Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.84 KB, 2 trang )
Nguyên nhân gây ho không ngừng
Gửi lúc 15:13 - Mon, 06/07/2009
Khi bị cảm, bé thường chảy (hoặc ngạt) mũi, thở khò khè, ho, mắt mọng nước, kém ăn và kèm theo sốt.
Triệu chứng tiếp theo là bé bị ho tùy cấp độ: nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Những nguyên nhân khiến bé bị ho khác là:
Dị ứng, hen suyễn hoặc do tác nhân bên ngoài
Khi hít phải bụi bẩn hoặc lông súc vật, một số bé có cơ địa dị ứng cũng bị ho không ngừng. Dị ứng còn khiến
bé xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi (nước mũi trong, không có dịch mủ) hoặc bị ngạt mũi.
Bé bị hen suyễn có dấu hiệu bị ho nhiều vào buổi tối. Ngoài ra, bé còn xuất hiện những triệu chứng khác là:
thở khò khè, khó thở.
Những kích thích bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ho ở
bé. Trường hợp này, bạn nên nhanh chóng nhận biết yếu tố khiến bé khó chịu và cách ly bé khỏi yếu tố đó.
Viêm phổi
Chứng bệnh gây ra bởi nhiễm trùng phổi và biểu hiện rõ rệt bằng những cơn ho. Nếu bé bị cảm lạnh thì tình
trạng ho của bé càng trầm trọng hơn, những tràng ho sẽ liên tục, kèm theo khó thở, sốt và bị lạnh. Trường
hợp này, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Viêm xoang
Nếu bé bị ho, kèm theo chảy nước mũi kéo dài khoảng 10 ngày mà không có dấu hiệu nghiêm trọng nào
khác, bé có khả năng mắc chứng viêm xoang. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhậo vào xoang, gây nên
những cơn ho kéo dài. Hơn nữa, nước mũi có xu hướng chảy ngược vào trong cổ họng càng khiến bé bị ho
nhiều hơn.
Nếu bác sĩ kết luận bé mắc viêm xoang, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kháng sinh. Khi viêm xoang được
chữa khỏi, tự nhiên những cơn ho ở bé sẽ chấm dứt. Dù vậy nhiều bác sĩ vẫn tin rằng, bé không thể mắc
viêm xoang do các xoang chưa hoàn thiện; do đó, nhóm bác sĩ này cần khá nhiều thời gian để theo dõi trước
khi kết luận bé có mắc viêm xoang thật không.
Nuốt phải đồ vật
Bé ho kéo dài hàng tuần mà không có các dấu hiệu bệnh liên quan như sốt, chảy nước mũi và cũng không có
dấu hiệu của dị ứng thì có khả năng, bé bị mắc một đồ vật nhỏ trong cổ họng hoặc trong phổi. Bé có thể hít
hoặc nuốt phải những mảnh nhựa nhỏ và bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bé nuốt phải đồ vật, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang lồng ngực cho bé. Nếu kết quả X
quang cho thấy bé mắc dị vật trong phổi, bé có khả năng được bác sĩ chỉ định cho phẫu thuật.