Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh thông qua bài khúc xạ ánh sáng lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ
---------------------

LÊ THỊ THU TRANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT
VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” LỚP 11 - THPT
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Vật lý

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ
---------------------

LÊ THỊ THU TRANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT
VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” LỚP 11 - THPT
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Vật lý

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN NGỌC TUẤN


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Ngọc Tuấn đã định hướng nghiên cứu, động viên và tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong
tổ Phương pháp dạy học, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Vật lý - trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi kịp thời trong suốt thời gian học tập.
Do mới bước đầu thực hiện nghiên cứu và trình bày về một đề tài khoa
học nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến, đóng góp của các thầy, cô giáo để nội dung
được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của một khoá luận tốt nghiệp đại học.

Hà nội, ngày… tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.


Hà nội, ngày… tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Thu Trang


CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

HS

Học sinh

GV

Giáo viên



Vấn đề

BT


Bài tập

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

NL

Năng lực

KT

Kiểm tra

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

THCVĐ

Tình huống có vấn đề

SGK

Sách giáo khoa


TNSP

Thực nghiệm sư phạm

KXAS

Khúc xạ ánh sáng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2

3.

Giả thuyết khoa học ...................................................................................................... 2

4.

Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 2

7.


Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3

8.

Cấu trúc khóa luận ....................................................................................................... 4

NỘI DUNG ........................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................... 5
CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT
VÀ LỰA CHỌNGIẢI PHÁP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ........... 5
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
1.2 NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CỦA HỌC SINH THPT .. 6
1.2.1. Các khái niệm ............................................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm năng lực của học sinh THPT.................................................................... 8
1.2.3. Quy trình đề xuất và lựa chọn giải pháp của học sinh trong hoạt động dạy học. 9
1.2.4 Các mức độ thể hiện năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp của học sinh ........ 11
1.3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ................................................................................ 12
1.3.1. Mối quan hệ giữa dạy học với việc phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho học sinh............................................................................................................... 12
1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho học sinh trong dạy học vật lý............................................................................ 12
1.3.3. Hệ thống kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh để phát triển năng lực đề xuất và
lựa chọn giải pháp cho học sinh trong dạy học Vật lý .................................................... 15
1.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI
PHÁP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ................................................ 15


1.4.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS
.................................................................................................................................. 15

1.4.2. Biện pháp 2: Hình thành thái độ tích cực nâng cao năng lực đề xuất và lựa
chọn giải pháp cho HS ....................................................................................................... 16
1.4.3. Biện pháp 3: Đổi mới, lựa chọn phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực
đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS .............................................................................. 17
1.4.4. Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống có vấn đề ....................... 18
1.4.5. Biện pháp 5: Đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá năng lực đề xuất và lựa
chọn giải pháp cho HS ....................................................................................................... 19
1.5. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ...................................................................... 20
1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................................... 20
1.5.2. Đối tƣợng điều tra .................................................................................................. 20
1.5.3. Nội dung điều tra ..................................................................................................... 21
1.5.4 Kết quả điều tra...................................................................................................... 21
1.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 24
CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 26
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT
VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11-THPT .... 26
2.1.MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” ......... 26
2.1.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 26
2.1.2. Nội dung kiến thức ................................................................................................... 27
2.2. THIẾT KẾ BÀI DẠY “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP .................................... 27
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế bài dạy theo định hƣớng phát triển năng lực đề xuất và lựa
chọn giải pháp .................................................................................................................... 27
2.2.2. Thiết kế giáo án bài “Khúc xạ ánh sáng” theo định hƣớng phát triển năng lực
đề xuất và lựa chọn giải pháp ........................................................................................... 28
2.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................... 36
3.1.MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... 36



3.1.1. Mục đích của TNSP ................................................................................................. 36
3.1.2.Nội dung của TNSP................................................................................................... 36
3.1.3.Nhiệm vụ của TNSP.................................................................................................. 36
3.2.THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP TNSP ................................................................. 37
3.2.1. Thời gian TNSP ........................................................................................................ 37
3.2.2. Phƣơng pháp TNSP ................................................................................................. 37
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................................. 37
3.3.1. Diễn biến TNSP ........................................................................................................ 37
3.3.2. Xây dựng công cụ đo lƣờng định lƣợng kết quả TNSP ........................................ 38
3.3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 41
3.3.4. Phân tích số liệu thực nghiệm sƣ phạm. ................................................................ 43
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 49


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng 1.1. Mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NL đề xuất và lựa chọn
giải pháp ......................................................................................... 11
Bảng 3.1. Thống kê kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm ............................ 41
Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm đối chứng và thực
nghiệm ............................................................................................ 43
Hình 1.1 Quy trình đề xuất và lựa chọn giải pháp của học sinh ..................... 10
Hình 3.1 Biểu đồ tần số điểm ......................................................................... 39
Hình 3.2 Đồ thị tần suất tích lũy điểm............................................................ 40


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, HS phổ thông sẽ được học tập theo
một phương thức đào tạo mới. Theo phương thức đào tạo này, sau mỗi bài
học, các yêu cầu cần đạt ở học sinh bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng
lực. Trong mỗi phần mục tiêu đều có những tiêu chí cụ thể rõ ràng; đặc biệt,
chú trọng về phát triển các phẩm chất và năng lực ở học sinh [3]. Để học sinh
đạt được những tiêu chí đó, mỗi giáo viên giảng dạy cần thực hiện theo định
hướng để đổi mới từ nội dung đến lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh sau mỗi bài
dạy. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu quản lý, khoa học giáo dục,… thậm trí là
các giáo viên đang giảng dạy trực tiếp,…đã và đang tìm hướng nghiên cứu,
triển khai sao cho hiệu quả nhất,vì mục tiêu phát triển giáo dục nhằm tạo ra
các sản phẩm giáo dục chất lượng.
Với định hướng đào tạo này, kiến thức của học sinh không còn mang
tính hàn lâm, hoạt động học tập thiên về hoạt động thực tế, phát triển kỹ năng,
học để làm được; họ có thể tư duy, có khả năng giải quyết được các tình
huống cụ thể dựa trên các năng lực có được sau đào tạo. Một trong các năng
lực đó là năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp.
Vật lý là một môn khoa học cơ bản, học sinh có thể được tiếp cận,
chiếm lĩnh kiến thức theo nhiều cách khác nhau. Với học sinh phổ thông,
năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp là một phần nhỏ thuộc năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo cần có. Tình huống có vấn đề trong học tập luôn gợi
nhu cầu tìm tòi, giải quyết những khúc mắc nếu giáo viên có nghệ thuật kích
thích, gợi mở cho học sinh. Từ đó, năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp ở
học sinh có điều kiện phát triển.
Thực tiễn quá trình học tập của học sinh cho thấy, kỹ năng đề xuất và
lựa chọn giải pháp ở phần lớn học sinh phổ thông đang chưa thật sự đáp ứng
yêu cầu trong tình hình mới; qua các tình huống có vấn đề, học sinh chiếm
lĩnh/củng cố được những kiến thức/kỹ năng sau khi giải quyết, mang lại


1


những tác động hữu hiệu trong hoạt động học tập. Việc phát triển năng lực đề
xuất và lựa chọn giải pháp rất phù hợp và hiệu quả khi được triển khai trong
môn Vật lý THPT.Bởi vì, các tính chất, hiện tượng và ứng dụng vật lý thường
tạo được hứng thú ở học sinh.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm, thực tập sư phạm
ở trường THPT, qua tham khảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể,
qua nghiên cứu các phương pháp dạy học mà phần lớn giáo viên phổ thông
vận dụng,…những câu hỏi đặt ra trong tôi đó là: Theo hướng triển khai đào
tạo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo,giáo viên phổ thông sẽ tiếp cận và triển
khai hoạt động giảng dạy như thế nào để đáp ứng chương trình tổng thể? Để
phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp ở học sinh phổ thông thì
giáo viên phải thực hiện như thế nào?...Với những lý do nêu trên, tôi quyết
định chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho học sinh thông qua bài “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-THPT’’ làm
khóa luận tốt nghiệp đại học cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực đề xuất và
lựa chọn giải pháp cho học sinh thông qua bài “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực đề
xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh thông qua bài “Khúc xạ ánh sáng” vật
lý 11- THPT phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức thì sẽ nâng
cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho

học sinh THPT.
-

-

Hoạt động dạy và học vật lý ở THPT.

2


5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp
phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về mặt lý luận các công trình, tài liệu liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho học sinh THPT.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho học sinh THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các công trình, các
nguồn tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra: Lập phiếu điều tra thăm đò, để tìm hiểu thực
trạng năng lựa đề xuất và lựa chọn giải pháp trong dạy và học vật lý ở THPT;
+ Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát việc dạy và học của GV và
HS trong quá trình TNSP;

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy học theo giáo án thiết kế,
so sánh với lớp đối chứng để rút ra những kết luận, tác động sư phạm, đề xuất
hướng áp dụng vào thực tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các thông tin thu được trước
và sau TN kiểm chứng để đưa ra các nhận xét, đánh giá về tác động của các
biện pháp phát triển NL đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS đã đề xuất.

3


8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm
ba chương:
Chương 1: Cở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực đề xuất
và lựa chọn giải pháp cho học sinh trong dạy học Vật lý
Chương 2: Thiết kế bài dạy học theo hướng phát triển năng lực đề xuất
và lựa chọn giải pháp bài “khúc xạ ánh sáng” Vật lý lớp 11-THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌNGIẢI PHÁP CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới

Theo chương trình giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể [3] thì
năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp được thể hiện ở HS THPT là một trong
sáu năng lực thành phần của năng lực giải quyết vấn đề NLGQVĐ.
Xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh đã được nhiêu nước quan tâm và nghiên cứu trong đó có Năng lực đề
xuất và lựa chọn giải pháp trong nhóm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
giải quyết vấn đề. Vào đầu những năm 1970 và đầu những năm 1980 tại các
trường đại học ở Minnesota của Mỹ nhiều giảng viên vật lý bắt đầu có mong
muốn cải thiện việc giảng dạy của mình theo hướng phát triển năng lực GQVĐ
cho sinh viên, với mong muốn là hiểu được những khó khăn mà sinh viên gặp
phải trong việc giải quyết các vấn đề vật lý và điều này thể hiện qua bài báo
của nhóm tác giả McDermott & Redish, “Physics Education Research” 1999
[29]. Có thể nói, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề phát triển năng
lực GQVĐ cho HS trong DH Vật lí đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mới
của nghiên cứu giáo dục Vật lí. Và từ đây bắt đầu có nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu đến vấn đề phát triển NLGQVĐ cho HS trong DH vật lí như
Thomas M.Foster [28]. Ngoài ra, còn có nhiều tác giả khác cũng quan tâm
nghiên cứu đến vấn đề này như Larkin, Hambrick, Engle,…
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, quan điểm DH theo hướng phát triển năng lực đã được Bộ
Giáo dục triển khai vào đầu năm 2013-2014 ở gần 2000 trường tiểu học và
các cấp học phổ thông coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học này.

5


Bên cạnh đó, việc phát triển NLGQVĐ cho HS đang rất được chú trọng
và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một trong số đó là đề
tài “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương Từ
trường và Cảm ứng điện từ Vật lí 11- Thpt theo hướng phát triển năng lực

giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính” [11]. Dương Thị Hồng Hạnh
với luận văn “ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua dạy
học chương Sự điện li- Hóa 11 nâng cao” của Lương Thị Lệ Hằng [10].
Tuy nhiên, có thể nói hiện nay vấn đề phát triển năng lực đề xuất và lựa
chọn giải pháp cho HS trong dạy học Vật lí ở trường THPT, chưa được quan
tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ. Cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu
về vấn đề phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS trong dạy
học bài “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11-THPT.
1.2 NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CỦA HỌC
SINH THPT
Theo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể [3], yêu
cầu cần đạt của HS THPT về cả phẩm chất và năng lực. Các năng lực cốt lõi
bao gồm những năng lực chung và năng lực chuyên môn. Các năng lực chung
bao gồm:
*Năng lực tự chủ và tự học
Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự kiểm
soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng nghề nghiệp; Tự học,
tự hoàn thiện
* Năng lực giao tiếp và hợp tác
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; Thiết
lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn; Xác
định mục đích và phương thức hợp tác; Xác định trách nhiệm và hoạt động
của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và
thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế.

6


* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển

khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thực hiện và đánh giá giải
pháp giải quyết vấn đề; Tư duy độc lập.
Từ những năng lực thành phần của năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo cho thấy, phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp là một khâu
rất quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. Theo
định hướng nghiên cứu và khuôn khổ khoá luận, một số khái niệm cơ bản
được đề cập trước khi tìm trình bày về các đặc điểm về năng lực của HS
THPT.
1.2.1. Các khái niệm
*Năng lực
Khái niệm về năng lực đã được nhiều nhà nhà nghiên cứu giáo dục
nghiên cứu; trong đó, có Howard Gardner (1999), F.E.Weinert (2001),…
Trong số đó, khái niệm của F.E.Weinert có vẻ như khá bao quát về năng lực
mà tôi đã tham khảo nội dung so với các khái niệm đã được trình bày của các
nhà nghiên cứu khác. Theo F.E.Weinert thì Năng lực được hiểu như là những
kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình
huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng vận
dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong
những tình huống linh hoạt [26, tr.12].
Với khái niệm trên nghĩa là: Khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết
HS có khả năng huy động những kiến thức,kĩ năng, kĩ xảo mà bản thân tích
lũy được hoặc là sẵn có để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh, các thành quả nghiên cứu về năng lực mà các nhà nghiên cứu
ngoài nước đã công bố thì tại Việt Nam cũng có một số khái niệm đã được
nêu ra. Trong đó, tôi rất đồng tình với khái niệm của Trần Trọng Thủy và
Nguyễn Quang Uẩn (1998): “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo
của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất
định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động
ấy” [23, tr.11].
7



* Tình huống có vấn đề
“Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý của chủ thể nhận thức
khi vấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn về nhận thức. Mâu thuẫn và khó
khăn đó vượt ra khỏi giới hạn tri thức đã có của chủ thể, bao hàm một điều gì
đó chưa biết, đòi hỏi sự tìm tòi tích cực, sáng tạo” [16]
Tương tự, với khái niệm trên nghĩa là: Khi chủ thể gặp phải một mâu
thuẫn trong nhận thức hay tham gia giải quyết một vấn đề mà gặp khó khăn,
mâu thuẫn không thể giải quyết được ngay bằng tri thức và những gì sẵn có
của bản thân, mà phải chủ động, tích cực tìm tòi, sáng tạo mới giải quyết được
vấn đề đó.
* Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề được Nguyễn Trọng Khanh trình bày như
là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và
thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó,
không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.
* Năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp
Như đã nêu ở phần đầu mục 1.2, năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp
là một phần của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nó được nảy sinh
trong tình huống có vấn đề. Người học đứng trước một vấn đề, nhất là trong
các bài toán Vật lý, học sinh cần đưa ra các đề xuất, để chọn được hướng giải
quyết vấn đề tốt nhất căn cứ vào mục tiêu đặt ra và các thông tin đã có cũng
như thu thập được. Học sinh phân tích khả năng, xem xét điều kiện, đánh giá
tính khả thi trên tất cả các giải pháp để lựa chọn ra một giải pháp tối ưu nhất.
1.2.2. Đặc điểm năng lực của học sinh THPT
- Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt động của cá nhân ở các
tình huống nhất định.
- Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực
chuyên môn[3].


8


Năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng
lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng
lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
- Năng lực được hình thành và phát triển trong và ngoài nhà trường.
Nhà trường được coi là môi trường chính thức giúp HS có được những năng
lực cần thiết nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Những bối cảnh không
gian không chính thức như: gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin đại
chúng, tôn giáo và môi trường văn hóa… góp phần bổ sung và hoàn thiện
năng lực cá nhân.
- Năng lực và các thành phần của nó không bất biến mà có thể thay đổi
từ sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân.
- Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời
con người vì sự phát triển năng lực thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận
thức và hành động cá nhân chứ không đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến
thức riêng rẽ. Do đó năng lực có thể bị yếu hoặc mất đi nếu chúng ta không
tích cực rèn luyện tích cực và thường xuyên.
- Các thành tố của năng lực thường đa dạng vì chúng được quyết định
tùy theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm quốc gia, dân tộc, địa phương.
Năng lực của HS ở quốc gia này có thể hoàn toàn khác với một HS ở quốc gia
khác [5].
1.2.3. Quy trình đề xuất và lựa chọn giải pháp của học sinh trong hoạt
động dạy học

Từ các cơ sở trên, chúng tôi thiết kế quy trình đề xuất và lựa chọn giải
pháp của học sinh trong hoạt động dạy học gồm 3 giai đoạn; đó là: Thiết lập
không gian vấn đề, tìm kiếm giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Quy trình được thể hiện theo sơ đồ hình 1.1.

9


Quy trình trên có thể được diễn giải cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập không gian vấn đề
Học sinh thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến vấn đề để
tìm các giải pháp.
Giai đoạn 2: Tìm kiếm giải pháp
Từ các thông tin thu thập được, học sinh đưa ra các giải pháp giải quyết
vấn đề.
Giai đoạn 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ƣu
Mỗi vấn đề thường chỉ có một giải pháp tốt nhất để giải quyết một cách
hiệu quả. Do đó, HS cần phân tích, xem xét, đánh giá tất cả các giải pháp để
lựa chọn ra một giải pháp tối ưu nhất.

10


1.2.4 Các mức độ thể hiện năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp của học sinh
Bảng 1.1 Mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NL đề xuất và lựa chọn
giải pháp
Giai đoạn

Mức độ


Biểu hiện
( Tiêu chí)

Mức 1

Mức 2

Mức 3

-Thu thập, sắp
xếp,phân loại,
đánh
giá
thông tin.

-Biết thu thập
thông
tin
nhưng chưa
biết cách phân
loại, sắp xếp
thông tin.

- Biết thu
thập, sắp xếp,
phân
loại
thông tin.

- Biết thu thập,

phân loại, đánh
giá thông tin
một cách khoa
học.

-Tìm ra kiến
thức vật lý và
kiến thức liên
môn liên quan
đến vấn đề.

- Biết tìm ra
kiến thức vật
lý và kiến
thức liên môn
liên quan đến
vấn đề.

- Biết tìm ra
kiến thức vật
lý và kiến
thức liên môn
liên quan đến
vấn đề một
cách đầy đủ

- Biết tìm ra
kiến thức vật
lý và kiến thức
liên môn liên

quan đến vấn
đề một cách
đầy đủ, khoa
học

Tìm kiếm -Đề xuất các -Đề xuất được
giải pháp
giải pháp
giải
pháp
nhưng
còn
chung chung.

-Đề xuất được
các giải pháp
cụ thể nhưng
còn
chậm
chạp.

-Đề xuất được
các giải pháp
cụ thể, rõ ràng,
nhanh chóng.

Đánh giá -Phân
tích
và lựa chọn đánh giá ưu
giải pháp

nhược điểm
của các giải
pháp

-Lựa
chọn
được
giải
pháp nhưng
không
xác
định được ưu,
nhược điểm
của giải pháp

-Đánh giá được
các giải pháp và
đưa gia được
giải pháp tối ưu,
phù hợp và có
thể thực hiện
được.

Thiết Thiết
lập không
gian
vấn
đề.

- Có cố gắng

nhưng chưa
lựa chọn được
giải pháp.

11


1.3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.3.1. Mối quan hệ giữa dạy học với việc phát triển năng lực đề xuất và
lựa chọn giải pháp cho học sinh
- Dạy học và việc phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó:
+ Sự phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp là mục đích của
dạy học. Dạy học cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, từ đó hình
thành năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp
+ Phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp là điều kiện cho dạy
học. Vì nếu học sinh phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp sẽ giải
quyết vấn đề nhanh chóng và dễ dàng
+ Dạy học phải kích thích hoạt động học mà hoạt động học phụ thuộc
vào năng lực học sinh.
- Để phát triển năng lực người học, việc dạy cần đảm bảo những
nguyên tắc sau
+ Dạy học phải có tính định hướng, phù hợp với trình độ phát triển hiện
tại của người học, làm cho người học hôm nay còn cần đến thầy, ngày mai họ
có thể đứng trên đôi chân của mình (Vugotxki).
+ Tôn trọng vốn sống của người học khi dạy học, khai thác tối đa vốn
kinh nghiệm để trang bị kiến thức kỹ năng, hình thành năng lực mới từ những
kiến thức, năng lực sẵn có.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển năng lực đề xuất và lựa

chọn giải pháp cho học sinh trong dạy học vật lý
- Về phía GV
+ Yếu tố nhận thức: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải phát
triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS trong dạy học vật lý là
điều kiện đầu tiên và có tác động rất lớn đến kết quả dạy học theo hướng phát
triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp.

12


Bởi nhận thức của GV quyết định đến việc xác định mục tiêu, nội dung,
phương pháp, kỹ thuật tổ chức… Do đó ngay từ đầu GV đã phải có ý thức,
trách nhiệm trong việc thiết kế hoạt động DH nhằm phát triển năng lực đề
xuất và lựa chọn giải pháp cho HS.
+ Yếu tố năng lực: Năng lực của GV ở đây chính là khả năng áp dụng
các phương pháp dạy học tích cực để từ kiến thức kỹ năng được học hình
thành nên năng lực người học.
Để tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển năng lực đề xuất và
lựa chọn giải pháp cho HS đem lại hiệu quả cao thì cần phải vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo các các phương pháp DH tích cực phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ học tập nhất định. Do đó, yếu tố này có ảnh
hưởng rất lớn đến việc tổ chức các tình huống có vấn đề cũng như việc lựa
chọn nội dung, phương pháp phù hợp cho việc phát triển năng lực đề xuất và
lựa chọn giải pháp cho HS.
Vì vậy, việc bồi dưỡng cho GV các kỹ năng tổ chức cũng như chia sẻ
kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại trong quá trình phát triển
năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS của GV cần được quan tâm.
Ngoài ra, còn một số yếu tố chủ quan khác của GV cũng có ảnh hưởng
đến việc phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS như: tâm
trạng khi lên lớp, sự tâm huyết, lòng nhiệt tình,…

- Về phía HS
+ Yếu tố nhận thức: Cũng như GV, nhận thức của HS cũng đóng vai trò
quan trọng. Bởi muốn phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho
HS đem lại hiệu quả, thì trước hết HS phải nhận thức được sự cần thiết cũng
như ý nghĩa của sự phát triển năng lực đó đối với bản thân HS, từ đó HS mới
nảy sinh nhu cầu hay có mong muốn được phát triển.
Khi nhận thức của HS còn hạn chế sẽ dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu
cực như thụ động, không có ý thức tự giác, không phấn đấu, nỗ lực khi tham
gia hoạt động, dẫn đến hiệu quả đạt được không cao.

13


Do đó, muốn phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho HS
đòi hỏi HS không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải
phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp đồng thời có ý thức phấn
đấu và nỗ lực vươn lên để đạt kết quả cao hơn.
+ Yếu tố trí tuệ:
Đối với HS THPT, tính chủ định được phát triển ở tất cả các quá trình
nhận thức. Tư duy của các em cũng chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn.
Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác tư duy
phức tạp như phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm
được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội, nhìn nhận vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau,..
Tuy nhiên, hiện nay số HS THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa
tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng
lực độc lập suy nghĩ, còn hay kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy HS
thường bộc lộ những hạn chế trong việc GQVĐ như:
● Có khuynh hướng sử dụng những phương pháp đã có,vội vàng trong
suy nghĩ cũng như trong GQVĐ.

● Không đủ khả năng để hủy bỏ một giải pháp không khả thi để tìm một
giải pháp mới, hay quá cứng nhắc trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.
Vì vậy, GV cần quan tâm định hướng cho HS thực hiện các thao tác tư
duy phù hợp với vấn đề cần giải quyết tránh những sai sót không đáng có
+ Yếu tố tâm lý:Các yếu tố về tâm lý như lo lắng, thiếu tự tin, lo sợ, nôn
nóng vội vàng,… thường có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đề xuất và lựa
chọn giải pháp và thường có những biểu hiện tiêu cực như
❖HS cảm thấy lo lắng và không tự tin khi nhận nhiệm vụ được giao
❖Sợ người khác phát hiện khuyết điểm hay sợ bị giám sát nên không
dám đưa ra ý kiến cá nhân.
❖Vội vàng đưa ra câu trả lời mà chưa xem xét kỹ lưỡng.

14


1.3.3. Hệ thống kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh để phát triển năng lực
đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh trong dạy học Vật lý
Kỹ năng thu thập thông tin: là khả năng xác định nhu cầu thông tin, tìm
nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục
tiêu đã được định trước
Kỹ năng xử lý thông tin: là khả năng tổng hợp, phân tích, chỉnh lý, biên
tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp giải quyết công việc.
Kỹ năng hợp tác: là năng lực phối hợp hoạt động có hiệu quả của các
cá nhân dựa trên sự tác động tích cực qua lại nhằm đạt được mục đích của
nhóm và mỗi cá nhân trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận
dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định.
Kỹ năng giao tiếp: là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật , cách ứng
xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người
giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng lựa chọn và đưa ra quyết định: là khả năng phân tích, so sánh
từng phương án, đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp nhất với mục
tiêu đặt ra.
1.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ XUẤT VÀ LỰA
CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.4.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp cho HS
1.4.1.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp
a. Cơ sở đề xuất biện pháp
Biện pháp 1 được giáo viên định hướng thường xuyên cho học sinh
trong suốt quá trình dạy học; đặc biệt đầu mỗi giờ học, là yếu tố tác động đến
hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh.
b. Mục đích đề xuất biện pháp

15


Khi học sinh có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng
của năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp của bản thân trước một tình huống
có vấn đề sẽ tạo ra cho học sinh tâm thế tự tin, vững vàng trước tình huống
cần giải quyết; thể hiện ở khả năng phân tích, đề xuất và lựa chọn phương án
giải quyết, kết quả thu được nhanh gọn và hiệu quả.
1.4.1.2. Cách thức thực hiện
* Đối với giáo viên
- Giáo viên lồng ghép các tình huống có vấn đề trong hoạt động dạy
học mỗi bài dạy sao cho phù hợp.
- Dựa trên các kết quả giải quyết vấn đề, các nhận thức chưa đạt đến
bản chất của sự vật, hiện tượng, … của học sinh. Giáo viên phải chỉ ra và
phân tích được các nguyên nhân dẫn đến năng lực đề xuất và lựa chọn giải
pháp còn hạn chế ở học sinh, đưa ra biện pháp giúp khắc phục, nâng cao năng

lực đề xuất và lựa chọn giải pháp ở học sinh.
* Đối với học sinh
- Học sinh nhận rõ các hạn chế của bản thân thông qua các hoạt động
giải quyết có vấn đề trong thực tiễn quá trình học tập, trước các tình huống và
các nguyên nhân do giáo viên đã đưa ra và việc rút ra các bài học cho bản
thân.

- Điều chỉnh và trang bị cho bản thân cả về kỹ năng, phương pháp đề
xuất và lựa chọn giải pháp và kỹ năng hợp tác nhóm.
1.4.2. Biện pháp 2: Hình thành thái độ tích cực nâng cao năng lực đề
xuất và lựa chọn giải pháp cho HS
1.4.2.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp
a. Cơ sở đề xuất biện pháp
Biện pháp 2 chủ yếu được giáo viên thúc đẩy và hình thành ở học sinh
trong các giờ lên lớp. Thái độ tích cực ở học sinh phần lớn được hình thành
thông qua sự tâm phục của học sinh với giáo viên như: Kiến thức chuyên

16


×