Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DUOI BENH CHO CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.32 KB, 2 trang )

Đuổi bệnh cho con
Gửi lúc 11:48 - Tue, 30/12/2008
Những dát đỏ, đốm hồng hoặc hạt nhỏ li ti trên da có thể làm cho bé khó chịu đến mất ăn, mất ngủ.
Da trẻ rất mỏng manh, chưa đủ sức bảo vệ cơ thể. Không chỉ vậy, làn da của trẻ còn là miếng mồi ngon cho
một số căn bệnh ngoài da. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở trẻ mà bạn nên lưu ý.
1. Rôm sẩy. Thường xuất hiện ở các phần lưng, ngực, bắp tay của trẻ. Những hạt nhỏ li ti, mầu hồng này sẽ
khiến cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Lớp sừng ở da trẻ con khá non, khả năng hấp thụ các chất từ bên ngoài rất cao. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
trước khi dùng thuốc hoặc xà phòng để tắm cho bé. Cần hạn chế các loại thuốc có chứa axit boric vì chất này
có khả năng gây ngộ độc cho trẻ.
Bạn có thể mua rau kinh giới, mướp đắng về rửa sạch, cho vào máy xay, lọc bỏ bã rồi pha với nước để tắm
cho bé.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung cho trẻ các loại hoa quả giàu vitamin C như: bưởi, quýt…
2. Chàm sữa: Một số trẻ sau ba tháng tuổi, trên má, cằm và trán xuất hiện những đám mụn nhỏ li ti màu
đỏ có rịn một ít dịch.
Những mụn này sẽ tự vỡ sau một thời gian ngắn. Chất dịch bị khô lại và đóng vảy vàng khiến trẻ cảm thấy
ngứa ngáy, khó chịu.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Chàm sữa là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hại gì đến sức khỏe của trẻ ngoài sự ngứa ngáy, khó
chịu.
Khi trẻ bị bệnh, bạn không nên dùng các thuốc có chứa chất corticoid để bôi cho con. Chất này sẽ làm tổn
thương vùng da bị bệnh.
Tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết.
3. Ghẻ chốc: Trẻ ở vùng nông thôn hoặc sống trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo rất dễ bị mắc căn
bệnh này.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra những nốt ghẻ. Chúng là những mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, thậm chí
là ở cả vùng kín của trẻ.
Ghẻ có nhiều loại: Ghẻ ngứa và ghẻ phỏng. Trẻ mắc ghẻ ngứa thường hay quấy khóc vào ban đêm.
Ghẻ phỏng dể lây lan và rất nguy hiểm. Nó do một loại vi khuẩn hình cầu gây ra. Lúc đầu, ghẻ phỏng là một
vết đỏ trên da, sau nổi lên thành mụn nước như bị phỏng. Bóng nước bị vỡ, khô lại thành mày màu vàng.


Chất dịch từ bóng nước bị vỡ sẽ lan sang vùng da khác và tạo thành ghẻ mới nếu vùng da đó bị tổn thương.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Đối với ghẻ ngứa, bạn cần giúp con giữ vệ sinh và bôi các loại thuốc chuyên dụng theo đúng hướng dẫn sử
dụng. Thuốc thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ.
Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên da, khi khỏi bệnh thì không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát
nhiều lần, trẻ có thể bi biến chứng viêm cầu thận cấp.
Ghẻ phỏng có thể được chữa trị bằng các loại thuốc bôi, thoa vào da. Dù vậy, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ
chuyên khoa để được tư vấn chính xác.

Theo:
Tiếp thị gia đình

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×