Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một giờ học nhạc lý thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 3 trang )

Thầy giáo Lee Soon- Hyeong, người đã giành giải nhất tại liên hoan
sáng tác bài hát thiếu nhi Hàn Quốc năm 2007.
2007-06-18

Tại một giờ học nhạc ở trường tiểu học
Banwol, tỉnh Gyeonggi, các em học sinh
lớp 5 đang chào thầy giáo. Một bầu không
khí vui vẻ tràn ngập phòng học và trong
ánh mắt các học sinh chan chứa những kỳ
vọng về 1 buổi học lý thú. Các học sinh
rất thích thú với các buổi học nhạc vì có
thể học vừa có thể chơi. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu về giờ dạy nhạc của thầy
giào Lee Soon-hyeong và xem ai được
chọn là người hát dài hơi nhất hôm nay.
Học sinh thắng cuộc là người hát lâu nhất
mà không phải lấy hơi. Học sinh nào giải đuợc câu đố về âm nhạc của thầy
giáo thì được chọn là “thần đồng” âm nhạc còn học sinh nào hát hay và
nhiệt tình thì được chọn là ‘vua hát”. Chỉ trong buổi học chưa đến 1 tiếng đã
có đến 5-6 “vua” và “thần đồng”. Những học sinh được chọn đang ngất ngây
vì sung sướng.
Thầy Lee Soon-hyeong hiện đang phụ trách dạy nhạc cho học sinh lớp 5 và
6 tại trường tiểu học Banwol, tỉnh Gyeonggi. Cho đến nay thầy Lee đã sáng
tác khoảng 500 bài hát thiếu nhi, trong đó có bài hát nổi tiếng ‘Chú dê
con’. Bài hát này đã được đưa vào giáo trình âm nhạc tiểu học từ năm
1994. Trong suốt 30 năm qua, thầy Lee Soon-hyeong đã sáng tác các bài
hát thiếu nhi với những ca từ và giai điệu chứa đựng những hình ảnh thơ
ngây của con trẻ. Những nỗ lực của thầy đã được đền đáp. Thầy Lee đã đoạt
giải nhất về thể loại sáng tác tại Liên hoan các bài hát thiếu nhi Hàn Quốc
lần thứ 20 năm nay.
“Tôi vô cùng hạnh phúc và không thể diễn tả bằng lời niềm vui của


mình. Tôi thấy năng lực của mình còn chưa xứng đáng với giải
thưởng này. Tôi cảm thấy giải thưởng này như tiếng vỗ tay động
viên của tất cả các trẻ em trên thế giới dành cho mình.”
Thầy Lee Soon-hyeong đã trở nên nổi tiếng trong giới sáng tác bài hát thiếu
nhi. Dù đã hơn 50 tuổi nhưng khó có thể đoán nổi tuổi thầy. Thầy trông rất
trẻ và có nụ cười của trẻ thơ. Thầy Lee nói khi sáng tác các bài hát và cùng
hát với trẻ em là khoảnh khắc vui sướng nhất trong cuộc đời thầy. Thầy Lee
Soon-hyeong chơi piano, hát nhẩm và cảm thấy rất hạnh phúc vì sáng tác
các bài hát thiếu nhi là ước mơ của thầy từ hồi nhỏ.
“Hồi còn là học sinh tiểu học, tôi được học bài hát do cô giáo dạy
bằng organ. Tôi vẫn nhớ một bài hát mag tên ‘Hãy đi đón xuân’ ....
Tôi rất thích bài hát này và đã có lần dạy bài hát này cho bà tôi dù
lúc ấy tai bà không còn tốt. Bài hát có đoạn “con chim chiền chiện
bay lên hát theo...”, tôi cảm thấy hình ảnh này tuyệt đẹp nên từ đó
quyết tâm sẽ sáng tác những bài hát như vậy...”
Thầy Lee Soon-hyeong sinh ra tại huyện Jangsu, tỉnh Cheolla. Những ký ức
tốt đẹp về những giờ học nhạc tại trường tiểu học giờ đây vẫn còn đọng lại
trong tâm trí thầy. Lee luôn miệng hát những bài hát thiếu nhi bất cứ lúc
nào và ở đâu. Cậu bé bắt đầu thử sáng tác nhạc và thính giả duy nhất lúc
đó là bà của cậu. Nụ cuời và những lời khen ngợi của bà đã chắp cánh cho
uớc mơ sáng tác bài hát thiếu nhi của cậu. Tuy nhiên, bố qua đời năm Lee
mới 12 tuổi và cậu đã phải từ bỏ ước mơ của mình do cuộc sống khó khăn.
“Cho đến khi học phổ thông trung học, quyết tâm và ý chí trở thành
nhạc sỹ sáng tác bài hát thiếu khi vẫn thôi thúc tôi. Trong thực tế,
tôi đã viết thư cho khoa âm nhạc trường đại học Wonkwang và đề
đạt nguyện vọng của mình. Tuy nhiên học phí quá cao và tôi đã phải
từ bỏ ước mơ đó.”
Mặc dù không có cơ hội được học tại trường âm nhạc, anh không từ bỏ ước
mơ của mình. Lee vừa tiếp tục tự học sáng tác vừa học tại khoa giáo dục
học của trường đại học sư phạm. Năm 1978, Lee trở thành thầy giáo tại một

trường tiểu học tại huyện Gapyeong, tỉnh Gyeonggi. Với sự mong muốn và
niềm phấn khởi khi có thể được dạy đàn piano và hát cùng trẻ em mỗi ngày,
thầy Lee tới trường ngày đầu tiên. Nhưng...
“Trường học mà tôi công tác lần đầu tiên là trường ở vùng sâu vùng
xa. Cơ sở vật chất và đồ dụng dạy học không có gì, thậm chí đàn
piano cũng không có. Tôi không thể đợi thêm nữa và lập tức đi mua
1 chiếc đàn piano trả góp. Khi có đàn, tôi cảm thấy vô cùng hạnh
phúc như mình đã có cả thế giới.”
Thầy Lee Soon-hyeong sáng tác và dạy trẻ em các bài hát của mình đã được
10 năm. Tuy nhiên, các bài hát của thầy Lee mới bắt đầu thu hút được sự
quan tâm của đại chúng khi thầy tham gia 1 liên hoan sáng tác bài hát thiếu
nhi sáng tác năm 1989.
“Tại liên hoan đó, bài hát ‘Vương quốc cầu vồng bảy sắc và âm
thanh’ của tôi được giải 3. Đó là bài hát có tên dài nhất trong liên
hoan. Dù là giải 3, nhưng tôi cảm thấy cực kỳ xúc động và vẫn còn
nhớ những cảm xúc lúc ấy cho đến hôm nay. Tôi đã rất hưng phấn
trong mấy ngày liền và thậm chí còn sống trong ảo tưởng như tất cả
mọi người trên thế giới đều chúc mừng mình.”
Dường như khi sáng tác, khuông nhạc là đường sắt và nốt nhạc là con tàu
đưa thầy Lee đến vương quốc âm nhạc. Sau bài hát ‘vương quốc cầu vồng
bảy sắc và âm thanh', nhiều bài hát khác của thầy Lee cũng giành được
giải thưởng tại các liên hoan hàng năm.
Các bạn đang nghe bài hát ‘Chú dê con’, bài hát đã từng giành giải nhì tại
liên hoan bài hát thiếu nhi năm 1991 và đang được giảng dạy trong giáo
trình âm nhạc lớp 4.
Bài hát các bạn đang nghe là ‘Chuyến du lich của ong mật’. Bài hát này
cũng giành giải nhì và giải bài hát được yêu thích nhất năm 1994. Cho đến
nay, các bài hát của thầy Lee đã giành được 4 giải nhất và 20 giải thưởng
khác. Bài hát ‘Hương vị tình yêu’ đã trở được nhiều người biết đến sau khi
được 1 ca sỹ nổi tiếng trình bày. Bài hát này giờ đây thường được hát tại các

đám cưới. Trẻ em thích các bài hát của thầy Lee vì ca từ luôn diễn tả 1 cách
chân thực thế giới tuổi thơ.
“Bài hát ‘Chú dê con” có đoạn “Chú dê con đang gặm cỏ và chơi đùa
trên đồi cỏ xanh”. Trong đoạn này, tôi muốn nói đến cuộc sống hạnh
phúc và vô tư của trẻ em. Đoạn “giọt mưa rơi thánh thót” mô tả lúc
trẻ em gặp khó khăn nhưng đoạn cuối “mặt trời mọc lên rực rõ”, là 1
thông điệp tích cực, thể hiện niềm hy vọng vào 1 tương lai tươi sáng
cho trẻ em. Bài hát ‘Chuyến du lịch của ong mật’ nhằm động viên trẻ
em hãy nỗ lực vuợt qua mọi khó khăn để vuơn tới uớc mơ của mình.”
Sau khi những ca khúc của thầy Lee trở nên nổi tiếng, chúng ta thường gặp
trẻ em hát các bài hát của thầy. Khi thấy những trẻ em hát bài hát của
mình, thầy Lee thường hay hỏi đùa lý do tại sao hát bài hát của Lee Soon-
hyeong.
Thầy Lee Soon-hyeong tâm sự, những bài hát thiếu nhi mà thầy nghe từ hồi
nhỏ chính là nguồn cảm hứng để thầy sáng tác những bài hát có ca từ đẹp
và chuẩn mực. Thầy biết rằng các bài hát sẽ mang lại sự thanh bình và tấm
lòng thanh khiết cho trẻ em và do vậy luôn nỗ lực mang lại niềm vui trong
mỗi giờ học.
Dù hát một bài đến mấy chục lần nhưng học sinh đều không cảm thấy chán
vì thầy giáo luôn có phướng pháp giảng dạy độc đáo. Giờ học nhạc giống
như một trò chơi. Chẳng hạn, khi hát bài hát “Nguyện vọng của chúng ta”,
nếu từ ‘thống nhất’ xuất hiện thì học sinh phải thay thế từ ‘thống nhất’ bằng
các từ và âm thanh khác như tiếng lắc lục lạc hoặc đập tay vào bàn vv..
hoặc hát to từ ‘thống nhất’. Nếu ai phạm quy thì thầy Lee nói đùa là vì họ
làm sai nên quá trình thống nhất đất nước đang chậm đi.
Mặc dù đã sáng tác khoảng hơn 500 bài hát, thầy Lee Soon-hyeong vẫn cảm
thấy chưa đủ. Thầy cho rằng loại âm nhạc đầu tiên mà con người nghe sau
khi ra đời chính là các bài hát thiếu nhi. Thầy Lee đang dồn hết tâm huyết
để sáng tác những bài hát với ca từ và gia điệu đẹp.
“Tôi muốn sáng tác những bài hát ngắn và dễ hát cho trẻ em. Bài hát

thiếu nhi có nhiều yếu tố tích cực và có thể mang lại những điều tốt
đẹp cho xã hội. Tôi nghĩ việc sáng tác bài hát là sứ mệnh của tôi từ
khi chào đời và tôi sẽ tiếp tục công việc này.”
Chú ý:
Các bạn có thể nghe bài đọc bằng cách bấm giữ phím Ctrl và nhấn chuột vào đây:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×