Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tổng hợp đề thi Tố tụng dân sự Khoa Luật UEH TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 14 trang )

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỀ 1
1. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại
phiên toà PT chỉ được chấp nhận nếu bị đơn
đồng ý
-->đúng. Đ 299.1 BLTTDS 2015 Khi nguyên đơn
rút đơn khởi kiện tại phiên tòa PT thì HĐXX PT
phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Trường hợp bị
đơn không đồng ý thì việc rút đơn khởi kiện không
được chấp nhận. Trường hợp bị đơn đồng ý thì việc
rút đơn khởi kiện được chấp nhận ra quyết đ hủy án
sơ và đình chỉ vụ án; chịu án phí sơ thẩm và 1/2 phí
án phúc.
2. Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự
của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo,
kháng nghị Theo thủ tục PT
sai. Đ 371, khoản 2 và 3 Đ 29 vad Đ 27.7 BLTTDS
2015 Quyết định giải quyết các việc dân sự sau
không thể bị kháng cáo, kháng nghị Theo thủ tục
PT:
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận kết
quả hòa giải thành ngoài Tòa án” Đ 27.7;
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn” Đ 29.2 ;
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thỏa
thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân Theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình” Đ 29.3 .


3. Chỉ TAND cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải
quyết Theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự
có đương sự ở nước ngoài
Sai. Đ 35.4, Đ 39.3 BLTTDS 2015 Trong trường
hợp giải quyết “Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải
quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân VN cư
trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với VN” thì
thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nơi cư trú

của công dân VN, chứ không thuộc thẩm quyền của
TAND cấp tỉnh. trường hợp, Tòa án cấp huyện đã
thụ lý giải quyết Theo đúng quy định của pháp luật
khi hai đương sự ở VN, trong quá trình giải quyết
thì có đương sự ra nước ngoài sinh sống thì trường
hợp này TAND cấp huyện vẫn có thẩm quyền giải
quyết.
4. Tòa án có thể ra quyết định công nhận sự
thoả thuận của các đương sự về một phần vụ án
Sai. Đ 212.2 BLTTDS 2015 “Thẩm phán chỉ ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về
việc giải quyết Toàn bộ vụ án”.
Câu 2 (4 điểm): Bài tập
Ông Bê và bà Phước là vợ chồng hợp pháp, ông bà
có ba người con là anh Tín (cư trú tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang), chị Tuyết (cư trú tại thành phố
Tân An. tỉnh Long An) và anh Tuấn. Ông Bê, bà

Phước qua đời để lại di sản gồm 2.895 m2 đất vườn
và căn nhà trên đất thuộc thửa số 605 tại ấp Phú
Thuận, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long
An hiện do chị Tuyết quản lý. Ngày 03/ 8/2016,
Anh Tín khởi kiện chị Tuyết yêu cầu chia di sản
thừa kế.
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư
cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trên.
- Quan hệ pháp luật tranh chấp: Đây là tranh chấp
thuộc lĩnh vực thừa kế tài sản Theo quy định tại
khoản 5 Đ 26 BLTTDS 2015
- Tư cách đương sự:
+Đ 68.2 anh Tín là nguyên đơn,

do anh Tín đã có hành vi
khởi kiện chị Tuyết vì cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm;

+ Đ 68.3 Tuyết là bị đơn do Tính khởi kiện-là người bị
khởi kiện hoặc bị người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền
và lợi ích của nguyên đơn mà người đó xâm phạm.

+Đ 68.4 anh Tuấn là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan vì việc giải quyết vụ án có ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của anh Tuấn.
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án:


+ Thẩm quyền chung: Đây là tranh chấp thuộc lĩnh

vực thừa kế tài sản, thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án Theo thủ TTDS Theo quy địnhtại
khoản 5 Đ 26
+ Thẩm quyền Theo cấp: Đ 35.1.athì Tòa án cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa
kế tài sản;
+ Thẩm quyền Theo lãnh thổ: Đây là tranh chấp có
đối tượng tranh chấp là bất động sản (chia di sản
thừa kế) tại ấp Phú Thuận, xã Nhơn Ninh, huyện
Tân Thạnh, tỉnh Long An. Theo Đ 39.1.cthì vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất
động sản.
Vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND
huyện Tân Thạnh.(Long An)
2. Vì nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến
tòa án không tống đạt được thông báo về việc
thụ lý án tranh chấp về thừa kế tài sản cho người
có quyền, nghĩa vụ liên quan. Ngày 09/02/2017,
Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu
trên của Tòa án.
- Hành vi tố tụng nêu trên của Tòa án là không
đúng.
- Vì Đ 217 không có quy định nào cho thấy cơ sở
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là do
nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến Tòa án không
tống đạt được thông báo về việc thụ lý án tranh
chấp về thừa kế tài sản cho người có quyền, nghĩa

vụ liên quan.
Căn cứu Khoản 4, Đ 8 Nghị quyết 03/2012/NQHĐTP hướng dẫn Đ 35thì:"Trong vụ án về hôn
nhân và gia đình, thừa kế tài sản,...mà có tranh chấp
về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa
án được xác định Theo quy định tại điểm a, b
khoản 1 Đ 35 của BLTTDS.
Vậy thì:
TH1: Điểm a, khoản 1, Đ 39 BLTTDS 2015: Tòa án
tp.Tân An, Long An có thẩm quyền giải quyết

TH2: Điểm b, Khoản 1, Đ 39 BLTTDS 2015: Tòa
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có thẩm quyền giải
quyết.
--------------------****************---------------ĐỀ 2
1 – Đương sự trong vụ án dân sự bắt buộc phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Sai. Đương sự trong vụ án dân sự phải có đầy đủ
“năng lực hành vi tố tụng” dân sự chứ không bắt
buộc phải có “năng lực hành vi” dân sự đầy đủ.
Trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự nhưng Theo quyết định của Tòa án xác định
người đó có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
thì người này có thể trở thành đương sự trong vụ án
dân sự. (khoản 3, Đ 69 )
2 - Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự.
Sai. Đ 205.1 quy định về Nguyên tắc hòa giải thì:
Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những
vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành

hòa giải được quy định tại Đ 206 và Đ 207 hoặc vụ
án được giải quyết Theo thủ tục rút gọn. .(khoản 1,
Đ 205năm 2015)
3 – Tòa án cấp PT phải tiến hành xét xử lại toàn
bộ vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị.
Sai. Bởi Đ 293 quy định về Phạm vi xét xử PT thì
Tòa án cấp PT chỉ xem xét lại phần của bản án sơ
thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng
cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét
nội dung kháng cáo, kháng nghị. Do đó, nếu vụ án
chỉ có kháng cáo, kháng nghị một phần bản án sơ
thẩm thì Tòa án cấp PT chỉ phải tiến hành xét xử lại
phần vụ án đó, Đ 293năm 2015.
4 – Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự
sơ thẩm nếu yêu cầu khởi kiện không được Tòa
án chấp nhận.
Sai. Bởi Đ 147.1 quy định về Nghĩa vụ chịu án phí
sơ thẩm thì về nguyên tắc Đương sự phải chịu án
phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án
chấp nhận. Tuy nhiên trong trường hợp Nguyên đơn


thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải chịu
án phí sơ thẩm thì không phải chịu án phí sơ thẩm.
( khoản 1, Đ 147năm 2015)
5 – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời có thể bị kháng cáo, kháng nghị Theo thủ
tục PT.
Sai. Bởi Đ 139.1 quy định về Hiệu lực của quyết
định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp

tạm thời thì khi Tòa án ra quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Đ 114năm 2015 thì Quyết định
này sẽ có hiệu lực thi hành ngay lập tức, hay nói
cách khác là sẽ không thể bị kháng cáo, kháng nghị
Theo thủ tục PT. Quy định này xuất phát từ chính
bản chất của “các biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Những biện pháp yêu cầu tính cấp bách và kịp thời
nên nếu nó không có hiệu lực thi hành ngay thì sẽ
không mang tính hiệu quả.
CSPL: khoản 1, Đ 139năm 2015.

1 – Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và
xác định tư cách của đương sự
a. quan hệ pháp luật tranh chấp
Do anh B khởi kiện Cty A đến Tòa án có thẩm
quyền yêu cầu Cty A phải xây dựng lại phần hiên
nhà bị hư hỏng và bồi thường thiệt hại sức khỏe của
anh B là 15 triệu đồng là yêu cầu bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nên đây là tranh chấp dân sự.
(khoản 6, Đ 26năm 2015).
b – Xác định tư cách của đương sự
Đ 68.1 thì Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan,
tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: ông B. Do ông B là người khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: Cty A. Do Cty A là người bị nguyên đơn
(ông B) khởi kiện.


6 – Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và
Hội đồng tái thẩm là giống nhau.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.

Sai. Đ 356 về Thẩm quyền của HĐXX tái thẩm và
Đ343 về Thẩm quyền của HĐXX giám đốc thẩm thì
có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ: HĐXX tái thẩm
không được hủy 01 phần bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật và không được sửa bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật nhưng HĐXXgiám
đốc thẩm có các quyền này. (Đ343, Đ356 )

2 – Những Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải
quyết vụ kiện trên

II – BÀI TẬP: (4 điểm)

-TAND Quận 7 (Tòa án nơi ông B cư trú) và TAND
Quận 8 (Tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại). Thẩm
quyền của Tòa án Theo sự lựa chọn của nguyên
đơn thì Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng thì ông B có thể yêu cầu Tòa án nơi mình
cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại
giải quyết. Đ 40.1.d

Cty A (trụ sở tại quận 6) ký hợp đồng xây dựng cho
anh B (cư trú tại quận 7) một căn nhà tại quận 8.
Hai bên giao nhận nhà và thanh lý hợp đồng xây
dựng vào ngày 01/01/2013. Ngày 05/5/2013, mái

hiên của căn nhà nêu trên bất ngờ bị đổ (không do
lỗi của anh B) và gây thương tích cho anh B, điều
trị hết 15 triệu đồng. Anh B cho rằng Cty A xây nhà
không đảm bảo đúng thiết kế, kỹ thuật Theo hợp
đồng xây dựng nên ngày 06/6/2013, anh B khởi
kiện Cty A đến Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu
Cty A phải xây dựng lại phần hiên nhà bị hư hỏng
và bồi thường thiệt hại sức khỏe của anh B là 15
triệu đồng. Hỏi:

CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68

Những Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết
vụ kiện trên:
- TAND Quận 6 (Đ 35.1.a và Đ 39.1.a Tòa án nơi
Cty A có trụ sở);

3 – Tại phiên tòa sơ thẩm, anh B bị đột quỵ chết
nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án này có đúng pháp
luật không Tại sao
Có 02 trường hợp:
+Trường hợp ông B chết mà chưa có cơ quan, tổ
chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng


của ông B thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự. Theo điểm a, khoản 1, Đ 214
BLTTDS 2015
+Trường hợp ông B chết mà không có cơ quan, tổ

chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng
của ông B thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự. Theo điểm a, khoản 1, Đ 217
BLTTDS 2015
Cspl:Đ 214.1.a và Đ 217.1.a BLTTDS 2015
-----------------************----Đề 3
I. Nhận định

quy định các Tòa chuyên trách TAND cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết Theo thủ tục sơ thẩm những
vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao
động thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện quy
định tại Đ 35 của Bộ luật này.
4. Tranh chấp về bất động sản luôn do Tòa án
cấp tỉnh nơi có bất động sản giải quyết.
sai. Theo Đ 39.1.c BLTTDS 2015, đối tượng tranh
chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết. Mà tranh chấp về bất
động sản có thể là tranh chấp về dân sự do vậy có
thể thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh
hoặc TAND cấp huyện Theo quy định tại Đ 35 và
Đ 37 BLTTDS 2015.

1. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ luôn thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp Tỉnh.

5. TAND cấp cao có thẩm quyền PT vụ án dân sự

Sai. Vì tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có thể là
tranh chấp dân sự quy định Đ 26.4 BLTTDS 2015,

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
Theo quy định Đ 35.1.a BLTTDS 2015.

đúng. Vì Đ 29 Luật Tổ chức Tòa án 2014 quy định:
TAND cấp cao có quyền PT vụ việc mà bản án,
quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền
Theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị Theo quy định của luật tố tụng.

tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại
đ30.2 BLTTDS 2015 (yếu tố bắt buộc có đối với
loại tranh chấp này là “đều có mục đích lợi nhuận”).
Khi đó sẽ được Tòa án cấp tỉnh giải quyết Đ 37.1.a
BLTTDS 2015.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn
là Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Sai. Vì ngoài Tòa án nơi bị đơn cư trú, các đương
sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản
yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn
giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình (Đ39.1.b
BLTTDS 2015. Ngoài ra nếu bị đơn không có nơi
cư trú, làm việc, trụ sở ở VN hoặc vụ án tranh chấp
việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết
Theo quy định Đ 40.1.c BLTTDS 2015
3. Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải
quyết tranh chấp lao động.
sai. Vì Đ 35.1.c BLTTDS 2015 TAND cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết Theo thủ tục sơ thẩm các

tranh chấp về lao động quy định tại Đ 32 của Bộ
luật này. Bên cạnh đó, Đ 36 BLTTDS 2015 cũng

6.Tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức có đăng
ký kinh doanh là tranh chấp kinh doanh, thương
mại.
sai. Vì Đ 30.1 BLTTDS 2015, để tranh chấp giữa
hai tổ chức có đăng ký kinh doanh là tranh chấp về
kinh doanh, thương mại thì đó phải là tranh chấp
phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại và
tổ chức đó phải có mục đích lợi nhuận. Nếu tổ chức
đó không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp là
tranh chấp dân sự.
7. Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải
quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN
bản án, quyết định của Tòa án n ngoài.
đúng. Vì TAND cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải
quyết các yêu cầu quy định Đ 35.2 mà khoản này
đã loại trừ Đ 27.5, Đ 29.9, Đ 31.4 BLTTDS 2015
về công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết
định của Tòa án nước ngoài.
8. Sau khi vụ án được thụ lý, thẩm quyền của
Tòa án không thay đổi.


sai. Vì Đ 41.1 BLTTDS 2015 thì “vụ việc dân sự đã được
thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì
Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có
thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý… ”


Như vậy dù
vụ án đã được thụ lý nhưng thẩm quyền của Tòa án
vẫn có thể bị thay đổi.
9/ Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài luôn
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp
tỉnh.
sai. Vì Theo khoản 3,4 Đ 35 và Đ 37.1.c về nguyên
tắc vụ việc có đương sự ở nước ngoài sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh, Tuy nhiên,
trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải
quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân VN cư
trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với VN thì sẽ
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi cư trú
của công dân VN.
10/ Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án quận
1 và Tòa án quận 2 do TAND thành phố Hồ Chí
Minh giải quyết.
.sai. Vì Theo khoản 2 Đ 41: “tranh chấp về thẩm
quyền giữa các TAND cấp huyện trong cùng một
tỉnh trực thuộc trung ương do Chánh án TAND cấp
tỉnh giải quyết” thì Tòa án quận 1 và Tòa án quận 2
đều là Tòa án cấp huyện thuộc thành phố Hồ Chí
Minh (là thành phố trực thuộc trung ương), do đó,
tranh chấp về thẩm quyền giữa hai Tòa án này sẽ do
Chánh án TAND thành phố Hồ Chí Minh giải
quyết.
Bài tập 1 – tình huống luật tố tụng dân sự có

tham khảo
Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu
đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền
có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh
B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe
vào tháng 02/2013.
Dù đã hết hạn trả nợ và trả xe đã lâu nhưng anh B
vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên anh A đã khởi
kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải
trả nợ gốc, tiền lãi Theo hợp đồng vay tiền và trả
lại xe cho anh A.

Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết
cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án.
Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố H giải
quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ
án như vậy là đúng hay sai Tại sao

Theo khoản 1, Đ 188năm 2015 về Phạm vi khởi
kiện thì do quan hệ dân sự vay tiền giữa anh A và
anh B và quan hệ dân sự cho thuê xe giữa anh A và
anh B có liên quan với nhau nên việc Tòa án Quận
X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu
cầu của anh A trong cùng một vụ án phù hợp với
quy định của pháp luật.
CSPL: khoản 1, Đ 188năm 2015.
Bài tập 2 A khởi kiện B yêu cầu Tòa án buộc B trả
cho A số tiền 1 tỷ 200 triệu mà A đã cho B vay trong
thời hạn 8 tháng kể từ ngày 01/02/2010, nếu hết thời
hạn đó B không trả nợ thì A sẽ chuyển thành nợ dài

hạn và tính lãi suất tăng 100%. Đến thời hạn trả nợ ,
B không trả nợ cho A như đã thỏa thuận. Sau nhiều
lần tiến hành đòi nợ. A đã thỏa thuận được với B
bằng văn bản: Cho phép B gia hạn thời hạn trả nợ
đến ngày 01/3/2011. Tuy nhiên, đến thời hạn
01/3/2011, B cũng không chịu trả nợ cho A. Chính
vì vậy, ngày 15/3/2011, A đã khởi kiện tại Tòa án
yêu cầu B trả nợ cho A. Bạn hãy trả lời và nêu cùng
với sự giải thích các câu hỏi sau:
1 – A có quyền khởi kiện B đòi nợ trong trường
hợp này hay không.
Theo khoản 1, Đ 4 và Đ 186năm 2015 quy định về
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp thì A có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa
án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
CSPL: khoản 1, Đ 4 và Đ 186năm 2015.
2 – Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp và tư
cách đương sự
+Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp:
Tranh chấp trên là tranh chấp về hợp đồng giữa A và
B nên đây là quan hệ pháp luật dân sự.


+Xác định tư cách của đương sự:
Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
-Nguyên đơn là A, do A là người khởi kiện để yêu

cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
-Bị đơn là B, do B là người bị nguyên đơn (A) khởi
kiện.
-Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
3 – Giả sử Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và
phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án
phải xử lý như thế nào
Theo điểm e, khoản 1, Đ 217năm 2015 quy định về
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Trường hợp
Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết
thời hiệu thời kiện thì Tòa án (Lúc này ra bản án,
quyết định giải quyết vụ án) mà đương sự có yêu
cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án (Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án) ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự.
Nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu
thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự Theo
quy định của pháp luật.
CSPL: điểm e, khoản 1, Đ 217năm 2015.
4 – Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó các
bên lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
số tiền nợ thì Tòa án phải xử lý như thế nào
5 – Nếu trong quá trình Tòa án giải quyết mà A
chết thì Tòa án phải xử lý tình huống này như
thế nào
Có 02 trường hợp:
+Trường hợp A chết mà chưa có cơ quan, tổ chức,
cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án

dân sự. Theo điểm a, khoản 1, Đ 214 BLTTDS 2015
+Trường hợp A chết mà không có cơ quan, tổ chức,
cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự. Theo điểm a, khoản 1, Đ 217 BLTTDS 2015
CSPL: điểm a, khoản 1, Đ 214 và điểm a, khoản 1,
Đ 217 BLTTDS 2015
Bài tập 3
Năm 2010, A và B kết hôn. Năm 2012, A và B
thỏa thuận thuận tình ly hôn và mỗi người sẽ trả
một nửa số tiền đã vay của ông C là 50 triệu
đồng. Nêu cách giải quyết của Tòa án trong các
trường hợp sau:
1 – Khi nhận được thông báo của Tòa án, ông C
cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ
không phải là 50 triệu.
Căn cứ quy định tại Đ 91năm 2015 quy định về
Nghĩa vụ chứng minh thì Đương sự có yêu cầu phải
tự chứng minh Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập,
cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp
pháp.
Do đó, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông
100 triệu chứ không phải là 50 triệu thì ông C có
nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh việc
vợ A và B đã vay của ông 100 triệu đồng.
Trường hợp ông C không đưa ra được chứng cứ
hoặc không đưa ra đủ chứng cứ chứng minh việc vợ

A và B đã vay của ông 100 triệu đồng thì Tòa án
giải quyết vụ việc dân sự Theo những chứng cứ đã
thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
CSPL: Đ 91năm 2015.
2 – Trong quá trình Tòa án giải quyết, A và B
phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con,
C không phản đối với sự thỏa thuận của A và B
về cách chi trả khoản vay trên.
Căn cứ quy định tại khoản 5, Đ 397năm 2015 thì
trường hợp A và B hòa giải đoàn tụ không thành mà
A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho
con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về
công nhận thuận tình ly hôn và thụ lý vụ án để giải
quyết.
CSPL: khoản 5, Đ 397năm 2015.


Bài tập 4
A (30 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận 1,
TPHCM) cho B (35 tuổi, có hộ khẩu thường trú
tại Quận 3, TPHCM) vay 500 triệu trong thời
hạn là 6 tháng tính từ ngày 01/01/2009. B thế
chấp cho A căn nhà tại Quận 12 TPHCM thuộc
sở hữu của A. Hợp đồng vay tiền và thế chấp
giữa A và B có công chứng hợp pháp. Tuy nhiên,
đến tháng 08/2009 B vẫn không trả khoản tiền
nêu trên A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B
trả khoản tiền đã vay.
Với nội dung như trên, Anh chị hãy xác định:
1 – Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp trên CSPL.
Nếu trong hợp đồng vay của A và B thỏa thuận
TAND Quận 1 nơi nguyên đơn là A cư trú có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp thì thẩm quyền giải
quyết thuộc về TAND Quận 1 (Tòa án các bên đã
thỏa thuận). Theo điểm a, khoản 1, Đ 35 và quy
định tại điểm a, khoản 1, Đ 39năm 2015.
Nếu trong hợp đồng vay của A và B không thỏa
thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
hoặc giữa A và B có văn bản thỏa thuận Tòa án có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì: Theo điểm a,
khoản 1, Đ 35năm 2015 quy định về Thẩm quyền
Theo lãnh thổ và quy định tại điểm b, khoản 1, Đ
39năm 2015 quy định về Thẩm quyền của TAND
cấp huyện thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là
TAND Quận 3 – Tòa án nơi bị đơn cư trú.
CSPL: điểm a, khoản 1, Đ 35 và điểm a, b khoản 1,
Đ 39năm 2015.
2 – Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm. A, B đã thỏa
thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền
500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu
toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu
Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa nên
HĐXXđã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự. HĐXXra Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là
đúng hay sai Tại sao./.
HĐXXra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự như trên là đúng


Bởi vì: Theo khoản 1, Đ 246năm 2015 quy định về
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì: Tại
phiên tòa sơ thẩm, trong phần thủ tục bắt đầu phiên
tòa, Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay
không, nếu A, B đã thỏa thuận được với nhau là B
sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời
gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A,
B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án
nữa và xét thấy sự thỏa thuận này là tự nguyện,
không vi phạm Đ cấm của luật và không trái đạo
đức xã hội thì HĐXXra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ
án.
CSPL: khoản 1, Đ 246năm 2015.
Bài tập 5
Ngày 01/01/2013, Anh A (Cư trú tại quận 1) khởi
kiện anh B (Cư trú tại Quận 2) và chị C (Cư trú
tại quận 3), với yêu cầu: anh B và chị C phải trả
lại anh A căn nhà thuê tại Quận 4 (do anh A là
chủ sở hữu) đã hết hạn thuê từ ngày 01/10/2012
và tiền thuê nhà hàng tháng 11 và tháng 12 năm
2012 là 20 triệu đồng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ
án, anh B và chị C nộp đơn đến Tòa án với yêu
cầu: anh A phải trả lại cho anh B và chị C số tiền
vay là 30 triệu đồng, mà anh Ađã vay của anh B
và chị C đã hết hạn trả từ ngày 01/11/2012 mà
chưa trả. Hỏi:
1 – Tòa án có chấp nhận đơn yêu cầu của anh B
và chị C để xét xử chung trong vụ án do anh A

khởi kiện không Tại sao
Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu phản tố này
của anh B và chị C để xét xử chung trong vụ án do
anh A khởi kiện. Do Theo khoản 4, Đ 72năm 2015
quy định về Yêu cầu phản tố và điểm b, khoản 2, Đ
200năm 2015 quy định về thì yêu cầu của anh B và
chị C được Tòa án chấp nhận do yêu cầu của anh B
và chị C nếu được chấp nhận sẽ dẫn đến loại trừ
việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn.
CSPL: khoản 4, Đ 72 và điểm b, khoản 2, Đ
200năm 2015.


2 – Xác định những tòa án có thẩm quyền thụ lý
giải quyết đơn khởi kiện của anh A
Đối với yêu cầu khởi kiện đòi đòi trả lại căn nhà tại
Quận 4 thì TAND Quận 4 có thẩm quyền giải quyết.
Do Theo điểm a, khoản 1, Đ 35năm 2015 quy định
về Thẩm quyền của TAND cấp huyện và điểm c,
khoản 1, Đ 35năm 2015 quy định về Thẩm quyền
của Tòa án Theo lãnh thổ thì chỉ có Tòa án nơi có
bất động sản có thẩm quyền giải quyết mà bất động
sản đang nằm ở Quận 4 nên TAND Quận 4 có thẩm
quyền giải quyết.
CSPL: điểm a, khoản 1, Đ 35 và điểm c, khoản 1, Đ
35năm 2015.
Đối với yêu cầu đòi tiền thuê nhà hàng tháng 11 và
tháng 12 năm 2016 là 20 triệu đồng.
Theo điểm h, khoản 1, Đ 40năm 2015 quy định về

Thẩm quyền của Tòa án Theo sự lựa chọn của
nguyên đơn thì A có quyền chọn TAND Quận 2
hoặc TAND Quận 3 để khởi kiện do nơi cư trú của
các bị đơn là khác nhau. Theo điểm g, khoản 1, Đ
40năm 2015 thì do việc đòi tiền thuê nhà phát sinh
từ hợp đồng thuê nhà tại Quận 4 nên hợp đồng được
thực hiện ở Quận 4 do đó TAND Quận 4 cũng có
thẩm quyền giải quyết vụ việc.

bị đơn dân sự (căn cứ Đ 245,năm 2015 quy định về
Thay đổi địa vị tố tụng), Tòa án sẽ đình chỉ xét xử
đối với phần yêu cầu anh A đã rút (căn cứ khoản 2,
Đ 244,năm 2015). Vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết
Theo quy định của pháp luật. Nếu Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án là trái quy định pháp
luật.
CSPL: điểm a, khoản 2, Đ 217; Đ 245 và khoản 2,
Đ 244năm 2015.
Bài tập 6:
Doanh nghiệp tư nhân A (do ông K là chủ doanh
nghiệp) vay của ngân hàng B số tiền là 5 tỷ đồng.
Việc vay vốn này là để phục vụ hoạt động kinh
doanh. Khị vay vốn, doanh nghiệp A thế chấp
căn nhà số 01 đường Y quận X thành phố H do
ông C là chủ sở hữu, bảo lãnh. Theo hợp đồng,
nếu doanh nghiệp A không trả được nợ thì ông C
sẽ trả thay. Đến hạn trả nợ, do doanh nghiệp A
không trả nên ngân hàng B đã khởi kiện vụ án
và đã được Tòa án thụ lý. Sau khi Tòa án thụ lý
vụ án thì ông K chết và doanh nghiệp A không

còn tài sản.
Do ông K chết nên ngân hàng B đã khởi kiện ông
C ra Tòa án. Tòa án đã thụ lý vụ án và xác định
đây là tranh chấp kinh doanh, thương mại.

CSPL: điểm a, khoản 1, Đ 35 và điểm h, g, khoản 1,
Đ 40năm 2015.
Kết luận: A có thể khởi kiện vụ việc ra TAND Quận
4 để TAND Quận 4 thụ lý và giải quyết 02 yêu cầu
trên.
3 – Tại phiên tòa sơ thẩm, Anh A rút toàn bộ yêu
cầu khởi kiện nên Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án. Quyết định này đúng pháp luật
không Tại sao./.
Có 02 trường hợp xảy ra:
Nếu anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và anh B
và chị C cũng rút toàn bộ yêu cầu phản tố thì Tòa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là đúng pháp
luật. (Theo điểm a, khoản 2, Đ 217năm 2015).
Nếu anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và anh B
và chị C không rút yêu cầu phản tố thì lúc này anh
B và chị C trở thành nguyên đơn và anh A trở thành

Theo anh chị, Tòa án xác định loại tranh chấp
như vậy là đúng hay sai Tại sao./.
Tòa án xác định loại tranh chấp như vậy là Sai.
Quan hệ giữa ông C và Ngân hàng B là quan hệ hợp
đồng bảo lãnh, ông C bảo lãnh cho việc thực hiện
hợp đồng dân sự vay tiền của Doanh nghiệp tư nhân
A với Ngân hàng B nên đây là quan hệ dân sự

(Tranh chấp trên là về hợp đồng dân sự Theo quy
định tại khoản 3, Đ 26năm 2015 quy định về Những
tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án). Mặt khác, Theo khoản 1, Đ 30năm
2015 quy định về Những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
thì Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
mà ông C và Ngân hàng B trong trường hợp trên


không có kinh doanh với nhau và ông C không vì
mục đích lợi nhuận.

Minh Như. Do đó, TAND Quận Bình Thạnh có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

CSPL: khoản 3, Đ 26 và khoản 1, Đ 30năm 2015

CSPL: điểm a, khoản 1, Đ 35 và điểm a, khoản 1, Đ
39năm 2015.

Bài tập 7:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương VN ở quận
Phú Nhuận TPHCM ký hợp đồng cho doanh
nghiệp tư nhân Minh Như (chủ doanh nghiệp là
ông Minh) có trụ sở tại Quận 3 TPHCM vay vốn
phục vụ hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho
khoản vốn vay, vợ chồng ông Minh và bà Như

(cư trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM) thế chấp
căn nhà thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của
họ ở Quận 7, TPHCM cho ngân hàng. Do đến
hạn nhưng bên vay không trả khoản tiền vay nêu
trên nên bên cho vay khởi kiện để yêu cầu tòa án
giải quyết.
1 – Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trên không CSPL.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên
hay không
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên bởi
vì tranh chấp trên là tranh chấp hợp đồng tín dụng
giữa ông Minh và Chi nhánh Ngân hàng Công
thương VN ở quận Phú Nhuận. Quan hệ giữa ông
Minh và bà Như (cư trú tại quận Bình Thạnh,
TPHCM) thế chấp căn nhà thuộc quyền sở hữu
chung hợp nhất của họ ở Quận 7 cho Chi nhánh
Ngân hàng Công thương VN ở quận Phú Nhuận để
đảm bảo khoản vay của ông Minh và Chi nhánh
Ngân hàng Công thương VN ở quận Phú Nhuận là
hợp đồng bảo lãnh.
Do đó, đây là tranh chấp dân sự nên Tòa án có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp này của các bên đương
sự.
CSPL: khoản 3, Đ 26năm 2015
Mở rộng: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
Do Chi nhánh Ngân hàng Công thương VN ở quận
Phú Nhuận khởi kiện doanh nghiệp tư nhân Minh
Như có trụ sở ở Quận 3 mà doanh nghiệp tư nhân
không phải là pháp nhân nên thẩm quyền Theo lãnh

thổ của Tòa án xác định Theo nơi cư trú của bị đơn
là ông Minh – đại diện của doanh nghiệp tư nhân

Nếu trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ
án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì thẩm
quyền giải quyết của tòa án có thay đổi không Vì
sao
Theo khoản 3, Đ 392015 về Thẩm quyền của Tòa
án Theo lãnh thổ thì: Trường hợp vụ án dân sự đã
được Tòa án thụ lý và đang giải quyết Theo đúng
quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án
Theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải
quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự
thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của
đương sự. Do đó, trong thời gian tòa án thụ lý giải
quyết vụ án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì
thẩm quyền giải quyết của tòa án không thay đổi.
CSPL: khoản 3, Đ 392015
2 – Xác định tư cách tham gia tố tụng của các
chủ thể CSPL./.
Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: Chi nhánh Ngân hàng Công thương
VN ở quận Phú Nhuận, do Chi nhánh Ngân hàng
Công thương VN ở quận Phú Nhuận là người khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: ông Minh, do ông Minh là người bị nguyên
đơn (Chi nhánh Ngân hàng Công thương VN ở

quận Phú Nhuận) khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Như là
người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án
vì là người tuy không khởi kiện, không bị kiện,
nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của bà.
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
Bài tập 1 –


Câu 1: Chị Tiên kết hôn với anh Sỹ năm 1995,
sinh được 3 con là Sử 1996, Sự 1997, Sáng 1998.
Do mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng nên chị Tiên
nộp đơn khởi kiện xin ly hôn, đơn này được Tòa
án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Trong đơn
khởi kiện, chị Tiên yêu cầu được được ly hôn,
được nuôi 3 con chung, không yêu cầu anh Sỹ
cấp dưỡng, yêu cầu được chia 50% giá trị tài sản
chung là căn nhà trị giá khoảng 7 tỷ tại quận 8
hiện anh chị và các con đang ở, yêu cầu anh Sỹ
phải trả số nợ chung 2 tỷ đồng cho chủ nợ là ông
Hùng. Hỏi:

người khác thay mặt mình tham gia tố tụng và trong
trường hợp trên do chị Tiên trực tiếp yêu cầu ly hôn
không phải trường hợp cha, mẹ, người thân thích
khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn Theo quy
định tại khoản 2 Đ 51 của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014.
Ngoài ra, có thể căn cứ quy định tại khoản 13, Đ

70,năm 2015 quy định về Quyền, nghĩa vụ của
đương sự thì đương sự có thể tự bảo vệ hoặc nhờ
người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình.

Câu hỏi 1
CSPL: đoạn 2, khoản 4, Đ 85 và khoản 13, Đ
70,năm 2015.
a – Xác định tư cách của đương sự

Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: chị Tiên, do chị Tiên là người khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: anh Sỹ, do anh Sỹ là người bị nguyên đơn
(chị Tiên) khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: cháu Sử,
Sự và Sáng là người có quyền, lợi nghĩa vụ liên
quan trong vụ án vì là người tuy không khởi kiện,
không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự
có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các cháu
(Ví dụ: Quyền nuôi các cháu sẽ thuộc về ai Ai có
nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các cháu).
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
Câu hỏi 2
b – Nguyên đơn, bị đơn có quyền ủy quyền cho
người khác tham gia tố tụng không
Căn cứ quy định tại đoạn 2, khoản 4, Đ 85năm

2015 quy định về người đại diện thì: Nguyên đơn
(chị Tiên), bị đơn (anh Sỹ) không có quyền ủy
quyền cho người khác tham gia tố tụng bởi vì đối
với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho

Bài tập 2 –
Ông Tuấn, bà Hà có 4 người con gồm: Hùng cư
trú quận Ba Đình, Dũng cư trú quận Hoàn
Kiếm, Kiên cư trú tại Hoa Kỳ, Cường cư trú tại
Nhật Bản. Tháng 1/2014, anh Hùng khởi kiện
yêu cầu anh Dũng phải chia căn nhà do cha mẹ
chết để lại, không có di chúc, nhà tọa lạc tại quận
Hoàng Mai, hiện anh Dũng đang cho Công ty
TNHH Hoàng Vũ và anh John (quốc tịch Anh)
thuê. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Hỏi:
Câu hỏi 1
a – Xác định tư cách đương sự
Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: anh Hùng, do anh Hùng là người khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: anh Dũng, do anh Dũng là người bị nguyên
đơn (anh Hùng) khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: anh Kiên,
anh Cường, Công ty TNHH Hoàng Vũ và anh John
(quốc tịch Anh) là người có quyền, lợi nghĩa vụ liên
quan trong vụ án vì là người tuy không khởi kiện,
không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự

có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ (Ví dụ:
Nếu chia thừa kế thì anh Kiên và anh Cường cũng


có thể được hưởng thừa kế, ảnh hưởng quyền lợi
Công ty TNHH Hoàng Vũ và anh John (quốc tịch
Anh)…).
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
Câu hỏi 2 b -Bắt buộc phải có người phiên dịch
trong vụ án trên không
Không bắt buộc phải có người phiên dịch trong vụ
án trên.
Bởi vì:Căn cứ Đ 69năm 2015 quy định về Người
phiên dịch thì Người phiên dịch là người có khả
năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và
ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố
tụng không sử dụng được tiếng Việt. Do đó, trong
vụ án trên nếu các đương sự đều biết, hiểu và sử
dụng được Tiếng Việt thì có thể không cần phải có
người phiên dịch.
CSPL: Đ 69năm 2015.
Câu hỏi 3
c – Nếu anh Dũng bị câm điếc thì Tòa án xử lý
thế nào
Căn cứ Đ 69năm 2015 quy định về Người phiên
dịch thì: Nếu anh Dũng bị câm điếc thì Tòa án sẽ
cho các bên đương sự tự thỏa thuận lựa chọn Người
phiên dịch để Tòa án xem xét đồng ý, nếu các bên
đương sự không tự thỏa thuận lựa chọn được hoặc
tự thỏa thuận được nhưng không được Tòa án đồng

ý thì Tòa án sẽ tự yêu cầu người phiên dịch cho anh
Dũng.
CSPL: CSPL: Đ 69năm 2015
Mở rộng: Người thân thích của anh Dũng có thể
làm người phiên dịch không
Căn cứ đoạn 2, khoản 4, Đ 70năm 2015 quy định về
quyền và nghĩa vụ của Người phiên dịch thì Trong
trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân
thích của người câm, người điếc biết được dấu hiệu
của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có
thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho
người câm, người điếc đó.
CSPL: đoạn 2, khoản 4, Đ 70năm 2015.

Bài tập 3 – Bà Lan cho ông Tú vay 300tr, không
lãi suất, để mở cửa hàng bán thức ăn gia súc,
thời hạn 2 năm, có hợp đồng tay ngày
10/10/2012. Do ông Tú không trả nợ vay, ngày
20/9/2013, bà Lan khởi kiện ông Tú đến Tòa án
có thẩm quyền yêu cầu xét xử buộc ông Tú trả
nợ vay 300tr, không yêu cầu trả lãi. Sau khi Tòa
án thụ lý vụ án, ông Tú có đơn yêu cầu bà Lan
trả 40tr tiền thức ăn gia súc bà Lan mua từ
tháng 1/2012 đến tháng 7/2013 chưa trả, được
Tòa án chấp nhận giải quyết trong cùng vụ án do
bà Lan khởi kiện. Hỏi:
Câu hỏi 1
a – Xác định tư cách của đương sự
Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm

nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: bà Lan, do bà Lan là người khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: ông Tú, do ông Tú là người bị nguyên đơn
(bà Lan) khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
Câu hỏi 2
b – Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú
trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện là đúng
pháp luật không
Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong
cùng vụ án do bà Lan khởi kiện là đúng pháp luật.
Bởi vì: Theo khoản 4, Đ 72năm 2015 quy định về
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn thì ông Tú có quyền
đưa ra yêu cầu phản tố là đòi bà Lan trả 40tr tiền
thức ăn gia súc bà Lan mua từ tháng 1/2012 đến
tháng 7/2013 chưa trả.


Căn cứ khoản 2, Đ 200năm 2015 quy định về
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn thì Tòa án khi xét
thấy Yêu cầu phản tố của ông Tú nếu được chấp
nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần yêu
cầu của nguyên đơn thì Tòa án sẽ chấp nhận và giải
quyết luôn trong cùng vụ án hình sự.
CSPL: khoản 4, Đ 72 và khoản 2, Đ 200năm 2015.
Mở rộng: Trường hợp ông Tú có Yêu cầu phản tố
như trên (đòi bà Lan trả 40tr tiền thức ăn gia súc bà

Lan mua từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2013 chưa
trả) nhưng Tòa án không chấp nhận thì ông Tú phải
làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
: Theo khoản 6, Đ 72năm 2015 quy định về Quyền
và nghĩa vụ của bị đơn thì trường hợp yêu cầu phản
tố hoặc yêu cầu độc lập của ông Tú không được Tòa
án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì ông
Tú có quyền khởi kiện vụ án khác.
CSPL: khoản 6, Đ 72năm 2015
Câu hỏi 3 c – Giả sử Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú. Theo
quy định của pháp luật, bà Lan cần làm gì để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 14, Đ 70; khoản 1, Đ 72 và khoản 3, Đ
52,năm 2015 quy định về Quyền, nghĩa vụ của
đương sự thì bà Lan có quyền Yêu cầu thay đổi
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án với lý
do nếu Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án
là cháu rể của ông Tú thì có thể ảnh hưởng đến sự
công tâm, vô tư khi giải quyết vụ án nêu trên của
Thẩm phán.
CSPL: khoản 14, Đ 70 và khoản 3, Đ 52,năm 2015
Câu hỏi 4
d – Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham
gia tố tụng không
Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố
tụng.
Bởi vì: Theo quy định tại khoản 13, Đ 70 và khoản
1, Đ 72năm 2015 thì ông Tú có thể tự mình tham
gia tố tụng hoặc có quyền ủy quyền cho người khác

tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

mình. Do đó, Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật
sư tham gia tố tụng.
CSPL: khoản 13, Đ 70 và khoản 1, Đ 72năm 2015
Bài tập 4 – Ngày 10/10/2012, Cty A ký hợp đồng
với Công ty B, nội dung: Cty A thi công ép cọc
toàn bộ công trình Kiên Lương Plazza, huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cho Công ty B,
thời hạn hợp đồng 01 năm, giá trị hợp đồng: tính
Theo số mét cọc thực tế, đơn giá 90.000đ/m. Sau
khi Cty A ép cọc giai đoạn 1 xong thì Công ty B
đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cty A khởi
kiện yêu cầu Công ty B thanh toán khối lượng đã
thi công 4.700m, tương đương 423tr. Hỏi:
Câu hỏi 1
a – Giả sử tại phiên hòa giải, nguyên đơn và bị
đơn thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và
không yêu cầu Tòa án giải quyết bằng bản án,
quyết định. Tòa án xử lý tình huống này như thế
nào
Theo khoản 5, Đ 211,năm 2015 thì trường hợp
nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận về việc giải quyết
tranh chấp và không yêu cầu Tòa án giải quyết bằng
bản án, quyết định thì Tòa án lập biên bản hòa giải
thành.
Theo khoản 1, Đ 212,năm 2015 quy định về việc ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản
hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi

ý kiến về sự thỏa thuận trên thì Thẩm phán chủ trì
phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án
Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự.
CSPL: khoản 5, Đ 211 và khoản 1, Đ 212năm 2015
Câu hỏi 2
b – Giả sử hòa giải không thành nên Tòa án mở
phiên tòa để xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm,
nguyên đơn đưa ra yêu cầu buộc bị đơn phải bồi
thường 100 triệu do bị đơn đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Tòa án xử lý tình huống này như
thế nào
Theo khoản 4, Đ 70 và khoản 1, Đ 71,năm 2015
quy định về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn thì


nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của
mình.
Theo khoản 1, Đ 244năm 2015 quy định về việc
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu thì
Trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn
đưa ra yêu cầu buộc bị đơn phải bồi thường 100
triệu do bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì
Tòa án (cụ thể là Hội đồng xét xử) có thể chấp nhận
việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu
việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn
không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Xét
thấy, yêu cầu trên nằm trong phạm vi yêu cầu khởi
kiện Theo quy định tại Đ 188năm 2015 do cùng
hướng tới yêu cầu giải quyết quan hệ dân sự là hành

vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của bị đơn nên
Tòa án chấp nhận việc yêu cầu bồi thường thiệt hại
của bị đơn.
CSPL: khoản 4, Đ 70 và khoản 1, Đ 71; khoản 1, Đ
244; Đ 188năm 2015
Bài tập 5 – Chị Mai khởi kiện yêu cầu anh Bình
phải trả 02 tháng tiền nhà bằng 20 triệu (tháng
11 + tháng 12/2015). Bản án sơ thẩm của TAND
huyện X tuyên xử: buộc anh Bình phải trả số
tiền thuê nhà tháng 12/2015 cho chị Mai là 10
triệu đồng, không chấp nhận yêu cầu đòi tiền
thuê nhà tháng 11/2015, vì không có chứng cứ.
Chị Mai kháng cáo với yêu cầu Tòa án cấp PT
xét xử lại vụ án, buộc anh Bình trả đủ số tiền
thuê nhà còn nợ là 20 triệu đồng. Hỏi:
Câu hỏi 1 a – Xác định tư cách đương sự
Theo khoản 1 Đ 68năm 2015 thìĐương sự trong vụ
án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trong đó:
Nguyên đơn: chị Mai, do chị Mai là người khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Bị đơn: anh Bình do anh Bình là người bị nguyên
đơn (chị Mai) khởi kiện yêu cầu trả tiền nhà.

Mai phải trả lại cho anh số tiền 5 triệu đồng mà
anh Bình đã bỏ ra để sửa chữa nhà trong thời
gian thuê. Hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa
án trong trường hợp này
Thứ nhất, anh Bình làm đơn yêu cầu Tòa án giải

quyết buộc chị Mai phải trả lại cho anh số tiền 5
triệu đồng mà anh Bình đã bỏ ra để sửa chữa nhà
trong thời gian thuê (yêu cầu phản tố) của anh Bình
không thuộc phạm vi xét xử PT. Theo Đ 293năm
2015 về Phạm vi xét xử PT thì Tòa án cấp PT chỉ
xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc
có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo,
kháng nghị.
Thứ hai, anh Bình không có quyền yêu cầu phản tố
trong thời điểm vụ án đang ở giai đoạn PT. Trường
hợp này, Theo khoản 3, Đ 300năm 2015 quy định
về Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn thì anh Bình
có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải ở giai đoạn xét xử sơ
thẩm. Đây là giai đoạn PT nên anh Bình không có
quyền phản tố.
Trường hợp anh Bình muốn bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình thì có thể khởi kiện một vụ án
dân sự mới yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu của
mình.
CSPL: Đ 293 và khoản 3, Đ 300,năm 2015.
Bài tập 6 – Ngày 21/7/2013, Cty A ký hợp đồng
với Công ty B với nội dung: Cty A san lắp toàn
bộ mặt bằng khu công nghiệp Lê Minh Xuân, trị
giá hợp đồng 5 tỷ, thanh toán làm 5 đợt, Theo
tiến độ thi công công trình. Cty A đã thi công
xong giai đoạn 4 của công trình, nhận 3 tỷ đồng
(là giá trị thi công giai đoạn 1, 2, 3; còn giai đoạn

4 chưa thanh toán) thì Công ty B đơn phương
chấp dứt hợp đồng. Cty A khởi kiện yêu cầu
Công ty B thanh toán 1 tỷ đồng giá trị thi công
giai đoạn 4, được Tòa án thụ lý vụ án. Hỏi:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.
CSPL: khoản 1, 2, 3 và 4, Đ 68năm 2015.
Câu hỏi 2 b – Sau khi thụ lý phúc thẩm, anh
Bình làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị

Câu hỏi 1 a/ Tại phiên hòa giải, bị đơn đề nghị
Tòa án hoãn phiên hòa giải để bị đơn làm thủ tục
yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.


Đề nghị này có được Tòa án chấp nhận không
Tại sao
Tại phiên hòa giải, bị đơn đề nghị Tòa án hoãn
phiên hòa giải để bị đơn làm thủ tục yêu cầu người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án không
chấp nhận đề nghị của bị đơn.
Về nguyên tắc, Theo khoản 3, Đ 209năm 2015 quy
định về Thành phần phiên hòa giải thì nếu các
đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất
cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán mới
phải hoãn phiên họp. Trong trường trên, đã có mặt
đủ các bên đương sự nên Tòa án không có căn cứ để
chấp nhận đề nghị của bị đơn.
CSPL: khoản 3, Đ 209năm 2015
Mở rộng: Trong trường hợp trên nếu bạn chưa kịp

mời người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình
thì hãy vắng mặt tại phiên hòa giải sau đó mời
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình
tham gia hòa giải lần sau, nhưng lưu ý chỉ vắng mặt
được 01 lần, nếu bạn đã từng vắng mặt 01 lần thì
nếu tiếp tục vắng mặt lần 02 thì được xem
nhưkhông tiến hành hòa giải được và Tòa án sẽ mở
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án.
Câu hỏi 2 b/ Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm,
nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện, Tòa án
giải quyết vụ án như thế nào
Theo khoản 1, Đ 244,năm 2015 quy định về việc
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của
đương sự thì trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ
đơn khởi kiện thì Tòa án (Hội đồng xét xử) chấp
nhận và đình chỉ xét xử đối với phần khởi kiện của
nguyên đơn, tiếp tục giải quyết yêu cầu độc lập
khác của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, yêu
cầu phản tố khác của bị đơn (nếu có).
Trường hợp vụ án không có yêu cầu phản tố, yêu
cầu độc lập khác thì HĐXXra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án.
CSPL: khoản 1, Đ 244,năm 2015
Mở rộng: Trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản
tố không rút yêu cầu của mình thì bị đơn trở thành
nguyên đơn và ngược lại nguyên đơn trở thành bị
đơn.




×