu cầu đối với SP chè nhập khẩu vào EU. Thêm vào
đó là sự hối hợp giữa các bên từ tỉnh (Sở nông nghiệp), huyện (Trạm
thú y...) đến cơ sở tham gia thông qua sự hình thành các tổ công tác
để kiểm soát chất lượng, tạo dựng mô hình SX nông nghiệp bền vững
và triển khai thực hiện các hoạt động của thí điểm.
 NL tạo dựng mối quan hệ trong hoạt động XK của DN: Một
số DN đã chủ động lĩnh hội các phương thức SX tiến tiến trên thế giới
khắc phục những hạn chế còn tồn tại dẫn đến chất lượng chè XK thấp.



19
 NL tạo dựng thương hiệu: Bên cạnh sự hỗ trợ của Cục Xúc
tiến TM và Hiệp hội Chè Việt Nam mà nhiều DNCB chè XK đã dần
khẳng định được thương hiệu của mình thông qua việc tham dự và
đạt giải cao trong các cuộc thi chè đặc sản quốc tế, đem lại niềm vinh
dự cho cả ngành chè Việt Nam.
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.5.2.1.Cấp độ nguồn lực
 NL nghiên cứu và đổi mới trong DN: Trình độ CNSX còn
nhiều bất cập, vẫn còn tồn tại hàng loạt các nhà máy đầu tư không
triệt để, thiết bị CN chắp vá, lạc hậu, các tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, SX
chè theo hình thức thủ công nhỏ lẻ thiếu phương tiện kiểm soát kỹ dư
lượng các loại hóa chất còn tồn đọng trong nguyên liệu chè búp tươi.
 Nguồn nhân lực và NL quản lý, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực: Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia SX của một số DNCB
chè XK chưa được đào tạo bài bản, ít có thợ tay nghề cao.
 NL tài chính dành cho hoạt động XK: Phần lớn các DNCB
chè XK Việt Nam thường gặp phải tình trạng thiếu vốn phục vụ cho
việc cải tiến CN. Thêm vào đó, việc quản lý và điều phối vốn chưa
hợp lý, dẫn đến chi phí SX tăng, thâm hụt vốn.
3.5.2.2.Cấp độ phối thức thị trường
 NL marketing XK: Công tác điều tra, thăm dò thị trường của
DNCB chè XK Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc nắm bắt các qui
định, yêu cầu về kiểm định đối với mặt hàng chè XK chưa được cập
nhập.
 NL tạo dựng mối quan hệ trong hoạt động XK của DN: Sự
liên kết giữa DNCB chè và các đối tác trong kênh phân phối còn lỏng
lẻo. Một nghịch lý đang diễn ra là DN đầu tư cho nông dân thì lại ít
có cơ hội mua được nguyên liệu vì có nhiều DN khác tranh mua.

Khiến các DNCB chè XK e ngại trong việc đầu tư vốn vào xây dựng
các cánh đồng chè lớn, các vùng nguyên liệu chất lượng cao hay bảo
trợ về giống, kỹ thuật cho người nông dân.


20
 NL tạo dựng thương hiệu: Các DNCB chè XK đang phải đối
mặt với nhiều rào cản về kỹ thuật tại thị trường EU. Nhiều SP chè
XK của Việt Nam vẫn còn chứa tồn dư thuốc BVTV ở mức cao và bị
EU trả lại gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu CheViet.
3.5.3. Đánh giá chung về vị thế của các doanh nghiệp chế biến chè
xuất khẩu Việt Nam
Thứ nhất, chất lượng chưa cao, đi kèm với chế tài quản lý lỏng
lẻo khiến SP chè XK dễ bị tác động theo nhu cầu của thị trường thứ
cấp tại các cửa khẩu.
Thứ hai, khoảng 90% sản lượng chè XK vẫn ở dạng nguyên
liệu thô, thiên về số lượng hơn chất lượng nên thương hiệu chè còn
rất mờ nhạt trên thị trường EU.
Thứ ba, so với các đối thủ CT, giá chè của Việt Nam chỉ bằng
60-70% giá chè của các nhà XK quốc tế.
Thứ tư, diện tích và phương thức SX manh mún, nhỏ lẻ khiến
khó có cơ hội tái đầu tư vào cây chè.
3.5.4. Phân tích mô hình SWOT đối với nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các
nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất
khẩu Việt Nam
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU VÀO THỊ
TRƯỜNG CÁC NƯỚC EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ
BIẾN CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM

4.1. Dự báo, định hướng, mục tiêu phát triển đối với nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của
các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam
4.1.1. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu
của thị trường chè EU
Nội dung này đề cập đến một số dự báo phát triển chủ yếu của thị
trường chè thế giới và EU đến năm 2027 tầm nhìn đến năm 2030 với các
con số cụ thể về lượng cung và lượng cầu, giá cả.


21
4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển
Xuất phát từ những quan điểm chung của Chính phủ, định
hướng phát triển về nâng cao NLCTXK vào thị trường các nước EU
của các DNCB chè XK Việt Nam được khái quát như sau: Nâng cao
vị thế của các DNCB chè XK Việt Nam trên thị trường EU; đưa
thương hiệu CheViet trở thành thương hiệu mạnh, có uy tín về chất
lượng và sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng EU; tạo sự liên kết
giữa các DNCB trong ngành nhằm xây dựng một ngành chè phát
triển bền vững; qui hoạch lại vùng nguyên liệu, tập trung SX theo
hướng SX chè HC có lợi cho sức khỏe.
Mục tiêu phát triển: Nâng cao NLCTXK vào thị trường các
nước EU của các DNCB chè trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh.
Mục tiêu cụ thể
- Đối với những doanh nghiệp chế biến chè thô, đóng gói bao
lớn trên 3 kg: Phương hướng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè theo chiều dọc và phương hướng tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu ngành hàng chè theo chiều ngang.
- Đối với những doanh nghiệp chế biến chè HC đóng gói nhỏ
dưới 3kg và chè đặc sản: (1) Xây dựng chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu tập

thể, đầu tư nghiêm túc và kiên trì vào việc đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng chè; (2) Nhấn mạnh và làm nổi bật được đặc tính nổi trội, sự
khác biệt của chè HC đặc sản; (3) Gắn kết nguồn gốc của các loại chè
đặc sản vào lịch sử văn hóa trồng và uống chè của người Việt Nam.
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè
xuất khẩu Việt Nam
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới
trong doanh nghiệp
Tiến hành rà soát, phân loại chính xác hiện trạng CNSX và xem
xét nhu cầu đổi mới CN của DN; hình thành quỹ phát triển CN;
khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến; tăng cường liên kết


22
và hợp tác với các đơn vị tổ chức trong nước, quốc tế để lĩnh hội CN
hiện đại; nhóm giải pháp về đổi mới, sáng tạo trong qui trình SX.
4.2.2. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
Các nhà QLDN cần thường xuyên cập nhập tri thức mới, hoàn
thiện những kỹ năng cần thiết trong quản trị hiện đại, kỹ năng dự báo
và định hướng chiến lược phát triển. Đồng thời, đào tạo nhân lực SX
chè sạch theo đúng tiêu chuẩn chất lượng EU như: Tuyển dụng nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đào tạo chuyển giao CN...
4.2.3. Nâng cao năng lực tài chính dành cho hoạt động xuất khẩu
- Tăng nguồn vốn bằng biện pháp kinh tế kỹ thuật để cắt giảm
chi phí: Khuyến khích ý tưởng sáng tạo trong SX; rà soát lại các công
đoạn, qui trình SX để đảm bảo tính tiết kiệm.
- Ðổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác quản
lý tài chính.

4.2.4. Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu
Nâng cao NL marketing XK của các DNCB chè XK thông qua
các biện pháp cụ thể: Giải pháp đối với công tác điều tra thị trường,
hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập kênh phân phối; chính sách
đối với SP chè XK sang thị trường EU; năng lực logistics của DN.
4.2.5. Nhóm giải pháp đối với năng lực tạo lập mối quan hệ trong
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Các DNCB chè Việt Nam cần xác định các mối quan hệ với
các đối tác nhằm có các chiến lược sao cho phù hợp như: Với người
trồng chè; với DN trong và ngoài ngành; với KH và các nhà nhập
khẩu; DN đặt trong mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với EU.
4.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tạo dựng thương hiệu
Các DNCB cần xây dựng thương hiệu cho cả 2 nhóm SP chè
XK thô và chè HC đóng gói nhỏ, chè HC đặc sản như: Tăng cường
tham gia các hoạt động xúc tiến TM, hội chợ nhằm giới thiệu SP đến
người dân EU; coi trọng công tác điều tra, nghiên cứu thị trường;


23
phối hợp với ngành du lịch tổ chức các tour du lịch nhằm giới thiệu,
quảng bá hoạt động trồng trọt và chế chè; chú trọng đến bao bì nhãn
mác và lịch sử của dòng chè đặc sản.
4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp chế biến
chè xuất khẩu Việt Nam
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Thứ nhất, định hướng chiến lược phát triển ngành chè
Thứ hai, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về nông
nghiệp tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như chính sách đất đai.
Thứ ba, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cải tiến

CN, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chè.
Thứ tư, Nhà nuớc cần lựa chọn các mặt hàng XK và SX những
SP có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại SP chè để đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Thứ năm, tinh giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
nhằm tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động của từng ngành hàng.
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện
đảm bảo VSATTP trong quá trình SX, xử phạt nghiêm những đơn vị,
cá nhân vi phạm quy trình SX không an toàn.
Thứ bẩy, thông suốt các tuyến hành lang kết nối giữa những
trọng điểm tăng trưởng quan trọng với các cửa ngõ quốc tế lớn .
Thứ tám, chú trọng công tác tuyên truyền hơn nữa nhằm thay
đổi hành vi, nhận thức của người trồng chè thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng.
Thứ chín, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng SX chè
tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới tiêu, nhà sơ chế SP
và từng buớc đáp ứng các yêu cầu về SX an toàn, hiệu quả.
4.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội chè
Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội Chè Việt Nam
như: Xây dựng thương hiệu CheViet; triển khai thực hiện các hoạt


24
động xúc tiến TM có hiệu quả cao; thường xuyên mở các khóa đào
tạo các kỹ năng cơ bản về ký kết hợp đồng quốc tế, kỹ năng đàm
phán trong hoạt động XNK, thông lệ quốc tế; kỹ năng thu thập thông
tin, điều tra thị trường về SP chè cho các cán bộ, nhân viên trong các
DNCB chè XK.
KẾT LUẬN
Nâng cao NLCTXK của các DN vào thị trường quốc tế luôn

là mục tiêu hướng đến của tất cả các DN muốn thành công và khẳng
định vị thế CT trên thị trường mục tiêu. Theo đó, đây là một trong
những định hướng phù hợp với mục tiêu của Chính phủ, các Bộ, Ban,
Ngành, Hiệp hội Chè ủng hộ và quyết tâm thực hiện. Bằng việc kết
hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện và
trả lời được các vấn đề đặt ra như sau: (1) Hệ thống hoá các vấn đề lý
luận chung về NLCTXK của DNCB chè XK, nhận diện được 06 YT
cấu thành NLCTXK của DN; (2) Xác lập được khung nghiên cứu lý
thuyết với 07 tiêu chí và 42 chỉ số đánh giá NLCTXK của các DNCB
chè XK Việt Nam; (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao
NLCTXK của DNCB chè XK; (4) Đánh giá thực trạng NLCTXK vào
thị trường EU của các DNCB chè XK Việt Nam thông qua các tiêu
chí đánh giá thuộc khung nghiên cứu và đối sánh với đối thủ CT; (5)
Sử dụng bảng ma trận SWOT đánh giá chung những thành công, hạn
chế về NLCTXK của các DNCB chè XK Việt Nam; (6) Phân tích
thống kê mô tả, tính giá trị trung bình các thang đo NLCTXK của các
DNCB chè XK; (7) Nêu các phương hướng, mục tiêu phát triển
chung và cụ thể với các nhóm DNCB chè theo phân khúc SP; (8) Đề
xuất một số kiến nghị với Chính Phủ, các Bộ, Ban, Ngành và Hiệp
hội Chè Việt Nam về hoàn thiện một số chính sách, tạo điều kiện
thuận lợi giúp DNCB chè XK Việt Nam nâng cao NLCTXK trong
thời gian tới.



×