Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa tập 4, văn minh đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 135 trang )

ĐINH TRUNG KIEN

v \ -1)5/06633

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐÔI NHÂN DÂN


íỉb ữ n g nền bán mini) rực rõ cổ xưa
TẬP IV

VĂN MINH
ĐÔNG NAM Á


NHA XUAT BAN MONG BẠN ĐỌC
GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH

001(09) : (44/46)
-------------------- 21 - 2006
QĐND - 2006


ĐINH TRUNG KIÊN

$t)ững nần băn miiil) rực rỡ cổ xua
TẬP IV

VĂN MINH
ĐÔNG NAM Á

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


H à N ội • 2006


Phần thú nhất

S ự RA ĐỜ! VÀ PHÁT TRIEN
CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

I. S ự RA ĐỜI VÀ TỔN TẠI
CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á • KHỞI ĐẨư
CỦA VĂN MINH
1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á.

Vối trên 4 triệu km2, Đông Nam Á có diện tích
khá rộng lớn trên địa cầu, từ 92° đến 140l> kinh đông
vặ 15" vĩ nam đến 28° vĩ bắc, như một "ngã tư
đường" của các châu lục lớn. Đông Nam Á được biết
đến từ rấ t xa xưa với nhiều tên gọi: Nam Dưđng,
Nan Yo, Zabag, Suvanuabhum i, là khu vực có bán
đảo, quần đảo lớn hướng ra Thái Bình Dương, v ề địa
lý cảnh quan, Đông Nam Á có núi rừng trùng điệp
như ở Myanma, châu thổ Chao Phraya (Thái Lan),
Tông Lê Sáp (Campuchia), sông Hồng và c ử u Long
của Việt Nam và trên các đảo lớn của Philippin,
Inđônêxia... Đây củng là nơi có các quần đảo lớn và
5


nhiều đảo vào bậc nhất th ế giới như Inđônêxia (hơn
13.000 đảo), Philippin (hơn 600 đảo). Biển và vịnh ở

Đông Nam Á kéo dài từ vùng Biển Đông mà bán đảo
Đông Dương hướng ra của Thái Bình Dương đến
Vịnh Inđônêxia của An Độ Dương. Đảo và quần đảo
lô nhô với những vịnh lớn nhỏ, những eo biển nổi
tiếng từ lâu đời đã tạo nên bức tra n h tự nhiên đa sắc
và hùng vĩ của Đông Nam Á. Từ b án đảo Đông
Dương qua Thái Lan đến Myanma, cảnh quan tự
nhiên của vùng dễ thấy là châu thổ xen kẽ với đồi
núi rừng rậm... kéo từ phía Bắc xuống phía Nam ra
biển. Núi rừng và bình nguyên ở Đông Nam Á bao
phủ cả các đảo và quần đảo ở phía Đông và Đông
N am vối trữ lượng lớn tài nguyên dù đang có nguy cơ
cạn kiệt đo vô số lý do trong đó có cả sự vô trách
nhiệm của con ngưòi.
Đông Nam Á có những vùng rừng núi bao phủ,
tạo nên sự đa dạng không chỉ của cảnh quan mà còn
là sự hiện hữu của vô số giông loài, cả thực v ật và
động vật. Nơi đây có những "nóc nhà" của Đông Nam
Á như các đỉnh Kinabalu trên đảo Borneo thuộc
Malayxia, cao trên 4.000m; đỉnh Phanxipan ở Tây
Bắc Việt Nam, cao trên 3.000m...
Địa lý cảnh quan đa dạng của Đông Nam Á cùng
với khí hậu, thời tiết đặc trưng của khu vực đã làm
nên một Đông Nam Á có vị trí địa lý đặc biệt và hấp
dẫn ỏ Châu Á - Thái Bình Dương.
6


Đông N am A được gọi là vùng "Châu A gió mùa"
bởi đặc trư n g nổi trội của khí hậu nóng và ẩm. Hai

mùa được hình th àn h khá rõ là mùa khô và mùa
mưa (dù ơ các quốc gia hai mùa này có thời gian khác
nhau và mức đô chênh lêch vê' thời tiết, khí hâu, đô
ẩm càng khác nhau). Độ ẩm ở Đông Nam Á rấ t cao,
theo đánh giá của một số n h à nghiên cứu là cao nhất
th ế giới. L à nơi có đưòng xích đạo chạy qua, Đông
Nam Á đồng thời có tổng đường bờ biển rấ t dài bao
quanh, tạo nên khí h ậu nóng và mưa nhiều vối
những luồng gió mùa thường xuyên định kỳ. Chính
đặc trưng khí h ậu nóng ở Đông Nam Á m à hệ thực
vật ở đây vô cùng đa dạng và phong phú. M àu xanh
cây lá, hoa trái b ạt ngàn bao phủ khắp các đảo và đất
đai Đông Nam Á lượng mưa lớn (1.500 đến
3.000mm/năm), độ ẩm cao (trên 80% - 90%), nhiệt độ
thường từ 20°c - 27°c, có lượng bức xạ m ặt trời khá
cao, Đông N am Á với những cánh rừng rậm rạp rộng
lốn và có vô sô' các loài thảo mộc đủ loại, chiếm đa số
trong danh mục các quỹ loài trê n th ế giới, từ những
cây hoang dại nhỏ bé của tầng cỏ quyết cho đến
những cây gỗ lớn của tầng vượn tán, từ cây hương
liệu quý hiếm đến cây công nghiệp, cây lấy gỗ có giá
trị kinh tế cao. Khí hậu nhiệt ẩm vối hệ thông sông
ngòi, hồ đầm dày đặc đã tạo cho Đông Nam A màu
xanh của loài cây đặc biệt: cây lúa nước.
«



/




'



Cây lúa nước có m ặt ở tấ t cả các quốc gia Đông
Nam Á, từ vùng lục địa đến các đảo xa và có m ặt sóm
7


n h ấ t trong đời sông kinh tế - xã hội của loài người.
Cây lúa nước cũng là nền tảng của văn minh Đông
Nam Á, là loài cây làm nên bản sắc văn hóa Đông
Nam Á và đươc mệnh danh là cây lương thực sô' một
của loài người. Đây cũng là loài cây đặc trư n g và phổ
cập của các vùng châu thổ ở Đông Nam Á.
Ngoài ra, Đông Nam Á cũng là quê hương của
nhiều loài động vật, côn trù n g đặc trưng của vùng
nhiệt đới: voi, tê giác, bò tót, trâu nước và là "viện
bảo tàng muông th ú '1 vối nhiều giống loài được ghi
vào sách đỏ về động vật của th ế giới (Đan Thanh...
1996). Hệ thống sông ngòi của Đông Nam Á khá dày
đặc, được b ắt nguồn từ các vùng núi rừng rộng lớn.
Các sông lớn n h ấ t ớ Đông Nam Á có giá trị kinh tế,
xã hội nhiều m ặt đều bắt nguồn từ bán đảo Trung
Ấn. Các sông đó là Mêkông - dài 4.500km trong đó
đoạn chảy qua Đông Nam Á dài 2.600km, sông Hồng,
sông Sahoen dài 3.200km, sông Irawadi dài 2.150km,
sông Mênam - (Chaophraya) dài 1.200km... các sông

khác trên các quần đảo ở Inđônêxia, Philippin,
Malaixia thường ngắn và dốc, có giá trị khai thác
th ủ y điện. Sông ngòi ở Đông Nam Á không chỉ có giá
trị về giao thông vận tải mà chủ yếu là tạo nên các
vùng châu thổ’ màu mỡ phù sa nhò lưu lượng nưốc
lớn, hàm lượng phù sa cao. Các châu thổ lốn ở Đông
Nam Á là vùng Hạ - Myanma, châu thổ M ênam T hái Lan, châu thổ Java, châu thổ Mê Công Campuchia và Việt Nam, châu thổ sông Hồng 8


Việt Nam... Được bồi đắp phù sa tù' hàng triệu năm
trước, những cháu thổ phì nhiêu này là nơi quần cư,
sinh tụ của nhiều tộc người và thường là nơi khởi
nguồn của văn minh ỏ Đông Nam Á. Những châu thổ
dó cũng trở thành vựa lúa, vựa cây lương thực của
các quó’c gia Đông Nam Á và là nơi hội tụ của các giá
trị văn minh Đông Nam Á cô xưa rực rõ.
Trữ lượng thủy điện khá lớn và sự th u ậ n lợi của
địa hình theo lưu vực các dòng sông là một trong
những điều kiện tự nhiên để con người sinh tụ và tạo
lập xã hội văn minh ớ Đông Nam Á sau này.
Tọa lạc giữa hai đại dương lớn là Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, Đông Nam Á là "cầu nốì"
Đông A với Tây Au, Châu Phi. Đông Nam A còn nằm
giữa 2 quôc gia rộng lỏn có 2 nền văn minh lâu đời và
rực rỡ vào bậc n h ất châu Á và th ế giới là Trung Quốc
và Ấn Độ. Vị trí địa lý đó đã làm cho Đông Nam Á trỏ
th àn h khu vực có ý nghĩa và tầm quan trọng lốn lao
trên nhiều bình diện. VỊ trí địa lý, điều kiện tự nhiên
dó đã tạo cho Đông Nam Á những điếu kiện th u ận lợi
cũng như thách thức trong quá trìn h tồn tại, phát

triển và tạo lập nền văn minh cổ xưa của mình.
2. Vài nét về kinh tế - xã hội Đông Nam Á.

Được coi là một trong những cái nôi của nhân
loại, dân cư Đông Nam Á đã có từ thời nguyên thủy.
Qua bao th ăn g trầm , biến động của lịch sử và thời


gian dài lâu, Đông Nam Á ngày nay tồn tại với 11
quốc gia.
TT
1

Q uốc gia
Brunây

Dân số

Diện tích

(ngư ời)

(km 2)

350.630

5.765

Thủ đô
Banda Seri

Begawan

2

Campuchia

12.487.190

181.035

Phnôm
Pênh

3

Đông Timo

753.000

14.609

Đi Li

4

Inđônêxia

224.784.210

1.922.570


Giacacta

5

Lào

5.530.090

263.800

Viêng Chăn

6

Malaixia

24.304.580

329.758

Kuala
Lumpơ

7

Myanma

48.895.300


676.552

Rănggun

8

Philippin

81.159.644

300.001

Manila

9

Thái Lan

61.612.840

513.115

Băng Cốc

10

Xingapo

4.151.264


647,8

Xingapo

11

Việt Nam

80.700.000

331.700

Hà Nội

Đông Nam Á là nơi quần cư của nhiều dân tộc
thuộc các đại chủng Môngôlôít và Nêgrôlôít. Những
dân tộc chiếm đa số ở Đông N am Á là người Thái,
người Inđô, người Mã Lai, người Miến, người Kinh,
người Khmer,... sống rả i rác ở các quốc gia và là chủ
n h ân của nền văn minh Đông N am Á, tạo nên xã hội
Đông Nam Á thống n h ấ t trong sự tương đồng văn
10


hóa và lịch sử. Ngoài ra, Đông Nam A cũng là nơi có
rấ t đông cộng đồng các d ân tộc du nhập trong nhiều
th ế kỷ. Quá trìn h di trú của các tộc người Ân Độ,
Trung Hoa đã tạo nên các cộng đồng người mới, hòa
hợp với các dân tộc bản địa ở Đông Nam A và góp
phần làm n ên các th à n h tựu đáng tự hào ỏ Đông

Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử văn minh khu
vực này.
Có một thực tế lịch sử là, chịu ảnh hưởng của các
hệ tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng cả bản địa và ngoại
sinh du nhập cùng vối tru y ền thống văn hóa, ý thức
cộng đồng được hình th à n h từ hàng nghìn năm lịch
sử trong đó có tin h th ầ n ôn hòa, khoan dung, tương
thân tương ái... các dân tộc sông ở Đông Nam A
thường có sự hòa đồng, cảm thông chia sẻ trong cuộc
sống lao động nông - lâm - ngư nghiệp chứ không
xung đột d ân tộc, xung đột tôn giáo nặng nề. Đó cũng
là một trong nhữ ng lý do các giá trị văn minh ở Đông
Nam Á trong các quốc gia có nhữ ng mẫu sô" chung, có
sự thống n h ấ t trong đa dạng n h ư các nhà nghiên cứu
sau này đ ã chứng minh.
Theo dòng lịch sử, Đông N am Á sau những thập
kỷ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
đã giành được độc lập với thời gian khác nhau. Các
nưốc Đông N am Á đã có quá trìn h thay đổi cả về
kinh t ế và xã hội, trở th à n h một khu vực phát triển
năng động và ổn định. D ù ở mỗi quốc gia Đông Nam
Á, chế độ chính trị không giông nhau song đều có
11


mục tiêu chung, định hướng phát triển chung và tầm
nhìn chung. Sự phát triển kinh tế và văn hóa, sự ổn
định về chính trị - xã hội được các nước ở Đông Nam
Á đặt ra như một tấ t yếu để nhanh chóng hội nhập
khu vực và quốc tế. Quốc gia, dân tộc, khu vực và

toàn cầu luận có mốĩ quan hệ tương hỗ ch ặt chẽ
trong thời đại ngày nay. Trong quá trìn h tồn tại và
phát triển, các quốc gia ở Đông Nam Á đã chứng tỏ
sự phát triển kinh tế nhanh chóng và m ạnh mẽ. Sự
ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông N am Á
(ASEAN) là sự gắn kết, hỗ trợ cùng p h át triể n kinh
tế khu vực được chứng minh bằng cả quá trìn h từ
năm 1967 đến nay. Nền kinh tế nông nghiệp như
một th ế mạnh truyền thông của khu vực được phát
huy và vượt trội. Hai trong sô' ba nước có lượng gạo
xuất khẩu lớn n h ất th ế giói là ỏ Đông N am Á. Từ
kinh tế nông nghiệp, các nưốc Đông Nam Á cũng đẩy
m ạnh p h át triển các ngành kinh tế khác n h ư lâm
nghiệp, khai khoáng, ngư nghiệp, thương mại và dịch
vụ... Sự ra đời và hoạt động của tổ chức k h u vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã chứng tỏ sự
vượt trội của hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á.
Không th ể phủ nhận ảnh hương của kinh t ế - văn
hóa ỏ các vùng miền khác trên th ế giới đến Đông
Nam Á đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, và sau đó là
châu Âu, Bắc Mỹ. Song, cùng với ảnh hưởng quan
trọng đó, Đông Nam Á cũng trong quá trìn h sáng tạo
lâu dài, bền bỉ và gian tru ân để tạo dựng th ầ n thái
12


kinh tế - xã hội của riêng mình. Và củng vì lẽ dó, vàn
minh Đông Nam Á với những thành tựu rực rỡ của
nó cũng có dấu ấn từ sự sáng tạo tự th ân của cư dân
các th ế hộ ở Đông Nam Á và dấu ấn đậm n h ạt khác

nhau của văn minh Ân Độ, Trung Hoa và phương
Tây về sau.
Hiện nay, Đông Nam Á được đánh giá là khu vực
có sự p h á t triển kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh
và hiệu quả. H ầu như các th ế mạnh kinh tế đều được
khơi gợi và p h át huy. Đông Nam A cũng là khu vực
ổn định vể chính trị, xã hội. Sự đồng th u ận của các
nước ASEAN là nền tảng cơ bản cho sự phát triển
kinh tế, hợp tác và hội nhập quốc tê nhanh chóng của
Đông Nam Á. Nhiều vấn đê' kinh tế, xã hội quốc tế
được các quốc gia Đông Nam Á tham gia cũng chứng
tỏ vai trò và tầm quan trọng của khu vực này với th ế
giới: Đông Nam Á trở th àn h khu vực đầu tư hấp dẫn
vối nhiều nước phát triển và cũng là khu vực phi h ạt
nhân trên hành tinh, là điểm đến tuyệt vời của
khách du lịch quốc tế, là nơi bảo tồn có hiệu quả lâu
bền các giá trị văn hóa truyền thống.
Đông Nam Á - khu vực kinh tế - xã hội - văn hóa
thống n h ấ t trong đa dạng hôm nay đang có một bộ
m ặt mới với sự phát triển bền vững dựa trên lợi th ế
tài nguyên, lợi thê vị trí địa lý và trên nền tảng xã
hội - văn hóa truyền thống tốt đẹp dù đã trải qua bao
thăng trầm lịch sử. Nền tảng quan trọng của sự ổn
định và p h át triển ấy vói vận hội và cả thách thức là


các giá trị văn hóa truyền thống m à chủ yếu là các
th à n h tựu văn minh khá lâu đời và rực rõ, một nền
văn minh có pha trộn các yếu tố sáng tạo tự th ân vối
quá trìn h tiếp thu các giá trị văn m inh bên ngoài để

tạo nên sắc thái riêng, độc đáo của Đông Nam Á.
Khởi đầu và nền tảng cơ bản của văn m inh Đông
Nam Á là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
3.

Sụ ra đòi c ủ a c á c qu ố c g ia Đông Nam Á - khỏi đầu

củ a vàn minh.

Do vị trí địa lý tự nhiên của mình Đông N am Á có
quá trìn h hình th àn h các quốc gia không đồng n h ất
về thời gian nhưng có khá nhiều yếu tố tương đồng
về điều kiên tư nhiên, kinh tế và xã hôi.


i

/

I

Thứ nhất: Sự đan xen của núi rừng, châu thổ và
hệ thống sông ngòi, bò biển, đảo... và khí h ậ u nhiệt
đối gió m ùa là điều kiện tự nhiên quan trọng n h ất
cho sự ra đời của văn minh Đông N am Á. Điều kiện
tự nhiên ấy với th ảm thực vật đa dạng, phong phú và
dày đặc cùng hệ động vật cả trên đ ấ t và dưới nưốc
vừa giúp cho con người có thể tồn tại, vừa là nền tảng
cho sự p h át triển kinh tế, xã hội ở Đông N am Á.
Không chỉ ở phần lục địa, bán đảo m à ở các đảo,

quần đảo của Đông Nam Á, hệ thông rừng núi, sông,
hồ cùng các nương rẫy, cánh đồng ruộng khô, ruộng
nưốc bao la, đầm lầy... là điều kiện tự nhiên cho quá
trìn h hình th àn h nền văn minh Đông Nam Á.
14


T hứ hai: Người nguyên thủy có m ặt trên vùng đất
Đông Nam Á r ấ t sớm với một quá trìn h phát triển
liên tục từ sơ kỳ đá cũ đến sơ kỳ đồ sắt. Từ các di chỉ
khảo cổ ỏ Việt Nam, Lào, Thái Lan đến các di chỉ ở
trên các đảo của Inđônêxia đều khẳng định sự phát
triển của xã hội nguyên thủy ở Đông Nam Á. Các kết
quả nghiên cứu khảo cổ sinh địa tần g và tiền sử cho
thấy người nguyên thủy ở Đông Nam Á đã hình
th à n h chính trên vùng đ ất này và là chủ nhân thực
sự của quá trìn h hình thành, lan tỏa và phát triển
của thời kỳ đồ đá qua đồ đồng đến đồ sắt. Cư dân
nguyên thủy đã trải qua quá trìn h phát triển hàng
chục vạn năm để từ rừng núi tiến xuống các châu thổ
và ven biển, đảo. Các th ế hệ cư d ân nối tiếp n h au đã
làm nên thời kỳ đồ đá đến đồ đồng rực rỡ. Thòi kỳ đồ
đá đã tạo nền tảng cơ bản cho sự ra đời và phát triển
của văn minh sau này ở Đông N am Á. Tiếp sau thòi
kỳ đồ đá r ấ t lâu dài, thòi kỳ đồ đồng được bắt đầu ở
Đông Nam Á vào thiên niên kỷ II trước công nguyên
cho thấy một nền văn minh đồng th au phát triển khá
rực rỡ. Việc sử dụng công cụ kim loại vừa củng ccí xã
hội nguyên thủy vừa đẩy xã hội ấy đến thời kỳ tan rã
khi các mâu th u ẫn xã hội lên cao để ra đòi n h à nước.

Đó chính là điều kiện xã hội cho sự hình th àn h văn
minh ở Đông Nam Á.
Thứ ba: Từ việc săn bắn, đ án h cá, hái lượm cư
dân trong xã hội nguyên th ú y ở Đông Nam Á đã dần
d ần hình th à n h nghê' trồng trọt các loại cây lương



thực: lúa, sắn, khoai, đậu, kê... các loại ra u quả
cùng vối việc th u ầ n dưõng súc v ật đê hình thành
nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm... trả i qua hàng
chục vạn năm, điểu kiện kinh tế cho sự ra đòi của
văn minh Đông Nam Á đã x u ất hiện. Khi nền kinh
tế nông nghiệp hình thành, của cải dư thừa trong
các bộ tộc ở xã hội nguyên thủy sau phân phối đã bị
một sô' ít những người có th ế lực chiếm đoạt, hình
th à n h nên tầng lớp ngưòi giàu có vượt trội. Sự phân
hóa giàu nghèo đó đã dẫn đến sự p h ân hóa xã hội và
mâu th u ẫ n xã hội nảy sinh. Đó là những lý do để
n h à nước x u ất hiện.


Như vậy, ở Đông Nam Á trong khoảng thòi gian
dài từ thời kỳ đồ đá mới qua thời kỳ đồ đồng, các điều
kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế cho sự ra đời của nền
văn minh ở Đông Nam Á đã góp phần hình thành
nền văn minh này. Sự ra đời của các nhà nước ỏ
Đông Nam Á được coi là sự mở đầu của nền văn
minh ỏ khu vực này.
é




/





Vào tám thê kỷ trước công nguyên, đồ đồng được
phát triển m ạnh ỏ Đông Nam Á. Những di chỉ khảo
cổ được phát hiện ỏ Việt Nam như: Đồng Đậu, Gò
Mun, Đông Sơn, ỏ Thái Lan như: Non Nok Thà, Ban
Chiang, Ban Nadi... cùng với các công cụ sản xuất:
lưỡi cày, rìu, dao, cuốc,
các vũ khí: giáo, mác, mũi
tên, dao găm..., các nhạc khí m à điển hình và đặc sắc
n h ất là trống đồng đã chứng tỏ sự phát triển của
kinh tế, xã hội ở Đông Nam Á thời kỳ này.


Trên cơ sỏ sự phát triển của đồ đồng, đồ sắt cũng
b ắt đầu dược sử dụng ở Đông Nam Á vối các mức độ
phố biến khác nhau khi mà phần đ ất liền phát triển
hơn so với các đảo. Chính việc công cụ sản xuất phát
triển như vậy, xã hội ở Đông Nam Á có quá trình
phân hóa giai cấp nhanh hơn đế tiến tới quá trình
hình thành nhà nưốc.
Điểm khác biệt của quá trìn h hình th à n h các
n h à nước ở Đông Nam Á là ản h hưởng của hai nền

văn minh lớn là An Độ và Trung Hoa. Trong nhiều
lĩnh vực văn hóa, xã hội, giữa các dân tộc ở Đông
Nam Á có mối liên hệ cả vê' tộc người, cả về kinh tế
k h á liên tục. Việc quan hệ trao đồi buôn bán sản
phẩm cùng với các quá trìn h tiếp th u văn hóa vối
Ân Độ và T rung Hoa "trên cơ sở tiếp tục p h á t triển
bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiêu vương quốc, của
mỗi tộc người" đã góp phần hình th à n h các quốc gia
Đông Nam Á, cũng là hình th à n h n ền văn minh ở
khu vực này.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế, xă hội và tự nhiên
cùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Ân Độ không làm
lu mờ sự phát triển tự thân của các bộ tộc trong xã
hội nguyên thủy ở Đông Nam Á. Và vì lẽ đó, sự ra đòi
của các nhà nưốc, các quốc gia ở Đông Nam Á có
khoảng thời gian khác nhau trong không gian nhất
định. Nhìn tông
tổng thê,
thể, các-quâc-gia
c.ác-quốc-gia-ở
ớ Đỏng'
Đông NạmNam Ả ra
đời trong khoảng thởí^^íĩ.lriýi^ệ^ky^VĩPr trưàc ’ông
TRUNG Ị A M TH Ố N G TIN THƯ VIẸN

2VMDNA

17



nguyên đến th ế kỷ VIII sau công nguyên. Đó là các
tiểu quốc.
Quốc gia hình th à n h sớm n h ấ t ở Đông Nam Á
được xác định là Vãn Lang, trong giai đoạn văn hóa
Đông Sơn, khoảng 2.500 - 2.700 năm cách ngày nay,
ở vùng lưu vực sông Hồng, Việt Nam. Từ các điều
kiện lịch sử đã chín muồi, n h à nước Văn Lang ra đời
trên đó cơ sở sự phân hóa xã hội, n h u cầu sản xuất
n h ất là nhu cầu thủy lợi, trị thủy, n h u cầu tự vệ,
chống ngoại xâm trong điều kiện p h ân hóa giai cấp
chưa th ậ t sâu sắc.
Tổ chức n h à nước Văn Lang còn đơn giản. Đứng
đầu là H ùng Vương (Vua Hùng) và giúp việc có các
lạc hầu, quốc gia được chia th à n h các bộ (bộ lạc) và
đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng, dưới bộ có các công
xã m à đứng đầu là bồ chính. Đây cũng là sự mồ đầu
cho nền văn minh cổ xưa ở Đông N am Á - n ền văn
minh Sông Hồng.
Từ vài th ế kỷ trước công nguyên đến những th ế
kỷ đầu công nguyên ỏ Đông Nam Á đ ã có nhiều quốc
gia hình th à n h song thường là những tiểu quốc vối
th iết chế đơn giản. Theo các tài liệu có được, có
khoảng 30 tiểu quốc được hình th à n h rải rác ở Đông
Nam Á, điển hình là Chăm pa ở N am Trung Bộ Việt
Nam, Bohavapura, N aravara, V yadlapura (Phù
Nam) ở Nam Bộ Việt Nam. ở lưu vực sông Irawadi,
từ lâu đã là địa bàn cư trú của ngưồi Môn, Pya, Miến
và th ế kỷ VII đã ra đòi quốc gia Sri - Ksetra.
18



Vùng bán đảo và hải đảo của Đông Nam Á cũng
có các quốc gia hình th àn h trong thời kỳ này. ơ bán
đảo Mã Lai có vương quốc Kêđa, Tambralinga và
Tumasic (Xingapo ngày nay). Trên đảo Jav a rộng lớn
xuất hiện vương quốc T arum a vào th ế kỷ IV, ỏ đảo
X um atra cũng x u ất hiện vương quốc Cantôli cùng
thời gian ra đời.
Các tiểu quốc ỏ Đông Nam Á ra đời cho dù thiết
chế nhà nước còn đơn giản, sơ khai hay đã có cấu
trúc ổn định thì cũng đánh dấu sự chuyển biến từ
thòi kỳ nguyên thủy sang thòi kỳ văn minh ở Đông
Nam Á.
Vối sự hình th à n h n h à nước ỏ khu vực Đông
Nam Á, thời kỳ nguyên th ủ y đã được thay th ế bằng
một thời kỳ mới: Thời kỳ xác lập và p h á t triển vần
m inh. Song, khác với các nền văn m inh lốn khác
trên th ế giới, v ăn minh Đông N am Á không phải
cùng lúc hình th à n h và p h át triển cùng với sự ra đời
của n h à nưốc. Ớ từng quốc gia Đông Nam Á, văn
minh đã hình th à n h và p h át triể n trong các thòi
điểm khốc nhau nhưng nỏ rộ vào t h ế kỷ th ứ X trỏ đi
và để lại những giá trị to lốn có tầm vóc quốc tế cho
đến ngày nay.
Văn minh ở k h u vực Đông Nam Á ra đời vối sự
hình th àn h quốc gia không đồng n h ấ t về thòi gian và
những điều kiện lịch sử n h ất định song đều có tương
đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế: Đó
19



chính là mẫu sô chung cho sự ra đời và phát triển
của văn minh nơi đây. Đó cũng là cơ sở cho những
th à n h tựu văn minh ở Đông Nam Á vối sự thống
n h ất trong đa dạng của nó, tạo nên sức sống mãnh
liệt và độc đáo dù có những th ăn g trầm đứt đoạn cả
về không gian và thời gian trong tiến trìn h lịch sử.

II.

VÀI N ÉT VỂ TIẾN TRÌNH LỊCH s ử VĂN MINH
ở ĐỎNG NAM Á

Từ quốc gia hình th à n h sốm n h ấ t là Văn Lang
trên lưu vực sông Hồng - Bắc Bộ Việt Nam và tiếp
sau đó là quốc gia Au Lạc, các quốc gia khác cũng ra
đòi tồn tại và phát triển hoặc bị sáp nhập, Đông Nam
A cũng thực sự khỏi đầu tiến trình lịch sử văn minh.
Nền văn minh Sông Hồng (văn minh Vãn Lang Âu Lạc) ra đòi và tồn tại, phát triển đến th ế kỷ II trước
công nguyên là một trong những nền văn minh đầu
tiên trong lịch sử văn minh rực rỡ cổ xưa ỏ Đông Nam
Á. Các đặc trưng của nền văn minh này là:
- Hình th àn h và p h át triển trê n cơ sở cuộc cách
mạng luyện kim vối nghề đúc đồng đ ạt đến sự hoằn
thiện và tiến dần vào sơ kỳ đồ sắt. Đó là yếu tô' kỹ
thuật.


- Về kinh tế: đây thực sự là nền v ăn minh nông
nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ trong vùng

20


nhiệt đới gió mùa, lắm sông nước, rừng núi, đồng
ruộng và biển cả.
Về xã hội: đây là nền văn minh xóm làng dựa
vào cơ cấu nông thôn trong điều kiện xã hội chưa
phân hóa gay gắt. Nhà nước vừa bóc lột nhưng cũng
vừa đại diện cho lợi ích chung của công xã.
Đây cũng là nền văn minh bản địa nhưng cũng
sớm có quan hệ m ật thiết với nền văn minh láng
giềng là Trung Hoa và Ân Độ.
Trong tiến trìn h lịch sử văn minh Đông Nam Á,
có một thực tế lịch sử là quá trìn h xung đột, ta n rã
của một số tiểu quốc để hình th àn h các vương quốc
k ế tục rộng lốn và hùng m ạnh hơn.
Chẳng hạn, vương quốc Phù Nam suy yếu và bị
thuộc quốc của mình là Chân Lạp nổi lên chinh phục
và bành trưỏng lãnh thố.
Trên đảo Xumatra, cuối th ế kỷ VIII đã hình thành
vương quốc Xri Vijaya. Vương quốc này nhanh chóng
bành trưống lãnh thổ khắp đảo, qua cả bán đảo Mã
Lai và chinh phục vương quốc T arum a ỏ Java.
Quốc gia Kalinga ở Jav a cũng p h át triển, bành
trướng sang đảo Pali và Campuchia.
Các quốc gia khác như Đại Việt, Champa cũng
tiếp tục quá trìn h phát triển của mình.
Từ cuối th ế kỷ IX trở đi, văn minh Đông Nam Á
có sự phát triển rực rỡ cùng với sự ra đời và phát
triển của các quốc gia độc lập. Đặc biệt, thê kỷ X

21


được coi là th ế kỷ bản lề, th ế kỷ "hứng khởi mới đồng
loạt đánh dấu một bước nhảy vọt trên toàn m iền và
m ở đầu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân
tộc, mở đầu cho thời đại phục hưng trên toàn Đông
N am Á".
Thế kỷ X mỏ đầu nền độc lập tự chủ từ Khúc
Thừa Dụ và được xác lập từ Ngô Quyền và ổn định,
phát triển m ạnh mẽ từ Triều Đinh đã kết thúc thời
kỳ Bắc thuộc nghìn năm và mở ra thòi kỳ p h át triển
mới cho quốc gia Đại c ồ Việt và sau này là Đại Việt.
Sau Triều Đinh và Triều Lê vối chiến thắng huy
hoàng chông Tống năm 981, các vương triều Lý T rần - Hồ (gián đoạn bởi cuộc xâm lược của nhà
Minh từ 1407 - 1428 và gắn liền với giai đoạn này là
Khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy 1418-1428) và H ậu Lê
đã xây quốc gia Đại Việt hùng cưòng vối các chế độ
phong kiến tru n g ương tập quyền p h át triển thịnh
đạt. Giai đoạn này, nền văn minh Đại Việt cũng nảy
nở và p h á t triển vối những th àn h tự u rực rỡ. Trọng
tâm của nền văn minh là Thăng Long và lưu vực
sông Hồng.
Vương quốc Cham pa ở miền Trung Việt Nam
cũng trong thòi kỳ phát triển với những th à n h tựu
rực rỡ. Nhưng càng về sau, Cham pa càng suy yếu và
từ cuối t h ế kỷ XIII vương quốc này sáp nhập phần
lớn vào lãnh th ổ Đai
• Viêt.


Vương quốc Campuchia cũng có bưóc phát triển
trong thòi kỳ Angkor rực rỡ, kéo dài 6 thê kỷ dưới
22


Iriều vua Jayavarm an VII (1181-1201) Campuchia
đã p h á t triển lãnh thổ tới thượng Mênam và Bắc Mã
Lai. Đây cũng là thời kỳ tồn tại của nền văn minh
Angkor mà những thành tựu của nó góp phần làm
rạng rỡ văn minh Đông Nam Á trong tiến trình lịch
sử văn minh.
ở vùng lưu vực sông Irawadi, nơi ngưòi Miến tụ
cư và phát triển, từ th ế kỷ IX đã xuất hiện vương
quốc Pagan. Vương quốc này tiếp tục được mở rộng
và trở nên cưòng thịnh trong mấy th ế kỷ cho đến khi
quân xâm lược Nguyên Mông tà n phá vào năm 1283.
T hế kỷ X, trê n các đảo X um atra và Java, vương
quốc M atoram (Kalinga xưa) bành trướng và thống
n h ất cả hai đảo đã bước vào giai đoạn p h á t triển cực
thịnh. Vào th ế kỷ XIII sau khi chiến thắng quân
Nguyên Mông, vương triều Môgiôpahit được thành
lập ở Inđônêxia. Vua Êrơlanga đã đ ặt cơ sở cho sự
thống nhất quốc gia ở Inđônêxia, cho sự phồn thịnh
của đất nước. Tiếp theo, các vua k ế tục vừa mở rộng
lãn h ith ổ thông n h ất đất nước, vừa đẩy m ạnh phát
triển kinh tế. Inđônêxia bước vào giai đoạn phát
triển cực thịnh và hình th à n h nền vãn minh hải đảo
trong th ế kỷ XIII - XIV.
Vó ngựa của quân xâm lược Nguyên Mông tràn
xuống Đại Việt và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.

Songy hầu h ết các cuộc tiến công xâm lược của quân
Nguyên Mông đều bị th ấ t bại. Duy n h ất có Myanma
23


(vương quốc Pagan) bị quân xâm lược đô hộ. Tuy vậy,
công cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông đã đẩy
một bộ phận người Thái xuống phía nam , hình thành
các tiểu quốc ở lưu vực sông Mênam. N ăm 1292
vương quốc Lana của người Thái r a đời, định đô ở
Chiềng Mai. Một bộ phận khác lập n ên vương quốc
Sukhothay. Từ năm 1347 đến 1349, vương quốc
Ayuthaya ra đời và bành trướng, sáp nhập cả
Sukhothay. Vương quốc Ayuthaya thống n h ấ t và
phát triển rực rõ vối những th à n h tựu văn minh
trong chế độ phong kiến Thái. Năm 1767 vương quốc
này đổi tên th àn h vương quốc Xiêm.
Một bộ phận ngưòi Thái lập n ên vương quốc
Lan Xang từ 1353 (nước Lào sau này). Vương quốc
này có sự phát triển thịnh đạt trong các th ế k ỷ XV XVII cùng Ayuthaya.
Như vậy, trong tiến trìn h lịch sử v ăn minh, Đông
Nam Á đã đánh dấu mốc quan trọng vào th ế kỷ XV
với sự hình th à n h nền văn hóa dân tộc có tương đồng
trong khu vực và những th à n h tựu rực rỡ của nó đã
để lại cho h ậu thế. Những vương triều nổi tiếng ở
Đông Nam Á thời bấy giò không th u a kém quốc gia
nào cùng thời.
Từ sau th ế kỷ XV, Đông Nam Á diễn ra quá trình
suy tà n dần trên đại thể. Tuy vậy, quá trìn h này
cũng diễn ra không đồng đều ở mỗi quốc gia. Có quốc

gia thòi kỳ suy tà n diễn ra từ th ế kỷ XIII
24


(Campuchia) hay th ế kỷ XV (Champa)... nhưng cũng
có quốc gia vẫn đang đà hưng th ịn h như Đại Việt,
Myanma, Xiêm, Lan Xang...
ở Campuchia, sau Jayavarm an, các vị vua k ế vị
không còn hiển hách như xưa nữa và vào th ế kỷ XIV,
sự suy thoái ỏ vương quốc này diễn ra k há mạnh. Sự
suy thoái kinh t ế xã hội cùng với quá trìn h bành
trướng của người Thái. Kinh đô Angkor trở nên điêu
tàn cho đến khi vua Pônhêa Yat dời đô về Basan bên
bờ sông Mêkông (1432) và hai năm sau lại dời đô về
vùng Bốn m ặt sông tức Phnômpênh ngày nay.
Nhưng cũng từ đây, đất nước rơi vào tình trạn g đi
xuống ngày càng trầm trọng. Thời kỳ này được gọi là
Hậu Angkor (the kỷ XV đến th ế kỷ XIX). Năm 1863,
vua Nôrôđôm chấp nhận sự bảo hộ của ngưòi Pháp.
ở Inđônêxia, cùng vối quá trìn h suy yếu của chế
độ phong kiến, từ cuối th ế kỷ XV cũng diễn ra sự tồn
tại dai dẳng của công xã nông thôn lạc hậu. Đồng
thời, sự lan tỏa của Đạo Hồi ngày càng mạnh. Cho tối
đầu th ế kỷ XVI, vương quốc Môgiôpahit suy yếu dần,
phân liệt th àn h các tiểu quốc. Cùng với ảnh hưởng
mạnh mẽ của Đạo Hồi, Inđônêxia còn bị người Bồ
Đào Nha và sau đó là Hà Lan xâm nhập. Đất nước
chuyển sang chê độ phong kiến nửa thuộc địa.
Myanma vẫn tiếp tục hưng thịnh trong suốt
vương triều Tôngu (1531-1752). Đây là giai đoạn

quốc gia thống n h ấ t lãnh thổ trên toàn diện lốn nhất
25


×