Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các bộ phận cấu thành của chính sách xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.97 KB, 2 trang )

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI
1. Bảo hiểm xã hội
Là hệ thống lơn trong hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội vừa mang
tính kinh tế vừa mang tính nhân đạo của Nhà nước ta nhằm đảm bảo cuộc
sống cho người lao động trước những biến cố làm giảm hoặc mất thu
nhập
Là bộ phận cấu thành quan trọng và có triển vọng phát triển nhất trong hệ
thống an sinh xã hội nước ta.
Là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo công
bằng và an sinh xã hội cho mọi người lao động luôn được quan tâm, chú
ý và đã được thực hiện ngay từ ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam
dân chủ Cộng Hòa
2. Trợ giúp xã hội.
Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện
sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những
trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được
cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền
hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được
giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia
đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng.
Trợ giúp xã hội có đặc điểm:
- Thuế được dùng để tài trợ cho các chương trình xã hội đa dạng để chi
trả trợ cấp.
- Trợ cấp được chi trả khi các điều kiện theo quy định được đáp ứng.
- Thẩm tra tài sản (thu nhập, tài sản và vốn) thường dùng được xác định
mức hưởng trợ cấp.
3. Trợ cấp gia đình.
Trong hệ thống an sinh xã hội của nhiều nước quy định chế độ bảo hiểm
xã hội dựa trên những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí gắn với gia


đình.


Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế gắn với
trách nhiệm gia đình. Những người không có con sẽ nộp thuế cao hơn
những người có con, người có ít con phải nộp thuế cao hơn người đông
con..
4. Các quỹ tiết kiệm xã hội
­
Trong hệ thống an sinh xã hội của nhiều nước có tổ chức các
quỹ tiết kiệm dựa trên đóng góp của cá nhân.
­
Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành
viên khi có sự cố xẩy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một
lần theo những quy định.
­

Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh
lời, không chia sẻ rủi ro cho người khác
5. Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng
­ Ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước phát triển, trong hệ thống ASXH
có nhiều dạng dịch vụ xã hội, được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng
(ngân sách Nhà nước), bao gồm:
­ Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm
việc trong một khoảng thời gian nhất định.
­ Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ
hưởng; các chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước.
VD: Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi, Trợ cấp xã hội hàng tháng đối
với người đơn thân nghèo nuôi con
CÂU HỎI


1. Tại sao ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người?
2. Tại sao nhà nước phải quản lí thống nhất và tổ chức bộ máy thực
hiện BHXH
3. Mối quan hệ giữa BHXH và phát triển KT?
4. Vai trò BHXH trong quá trình đảm bảo ASXH
5. Tại sao hoa kì không bao gồm bảo hiểm y tế?



×