Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Chuyển nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.71 KB, 76 trang )

Chuyển nhượng quyền
thương mại
GIảng Viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu

Chuyển nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
PHẦN 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền thương mại (CNQTM)
1.2. Sự giống và khác nhau giữa chuyển nhượng quyền thương mại và
các hoạt động thương mại khác
1.3. Phân loại CNQTM
1.4. Những đặc điểm cơ bản
PHẦN 2: CNQTM TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Những quốc gia tiêu biểu về chuyển nhượng quyền TM trên thế giới
2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra
PHẦN 3: QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM
3.1. Quy trình liên quan đến CNQTM
3.2. Quy định liên quan đến CNQTM
PHẦN 4: CNQTM TẠI VIỆT NAM – NHỮNG MẶT TÍCH CỰC, TIÊU CỰC –
NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG
4.1. Tình hình chung CNQTM tại Việt Nam
4.2. Những mặt tích cực và tiêu cực
4.3. Nguyên nhân thành công
PHẦN 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CNQTM
PHỤ LỤC: VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 2
Chuyển nhượng quyền thương mại
THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU
Nguyễn Ngọc Minh NT 2 Trưởng nhóm
Thân Tiến Toàn NT 2 Thành viên


Phạm Hải Đăng NT 2 Thành viên
Hoàng Quỳnh Hương NT 2 Thành viên
Trần Hoàng Châu NT 3 Thành viên
Nguyễn Tuấn Hải NT 3 Thành viên
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 3
Chuyển nhượng quyền thương mại
NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 4
Chuyển nhượng quyền thương mại
PHẦN 1:
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 5
Chuyển nhượng quyền thương mại
1.1. Khái niệm về chuyển nhượng quyền thương mại:
Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.
1.2. Sự giống và khác nhau giữa CNQTM và hoạt động thương mại khác:
Khi so sánh nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh doanh khác theo
pháp luật hiện hành, chúng ta nhận thấy có những khác biệt cơ bản như sau:
1.2.1. Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ:
- Về tính chất:

Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
bằng một thỏa thuận cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng
hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ…của bên nhượng quyền, còn chuyển giao
công nghệ là hình thức chuyển giao quyền sử dụng/hoặc quyền sở hữu công
nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh.
- Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao:
Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có quyền ứng
dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng,
tên thương mại nào mà họ muốn. Với nhượng quyền thương mại, bên nhận
quyền chỉ được sử dụng các công nghệ, quy trình kinh doanh để cung ứng các
loại sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hóa
do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền trở thành thành viên trong
mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền -điều mà trong hoạt động chuyển
giao công nghệ không hình thành.
- Về phạm vi đối tượng chuyển giao:
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 6
Chuyển nhượng quyền thương mại
Đối tượng của chuyển giao công nghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp
của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo
các kiến thức công nghệ cho bên mua”. Đối tượng chuyển giao của nhượng
quyền thương mại là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấn luyện nhân
viên, thiết kế địa điểm kinh doanh…
- Vấn đề kiểm soát/hỗ trợ:
Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, về nguyên tắc, sau khi chuyển giao
công nghệ xong, bên chuyển giao sẽ không còn nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc kiểm soát
thêm đối với bên nhận chuyển giao (trừ khi các bên thỏa thuận thêm những điều
khoản phụ: thời hạn bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng công
nghệ chuyển giao). Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền vừa có
quyền kiểm soát toàn diện&chi tiết, vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận

quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
1.2.2. Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Trong quan hệ đại lý thương mại, quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bán
hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao (làm vai trò
trung gian giữa bên giao đại lý và bên thứ ba), tuy hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ
được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba, nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này
lại ràng buộc bên giao đại lý.
Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể hoàn
toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có
quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên nhận quyền
cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các
vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp.
1.2.3. Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa
Trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiện việc mua
bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác
và được nhận thù lao ủy thác. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa không bắt buộc phải
chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 7
Chuyển nhượng quyền thương mại
như không tồn tại nghĩa vụ kiểm soát/hỗ trợ kinh doanh toàn diện, chặt chẽ giữa các bên
như nhượng quyền thương mại. Như vậy, hai hoạt động thương mại này hoàn toàn khác
biệt nhau về cả đặc điểm, đối tượng, phạm vi và tính chất chuyển giao.
1.2.4. Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh
So với nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung:
các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp đã kinh doanh thành công
trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào
thị trường. Tuy nhiên, hai hình thức kinh doanh này có những điểm khác biệt căn bản: sự
kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng
quyền đối với bên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạn
khởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưu thế hoàn

toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinh doanh.
1.2.5. Nhượng quyền thương mại và cấp phép kinh doanh:
Về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động lisence chỉ dừng lại ở việc chuyển giao
quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại,
quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển
giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách
tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh. Rõ
ràng, đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt động
lisence.
Thứ hai, về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt động lisence, mục đích
mà bên nhận lisence hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,
giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền
thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển
một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở
hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.
Thứ ba, sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyển giao: với hoạt
động lisence chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối tượng
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 8
Chuyển nhượng quyền thương mại
sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại, sự
hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục. Sự hỗ trợ
này được quy định trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động lisence chỉ có quyền kiểm soát khi
cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng
lisence hẹp hơn đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại). Trong nhượng quyền
thương mại, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của
bên nhận quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất). Và, việc đối xử bình
đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định
(đối xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ…,nghĩa vụ

hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh
doanh….), vấn đề này trong hoạt động lisence không bắt buộc thực hiện
1.3. Phân loại CNQTM:
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp
tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền
(franchisee):
1.3.1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format
franchise):
Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình
nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp
đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc
tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng
quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách
quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát,
hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ
bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 9
Chuyển nhượng quyền thương mại
được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các
khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp
thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn…
1.3.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format
franchise)
Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn
chỉnh theo nguyên tắc quản lý không chặt chẽ, toàn diện, bao gồm các trường hợp sau:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như
sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên,
- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise).
như cách Coca Cola mở rộng hệ thống ra toàn cầu,
- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler,
Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời
trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính
là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng
quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ
chơi, thực phẩm, đồ da dụng…
- Nhượng quyền không chặt chẽ theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner
grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như
KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton...
Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền
là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ
hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản
phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống
phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường
hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart.
Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh
hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở
hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 10
Chuyển nhượng quyền thương mại
phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản
phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản
thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm.
1.3.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday

Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành
doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức
kinh doanh.
1.3.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như
trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ
thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia
đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng
ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên
quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.
1.4. Đặc điểm cơ bản của nhượng quyền thương mại:
1.4.1. Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại
Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi
chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại
của mình trong kinh doanh.
1.4.2. Giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ
trợ mật thiết
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền thương
mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối
quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, nếu không có điều
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 11
Chuyển nhượng quyền thương mại
đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng
quyền thương mại hay không.
Mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là việc nhân rộng một
mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên thương trường. Chính vì vậy, đối
với nhượng quyền thương mại thì cần phải bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên

quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh đó như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương
thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực
bên trong của cơ sở); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương
mại của Bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên;
các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống
nhượng quyền thương mại chỉ có thể được bảo đảm khi giữa Bên nhượng quyền và Bên
nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ
nhượng quyền thương mại.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền thể hiện
từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại. Kể từ thời
điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của
Bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của
hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của
Bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
1.4.3. Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc
của Bên nhận quyền
Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh
của Bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó,
Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương
mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã
nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như Bên nhượng quyền không có
quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của Bên nhận quyền. Quyền năng
này của Bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 12
Chuyển nhượng quyền thương mại
dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng
hàng hoá và dịch vụ.
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 13
Chuyển nhượng quyền thương mại
PHẦN 2:

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRÊN
THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 14
Chuyển nhượng quyền thương mại
2.1 Chuyển nhượng quyền thương mại trên thế giới:
2.1.1 Tình hình chung:
Hiện nay trên thế giới, tình hình chuyển nhượng quyền thương mại ngày càng sôi
nổi, những quốc gia lớn trên thế giới có những thương hiệu thương mại có mặt toàn cầu
trên thế giới thông qua việc thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại, đại diện tiêu biểu
cho những quốc gia thành công đó là Mỹ. Với việc thống trị bảng xếp hạng Top 10
Franchise toàn cầu, Mĩ đã cho thấy khả năng lớn lao của mình trong chuyển nhượng quyền
thương mại. Các sản phẩm chuyển nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Mĩ bao gồm:
Subway, McDonald’s, KFC.... có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới.
1 SUBWAY® Mỹ Cửa hàng bánh mỳ kẹp thịt
2 McDonald's Mỹ Cửa hàng thức ăn nhanh
3 KFC Mỹ Cửa hàng bán thịt gà
4 7 Eleven Mỹ Cửa hàng tiện lợi
5 Burger King Mỹ Cửa hàng thức ăn nhanh
6 Snap-On Tools Mỹ Dụng cụ cầm tay
7 Pizza Hut Mỹ Cửa hàng pizza
8 Wyndham Hotel Group Mỹ Khách sạn
9 ServiceMaster Clean Mỹ Dịch vụ chăm sóc nhà cửa
10 Choice Hotels Mỹ Khách sạn
(Nguồn: )
Trong thời gian gần đây, với việc Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng
gần đây, nhiều công ty trong Top 100 Franchise toàn cầu đã có kế hoạch cụ thể để mở rộng
hoạt động quốc tế trong tương lai gần:
- Choice Hotels (#10): Chuỗi khách sạn đang có kế hoạch mở 20-30 khách sạn tại Ấn Độ
mỗi năm trong 3 năm tới

- Baskin – Robbins (#26): Đầu năm nay, thương hiệu kem đã thuê nhân viên mới để hỗ trợ
kế hoạch tăng trưởng tại Trung Quốc, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Anytime Fitness (#45): Hệ thống câu lạc bộ thể dục đang chuyển hướng sang Qatar thông
qua một hợp đồng master franchise với the Almuftah Group, một công ty Qatar có nhiều
kinh nghiệm trong chuyển nhượng quyền thương mại các thương hiệu của Mỹ tại Trung
Đông.
- Cold Stone Creamery (#49): Cold Stone lên kế hoạch mở các cửa hàng mới trong 5 năm
tới thông qua hợp đồng master franchise với Kitchen Language (Singapore & Malaysia) và
Gustatus Ltđ ( Hy Lạp & Đảo Síp)
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 15
Chuyển nhượng quyền thương mại
Chiến lược mà Mĩ thực hiện là mở rộng ra thị trường quốc tế, tuy nhiên, không nhất thiết
phải là thâm nhập các quốc gia ngoài Hoa Kỳ khi nhắc tới nhượng quyền thương mại.
Khoảng 15% công ty trong danh sách Franchise Toàn cầu 2011 là xuất xứ từ những quốc
gia ngoài Hòa Kỳ, đồng nghĩa với việc Hòa Kỳ là 1 trong những thị trường đầy hứa hẹn để
có thể gia nhập, hoặc là tiếp tục mở rộng (đối với các công ty đã gia nhập thị trường).
Ngoài ra, các quốc gia khác cũng có một số thương hiệu nổi tiếng xuất hiện trong bảng xềp
hạng Top 100 Franchise. Các quốc gia này bao gồm: Anh, Pháp, Nhật, Canada...
Những quốc gia này cũng góp phần tạo nên một thị trường rộng lớn về sản phẩm của mình
trên toàn thế giới.
Sau đây là bảng xếp hạng của những thương hiệu đến từ các quốc gia trên trong Top 100
Franchise:
Thương Hiệu Xếp hạng 2011 Quốc gia xuất xứ
InterContinental Hotel Group 11 Anh
Dia* 21 Tây Ban Nha
Tim Hortons 22 Canada
Europcar* 27 Pháp
Kumon 33 Nhật
Cartridge World 37 Úc
Molly Maid 42 Canada

Yogen Fruz 44 Canada
Pita Pit 51 Canada
H&R Block 59 Canada
Coffee News 60 Canada
WSI Internet 71 Canada
ActionCOACH 77 Úc
Engel & Völkers 83 Đức
Naturhouse 84 Tây Ban Nha
TeaGschwender 92 Đức
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 16
Chuyển nhượng quyền thương mại
(Nguồn: )
2.1.2. Giới thiệu các thương hiệu nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Mỹ tiêu biểu
SUBWAY:
Chuỗi nhà hàng bánh mỳ kẹp thịt của Mỹ, được sở hữu và điều hành bởi Doctor’s
Associates, Inc. (DAI). Subway là một trong những thương hiệu nhượng quyền thương mại
phát triển nhanh nhất trên thế giới với 35,302 nhà hàng tại 98 quốc gia và vùng lãnh thổ
tính tơi 9/10/2011. Nó là chuỗi nhà hàng đơn thương hiệu lớn nhất trên toàn cầu và chuỗi
nhà hàng hoạt động rộng thứ 2 trên thế giới sau Yum! (35,000 địa điểm)
Nhân tố chính trong sự tăng trưởng của SUBWAY có liên hệ tới khẩu hiệu “Eat Fresh, Live
Green” (Ăn Sạch, Sống Xanh), tận dụng được xu hướng sống lành mạnh của phần đông
khách hàng trong những năm gần đây. SUBWAY đã chủ động tiến tới những sáng kiến có
ích cho môi trường. Cửa hàng Sinh thái (Eco-Store) đầu tiên của công ty tại Kissimee,
Florida (mở năm 2007) đã được trao giải bạc LEED (Đi đầu trong thiết kế vì năng lượng
và môi trường). Subway hiện có 5 cửa hàng Sinh thái, và sẽ tiếp tục mở thêm nhiều cửa
hàng nữa trong các giai đoạn khác nhau của kế hoạch và phát triển, song song với việc kết
hợp các yếu tổ của cửa hàng Sinh thái với những nhà hàng hiện có.
Một yếu tố khác dẫn đến sự tăng trưởng của Subway xoay quanh mối quan hệ nhượng
quyền – nhận quyền. Subway hoạt động theo hình thức được sở hữu bởi bên nhận quyền,
và nó hỗ trợ cho các nhà nhận quyền tiềm năng có được tài chính, trong đó có điều kiện

đăng ký Quản trị kinh doanh nhỏ (SBA). Việc đăng ký SBA cho phép các bên nhận quyền
tiềm năng được cho vay giải quyết nhanh khi nộp đơn xin hỗ trợ tài chính từ SBA Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các nhà hàng Subway tương đối nhỏ hơn so với các đối thủ cạnh tranh giúp giảm
chi phí mở cũng như vận hành.
McDonald’s
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 17
Chuyển nhượng quyền thương mại
Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, phục vụ khoảng 64 triệu khách hàng mỗi
ngày. Một nhà hàng McDonald’s có thể được quản lý bởi 1 nhà nhận quyền, 1 chi nhánh
hoặc chính tập đoàn. Doanh thu của tập đoàn tới từ tiền thuê, phí bản quyền do các bên
nhận quyền trả, và doanh số từ những nhà hàng do chính tập đoàn quản lý. Doanh thu của
tập đoàn tới từ tiền thuê, phí bản quyền do các bên nhận quyền trả, và doanh số từ những
nhà hàng do chính tập đoàn quản lý. Doanh thu của McDonald’s tăng 27% trong 3 năm qua
từ cuối năm 2007 tới 22.8 tỷ đôla, và tăng 9% doanh thu hoạt động tới 3.9 tỷ đola.
Mặc dù McDonald không đứng vị trí thứ nhất trong Top 10 Franchise năm 2011, nhưng
vẫn đứng rất sát với Subway ở vị trí thứ hai. Chuỗi cửa hàng của MD vẫn tăng trưởng ấn
tượng. Và giống như nhiều công ty khác, trong đó có Subway, MD cũng đang chủ động
thực hiện những bước tiến vì môi trường thông qua các chính sách của mình. MD cũng mở
rộng thực đơn với những lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của khách hàng.
2.2 Những bài học kinh nghiệm khi thực hiện chuyển nhượng quyền thương
mại:
2.2.1 Những cân nhắc cần lưu ý
Đối với người nhận quyền thương mại
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại, người nhận quyền thương mại nên cân
nhắc những vấn đề sau đây:
Không biết chắc khả năng sinh lợi.
Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (franchiser) thường
không cung cấp đầy đủ thông tin cho các franchisee về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
mà các franchisee mua lại. Điều này làm cho các franchisee không đánh giá được hiệu quả
của việc đầu tư. Ngay cả khi các franchisee cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của

Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 18
Chuyển nhượng quyền thương mại
doanh nghiệp thì họ cũng chỉ cung cấp các số liệu không mấy hữu ích cho việc đánh giá
hiệu quả thật sự của việc đầu tư.
Chi phí ban đầu quá cao.
Trước khi mở ra một doanh nghiệp franchise, các franchisee thường trả một loại phí
nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài loại phí này, có thể các
franchisee còn phải mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập như
mua sắm các máy móc, thiết bị, hàng trữ sẵn trong kho. Những chi phí đó có thể lên rất cao
và doanh nghiệp franchise có khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết.
Có quá nhiều franchisee khác ở gần địa bàn doanh nghiệp.
Việc này thường rất xảy ra khi các franchiser bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của
mình cho quá nhiều doanh nghiệp trong cùng một thị trường hẹp, chẳng hạn trên một con
phố ngắn có quá nhiều tiệm McDonald’s.
Quyền lợi của doanh nghiệp franchisee theo pháp luật không được bảo vệ.
Khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, các franchiser thường
loại bỏ các quyền lợi mà lẽ ra các franchisee phải được hưởng theo luật pháp hiện hành của
địa phương.
Bị hạn chế sự tự do.
Khi mua lại một franchise, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn
hiệu của franchise đó mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là các franchiser
thường áp đặt giá cả, cách bài trí, thiết kế lên các franchisee, làm hạn chế sự tự do của các
franchisee trong việc vận hành doanh nghiệp. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra
bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp franchise, nhưng nó có thể kiềm hãm sự phát triển của
những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp franchise hiệu quả hơn
nếu họ được làm theo cách riêng của mình.
Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao.
Các franchisee thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho franchiser dựa trên một
tỷ lệ phần trăm của doanh số bán. Số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các
franchisee.

Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp.
Trong nhiều trường hợp, các franchiser thường chỉ định các franchisee phải mua hàng hóa
hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 19
Chuyển nhượng quyền thương mại
bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp franchisee sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì
lý do nào đó tăng giá bán quá cao.
Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng.
Sau một số năm làm franchisee, các doanh nhân franchisee cảm thấy rằng họ có thể tự mở
ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hơn (chất lượng cao hơn, giá cả thấp
hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi mua lại một franchise, các doanh nhân
có thể tình tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc
hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Chi phí quảng cáo quá nhiều.
Nhiều franchisee buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho các
franchiser, trong khi các franchiser được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân
quỹ này.
Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng.
Khi franchisee có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi
phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các franchiser đưa ra, các
franchiser có thể chấm dứt ngay hợp đồng, làm cho doanh nhân là franchisee bị mất trắng
khỏan tiền đầu tư của mình.
Đối với người giao quyền thương mại
Bên giao quyền thương mại phải cân nhắc thật kĩ những vấn đề sau đây khi lựa chọn cũng
như thực hiện việc chuyển giao quyền thương mại:
Khả năng tiêu thụ của thị trường:
Nếu thị trường không có nhu cầu, hay nhu cầu của thị trường không lớn như mong
đợi thì không nên thực hiện chuyển giao quyền thương mại vào những thị trường như thế
dù cho có hội tụ đầy đủ những điều kiện để gia nhập thị trường ấy.

Khả năng của người nhận quyền thương mại:
Nếu như bên nhận quyền thương mại không đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu
mà bên giao quyền thương mại đưa ra, bao gồm những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn
kinh doanh, vị tr, phương thức tổ chức, thiết kế nội thất, tiêu chuẩn kĩ thuật... Thì cần phải
thực hiện xem xét có nên thực hiện hợp đồng thương mại hay không. Nếu không sẽ dễ dẫn
đến ảnh hưởng cho thương hiệu sản phẩm của mình trong những thị trường đó.
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 20
Chuyển nhượng quyền thương mại
Cũng như việc kinh doanh của bên nhận quyền thương mại, nếu việc kinh doanh
không đạt hiệu quả thì cũng dễ dẫn đến những vấn đề mâu thuẫn giữa hai bên. Vì thế cũng
cần xem xét, dự toán tính hiệu quả lâu dài từ khả năng của bên nhận quyền thương mại
Đối tác nhượng quyền trở thành đối thủ cạnh tranh:
Đây là một vấn đề cũng cần nên cân nhắc kĩ khi thực hiện nhượng quyền thương
mại. ràng buộc mà bên giao quyền thương mại chỉ có thể thực hiện khi hợp đồng nhượng
quyền thương mại có hiệu lực. Vì thế, nếu như có chấm dứt hợp đồng, thì có khả năng lớn
bên nhận quyền thương mại sẽ tự động hình thành thượng hiệu sản phẩm kinh doanh và trở
thành đối thủ cạnh tranh của mình.
Vấn đề pháp luật, chính trị, hành chính tại nơi nhận quyền thương mại:
Sẽ tồn tại một rủi ro lớn cho bên giao quyền thương mại nếu không nghiên cứu kĩ
những vấn đề liên quan đến pháp luật, chính trị, hành chính tại nơi nhận quyền. vì nều
không, sẽ gây cản trở cho việc nhượng quyền. Đòi hỏi phải có sự liên kết giữa các bên
trong việc tìm hiểu những vấn đề này.
2.2.2. Các nhân tố quyết định thành bại của việc nhận quyền thương mại
Bản sắc thương hiệu
Bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại
trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương
hiệu khác. Xây dựng thương hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo
dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán. Có thể nói, giá trị
lớn nhất của hợp đồng thương hiệu nhượng quyền nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến
người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công

việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất
khó bảo vệ giá trị này vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn
vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống nhượng quyền càng
lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo
vệ.
Vị trí
Có 3 yếu tố cực kì quan trọng trong việc nhượng quyền thương hiệu ở các lĩnh vực
thời trang, ăn uống và giải trí. Yếu tố thứ nhất là địa điểm, thứ hai là địa điểm và thứ ba
cũng là địa điểm. McDonalds là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhượng
quyền thành công nhất trên thế giới, nhưng nhìều người không biết rằng nguyên tắc kinh
doanh của họ là bên cạnh việc tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản.
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 21
Chuyển nhượng quyền thương mại
Những vị trí đặt cửa hàng McDonalds phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm
của khu phố, và có mật độ dòng người qua lại cao nhất .
KFC vào các quốc gia khác cũng áp dụng phương thức này và rất thành công. Các vị trí đặt
các cửa hàng KFC được đặt ở những vị trí tốt nhất : Khu mua sắm, siêu thị, nơi vui chơi…
để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi
nghĩ đến thức ăn nhanh. Với các loại hình kinh doanh ăn uống thì vấn đề vị trí luôn đặc
biệt quan trong, mang tính chất sống còn, điểm khó khăn nhất trong việc lựa chọn người
được nhượng quyền. Nếu bạn có địa điểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công .
Nỗ lực tiếp thị
Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sách tiếp thị giành riêng cho
mình. Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hỏi những qui luật tiếp thị khá đặc biêt và có sự
kết hợp giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Tùy thuộc vào loại hình
kinh doanh được chọn, bạn có thể lựa chọn phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp
nhất. Starbucks thành công với việc biến mỗi nhân viên của mình bất kể vị trí nào phải là
một chuyên gia tiếp thị cừ khôi để mọi nơi mọi lúc có thể tư vấn, có thể tiếp thị trực tiếp
cho thương hiệu của Starbucks.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Những chuỗi cửa hàng như McDonald’s

xây dựng những kế hoạch tiếp thị cấp quốc gia bên cạnh kế hoạch từng khu vực cho hệ
thống hoạt động của mình Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách
hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được
nhượng quyền ở địa phương đó, và người nhượng quyền nên tận dụng lợi thế đó để củng
cố thương hiệu của mình. Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao
kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương,
Chiến lược dài hạn
Thông thường việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị
những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phải xây dựng một chiến lược
dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi
nhuận, và nếu bạn không có kế hoạch đầy đủ thì bạn sẽ bị nuốt chửng trước khi có cơ hội
thành công.
Thương hiệu là tài sản quí giá nhất mà người nhượng quyền cho phép các đại lý của mình
sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi
thế cạnh tranh. Nhưng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các đại lý chưa quan
tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển thương hiệu nhượng quyền, và người nhượng
quyền cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình. Kinh doanh luôn đòi hỏi có
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 22
Chuyển nhượng quyền thương mại
chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của
cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài.
Quản lý con người
Một vấn đề là nếu thiếu kĩ năng làm việc và tương tác với con người, thì không nên
lựa chọn phương thức nhượng quyền. Khả năng quản lý con người rất cần thiết trong công
cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhượng quyền đòi hỏi sự hợp tác
và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia. Vấn đề quản lý con người sẽ đem lại nội
lực cho thương hiệu trước khi việc kinh doanh bắt đầu và phát phát triển thành một hệ
thống. Việc kí kết hợp đồng nhượng quyền chỉ mới là bước đầu, không phải là kết thúc của
mối quan hệ.
5 nhân tố trên sẽ là nền tảng kinh nghiệm được rút kết trên thế giới giúp cho thương hiệu

phát triển một cách vững chắc, là nền móng giúp mở rộng hệ thống kinh doanh theo mô
hình nhượng quyền cũng như lựa chọn thương hiệu phù hợp cho kinh doanh. Việc phát
triển những nhân tố này thành những qui tắc và những cam kết hoạt động quản lý một cách
toàn diện hệ thống nhượng quyền.
PHẦN 3:
QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 23
Chuyển nhượng quyền thương mại
LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 24
Chuyển nhượng quyền thương mại
3.1. Quy trình nhượng quyền thương mại
3.1.1. Doanh nghiệp nhận quyền thương mại
Để kinh doanh nhượng quyền một thương hiệu , đó là một quy trình dài và rất phức
tạp đòi hỏi người nhận nhượng quyền phải thực hiện tốt tất cả các bước trong quy trình.
Theo cuốn sách “Mua franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của TS Lý
Quí Trung, 5 bước mà một nhà nhận quyền thương hiệu phải làm bao gồm:
- Bước 1: Chọn đúng thương hiệu
Đây là bước quan trọng cốt yếu quyết định sự thành công của doanh nghiệp
nhận quyền thương mai. Do có hàng ngàn thương hiệu trên thế giới, do đó
doanh nghiệp nhận quyền thương mai cần chọn thương hiệu mà mình có quan
tâm hay ngành nghề, lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm hoặc là phù hợp với
năng lực tài chính của mình.
- Bước 2: Quyết định thương hiệu mà franchisee có khả năng tài chính mua
lại
Người nhượng quyền đầu tư cần biết rõ mức đầu tư của mình ở đâu. Do đó,
franchisee cần tìm hiểu thật chính xác về thương hiệu và người bán thương hiệu.
Chi phí là vấn đề rất quan trọng vì khi kinh doanh một thương hiệu franchise,
ngoài chi phí cho người nhượng quyền thương hiệu, còn nhiều phí khác như
thuế, chi phí kinh doanh gồm xây dựng cửa hàng, thuê nhân công, nguồn cung

ứng…Franchisee phải liệt kê chính xác tất cả các chi phí cần phải có để xem có
phù hợp với năng lực tài chình của mình không.
- Bước 3: Điều tra, đánh giá hệ thống frachise và công ty nhượng quyền
Việc điều tra đánh giá năng lực, uy tín và tiềm năng của hệ thống franchise trước
đó là rất cần thiết khi chọn mua nhượng quyền của thương hiệu nào. Khi mua
một thương hiệu không có nghĩa chỉ mua một hệ thống mà là cả một mối quan
hệ làm ăn lâu dài. Do đó franchisee phải đặt thật nhiều câu hỏi cho franchisor,
gặp gỡ chủ thương hiệu để hiểu chính xác mức độ thành công của thương hiệu.
Những câu hỏi chính sẽ xoay quanh 3 vấn đề sau:
1. Hệ thống franchise có ổn định và tin tưởng không?
2. Hệ thống franchise có ổn định về mặt tài chính không?
Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 25

×