Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.84 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.

Giáo Viên Hướng Dẫn : TS. PHAN THỊ MINH CHÂU
CÔ: LÊ THANH TRÚC
Sinh Viên Thực Hiện : Huỳnh Minh Hòa Qt3/K33

TP Hồ Chí Minh, Ngày 0 1 Tháng 0 4 Năm 2009
1
MỤC LỤC
TRANG
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM........................................................3
PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM..........................................4
A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.......................................................................................5
I. NHỮNG CƠ HỘI.............................................................................................................5
1. Một trong những ngành được chính phủ ưu tiên.............................................5
2. Tiềm năng thị trường lớn................................................................................5
3. Tham gia vào dây chyền toàn cầu hóa............................................................6
4.Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường thế giới...............................6
5. Chủ trương CNH-HĐH của chính phủ...........................................................6
II. NHỮNG ĐE DỌA...........................................................................................................6
1. Cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt........................................................7
2. Khủng hoảng kinh tế......................................................................................8
3. Đòi hỏi của người tiêu dùng ngày khắt khe hơn..............................................8
4. Các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp sự phát triển của công nghệ mới.........8
B. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG......................................................................................8
I. CÁC ĐIỂM MẠNH..........................................................................................................8
1. Nhân công rẻ..................................................................................................8
2. Lợi thế về đất đai...........................................................................................9


II. CÁC ĐIỂM YẾU............................................................................................................9
1. Chưa có chiến lược cụ thể .............................................................................9
2. Công nghệ còn kém........................................................................................9
3. Tài chính hạn chế...........................................................................................9
4. Trình độ nhân lực thấp....................................................................................
5. Thị phần trên thị truờng nhỏ..........................................................................10
6.Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp............................................................11
7. Mất cân đối cơ cấu sản phẩm........................................................................11
C. CÁC CHIẾN LƯỢC......................................................................................................11
I. CHIẾN LƯỢC SO..........................................................................................................11
1. Thâm nhập và phát triển thị trường................................................................11
2. Đầu tư phát triển những sản phẩm mới, công nghệ cao..................................12
II. CHIẾN LƯỢC ST..........................................................................................................12
1. Khai thác tối đa nguồn lực trong nước để hạ giá thành sản phẩm..................12
2. Phát triển thương hiệu...................................................................................12
3. Phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu.................................................13
III. CHIẾN LƯỢC WO......................................................................................................13
1. Đưa ra chiến lược phát triển cụ thể...............................................................13
2. Thu hút vốn đầu tư.......................................................................................13
3. Đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................13
IV. CHIẾN LƯỢC WT......................................................................................................14
1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu......................................................14
2. Đầu tư phát triển công nghệ..........................................................................14
2
3. Tăng cường các hoạt động marketing............................................................14
D. CÁC BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT...............................................................15
3
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Ngành điện tử được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên
Thị trường điện tử lâu nay vẫn thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh

nghiệp trong nước đa số ở quy mô nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt động
kinh doanh như: trình độ lao động còn ở mức độ thủ công, năng suất lao động thấp. Rất ít
doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, từ đó hiệu quả kinh
doanh thu được cũng không cao. Khâu tiếp cận với các nguồn vốn, thông tin thị trường,
mặt bằng sản xuất... các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên khó có điều kiện mở rộng quy
mô, cải tiến kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm. Thị phần các công ty trong nước rất
nhỏ, một sản phẩm trong nước có chỗ đứng trên thị trường nội địa là: tivi của Hanel,
BTV, DENCO, máy tính CMS, FPT, đầu đĩa karaoke Tiến Đạt...
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hàng năm khoảng
20-30%. Từ những lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã phát triển từng bước và bước đầu sản
xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu cũng như nghiên cứu thiết kế được một số sản phẩm
thương hiệu Việt được bạn hàng quốc tế tin dùng, nhưng số lượng sản phẩm cũng khá ít
Về cơ bản, các sản phẩm điện tử và công nghệ đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường
nội địa và phát triển xuất khẩu, đến nay, sản phẩm điện tử Việt Nam đã xuất khẩu vào
được 35 nước, doanh số thị trường nội địa đạt 1,6 tỷ USD năm 2005, và năm 2006 đã đạt
hơn 2 tỷ USD. Song mức tăng trưởng ấy vẫn còn khá chậm so với các nước trong khu
vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc...
Từ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử những cơ hội lớn như tăng cường khả năng
thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng và vị
thế cạnh tranh bình đẳng hơn, cơ hội tiếp cận tín dụng, công nghệ mới, thông tin thị
trường thế giới, khu vực, các dịch vụ, cung cấp vật tư... của ngành tốt hơn
Nhưng sự gia nhập của các hãng điện tử lớn từ nước ngoài vào Việt Nam, như Sanyo,
Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG... đã lần lượt “đổ bộ” vào sản xuất thành phẩm khai
thác thị trường tại chỗ. Đến nay, các thương hiệu này đang lấn dần vị trí của các doanh
nghiệp trong nước đã dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra khá quyết liệt trên thị trường điện tử
khiến ngành đứng trước rất nhiều những khó khăn, thách thức. Thị trường cạnh tranh
càng khốc liệt hơn, nhiều biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn để
thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Do đó việc phân tích, đánh giá những tác động của môi trường đến các doanh nghiệp

của ngành là vô cùng quan trọng, từ đó các doanh nghiệp có thể xác định hướng đi cụ thể
cho mình, có những chiến lược để có thể cạnh tranh với các đối thủ như sản xuất những
sản phẩm có giá trị cao, xây dựng thương hiệu, quảng cáo tuyên truyền cũng như tăng
cường hợp tác trong nước và quốc tế. Phấn đấu trong thời gian không xa sản phẩm điện
tử Việt Nam không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà vươn ra thị trường thế giới.
PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
4
Môi Trường
Bên Ngoài

Môi Trường
Bên Trong
O : Những cơ hội
1. Một trong những ngành
được chính phủ ưu tiên
2. Tiềm năng thị trường lớn
3. Tham gia vào dây chuyền
toàn cầu hoá của ngành
4. Thâm nhập và thúc đẩy
xuất khẩu vào thị trường thế
giới
5. Chủ trương CNH-HĐH của
chính phủ
T : Những đe dọa
1. Cạnh tranh của ngành
ngày càng gay gắt
2. Khủng hoảng kinh tế
3. Đòi hỏi của người tiêu
dùng ngày khắt khe hơn
4. Các doanh nghiệp chưa

thích nghi kịp sự phát triển
của công nghệ mới.
S : Các điểm mạnh
1. Nhân công rẻ
2. Lợi thế về đất đai
Các chiến lược SO
1. Thâm nhập và phát triển
thị trường
2. Đầu tư phát triển những
sản phẩm mới, công nghệ
cao
Các chiến lược ST
1. Khai thác tối đa nguồn lực
trong nước để hạ giá thành
sản phẩm
2. Phát triển thương hiệu
3. Phát triển hệ thống phân
phối theo chiều sâu
W : Các điểm yếu
1. Chưa có chiến lược cụ thể
2. Công nghệ còn kém
3. Tài chính hạn chế
4. Trình độ nhân lực thấp
5. Thị phần trên thị truờng
nhỏ
6.Tỷ lệ nội địa hóa nguyên
vật liệu thấp
7. Mất cân đối cơ cấu sản
phẩm.
Các chiến lựợc WO

1. Đưa ra chiến lược phát
triển cụ thể
2. Thu hút vốn đầu tư
3. Đào tạo nguồn nhân lực
Các chiến lược WT
1. Gia tăng tỷ lệ nội địa
hóa nguyên vật liệu để
giảm giá thành sản
phẩm tăng khả năng
cạnh tranh trên thị
trường
2. Đầu tư phát triển công
nghệ
3. Tăng cường các hoạt
động marketing
A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
5
I. NHỮNG CƠ HỘI :
1. Một trong những ngành được chính phủ ưu tiên phát triển :
Chính phủ quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi
nhọn trong phát triển kinh tế đất nước bởi lĩnh vực này đã đạt được sự tăng trưởng 20%
mỗi năm và thu được 2,75 tỷ Đô la Mỹ từ xuất khẩu.
Vì thế các doanh nghiệp được sự hỗ trợ và xúc tiến của chính phủ, Chính sách vay
vốn đã thể hiện sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị hiện đại để
sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Chính phủ quyết định giảm 30% thuế cho doanh nghiệp (khoảng 15 đến 17 ngàn tỷ
đồng). Chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống 8%.Chính phủ cũng quyết
định bảo lãnh cho tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thông qua hỗ trợ lãi
suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, Chính phủ kiến nghị

Quốc hội cho phép đưa thêm 17 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
Thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời
gian, giảm các chi phí trung gian dẫn đến giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh
tranh.
Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp điện tử sẽ sản xuất được những sản phẩm
có giá thành thấp hơn hiện nay do hưởng được ưu đãi về thuế suất nhập khẩu các linh
kiện và nguyên vật liệu sản xuất từ các nước thành viên của WTO và khu vực Asean.
2. Tiềm Năng Thị Trường :
Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu người. Dự đoán
năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản và đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung
Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Với tỷ lệ phát triển dân số, cùng với một kết cấu dân số trẻ sẽ
mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới.
Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và
kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Dự báo sự phát triển dân số và sự di
dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
Thống kê GDP và thu nhập bình quân dầu người của việt nam qua các năm :

Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần theo theo gian dẫn đến các nhu
cầu về tiêu dùng tăng lên, Xu hướng tiêu dùng người dân đã nâng lên về cả lượng và chất,
những yêu cầu chất lượng hàng hoá, các dịch vụ ngày càng cao hơn. Những sản phẩm có
giá trị lớn, công nghệ cao hơn và nhiều tiện ích hơn ngày càng được người tiêu dùng ưa
chuộng.
Năm 2006 2007 2008 2009
GDP 8,17% 8,5% 6,23% Dự đoán 6-6,5%
PCI
750 $ 835 $ 960 $ Dự đoán 1.100 $
6
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng
đã được cải thiện, Các doanh nghiệp có khả năng tăng cường khả năng thâm nhập và thúc
đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng, do đó có rất nhiều cơ hội

cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước thành viên của WTO,
cũng như khu vực Asean.
3. Cơ hội tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử :
Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính
chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất. Theo
đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà
chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao ( tiếp thị, bán hàng,...), còn lại họ
thuê các công ty khác dưới hình thức đấu thầu.
Với Sự phát triển này, Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn,
bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra
một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu. Mạng lưới này cung ứng
các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp,
vận chuyển, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín. Các công ty, tập đoàn lớn sử
dụng mạng lưới này để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành công nghiệp điện tử phát
triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...), nên cũng không nằm
ngoài sự phát triển chung đó. Do đó, cơ hội có nhiều việc làm cho lĩnh vực Điện tử trong
sản xuất và dịch vụ, trong lao động chân tay (lắp ráp…) và lao động trí óc (thiết kế, tư
vấn, lập trình…) ngày càng lớn. Xuất phát từ giá nhân công rẻ cũng như lợi thế vị trí
trong các thị trường bản địa và với sự phát triển của Internet, các tiêu chuẩn toàn cầu,
chúng ta có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm có uy tín trên thế
giới.
4. Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường thế giới
Trong thế giới phẳng hiện nay, vấn đề quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ ra toàn cầu
dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy, với bất cứ một sản phẩm và dịch vụ nào có tính cạnh
tranh cao đều có thể tham gia thị trường toàn cầu. Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập
WTO công nghệ mới cũng dễ chuyển giao từ các nước tiên tiến vào trong nước. Với các
ý tưởng mới, các sản phẩm mới của Việt Nam sẽ được sản xuất trên công nghệ cao của
nước ngoài có cơ hội lớn xâm nhập rộng rãi thị trường toàn cầu.
5. Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :

Quá trình công nghiệp hoá, hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang tạo nên thị
trường lớn cho lĩnh vực điện tử. Trong sản xuất, nhiều nhà máy mới, trang bị các dây
chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều cơ sở nâng cấp, tiếp nhận chuyển giao công
nghệ mới đều tạo nên nhu cầu áp dụng các sản phẩm và hệ thống điều khiển tự động.
Trong lĩnh vực dịch vụ và hiện đại hóa các ngành kinh tế quốc dân như giao thông vận
tải, truyền thông, thương mại, y tế, giáo dục…, các trang thiết bị đo lường, điều khiển, tự
động được sử dụng ngày càng nhiều. Tóm lại, thị trường các sản phẩm và dịch vụ điện tử
ngày càng tăng. Mặc dù chi phí cho các sản phẩm và hệ thống điện tử trong dây chuyền
sản xuất chỉ chiếm 5-10% tổng chi phí, nhưng nó là thành phần đầu não, cốt lõi của cả
7

×