Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kinh nghiệm làm bài thi môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.71 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm làm bài thi môn sinh học (phần 3)
Em học rất kém môn Sinh, bài tập em không biết làm, chỉ học được lý thuyết. Sắp thi rồi, mong các
thầy cô tư vấn giúp. (Nguyễn Thanh Quang, Bắc Ninh - ).
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương (GV Sinh – Trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai): Xin chia
sẻ cùng em một vài kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm môn Sinh như sau:
* Về câu hỏi lý thuyết:
- Phải có kiến thức cơ bản cho thật tốt và vững vàng.
- Đọc kỹ câu hỏi, dùng kiến thức của mình để suy nghĩ đáp án đúng nhất cho câu trắc nghiệm.
- Chọn phương án trả lời phù hợp nhất.
Có thể chia ra một số dạng câu hỏi trắc nghiệm sau :
a. Dạng câu trắc nghiệm xác định:
Ví dụ 1: Loại đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của gen giữa 2 NST tương đồng?
A. Chuyển đoạn tương hỗ. B. Chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Lặp đoạn. D. Hoán vị gen.
Nhận xét :
+ Trước tiên về kiến thức cơ bản, đột biến cấu trúc NST có 4 dạng là : mất đoạn, lặp đoạn, đảo
đoạn và chuyển đoạn.
+ Đáp án loại là : D, còn lại, đột biến chuyển đoạn (tương hỗ hoặc không tương hỗ) xảy ra ở cặp
NST không tương đồng.
Vậy đáp án phù hợp nhất là : C.

Ví dụ 2: Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông ở người đã được phát hiện nhờ phương pháp
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. nghiên cứu phả hệ.
C. nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu tế bào. D. nghiên cứu tế bào.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản ,phương pháp nghiên cứu di truyền người gồm: Phương pháp phả hệ,
phương pháp đồng sinh, phương pháp nghiên cứu tế bào và các phương pháp khác.
+ Về bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn nằm trên NST X quy định, không có gen tương
ứng trên NST Y.
+ Dựa vào mục đích của từng phương pháp (phương pháp đồng sinh : xác định tính trạng chủ yếu


do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc vào môi trường, phương pháp nghiên cứu tế bào : tìm ra
khuyết tật về kiểu gen của các bệnh DT, phương pháp phả hệ : xác định gen quy định tính trạng là
trội hay lặn, nằm trên NST thường hay giới tính, theo quy luật DT nào).
+ Đáp án A, C, D đều bị loại.
+ Vậy còn lại đáp án phù hợp nhất là : B.

b. Dạng câu trắc nghiệm phủ định:

Ví dụ 1 : Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về trẻ đồng sinh ?
A. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ một hợp tử.
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới tính.
C. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới tính hoặc cùng giới tính.
D. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về kiểu gen.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, đồng sinh có hai trường hợp là đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác
trứng.
+ Đồng sinh khác trứng là do hai hay nhiều trứng cùng rụng một lúc và thụ tinh ở một thời điểm, có
thể khác giới tính hoặc cùng giới tính.
+ Đồng sinh cùng trứng là do một trứng được thụ tinh qua lần phân tách đầu tiên của hợp tử tạo
hai hay nhiều tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào này phát triển thành các cơ thể, đồng sinh cùng trứng
luôn luôn cùng giới tính, giống nhau về kiểu gen.
+ Đáp án B, C, D đều nằm trong đặc điểm của đồng sinh.
Vậy đáp án là : A.

Ví dụ 2: Trình tự biến đổi nào dưới đây là không đúng :
A. Biến đổi trong trình tự của các nuclêôtit của gen cấu trúc → Biến đổi trong trình tự của các
ribônuclêôtit của mARN → Biến đổi trong trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit→ Biến
đổi tính trạng
B. Biến đổi trong trình tự của các nuclêôtit của gen → Biến đổi trong trình tự của các axit amin

trong chuỗi pôlipeptit → Biến đổi trong trình tự của các ribônuclêôtit của mARN → Biến đổi tính
trạng
C. Biến đổi trong trình tự của các nuclêôtit của gen → Biến đổi trong trình tự của các
ribônuclêôtit của tARN → Biến đổi trong trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit → Biến
đổi tính trạng
D. Biến đổi trong trình tự của các nuclêôtit của gen cấu trúc → Biến đổi trong trình tự của các
ribônuclêôtit của rARN → Biến đổi trong trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit → Biến
đổi tính trạng.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản mối liên quan giữa ADN - ARN – Protein
+ Về ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp m ARN
+ mARN tổng hợp axit amin, axit amin tạo thành prôtein, và prôtein biểu hiện thành tính trạng.
+ Đáp án B; C; D đều bị loại.
+ Vậy đáp án phù hợp nhất là : A.

c. Dạng câu trắc nghiệm điền khuyết :
Ví dụ 1: Nếu đột biến gen xảy ra trong ..... (G: gián phân, Gi: giảm phân) nó sẽ xuất hiện ở một tế
bào ..... (S: sinh dưỡng, H: hợp tử, D: sinh dục), đột biến này được gọi là đột biến giao tử.
A. G, S. B. G, H. C. Gi, D. D. Gi, H.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, đột biến gen xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng, đột biến gen
xảy ra trong giảm phân ở tế bào sinh dục.
+ Phân bào giảm phân mới tạo giao tử, phân bào nguyên phân không tạo giao tử.
+ Dựa vào phần cuối của câu hỏi (đột biến này là đột biến giao tử).
+ Đáp án có 1 trong các từ G; S ; H đều bị loại.
Vậy đáp án phù hợp nhất là : C.
Ví dụ 2: Trong kỹ thuật cấy gen thông qua sử dụng plasmit làm thể truyền tế bào nhận được dùng
phổ biến là (X) nhờ đặc điểm (Y) của chúng:

A. (X) : E.coli, (Y) : cấu tạo đơn giản.
B. (X) : virut, (Y) : cấu tạo đơn giản.
C. (X) : E.coli, (Y) : sinh sản rất nhanh.
D. (X) : virut, (Y) : sinh sản rất nhanh.
Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, trong kỹ thuật cấy gen tế bào nhận thường dùng là vi khuẩn.
+ Vi khuẩn sinh sản rất nhanh.
+ Dựa vào kiến thức, đáp án A; B ; D đều bị loại.
Vậy còn lại đáp án phù hợp nhất là : C.

d. Dạng câu trắc nghiệm dữ kiện liên quan :

Ví dụ 1: Có các giao tử ở người : I : (23+X) ; II : ( 21+Y); III : (22+Y); IV: (22+XX)
Tổ hợp giao tử nào sẽ sinh ra hội chứng claiphento, không bị bệnh khác ?
A. I x II B. I x IV C. II x IV D. III x IV

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, hội chứng claiphentơ là dạng số lượng đột biến NST, dạng 3 NST giới tính.
+ Hội chứng claiphentơ có số lượng NST trong tế bào (2n + 1 = 47) trong đó có 44 NST thường và
3 NST giới tính (XXY).
+ Dựa vào kiến thức trên → tổ hợp giao tử sinh ra hội chứng trên là : (22 + Y ) x (22 + XX).
+ Đáp án A ; B; C đều bị loại. Vậy đáp án phù hợp nhất là : D.
Ví dụ 2 : A: quả đỏ ; a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ :
1 vàng ?
1. AAaa x Aa 2. Aa x AAAa 3. AAAa x Aaaa 4. AAa x Aaaa
A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 4. D. 2 và 3.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, tổ hợp đời sau là tích của giao tử.
+ Dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình lặn để tìm kiểu gen cây bố mẹ.

+ Nếu 1 trong 2 cây bố mẹ không cho giao tử lặn (AAAa ), thì kết quả đời sau không có kiểu hình
lặn → cặp cây bố mẹ không thể là 2 và 3.
+ Dựa vào kiến thức trên → tổ hợp cây bố mẹ bị loại là A; B và D.
Vậy đáp án phù hợp nhất là : C.
Ngoài ra có thể dựa vào tỷ lệ kiểu hình lặn thu được ở đời sau là : vàng (lặn ) chiếm 1/12 = 1/2
giao tử lặn (♂) x 1/6 (♀) hoặc = 3/6 x 1/6 → các cây cho giao tử lặn = 1/6 là AAaa; AAa và cây
cho giao tử lặn = 1/2 là : Aa(Aaaa). Đáp án là : C.

e. Dạng câu trắc nghiệm cần tính toán – suy luận :
- Ví dụ 1: Một quần thể có toàn cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua ba thế hệ. Tính
theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp và dị hợp ở thế hệ thứ ba sẽ là
A. 87,5%; 12,5% . B.50% ; 50% . C.75% ; 25% . D.60% ; 40%.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, quần thể tự thụ qua nhiều thế hệ làm cấu trúc di truyền của quần thể thay
đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp.
+ Dựa vào công thức : Aa = (1/2)
n
; AA+ Aa = 1- (1/2)
n
(n = 3; n thế hệ tự thụ )
+ Ta tìm Aa = (1/2)
3
= 1/8 = 12,5%. Vậy đáp án phù hợp nhất là : A.
- Ví dụ 2: Một quần thể giao phối khi đạt trạng thái cân bằng có tỷ lệ kiểu hình trội gấp ba lần tỷ lệ
kiểu hình lặn. Kết luận :
A. q = 0,5. B. p = 3q. C. p
2
(AA) = 3 q
2

(aa). D. q = 3 p.

Nhận xét :
+ Về kiến thức cơ bản, quần thể giao phối (ngẫu phối) khi đạt cân bằng thỏa mãn công thức Hacđi
– Vanbec : p
2
AA + 2 pq Aa + q
2
aa = 1. ( p : tần số alen A ; q : tần số alen a; p + q =1)
+ Trong đó kiểu hình trội bao gồm kiểu gen AA+ Aa ; kiểu hình lặn có kiểu gen aa
+ Dựa vào công thức → p
2
+ 2pq = 3q
2
ta tìm được A = a = 0,5 (p = q = 0,5). Vậy đáp là : A.
• Em đã thi hỏng trong kỳ thi Đại học năm vừa rồi, năm nay em đang ôn thi lại. Trong phòng
thi em dễ bị hồi hộp, lo lắng có khi làm cho em quên mất kiến thức mà trước đó em đã học
rất kỹ. Nhất là em hay lúng túng khi làm bài thi trắc nghiệm và điểm thi không được tốt
lắm. Rất mong Thày cô chỉ dẫn cho em cách làm bài thi để có thể đạt kết quả tốt hơn. Em
rất cám ơn.(Lê Thị Thu Trang, Bình Dương- ).
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương (GV Sinh – Trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai): Xin trao đổi
với Thu Trang một vài kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm môn Sinh như sau:
- Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi bám rất sát chương trình nên phải nắm thật chắc
kiến thức sách giáo khoa.
- Trong đề thi trắc nghiệm học sinh cần phải đọc kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để chọn cho
mình một đáp án tối ưu. Lý thuyết môn Sinh tương đối phức tạp, thế nên chỉ cần đọc thiếu một từ,
hay hiểu không thấu đáo vấn đề là có thể bị sai.
- Đọc kỹ từng câu hỏi (có thể đọc hai lần) để nắm rõ nội dung câu hỏi. Trong bốn đáp án chỉ có
một câu trả lời phù hợp nhất với nội dung câu hỏi nên phải cẩn thận - loại dần các đáp án vô lý.
- Đối với các câu hỏi về một quá trình sinh học (như quá trình đột biến, quá trình tạo giao tử, quá

trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, quá trình hình thành loài mới...),
để có câu trả lời đúng, nên vẽ sơ đồ ra giấy nháp theo đúng trình tự các kiến thức bài học rồi so
sánh với các câu trả lời để chọn câu đúng.
- Đối với những câu vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề hay giải một bài tập gồm nhiều
bước, các kiến thức của bài học cần được công thức hóa, sơ đồ hóa (ví dụ chương về cơ sở vật
chất di truyền, công thức Hacđi - Vanbec...), dùng kết quả tính toán được so sánh với các câu trả
lời.

×