Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.71 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế
ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, trên mọi lĩnh vực
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…đặc biệt là đã chuyển nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Từ chỗ các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí độc tôn trong sản xuất kinh
doanh, theo mệnh lệnh hành chính, không có cạnh tranh và hạch toán kinh tế
chỉ là hình thức, sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp phải tự
hạch toán, phải tự lo mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh theo cơ chế
thị trường.
Hiện nay, dưới cơ chế thị trường, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế,
sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt,
khốc liệt. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt
trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường
nội địa mà phải có khả năng vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần cũng phải đổi mặt với
thực tế như trên.Trong thời gian qua bằng nhiều kế hoạch và biện pháp hiệu
quả, công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng không dừng lại ở
những thành tựu đã đạt được, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất
bánh kẹo lớn nhất ở Việt Nam, Công ty vẫn đang tiếp tục tìm hướng đi đúng
đắn để vươn lên tầm cao mới.
Với nhận thức như vậy, trong thực tế thời gian thực tập tại Công ty bánh
kẹo Hải Hà, qua khảo sát, phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty và được sự giúp đỡ của cán bộ phòng kế hoạch thị trường,
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường


tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” để
viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ thiết
thực cho Công ty và cũng là để bản thân có thêm kinh nghiệm thực tế khi ra
thị trường.
Mục đích nghiên cứu chuyên đề là kết hợp những hiểu biết thực tế về tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và những kiến
thức đã được học để từ đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp để nâng cao khả
năng cạnh tranh và mở rộng thị trường của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong ngành sản xuất kinh doanh
bánh kẹo trong nước và hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn 5 năm gần đây (2005-2010). Phương
pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, thống kê khoa
học, mô hình hóa.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY VÀ CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Giới thiệu tổng quát về công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch là HAIHA Confectionery joint
- stock Company (viết tắt là HAIHACO), có trụ sở tại 25 - Trương Định – Hai
Bà Trưng – Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 25/12/1960 đã trải qua quá
trình phát triển gần nửa thế kỷ, từ một xưởng làm nước chấm và mạch nha và
miến đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt
Nam với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm.
Với 50 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua các giai đoạn
sau:

1.1.1 Giai đoạn 1959 - 1969.
Ngày 25/12/1960 Công ty được thành lập, ban đầu chỉ là một nhà máy
sản xuất miến tại Quận Hoàng Mai, đi vào hoạt động với máy móc thô sơ. Do
vậy sản phẩm chỉ bao gồm: Miến, nước chấm, mạch nha.
Năm 1966, Viện thực vật lấy nơi đây làm cơ sở nghiên cứu, thực
nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất
nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Khi đó, nhà máy được đổi tên thành nhà máy
thực nghiệm thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý.
Các sản phẩm chính khi đó bao gồm: Tinh bột ngô, viên đạm, bột dinh dưỡng
trẻ em, nước tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm tương,
bánh mì.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
1.1.2. Giai đoạn 1970 - 1980
Tháng 6/1970, nhà máy được Bộ lương thực thực phẩm giao cho quản
lý phân xưởng kẹo của Nhà máy kẹo Hải Châu với công suất 900 tấn/năm, với số
công nhân viên là 555 người. Nhà máy đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà.
Sản phẩm của Nhà máy khi đó là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột.
1.1.3. Giai đoạn 1981 - 1990
Năm 1987, Nhà máy thực phẩm Hải Hà được đổi tên thành Nhà máy
kẹo xuất khẩu Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm quản
lý. Thời kỳ này nhà máy tiến hành mở rộng sản xuất với nhiều dây chuyền
sản xuất mới. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và
xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
1.1.4. Giai đoạn 1991 đến nay
Tháng 1/1992, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý.Đây là
thời kì thị trường có rất nhiều biến động, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã phá
sản nhưng Hải Hà vẫn đứng vững và vươn lên. Trong năm 1992, nhà máy thực
phẩm Việt Trì (sản xuất mì chính) sát nhập vào Nhà máy thực phẩm Hải Hà.

Tháng 7/1992, nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty bánh
kẹo Hải Hà (tên giao dịch là HaiHaCo) thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Mặt hàng
sản xuất chủ yếu là: Kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm, bánh
quy, bánh kem xốp.
Năm 1995 Công ty kết nạp thành viên mới là nhà máy bột dinh dưỡng
trẻ em Nam Định.
Trong quá trình phát triển, Công ty đã liên doanh với:
 Năm 1993 Công ty liên doanh với Công ty Kotobuki của Nhật Bản
thành lập liên doanh Hải Hà - Kotobuki. Tỷ lệ vốn góp là: Hải Hà 30%
(12 tỷ đồng), Kotobuki 70% (28 tỷ đồng).
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
 Năm 1995 Công ty liên doanh với công ty Miwon của Hàn Quốc thành
lập xí nghiệp thực phẩm Việt Trì, số vốn góp là hơn 11 tỷ đồng.
 Năm 1996 Công ty thành lập liên doanh Hải Hà - Kameda tại Nam
Định, thành lập xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định, vốn góp của Công ty
Hải Hà là 4,7 tỷ đồng. Nhưng đến năm 1998 thì giải thể do hoạt động
không hiệu quả.
Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số
191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày
20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở
Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày
13/08/2007.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập với chức năng là sản
xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để xuất khẩu. Để
thực hiện tốt chức năng đó, ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên của công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Thứ nhất, không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm
nhằm mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng
nhóm đối tượng khách hàng, từng khu vực thị trường.
 Thứ hai, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, chú trọng
hơn nữa đến thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường các nước
láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia…đồng thời củng cố
và giữ vững được thị trường nội địa.
 Thứ ba, không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
 Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp,
thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng để quán triệt nghị
quyết của Đảng, tổ chức Đảng phải thực sự lãnh đạo kiểm tra được
hoạt động kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng đường lối của Đảng,
chủ trương chính sách của Nhà nước.
 Thứ năm, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển
nguồn đã có, huy động thêm các nguồn vốn khác, tiến tới tăng vốn
chủ sở hữu.
 Thứ sáu, không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân
viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia các
công tác xã hội.
2. Đặc điểm hoạt động của Công ty
2.1. Đặc điểm kinh doanh
Hoạt động của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103003614 thay đổi lần thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 2007. Theo đó, Công
ty kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị,

sản phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác;
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại..
Trong đó chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo, vì đây là
những mặt hàng đem lại mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty.
2.2. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, Công ty tập trung phát triển 2 loại sản phẩm chính là Kẹo và
Bánh, bao gồm các nhóm sản phẩm sau:
1
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
2 2.2.1 Kẹo Chew:
- Kẹo Chew là loại kẹo dẻo, có thành phần chủ yếu từ đường Gluco, chất
béo, sữa...với các hương vị hoa quả vùng nhiệt đới. Trong các năm 2002 và
2004 Công ty đã đầu tư hai dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất kẹo Chew trị
giá trên 2 triệu Euro của Cộng hòa liên bang Đức với công suất 20 tấn/ngày.
Qua 5 năm phát triển, Công ty đã cho ra đời hàng chục mẫu mã sản phẩm
khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhiều đối tượng
khách hàng. Nhãn hiệu “Chew Hải Hà” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ
độc quyền năm 2003.
- Sản phẩm kẹo “Chew Hải Hà” của Công ty được đánh giá là dòng sản
phẩm chủ lực, khẳng định lợi thế đi đầu của Công ty và chất lượng của nhóm
sản phẩm.
- Các nhãn hiệu sản phẩm tiêu biểu cho nhóm hàng này là chuỗi sản
phẩm kẹo Chew hoa quả: Chew nho đen, Chew dâu, Chew đậu đỏ, Chew
Coffee, Chew Taro, Chew caramen, Chew me cay, Chew sôcôla …
3 2.2.2 Kẹo mềm, kẹo cứng:
- Kẹo mềm và kẹo cứng là nhóm sản phẩm truyền thống của công ty với
2 dây chuyền nhập khẩu trị giá 1,5 triệu USD, công suất 20 tấn/ngày. Sản
phẩm được sản xuất liên tục với trên 40 nhãn hiệu để đáp ứng mọi nhu cầu

tiêu thụ của khách hàng.
- Nhãn hiệu tiêu biểu: kẹo caramen Gold Bell, kẹo me, kẹo nhân dứa, kẹo
cứng nhân sôcôla, kẹo xốp cam, kẹo xốp dâu, kẹo xốp chuối...
4 2.2.3 Kẹo Jelly:
- Các nhãn hiệu được đăng ký độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Kẹo Jelly được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang
tính cách tân, mẫu mã phong phú, rất phù hợp với các đối tượng khách hàng
trẻ trung, năng động.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
- Các loại kẹo Jelly mà Công ty đang sản xuất: Jelly cốc, Jelly xốp, Jelly
“Chip Hải Hà”;
5 2.2.4 Bánh quy & cracker
- Bánh quy, cookie có thành phần chủ yếu từ bột, trứng, đường, sữa. Với
công suất 6 tấn mỗi ngày trên dây chuyền sản xuất trị giá 1 triệu USD của
Đan Mạch, các sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng cao đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng, nhất là trong các dịp Lễ, Tết hàng năm.
- Bánh craker là loại sản phẩm chế biến từ bột lên men. Công ty đầu tư
một dây chuyền trị giá 1 triệu USD, công suất 7 tấn/ngày, với các nhãn hiệu
như Bánh Dạ Lan Hương, bánh kẹp kem, Bánh cracker vừng, Bánh cracker
dừa, Bánh Bisavit-A...
2.2.5 Bánh kem xốp:
- Bánh kem xốp là dòng sản phẩm truyền thống của Công ty, với công
suất 5 tấn/ngày. Các sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại, giữ
vững được chất lượng và liên tục cải tiến.
1 2.2.6 Bánh hộp, Bánh Trung thu:
- Bánh Trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ rõ rệt, đây cũng là một sản
phẩm Công ty mới khai thác. Tuy nhiên sản lượng bánh Trung thu của Công
ty có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.

- Bánh kẹo hộp cũng là sản phẩm có tính mùa vụ. Các sản phẩm bánh,
kẹo cao cấp của Công ty được đóng gói trong hộp sắt, hộp giấy, hộp nhựa với
nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, phục vụ trong dịp Lễ, Tết là quà biếu
đặc biệt, sang trọng.
2 2.2.7 Bánh mềm cao cấp:
- Bánh mềm cao cấp phủ và không phủ sôcôla sẽ là dòng sản phẩm cao
cấp phục vụ cho cuộc sống công nghiệp hiện đại, với chất lượng và kiểu dáng
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
mới lạ so với tất cả các sản phẩm bánh mềm phủ sôcôla hiện có được sản xuất
và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
- Công ty đầu tư dây chuyền đồng bộ, xây dựng mới nhà xưởng đảm bảo
tiêu chuẩn HACCP với chiến lược tạo ra sản phẩm độc đáo, chất lượng sản
phẩm vượt trội nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 1: Doanh thu các nhóm sản phẩm qua các năm
Chủng
loại
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Sản
lượng
(tấn)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Sản

lượng
(tấn)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Kẹo mềm
các loại
4.763 98,2 29,5 3.745 81,4 24,7 1.424 27,8 18,6
Kẹo cứng
các loại
2.309 38,1 11,4 1.724 34,5 10,5 714 17,8 11,9
Bánh quy
& craker
2.867 44,3 13,3 2.215 39,9 12,1 696 16,6 11,1
Bánh kem
xốp

1.586 31,5 9,5 1.683 36,0 10,9 652 15,7 10,5
Kẹo Jelly 776 23,3 7 918 28,4 8,6 448 15,7 10,5
Kẹo
Chew
4.115 94,6 28,5 4.287 106,0 32,1 1.838 49,6 33,1
Các sản
phẩm
khác
60 2,8 0,8 70 3,6 1,1 243 6,4 4,3
Tổng
cộng
16.476 332,8 100 14.642 329,8 100 6.015 149,6 100
( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường cung cấp)
Tuy nhiên trong kinh doanh bánh kẹo có điểm cần chú ý là chất lượng
sản phẩm chưa phải là yếu tố quyết định, sự lựa chọn của người tiêu dùng còn
phụ thuộc rất nhiều vào mẫu mã sản phẩm, bao bì. Theo đánh giá khách quan
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
mẫu mã và chủng loại sản phẩm đã đa dạng,nhưng những mặt hàng của công
ty chủ yếu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng có thu nhập trung bình khá, hạn
chế trong việc thỏa mãn các nhu cầu phức tạp hơn. Do đó, sản phẩm của công
ty đứng ở thế bất lợi gặp phải sự cạnh tranh từ sản phẩm cao cấp ngoại nhập.
2.3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của Công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường nội địa. Chỉ một phần rất nhỏ sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu
sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Czech.… Trong thị
trường nội địa, sản phẩm được tiêu thụ tập trung ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP
Hồ Chí Minh ( Chiếm khoảng 40% doanh thu)
Bảng 2: Phân tích tình hình tiêu thụ theo tỉnh thành

Đvt:1000đ
Tỉnh TP
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hà Nội 61,093 15.77 65,253 13.98 72,095 14.57
Đà Nẵng 48,709
14.0
1
65,223 14.83 62,336 13.11
TP HCM 56,048 14.95 68,903 15.33 60,200 12.61
Địa phương khác 254,068 70 250,671 55.48 286,692 59.11
Trung Quốc 755 0.22 928 0.21 1,140 0.26
Đài Loan - - 713 0.14 702 0.10
Nêpan - - - - 453 0.09
Hồng Kông - - - - 377 0.08
Czech - - - - 192 0.04
Hàn Quốc - - 107 0.03 139 0.03
(Nguồn: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo tỉnh thành các năm 2007-2009
Phòng kế hoạch thị trường cung câp)
Khách hàng chủ yếu của công ty là những người tiêu dùng có mức thu
nhập trung bình và khá trên thị trường. Do mặt hàng kẹo là những hàng hóa
không thiết yếu nên ngân sách tiêu dùng họ dành cho mặt hàng này là không
cao. Vì thế, người tiêu dùng không đòi hỏi hàng hoá đắt tiền, có mẫu mã, hình
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
thức cầu kì, chất lượng quá cao. Tuy nhiên nhóm khách hàng có đặc trưng
này cũng không thuần nhất. Người tiêu dùng ở thành phố và ở nông thôn có
những điểm khác biệt nhau. Trên cơ sở này, công ty đã đa dạng hoá mặt hàng
để đáp ứng đồng đều các loại khách hàng. Hiện nay, công ty cũng đang cố

gắng nhắm tới những khách hàng cao cấp, khả năng chi tiêu cao bằng các sản
phẩm cao cấp như bánh cưới, bánh sinh nhật, socola…
Mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ
thống đại lý, hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng HAIHACO.
Công ty duy trì một trụ sở tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng. Đây là những đầu mối phân phối sản phẩm tới các đại lý
cấp I của mỗi khu vực;
1 - Hệ thống đại lý: Công ty hiện duy trì một hệ thống hơn 100 đại lý và
nhà phân phối từ đó chuyển xuống các cửa hàng bán lẻ. Mức tiêu thụ của các
đại lý này khá đồng đều, chiếm trên 90% tổng số lượng sản phẩm được phân
phối trên thị trường;
2 - Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt
là thị trường các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty, và tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
3 - Hệ thống bán lẻ: Công ty hiện có dự án phát triển hệ thống bán lẻ, đầu
tư đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng nhằm tới gần hơn và bảo
đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
2.4. Đặc điểm nội tại của Công ty
Để phân tích tình hình sản xuất của công ty, sau đây chúng ta sẽ lần
lượt phân tích những mặt sau:
- Vốn
- Lao động
- Máy móc, công nghệ
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
- Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính.
2.4.1. Đặc điểm về vốn
Là một công ty cổ phần, vốn của công ty được cung cấp từ nhiều nguồn
khác nhau như vốn góp của các cổ đông, vốn liên doanh, vốn vay, vốn tự có

được bổ xung từ lợi nhuận sau thuế.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54.750.000.000 đồng, trong đó vốn
nhà nước là 27922.500.000 đồng (chiếm 51%); vốn của các cổ đông khác
trong và ngoài Công ty là 26.827.500.000(\ ( chiếm 49%)
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
I. Theo cơ cấu
1. Vốn lưu động 46,371 36,43 41,786 37,93 41,272 36,40
2. Vốn cố định 61,558 63,57 68,382 62,07 72,113 63,6
Tổng 107,929 100 110,168 100 113,385 100
II. Theo nguồn vốn
1. Chủ sở hữu 66.38 61,5 68,17 61,88 69.95 61,7
2. Vay ngân hàng 33,47 30,22 33,92 30,79 35.13 30,99
3. Nguồn khác 8.939 8,28 8,078 7,33 8.305 7,31
Tổng 107,929 100 110,168 100 113,385 100

(Nguồn :phòng kế hoạch thị trường cung cấp)
Bảng cơ cấu vốn cho thấy,so với các doanh nghiệp khác trong ngành
sản xuất kinh doanh bánh kẹo thì quy mô vốn của Công ty tương đối lớn
nhưng tỷ trọng vốn lưu động lại thấp trong tổng nguồn vốn. Do đó Công ty
thường gặp khó khăn trong thực hiện các chính sách tài chính, giao dịch với
các nhà cung ứng và các đại lý để đáp ứng nhu cầu dự trữ sản xuất, tiêu thụ
trong mùa vụ
2.4.2. Đặc điểm về lao động
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
Do những yêu cầu đặc thù của sản xuất, kinh doanh bánh kẹo nên vấn
đề lao động của công ty có đặc điểm nổi bật là số lao động lớn, Số lượng người
lao động trong Công ty: 1.254 người (tính tại thời điểm tháng 4/2008)
Do đó, vấn đề quản lý lao động hiệu quả là rất quan trọng của công ty. Tỷ lệ
nam/nữ khoảng 1/2. Các lao động nam chỉ đảm bảo những công việc nặng nhọc như
vận chuyển, vận hành máy. Các lao động nữ được bố trí vào những công việc thủ công
như đóng túi, đóng hộp, đòi hỏi khả năng chịu đựng, bền bỉ cao.
Bảng 4: Cơ cấu lao động
Số lượng
Nam Nữ
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học và Đại học 74 59
2. Cao đẳng 3 5
3. Trung cấp 6 17
4. Công nhân kỹ thuật 369 117
5. Lao động phổ thông 111 493
Phân theo phân công lao động
1. Lao động quản lý 16 12
2. Lao động CMNV 60 56

3. Lao động trực tiếp 487 623
Phân theo HĐLĐ
1. HĐ Không xác định thời hạn 188 201
2. HĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm 328 335
3. HĐ thời vụ 47 155
Phân theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi 213 218
Từ 30-35 tuổi 99 214
Từ 36-40 tuổi 67 91
Từ 41-45 tuổi 73 117
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
Từ 46-50 tuổi 89 44
Từ 51-55 tuổi 18 7
Trên 55 tuổi 4 -
Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (05/2008)
2.4.2 Đặc điểm về máy móc, công nghệ
Hiện nay Công ty đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương
đối hiện đại tại Việt Nam, trong đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại
nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn
tại một vài dây chuyền sản xuất bánh kẹo lạc hậu được nhập khẩu từ những
thập niên 90, cần phải đổi mới.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
Các dây chuyền sản xuất chính gồm:
Bảng 5: Thống kê các dây chuyền sản xuất bánh kẹo tại Công ty Cổ
phần bánh kẹo Hải Hà
Dây chuyền

sản xuất
Nước sản
xuất
Công suất
(tấn/ngày)
Trị giá
(Triệu USD)
Năm đưa
vào sản xuất
Kẹo chew CHLB Đức 20 2,8 2002
Kẹo mềm CHLB Đức 10 1 1996
Bánh quy Đan Mạch 6 1 1992
Bánh cracker Italia 7 1 1996
Kẹo Jelly Australia 4 0.6 1997
Kẹo Jelly cốc Malaysia 2 0.1 1997
Bánh kem xốp Malaysia 6 0.5 2000
Bánh xốp cuộn Malaysia 3 0.5 2006
Kẹo cứng Trung Quốc 10 0.5 1999
Kẹo cây Đài Loan 1 0.4 2004
Bánh snack Trung Quốc 1 0.1 2007
(Nguồn: Phòng kỹ thuật cung cấp)
2.4.3 Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính
Mỗi năm, Công ty tiêu thụ hàng nghìn tấn nguyên liệu đặc biệt là đường
kính và đường gluco. Nguồn nguyên liệu này không tập trung vào một hay hai
nhà cung cấp mà được cung cấp bởi một số nhà sản xuất có uy tín trong
ngành. Điều này vừa tạo nên một sự cạnh tranh về giá, vừa giảm sự phụ thuộc
vào mỗi nhà cung cấp.
Mặc dù vậy, các đối tác cung cấp nguyên liệu cho Công ty luôn được lựa
chọn rất kỹ càng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn
nhà cung cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên

liệu đầu vào. Tiêu chuẩn thứ hai, những doanh nghiệp này cần có một quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với
các bạn hàng. Tiêu chuẩn thứ ba, đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng
nguyên liệu như đã cam kết.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
Bảng 6: Danh sách các công ty cung cấp nguyên vật liệu
STT Tên hàng Nhà cung cấp
1 Bao bì nhựa - Công ty CP bao bì nhựa Tân Tiến,
- Công ty liên doanh sản xuất bao bì Tongyuan,
- Công ty bao bì Liksin,
- Công ty bao bì Tân Hiệp Lợi.
2 Dầu cọ,
shortening
Công ty liên doanh dầu thực vật Cái Lân Neptune
3 Bột mỳ Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vimaflour
4 Sữa đặc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk
5 Gluco Công ty CP thực phẩm Minh Dương
6 Đường kính Công ty LD Mía đường Nghệ An Tate and Lyle
Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (05/2008)
Các nguyên liệu phụ khác đang được cung cấp từ các nhà cung cấp
trong nước, nhà sản xuất hoặc các nhà nhập khẩu. Số lượng các công ty sản
xuất và thương mại cung cấp các nguyên liệu như bột mỳ, bao bì, hương liệu
khác…ở Việt Nam là khá đa dạng với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có
hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên liệu này. Tuy nhiên, giai đoạn
hiện nay, giá các nguyên liệu chính như đường, bột mì có xu hướng tăng cao
và thường xuyên không ổn định gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh
của công ty.
Bảng7 :Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 08 hàng năm

Nguyên liệu Đơn vị 08/2006
(điểm cơ sở)
08/2007 08/2008
Đường* VND/kg 8.400 10.000 6.566
% tăng/giảm 0% 19% (22%)
Sữa bột** US$/tấn 1.500 2.200 5.500
% tăng/giảm 0% 47% 267%
Bột mỳ* VND/kg 4.000 4.200 8.000
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
% tăng/giảm 0% 5% 100%
Gluco VND/kg 4.000 4.000 6.000
% tăng/giảm 0% 0% 50%
Ghi chú: Giá đường, bột mỳ và gluco được tổng hợp từ giá bán buôn cho
khách hàng công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Giá sữa bột căn cứ theo giá
nhập khẩu của CIF Hải Phòng.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CANH TRANH VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.
1.Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần bánh
kẹo Hải Hà
1.1 Đặc điểm cạnh tranh của ngành kinh doanh bánh kẹo ở Việt Nam.
1.1.1 Đặc điểm chung về ngành
Ngành kinh doanh bánh kẹo nói chung có 3 đăc điểm lớn:
 Thứ nhất, hàng hoá của ngành là bánh kẹo, không phải là mặt

hàng tiêu dùng thiết yếu.
 Thứ hai, thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu
thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết
Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị
truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh
qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Do đó các
hợp đồng được ký kết chủ yếu trước tháng 8.
 Thứ ba, đối tượng tiêu thụ bánh kẹo chủ yếu là người ít tuổi, độ
tuổi càng cao thì nhu cầu tiêu thụ lại càng giảm.
 Thứ tư, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt
Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ
tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25
kg/người/năm vào năm 2003)
Những đặc điểm quan trọng này có ảnh hưởng rất nhiều đến phương
thức sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong ngành.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
1.1.2. Đánh giá tình hình cạnh tranh chung của ngành
Hơn 30 doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, kinh doanh trong ngành
bánh kẹo đã tạo ra trạng thái cạnh tranh hoàn hảo của ngành này. Không có
một công ty nào có khả năng chi phối thị trường. Mỗi công ty chỉ có thể tập
trung vào một phân đoạn nhỏ trong toàn bộ thị trường. Ví dụ: Công ty bánh
kẹo Hải Châu tập trung vào một số sản phẩm về bánh, công ty bánh kẹo Hải
Hà có thế mạnh về các sản phẩm kẹo, công ty Kinh Đô lại tập trung vào các
sản phẩm bánh Snack, bánh ngọt…
Để đánh giá kỹ hơn về trạng thái cạnh tranh của ngành, chúng ta cần
phân tích khả năng cạnh tranh của một số công ty lớn trên thị trường. Các
công ty này đều có những chiêu thức và chiến lược cạnh tranh.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô:

Đây là một công ty mới gia nhập thị trường bánh kẹo nhưng cũng là
công ty có thế lực nhất trên thị trường. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng
20%. Điểm mạnh của công ty là danh mục sản phẩm rộng hơn trên 300 nhãn
hiệu, sản phẩm chủ yếu là về bánh qui, bánh cracker, mẫu mã kiểu dáng đẹp,
chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp xã hội, hệ thống
kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo mạnh mẽ. Chính vì vậy sản phẩm
của công ty đang chinh phục thị trường miền bắc rất mạnh mẽ. Chiến lược
của Kinh Đô rất rõ ràng: mở rộng hệ thống kênh phân phối, quảng cáo để mở
rộng thị phần.
Công ty đường Biên Hoà (Bibica):
Công ty vừa sản xuất đường và sản xuất bánh kẹo có số lượng lớn ở
Việt Nam. Sản lượng hàng năm 15.000 - 20.000 tấn. Thị phần của Bibica
chiếm khoảng 7%.Thời gian qua, công ty đã có nhiều đổi mới công nghệ nên
hiện nay mặt hàng của công ty rất đa dạng (khoảng 160 chủng loại) với bao bì
mẫu mã khá phong phú, giá rẻ do sử dụng được . Với chiến lược phát triển
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
đúng đắn, công ty có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Công ty bánh kẹo Hải Châu:
Sản lượng hàng năm của công ty khoảng 8.000 tấn đến 10.000 tấn.Thị
phần của Công ty chiếm khoảng 3%.Tuy nhiên sản phẩm của Công ty Hải
Châu còn nhiều hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng. Sản phẩm thích hợp cho
người tiêu dùng có mức thu nhập thấp.
Ngoài sự cạnh tranh của các công ty trong nước, sự xâm lấn của hàng
ngoại cũng đang tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường. Rất nhiều mặt hàng
bánh kẹo cao cấp được nhập khẩu từ Malaixia, Thái Lan, Bỉ, Pháp… Những
mặt hàng này tuy có giá cao nhưng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cao cấp
hoặc tặng, biếu của người tiêu dùng mà hàng Việt Nam chưa đáp ứng được.
Đặc biệt, khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống

còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức
ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ.
Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo
thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các
nước ASEAN. Hàng ngoại luôn chiếm khoảng 20% thị phần bánh kẹo cả
nước tính theo doanh thu.
Còn lại là các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính
xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 43,5% thị phần bánh kẹo cả nước
tính theo doanh thu.
1.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Hà
 Điểm mạnh:
- Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà sở hữu một trong những thương
hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người
tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách
100 thương hiệu mạnh của Việt Nam.
- Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về
chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang
hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh..., có những sản
phẩm mang hương vị sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen,
sôcôla....lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew Taro,
Chew đậu đỏ, Cốm...Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn luôn có
chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền
Bắc rất ưa chuộng. Thị phần của HAIHACO ở thị trường này rất lớn
- Nếu như Công ty Kinh Đô được đánh giá mạnh về bánh qui, bánh
cracker, Bibica mạnh về kẹo và bánh bông lan, thì Công ty Hải Hà được đánh
giá đặc biệt có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp.Thị phần của Công ty

chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu.
1- Kẹo chew: Dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu là nhóm sản phẩm kẹo
chew Hải Hà với sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.287
tấn, doanh thu tăng từ 27,7% năm 2004 lên 32% năm 2006. Xét về dòng kẹo
chew, HAIHACO giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị
trường. Trong tương lai gần sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica,
Perfectti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn nhất đối với HAIHACO.
Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai
môn, nhân sôcôla, nhân cam….với công suất 20 tấn/ngày.
2- Kẹo mềm: Trong cơ cấu doanh thu 2006 sản phẩm kẹo mềm chiếm
24,7%. HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền
thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải
Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các
công ty sản xuất kẹo mềm trong nước.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
3- Bánh kem xốp: Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản
xuất trên 2 dây chuyền của Malaysia công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày. Sản
phẩm của HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua
kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh
Đô, Bibica, Hải Châu, Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Doanh thu từ bánh
kem xốp đạt 36,1 tỷ đồng trong năm 2006 tăng 5,2 tỷ đồng. Về tỷ trọng, dòng
sản phẩm này chiếm 10,9%, tăng từ 9% năm 2005. Sản lượng tiêu thụ đạt
mục tiêu chất lượng đề ra.
1- Kẹo Jelly: Là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ
6,0% năm 2004 đến 8,6% năm 2006, kẹo jelly đem lại cho HAIHACO 28,6 tỷ
đồng doanh thu (tăng 22,8% so với năm 2005) và 1,3 tỷ đồng lợi nhuận (tăng
8% so với năm 2005). Trong năm 2006, kẹo Jelly Chip Hải Hà đã được tiêu
thụ với khối lượng 786,8 tấn.

2- Bánh Trung thu: HAIHACO luôn bám sát được thị hiếu của người
tiêu dùng. Sản phẩm của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm đặc biệt có hương vị thơm ngon. Bánh Trung thu của
HAIHACO gần đây được đổi mới về mẫu mã sản phẩm đẹp, sang trọng
không thua kém các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu khác. Hiện nay,
bánh Trung thu Hải Hà cạnh tranh rất mạnh với bánh trung thu của Hữu Nghị
và Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc. Tuy nhiên tỷ trọng của bánh
Trung thu trên tổng doanh thu chưa cao do tính chất mùa vụ của sản phẩm.
 Điểm yếu:
- Bên cạnh các sản phẩm có thế mạnh, một số sản phẩm như Bánh qui
& cracker có dây chuyền sản xuất lạc hậu, mẫu mã bao bì chưa thực sự thu
hút khách hàng nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn như Kinh Đô,
Bibica.
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
- Mặc dù có nhiều sản phẩm vượt trội nhưng mạng lưới đại lý và các
cửa hàng tại các địa phương chưa phát triển, nên gây khó khăn cho việc mua
sắm của khách hàng. Vì vậy tại sản phẩm bánh kẹo của công ty khó cạnh
tranh được với các sản phẩm bánh kẹo của các công ty khác.
- Công tác quảng cáo truyền thông chưa được coi trọng. Vì vậy, rất
nhiều sản phẩm của công ty chưa được đông đảo khách hàng biết đến.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường
của Công ty.
2.1. Định hướng dài hạn của Công ty đến năm 2010
Những thành tích mà Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà đã đạt được trong
thời gian qua cho phép khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục
chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy
mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến
cả thị trường dành cho người có thu nhập cao.

Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản phẩm
bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, Công định hướng đầu
tư vào đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ
của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mềm
phủ sôcôla và bánh snack. Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy
mạnh bộ phận nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh
mềm cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
phẩm chủ lực của HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng
các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao.
Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành
một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm, phấn đấu doanh thu
đến năm 2010 đạt 390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng lao
động giỏi, lành nghề. Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ
phúc lợi cho người lao động.
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty
2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
2.2.1.1 Các yếu tố về kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn

2006-2010 đạt 7%, so với 4% là mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau
Trung Quốc với 7,8%. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập
bình quân đầu người tăng từ 723 USD năm 2006 lên hơn 1000USD năm
2010. Bên cạnh đó sự phân hoá thu nhập với khoảng cách ngày càng xa dẫn
đến ngày càng gia tăng người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao và có những
người chỉ chấp nhận mức giá vừa phải và thấp cho sản phẩm mình tiêu dùng.
Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu của thị trường đối với bánh
kẹo đòi hỏi phải thoả mãn về số lượng, chất lượng cao hơn, mẫu mã phong
phú hơn, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cao hơn.
Mặc dù nằm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ Châu á nhưng nhìn
chung về cơ bản những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ đã có
những tác động tích cực tới thị trường tiền tệ, thị trường vốn của nước ta, hạn
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Cường
chế những tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế. Sự thuận lợi trên
thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho Công ty đầu tư mở rộng sản
xuất.
2.2.1.2. Các yếu tố về chính trị pháp luật.
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, trong những năm
qua nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng, đổi mới thể chế pháp luật trong Hiến
pháp năm 1992 thay cho Hiến pháp năm 1980. Các luật và pháp lệnh quan
trọng thể hiện sự thay đổi này là: luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại
Việt Nam, bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, luật
bảo vệ môi trường, pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, luật doanh nghiệp,
luật bản quyền.
Đồng thời với quá trình xây dựng, sửa đổi các bộ luật cho phù hợp,
Chính phủ cũng đẩy mạnh cải tiến thể chế hành chính. Sau khi thực hiện luật

doanh nghiệp năm 1999, Chính phủ đã bãi bỏ 150 giấy phép con và nhiều loại
phí, lệ phí không hợp lý, đơn giản thủ tục giấy phép thành lập doanh nghiệp...
đã tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng thuận lợi hơn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đối với mặt hàng bánh kẹo, Chính phủ đã có pháp lệnh về vệ sinh an
toàn thực phẩm, Luật bản quyền sở hữu công nghiệp quy định ghi nhãn mác,
bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các Công ty làm ăn
chân chính. Nhưng việc thi hành của các cơ quan chức năng không triệt để
nên trên thị trường vẫn còn lưu thông một lượng hàng giả không nhỏ, hàng
nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng...
SV: Nguyễn Đức Quyền Lớp: QTKD Thương mại 48A
25

×