Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trường cao đẳng nghề trực thuộc bộ giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ THỊ THANH AN

VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành : 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ THỊ THANH AN

VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán


Mã số : 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN ĐỨC DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


I
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC
HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Phan Đức Dũng.
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

Chủ tịch


2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 03năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Vũ Thị Thanh An.
Ngày, tháng, năm sinh: 04/07/1978
Chuyên ngành: Kế toán.

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Nam Định
MSHV: 1541850001

I- Tên đề tài:
Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc bộ
Giao thông vận tải.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết ba nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như
trong nước về kế toán quản trị nói chung và trách nhiệm nói riêng, làm cơ sở nghiên
cứu cho đề tài này.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm
trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
- Đề xuất các chính sách và hàm ý quản trị nhằm vận dụng kế toán trách
nhiệm phù hợp, hiệu quả trong trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ
GTVT Việt Nam.

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu
trong 5 nội dung, bao gồm: (1)Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; (2) Cơ sở lý thuyết;
(3) Phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả nghiên cứu và thảo luận; (5) Kết luận và kiến
nghị.
Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu này được thực hiện tại các Trường Cao Đẳng
Nghề trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, chưa có tính tổng quát hóa để áp dụng kết
quả nghiên cứu cho tất cả các trường dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc tất cả
các Trường Cao Đẳng Nghề khác.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30 tháng 03 năm 2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phan Đức Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Vận dụng kế toán trách nhiệm trong
các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải” là công trình
nghiên cứu do chính bản thân cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
thầy PGS.TS. Phan Đức Dũng. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tp.HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn


Vũ Thị Thanh An


II

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Đại học Công nghệ TP HCM đã hết lòng truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tác giả xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến người thầy hướng dẫn khoa học - PGS.TS Phan Đức
Dũng vì sự quan tâm chỉ dạy, định hướng nghiên cứu, hỗ trợ tài liệu và tận tình hướng
dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện Luận văn.
Quý Thầy, Cô là Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc bộ Giao
thông vận tải, đặc biệt là thầy Vũ Đức Thiệu – Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề
GTVT TWIII đã hỗ trợ tác giả có được danh sách liên hệ, tạo điều kiện và giúp cho tác
giả thực hiện khảo sát, hoàn thành nghiên cứu của mình
Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp là cán bộ chủ chốt của các Trường Cao đẳng nghề
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đã nhiệt tình tham gia khảo sát, đặc biệt là quý Thầy,
Cô và bạn bè đồng nghiệp ở Trường Cao đẳng nghề GTVT TWIII đã nhiệt tình đóng
góp ý kiến và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện khảo sát, cũng như quá trình
thực hiện nghiên cứu, giúp tác giả hoàn thành tốt nhất Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả hết sức cố gắng, tham khảo nhiều tài
liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến của quý Thầy, Cô, Bạn bè và các đồng nghiệp để
hoàn thành nghiên cứu một cách có giá trị nhất, song do kiến thức có hạn và thời gian
hạn chế nên nghiên cứu này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả chân
thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi quý báu từ quý Thầy,
Cô và bạn đọc.
Trân trọng!
TP. HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2017

Tác giả

Vũ Thị Thanh An


III

TÓM TẮT
Các trường dạy nghề nói chung và các trường Cao đẳng nghề nói riêng trực thuộc
Bộ Giao thông vận tải đang đứng trước vấn đề chuyển đổi cơ chế tài chính từ chế độ tự
đảm bảo một phần chi thường xuyên sang chế độ tự chủ tài chính 100%, nghĩa là hoàn
toàn không còn sự chu cấp từ ngân sách nhà nước. Để tồn tại và phát triển, các trường
buộc phải kiểm soát tốt chi phí và phát huy hiệu quả ở tất cả các bộ phận trong đơn vị.
Kế toán trách nhiệm là công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí và đánh
giá kết quả hoạt động của các bộ phận. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá xa lạ với các
nhà quản trị ở các trường dạy nghề và việc vận dụng kế toán trách nhiệm ở các đơn vị
này hầu như chưa được đề cập đến. Những lý do trên là động lực thúc đẩy tác giả thực
hiện đề tài.
Đề tài “Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trường cao đẳng nghề trực thuộc
Bộ Giao thông vận tải” tập trung nghiên cứu để giải quyết ba vấn đề: Thứ nhất là hệ
thống hóa cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước
về kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng, làm cơ sở nghiên
cứu cho đề tài này; Thứ hai là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán trách nhiệm trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận
tải; Thứ ba là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm vận dụng kế toán trách nhiệm phù
hợp, hiệu quả trong trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ GTVT Việt
Nam.
Đề tài đã sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng. Kết quả phương
pháp định tính đã khám phá, xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng để đưa vào, xây dựng
mô hình nghiên cứu gồm: Năng lực chuyên môn của nhân viên kế toán; Năng lực quản

trị của nhà quản lý; Đặc điểm của trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; Chi phí tổ chức kế toán trách
nhiệm; Quy mô đơn vị.
Khảo sát định lượng tại 6 trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
với đối tượng là các cán bộ chủ chốt và nhân viên kế toán, thu về được 225 quan sát


IV

hợp lệ để đưa vào phân tích xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thông qua các công cụ
kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tương quan
Pearson, hồi quy bội. Kết quả cho thấy có 5 nhóm yếu tố chính tác động đến việc
vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trường các đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao
thông vận tải, bao gồm: 4 yếu tố tác động cùng chiều là “Năng lực chuyên môn của
nhân viên kế toán”, “Năng lực quản trị của nhà quản lý”, “Đặc điểm của trường cao
đẳng nghề trực thuộc Bộ giao thông vận tải”, “Quy mô đơn vị” và 01 yếu tố tác
động ngược chiều là “Chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm”. Kết quả kiểm định Ttest so sánh giá trị trung bình của các biến độc lập với giá trị điểm giữa của thang đo
(Không ý kiến = 3) cho thấy thực trạng các yếu tố độc lập và phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu đều đạt giá trị không cao, dao động trong khoảng giữa điểm 3 và
điểm 4 của thang đo Likert 5 điểm. Điều này có thể kết luận, thực trạng tại thời
điểm khảo sát, việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trường cao đẳng nghề
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được nhà quản trị đánh giá là đã thực hiện nhưng
ở mức độ chưa cao.
Từ kết quả phân tích trên, tác giả đề xuất: Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể và phù
hợp đối với từng chức danh, vị trí công việc quản lý và bổ nhiệm cán bộ quản lý đủ
chuẩn đảm trách, trang bị hiểu biết về kế toán trách nhiệm cho họ; Xác định rõ sứ
mệnh của nhà trường, thế mạnh của đơn vị, xây dựng bản đồ chiến lược, vận dụng
thẻ cân bằng điểm và gắn sự phát triển, gia tăng quy mô nhà trường với tính bền
vững; Tận dụng lợi thế trong ngành và sự quan tâm của Bộ Giao thông vận tải để
phát triển hoạt động dịch vụ chuyên ngành, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với chức

năng và nhiệm vụ hoạt động của trường; Kết hợp tổ chức kế toán trách nhiệm chung
với hệ thống kế toán tài chính; Các trường nên tổ chức thành 3 nhóm trung tâm
trách nhiệm là Trung tâm đầu tư, trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận; Vận
dụng Thẻ cân bằng điểm và Mô hình KM Star hỗ trợ cho hệ thống kế toán trách
nhiệm đạt hiệu quả.
Từ khóa: Kế toán trách nhiệm, Trường cao đẳng nghề, Bộ Giao thông vận tải.


V

ABSTRACT
Recently, many vocational colleges of the Ministry of Transport have been
shifting the financial mechanism from partly-self financing to 100%-self financing,
which means they are totally independent of the government-control financing. For
existence and stable development, these colleges have to improve their ability of
cost cotrol and enhance the effectivity in every units. Among many effective cost
control tools, despite it is, for some extend, strange to most of managers in
vocational colleges, responsibility accounting is mentioned as one of the best. It can
help them to control the cost effectively and evalute the performance of each unit as
well. After having the evalution of the effectiveness of responsibility accouting, the
researcher found out the motivation to have a deep research of responsibiliry
accounting and the way to apply this method in vocational colleges.
The thesis of “Application of responsibility accounting in vocaltion
colleges of the Ministry of Transport” focuses on three issues, i.e. systematizing
the theory of responsibility accounting and evaluating the results of other research;
analyzing factors influencing on application of responsibility accounting in
vocational colleges; and proposing policies and management implications to apply
responsibility accounting effectively in vocational colleges of the Ministry of
Transport.
The thesis was delievered with the combination of the qualitative and

quantitative method. Six factors that influence on the application of responsibility
accounting are the results of qualitative method including- professinal competence
of accountants, management competence of managers, characteristics of vocational
colleges, application of information technology in management, authorized cost for
responsibility accounting and organization size. The researcher used surveys at 6
vocational collges of the Ministry of Transport to collect data for quantitative
method. The objectives of the research surveys were managers and accountants of 6
vocational colleges, resulting to 225 valid observations. By Cronbach Alpha testing,


VI

EFA discovery factor analysis, Pearson correlation coefficients and multiple
regression, the researcher identified five factors affecting the application of
responsibility accouting at vocational colleges of the Ministry Of Transport. Among
five, there are four same impact factors i.e. professional competence of the
accountant, management competence of the manager, characteristics of vocational
colleges of the Ministry of Transport and organization size. The researcher also
pointed out one opposite impact factor of application of responsibility accounting
i.e authorized cost of application of responsibility accounting. The T-test comparing
between the average point of independent variables and the mid-point of the scale
with 3 no-comment showed the low status of independent and dependent factors. It
fluctuates from 3 to 4 in the 5-point Likert scale. The researcher can draw the
conclusion that in the current situation of delievering the survey, responsibility
accounting were being applied in some vocational colleges; however, the familiarity
and the effectiveness was not high.
From the results of analysis, some proposals are given to improve the
effectiveness of application of responsibility accounting at vocational colleges of
the Ministry of Transport. That are – establishing the specific, approriate standards
for each job position, criteria for appoinment of managers and then supplying them

with knowledge of accountancy; - defining the mission and the strength of each
vocation college in order to build up the strategic plan, to combine the balance
status with the sustain develoment effectively.; - take advantage of the concern of
the Ministry of transport to develop specialized services and invest in high-quality
and multi-function equipments and facilities; connect parallel the responsibility
accounting with the financial accounting; launching three central responsibility
groups at each vocational college as investment center, cost center and profit center;
applying the balance scorecard and the KM Star model to support the responsibility
accounting effectively.
Key words: responsibility accounting, vocational colleges, Ministry of Transport .


VII

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... II
TÓM TẮT ................................................................................................................................III
ABSTRACT .............................................................................................................................V
MỤC LỤC ............................................................................................................................. VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... XI
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... XII
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................. XIV
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài......................................................5
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước................................................... 16
1.3. Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 25
2.1. Kế toán quản trị mà mối quan hệ với Kế toán trách nhiệm. ................................. 25

2.2. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến kế toán trách nhiệm .................................... 26
2.2.1. Lý thuyết dự phòng.................................................................................................... 26
2.2.2. Lý thuyết đại diện ...................................................................................................... 27
2.2.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................................ 28
2.2.4. Lý thuyết chi phí......................................................................................................... 29
2.3. Khái quát về kế toán trách nhiệm. ............................................................................. 30
2.3.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán trách nhiệm. ........................................... 30


VIII

2.3.2. Cơ sở tổ chức Kế toán trách nhiệm trong đơn vị ...................................................... 35
2.3.3. Quy mô và cơ cấu tổ chức của đơn vị......................................................................... 37
2.3.4. Sự phân cấp quản lý trong đơn vị ............................................................................... 38
2.4. Hệ thống phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm.................................. 40
2.4.1. Phương pháp so sánh. .................................................................................................. 40
2.4.2. Phương pháp loại trừ.................................................................................................... 42
2.4.3. Phương pháp phân tích theo Dupont. ......................................................................... 42
2.4.4. Phương pháp thẻ cân bằng điểm. ................................................................................ 43
2.4.5. Vận dụng mô hình Knowledge Management Star (KM Star) .................................. 49
2.5. Các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị. ................................................................. 55
2.5.1. Khái niệm và bản chất của trung tâm trách nhiệm..................................................... 55
2.5.2. Các trung tâm trách nhiệm và đánh giá các trung tâm trách nhiệm.......................... 57
2.6. Thực tế các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
Việt nam trong xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm. .............................................. 66
2.6.1. Thực tế kế toán trách nhiệm ở một số nước trên thế giới .......................................... 66
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các đơn vị kinh tế Việt Nam trong việc vận dụng kế
toán trách nhiệm. .................................................................................................................... 70
2.7. Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 74

3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 74
3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 75
3.3. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................ 76
3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài...................................................................... 77


IX

3.5. Phân bố mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 80
3.6. Xây dựng tiêu chí và thang đo từng nhân tố............................................................. 80
3.7. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................ 82
3.8. Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 88
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 90
4.1. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ
Giao thông vận tải Việt Nam. ............................................................................................. 90
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................................ 96
4.2.1. Kết quả thu thập dữ liêu. ............................................................................................. 96
4.2.2. Kiểm định thang đo ..................................................................................................... 98
4..2.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha...................................... 98
4.2.2.2. Phân tích nhân tố EFA ........................................................................................... 100
4.2.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.................................................... 103
4.2.3.1. Phân tích tương quan bằng hệ số tương quan pearson........................................ 103
4.2.3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................... 105
4.2.4. Phân tích hồi quy........................................................................................................ 106
4.2.4.1. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................. 106
4.2.4..2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính ........................................................... 108
4.2.4.3. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy tuyến tính ................................................ 108
4.2.4.4. Mô hình nghiên cứu chính thức điều chỉnh ........................................................... 110
4.3.3.5. Kiểm định mô hình đa nhóm .................................................................................. 111
4.2.5. Phân tích đánh giá của các nhà quản trị về thực trạng mức độ của các biến độc

lập. ......................................................................................................................................... 114


X

4.2.6. Phân tích đánh giá của các nhà quản trị về thực trạng việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong nhà trường. ....................................................................................................... 115
4.3. Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 116
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 118
5.1. Kết luận. ........................................................................................................................ 118
5.2. Đề xuất hàm ý chính sách, quản trị để vận dụng Kế toán trách nhiệm trong
các trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay. .................................................................................................................. 120
5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................................... 129
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 130
PHỤ LỤC


XI

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTTN:

Kế toán trách nhiệm

KTQT:

Kế toán quản trị


GTVT:

Giao thông vận tải

CP:

Chi phí

QM:

Quy mô

ĐĐ:

Đặc điểm

CNTT:

Công nghệ thông tin

CMKT:

Chuyên môn kế toán

NLQT:

Năng lực quản trị

DT:


Dự toán

TW:

Trung ương

NSNN:

Ngân sách nhà nước

BSC:

Thẻ cân bằng điểm.

CĐN:

Cao đẳng nghề


XII

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp các thanh đo được mã hóa ................................................................... 81
Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha ..................................................................... 98
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định thang đo ....................................................... 101
Bảng 4.3. Mức độ tương quan ............................................................................................. 104
Bảng 4.4.Hệ số xác định phù hợp của mô hình .................................................................. 106
Bảng 4.5. Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................... 107
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết ........................................................ 110
Bảng 4.7. Giá trị trung bình các thang đo thành phần của các biến độc lập ..................... 115

Bảng 4.8. Giá trị trung bình các thang đo thành phần của biến phụ thuộc ....................... 115


XIII

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Các khía cạnh của mô hình KM STAR................................................................. 51
Hình 2.2: Các phương án chính về tính bền vững (báo cáo tính bền vững của công ty
SamSung) ................................................................................................................................ 52
Hình 2.3: Mô tả trung tâm trách nhiệm ................................................................................. 56
Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ............................................................. 74
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................... 75
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu các ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm
trong các trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.. ................................... 78
Hình 4. 1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi EFA ................................................... 102
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích hệ số tương quan Pearson
lần 2 ....................................................................................................................................... 105
Hình 4.3. Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa và giá rị dự đoán chuẩn hóa ..................... 109
Hình 4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ................................................................ 109
Hình 4.5. Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................... 111
SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH DUPONT ............................................................... 43
SƠ ĐỒ 2.2: CẤU TRÚC CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ................................................. 44
SƠ ĐỒ 2.3: CẤU TRÚC CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG MỐI QUAN HỆ
XUYÊN SUỐT VỚI SỨ MỆNH – GIÁ TRỊ CỐT LÕI – TẦM NHÌN VÀ CHIẾN
LƯỢC CỦA TỔ CHỨC ........................................................................................................ 46
SƠ ĐỒ 4.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI .................................................................. 93


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Các trường dạy nghề nói chung và các trường Cao đẳng nghề nói riêng trực thuộc
Bộ Giao thông vận tải đang đứng trước vấn đề chuyển đổi cơ chế tài chính từ chế độ tự
đảm bảo một phần chi thường xuyên sang chế độ tự chủ tài chính 100%, nghĩa là hoàn
toàn không còn sự chu cấp từ ngân sách nhà nước. Để tồn tại và phát triển, các trường
buộc phải kiểm soát tốt chi phí và phát huy hiệu quả ở tất cả các bộ phận trong đơn vị.
Kế toán trách nhiệm là công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí và
đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trong một đơn vị, từ đó cung cấp thông
tin hữu ích giúp các nhà quản trị các cấp ra quyết định để đạt được mục tiêu chung.
Do đó, việc vận dụng Kế toán trách nhiệm trong đơn vị phù hợp với tình hình thực
tế là vấn đề cần thiết và cấp bách của các Trường để sẵn sàng tự chủ tài chính.
Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá xa lạ với các nhà quản trị ở các trường dạy
nghề . Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán trách nhiệm ở Việt Nam những
năm gần đây, tuy nhiên có rất ít các đề tài viết về kế toán trách nhiệm dưới dạng
định lượng. Mặt khác, vấn đề Kế toán trách nhiệm trong các trường dạy nghề hầu
như chưa được đề cập đến,và chưa có nghiên cứu nào về vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các trường dạy nghề được đưa ra trên cơ sở bằng chứng thực nghiệm
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vận dụng Kế toán trách nhiệm
trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải ” làm luận văn
thạc sĩ, nhằm đưa ra các hàm ý chính sách trên cơ sở các bằng chứng khoa học cụ
thể đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các
Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, từ đó giúp Ban giám hiệu
cũng như các nhà quản trị ở các Trường nâng cao việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong nhà trường, tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp, hiệu quả, góp một
phần nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động, sẵn sàng cho tiến trình tự chủ tài chính của
các trường.



2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu chung nhất của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng kế toán trách nhiệm trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ giao
thông vận tải, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách giúp việc vận dụng Kế toán trách
nhiệm ở các trường này phù hợp và hiệu quả.
2.2.

Mục tiêu cụ thể:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong
các Trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Đề xuất mô hình nghiên cứu và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán trách nhiệm trong các Trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao
thông vận tải.
Đưa ra các hàm ý chính sách giúp các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ
Giao thông vận tải vận dụng Kế toán trách nhiệm phù hợp và hiệu quả.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu để xây dựng câu hỏi nghiên cứu, đề tài tập
trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong
các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Các nhân tố năng lực chuyên môn của nhân viên kế toán, năng lực quản trị

của nhà quản lý, đặc điểm của trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận
tải, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm
và nhân tố quy mô đơn vị ảnh hưởng như thế nào đến việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các Trường Cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Các trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải cần làm gì để
nâng cao và phát huy hiệu quả việc vận dụng Kế toán trách nhiệm?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu


3

Kế toán trách nhiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng Kế toán trách
nhiệm.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về mặt nội dung: đề tài nghiên cứu về Kế toán trách nhiệm và các
yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
Phạm vi về thời gian: Khảo sát thực nghiệm tại các Trường Cao đẳng nghề
GTVT trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng
09 đến tháng 11 năm 2016.
Phạm vi về mặt không gian: tác giả nghiên cứu đối với các Trường Cao đẳng
nghề trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam.
5. Những đóng góp của luận văn


Kế toán trách nhiệm được thế giới nhắc đến từ gần 70 năm trước, tuy nhiên, ở
Việt Nam, nó vẫn là một lĩnh vực còn khá mới đối với nhiều nhà quản trị. Vì vậy,
bằng việc hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến kế toán trách nhiệm, trình bày
việc vận dụng kế toán trách nhiệm ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học
kinh nghiệm cho các tổ chức – doanh nghiệp Việt Nam, luận văn là một tài liệu có
ích cho việc nghiên cứu vận dụng kế toán trách nhiệm.
Bên cạnh đó, bằng kết quả của quá trình nghiên cứu định tính có kết hợp phân
tích định lượng, luận văn đã xác định được, đo lường được chiều hướng và mức độ
quan trọng của các nhân tố: “Năng lực chuyên môn của nhân viên kế toán”, “Năng
lực quản trị của nhà quản lý”, “Đặc điểm của trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ
giao thông vận tải”, “Chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm” và “Quy mô đơn vị” tác
động đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trường cao đẳng nghề trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Luận văn cũng đã đưa ra được các đề xuất các hàm ý chính sách nhằm vận
dụng kế toán trách nhiệm phù hợp, hiệu quả trong trong các Trường Cao đẳng nghề
trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn như sau:


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Kế toán trách nhiệm (Responsibility Accounting) là một nội dung cơ bản của

Kế toán quản trị, hình thành xuất phát từ nhu cầu về thông tin để hoạch định và
kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trách nhiệm (KTTN)
được đề cập lần đầu tiên ở Mỹ bởi Ailman, H.B. (1950) trong tác phẩm: “Basic
organizational planning to tie in with responsibility accounting”. Từ đó đến nay,
vấn đề kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng được quan tâm
nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau đến từ nhiều
quốc gia trên thế giới.
Higgins (1952) đã định nghĩa: Kế toán trách nhiệm là sự phát triển của hệ
thống kế toán, kế toán trách nhiệm được thiết kế như một công cụ kiểm soát hoạt
động và chi phí, và hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý.
Đây là khái niệm đầu tiên, sơ khai về Kế toán trách nhiệm.
Kellogg (1962) đã nghiên cứu KTTN trong mối liên hệ với cấu trúc tổ chức,
kế toán chi phí, kiểm soát chi phí và ngân sách. Tác giả cho rằng KTTN có mối
quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí. Trong mối quan hệ
với cấu trúc tổ chức, Kellogg khẳng định cơ cấu của một tổ chức luôn có sự phân
cấp, phân quyền quản lý và luôn có sự thay đổi, từ đó tác giả đưa ra một số nguyên
tắc cần đảm bảo để thiết lập hệ thống KTTN, đó là: Phân tách tổ chức thành các bộ
phận, đơn vị theo chức năng cụ thể; Phân công trách nhiệm vụ thể cho từng bộ
phận, đơn vị; Từng đơn vị, bộ phận đều phải thực hiện báo cáo; Thiết lập các vị trí
giám sát đối với từng cấp quản lý. Trong mối quan hệ với kiểm soát ngân sách, tác
giả đưa ra một số nguyên tắc: Phải thiết lập và báo cáo ngân sách gắn liền với Kế

toán tài chính và không được điều chỉnh hay bổ sung; Ngân sách phải được xây
dựng phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm; Ngân sách phải được xây dựng đơn
giản và trong giới hạn phạm vi sử dụng chính. Trong mối quan hệ với kiểm soát chi


6

phí, Kellogg cho rằng kế toán chi phí phải được sử dụng như một công cụ quản lý,
phải xác định được nguồn gốc phát sinh chi phí để kiểm soát chi phí và phải gán
trách nhiệm cho từng khoản chi phí. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
Josegh P. Vogel (1962) đề cập đến việc xây dựng và thiết lập kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp, cụ thể là công ty điện lực. Tác giả khẳng định việc thiết
kế và xây dựng một hệ thống KTTN không hề đơn giản, nó phải được xây dựng trên
cở sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin và kiểm soát thông tin tại các bộ
phận để có thể cung cấp thông tin cho nhà quản trị có quyết định hiệu quả, đây là
một công việc lớn đòi hỏi thay đổi cả hệ thống ảnh hưởng đến mọi phòng ban của
doanh nghiệp, và muốn thành công thì sự thay đổi này phải diễn ra đồng bộ. Tác giả
chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
N.J.Gordon (1963) trong một nghiên cứu về lý thuyết của hệ thống kế toán
trách nhiệm đã đề cập đến phân cấp quản lý. Cơ sở của hệ thống KTTN là lý thuyết
kinh tế và tổ chức, tác giả cho rằng KTTN chỉ phát huy được hiệu quả khi doanh
nghiệp có phân cấp quản lý và có tổ chức. Lý thuyết tổ chức được quan tâm trong
mối quan hệ với phân quyền. Thiết kế KTTN sẽ thất bại nếu bỏ qua một trong 2
yếu tố kinh tế, xã hội. Một hệ thống KTTN bao gồm; Một tập hợp các tiểu doanh
nghiệp là trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận; Mỗi công ty con thiết lập các
quy tắc xác định hàng hóa và dịch vụ của nó; Thiết lập quyền và trách nhiệm với
người quản lý của mỗi công ty và chế độ thưởng khuyến khích hoạt động cho người
quản lý. Hệ thống quản lý cần được thiết kế sao cho mỗi người quản lý gắn chặt lợi
ích của họ với những hoạt động lợi nhuận cao nhất của công ty. Trong xậy dựng hệ

thống KTTN, tác giả cũng đã đề cập đến chi phí tiêu chuẩn, hệ thống chi phí tiêu
chuẩn phát triển đầy đủ nhất trong sự kiểm soát của bộ phận tham gia vào sản xuất
với các giả định đơn giản liên quan đến trách nhiệm của người quản lý bộ phận. Tác
giả chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
Ahmed Belkaoui (1981) trong một nghiên cứu về kế toán trách nhiệm đã sử
dụng phương pháp định lượng với việc gửi bảng câu hỏi cho 55 cá nhân là nhân


7

viên, nhà quản trị các cấp để đánh giá thái độ cá nhân với trách nhiệm cá nhân trong
công việc, đánh giá sự tác động của nhân tố con người và thái độ cá nhân đến Hệ
thống KTTN. Tác giả cho rằng nhân tố cá nhân đóng vai trò rất quan trọng trong sự
thành công của hệ thống KTTN, Kế toán quản trị (KTQT) là hệ thống kế toán được
xây dựng thành các trung tâm dưới sự quản trị của các nhà quản lý đứng đầu, những
nhà quản lý này phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của trung tâm do họ
quản lý. Tác giả chưa đánh giá các nhân tố khác tác động đến Hệ thống KTNN ngài
nhân tố con người và thái độ.
Hệ thống kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng được
xây dựng để phục vụ yêu cầu quản trị trong đơn vị, nó thay đổi theo các bối cảnh
khác nhau của đơn vị kế toán, vì thế không có một mô hình chuẩn và tốt nhất cho tất
cả hệ thống kế toán quản trị nói chung cũng như Kế toán trách nhiệm nói riêng, nó
phụ thuộc vào các nhân tố trong tổ chức, đó là nhận định của Birnberg, J.G. và
Shields, Michael D (1989). Tuy nhiên, những nhận định này được tác giả đưa ra
chung chung trên cơ sở phân tích định tính, chưa cụ thể và chưa được đo lường.
Theo Nahum Melumad, Dilip Mookherjee, Stefan Reichelstein (1992), một
trong các bộ phận cấu thành quan trọng của KTTN là các trung tâm trách nhiệm,
bao gồm: trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Các trung tâm
này được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động của từng tổ chức. Các loại
trung tâm trách nhiệm thường được giao cho nhà quản lý nhật định để ra quyết định

và luôn hướng tới mục tiêu tối ưu hóa. Tác giả chưa đề cập đến các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.
Horngren và Foster (1991) đã phân tích một mô hình chính thức cho các
trung tâm trách nhiệm và so sánh các trung tâm này để sắp xếp cho các tổ chức khác
nhau. Các trung tâm trách nhiệm được xác định là các bộ phận, các phân đoạn, hoặc
các tiểu đơn vị của một tổ chức có nhà quản lý chịu trách nhiệm cho bộ phận cụ thể
của họ. Kết quả cho thấy, các trung tâm trách nhiệm có thể là một phương tiện tiết
kiệm chi phí hiệu quả. Tác giả chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán trách nhiệm.


8

Brian P.Bloomfield Rod Coombs, David J. Cooper, David Rea (1992) đã
nghiên cứu về kế toán trách nhiệm và xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn
lực, phân tích thông tin của 3 bệnh viện tại Anh trong 3 năm. Tác giả đã nghiên cứu
trên quan điểm chính thống kế toán quản lý, quản lý tài nguyên có thể được coi như
một hệ thống KTTN phân cấp một số quyết định phân bố nguồn lực, trong khi duy
trì thông tin tập trung và kiểm soát về đánh giá hiệu suất và trách nhiệm. Vì thế, các
sáng kiến quản lý tài nguyên rõ ràng để phân cấp trách nhiệm ngân sách đến mức độ
chuyên môn y tế trong bệnh viện, đồng thời khả năng nâng cao sự theo dõi và kiểm
soát tập trung được thực hiện bởi một hệ thống đo lường hiệu suất được tạo ra giúp
các bác sĩ chống lại khối lượng công việc và mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, tác giả
chưa đề cập đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm
ngoài hệ thống thông tin.
Shih, Michael SH (1997) đã thực hiện một điều tra về thiết kế hệ thống đánh
giá hiệu năng cho các nhà quản lý cây trồng của các công ty lớn của Canada. Kết
quả cho thấy, những nhà quản lý có thể được đánh giá chủ yếu về kiểm soát chi phí
hoặc lợi nhuận. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh giá vấn đề ngược lại là yếu tố nhà
quản lý tác động đến kiểm soát chi phí.

Rick Antle và Joel S.Demski (1998) đã đăng trên tạp chí “The Accounting
review, Vol.63,No4,P700-718” công trình nghiên cứu mang tên “ The
Controllability Principle in Responsibility Accounting”, công trình này đã làm sáng
tỏ thế nào là nguyên tắc có thể kiểm soát được trong kế toán trách nhiệm.
Joe E. Dowd (2001) đã thực hiện một điều tra ở 31 công ty điện lực Texas về
sự ảnh hưởng của hỗn hợp sản phẩm và công nghệ sản xuất đến việc thực hiện kế
toán trên các khía cạnh KTTN, phân loại các sản phẩm cho các mục đích quản lý
chi phí và thực hiện tăng số lượng các khoản chi phí để tại ra chi phí đồng nhất. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các công ty có sản phẩm không đồng nhất và công nghệ
sản xuất sử dụng đa dạng hơn, lớn hơn thì mức độ phân chia sản phẩm cho các mục
đích thu thập và báo cáo chi phí, các trung tâm chi phí nhiều và các khoản chi phí
phát sinh lớn hơn. Tuy nhiên, ngoài yếu tố về sản phẩm và công nghệ sản xuất, tác


×